Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đặc trưng của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn (có liên hệ với tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 97 trang )

VŨ THỊ MAI LOAN

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Vũ Thị Mai Loan

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

ĐẶC TRƯNG CỦA TÍNH TỪ BIỂU THỊ VỊ GIÁC
TRONG TIẾNG HÀN
- có liên hệ với tiếng Việt -

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

KHÓA VI

HÀ NỘI, năm 2017

HÀ NỘI - năm


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Vũ Thị Mai Loan

ĐẶC TRƯNG CỦA TÍNH TỪ BIỂU THỊ VỊ GIÁC
TRONG TIẾNG HÀN


- có liên hệ với tiếng Việt Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.LÃ THỊ THANH MAI

HÀ NỘI, năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................ 8
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 9
7. Cơ cấu của luận văn ................................................................................ 10
Chương 1 Những vấn đề lý thuyết chung ................................................... 11
1.1. Khái niệm tính từ vị giác ................................................................. 11
1.2.

Phân loại tính từ vị giác trong tiếng Hàn ........................................ 13

1.3. Đặc điểm cấu tạo từ của tiếng Hàn và tiếng Việt ................................ 17
1.3.1. Phương thức cấu tạo từ ................................................................. 17
1.3.2. Chức năng ngữ pháp và khả năng kết hợp ................................... 19
1.4. Khái niệm nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ........... 20

1.4.1. Nghĩa của từ .................................................................................. 20
1.4.2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ................................................... 22
1.5.

Tiểu kết ............................................................................................ 24

Chương 2 Đặc trưng hình thái của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng
Hàn (có liên hệ với tiếng Việt) ...................................................................... 26
2.1. Tính từ đơn biểu thị vị giác .................................................................. 26
2.2. Tính từ phái sinh biểu thị vị giác ......................................................... 26
2.2.1. Từ phái sinh từ bên trong .............................................................. 27
2.2.2. Từ phái sinh từ bên ngoài ............................................................. 35
2.3. Tính từ ghép biểu thị vị giác ................................................................ 39
2.3.1. Tính từ vị giác loại trùng lặp ........................................................ 40
2.3.2. Tính từ ghép loại kết hợp với căn tố khác..................................... 41
2.4. Tiểu kết................................................................................................. 43


Chương 3 Đặc trưng ý nghĩa của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn
(có liên hệ với tiếng Việt) .............................................................................. 45
3.1. Nghĩa gốc của 5 tính từ chỉ vị giác cơ bản trong tiếng Hàn ................ 45
3.2. Nghĩa gốc của các tính từ chỉ vị giác ................................................... 47
3.2.1. Tính từ đơn biểu thị vị giác ........................................................... 47
3.2.2. Tính từ phái sinh chỉ vị giác.......................................................... 48
3.2.3. Tính từ ghép biểu thị vị giác ......................................................... 55
3.3. Hiện tượng chuyển nghĩa của tính từ vị giác trong tiếng Hàn và tiếng
Việt................ .............................................................................................. 57
3.3.1. Tính từ diễn tả vị ngọt ................................................................... 57
3.3.2. Tính từ diễn tả vị chua .................................................................. 65
3.3.3. Tính từ diễn tả vị đắng .................................................................. 69

3.3.4. Tính từ diễn tả vị mặn ................................................................... 72
3.3.5. Tính từ diễn tả vị cay..................................................................... 76
3.4. Tiểu kết................................................................................................. 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 84
Phụ lục ............................................................................................................ 89


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Định nghĩa về từ diễn tả vị giác...................................................... 12
Bảng 1.2: Phân loại tính từ chỉ vị giác ............................................................ 13
Bảng 1.3: Phương thức cấu tạo từ của tiếng Hàn ………………………………. 18
Bảng 1.4: Phương thức cấu tạo tính từ chỉ vị giác trong tiếng Hàn……...……18
Bảng 2.1: Tính từ đơn biểu thị vị giác trong tiếng Hàn và tiếng Việt ............ 26
Bảng 2.2: Hình thức biến đổi âm vị của tính từ biểu thị vị giác tiếng Hàn .... 33
Bảng 2.3: Hậu tố có thể kết hợp với tính từ vị giác ........................................ 36
Bảng 3.1: Cấu trúc nghĩa của 5 tính từ vị giác cơ bản…………………………...42
Bảng 3.2: Nghĩa gốc của tính từ vị giác trong tiếng Hàn và tiếng Việt.......... 47
Bảng 3.3: Mức độ diễn tả vị ngọt.................................................................... 50
Bảng 3.4: Ý nghĩa tích cực và tiêu cực của các từ chỉ vị chua ...................... 52
Bảng 3.5: Mức độ đắng của các tính từ vị giác............................................... 53
Bảng 3.6: Mức độ mặn của tính từ phái sinh diễn tả vị mặn .......................... 54
Bảng 3.7: Danh mục giải nghĩa tính từ biểu thị vị ngọt trong tiếng Hàn ....... 57
Bảng 3.8: Giải nghĩa các tính từ diễn tả vị ngọt trong tiếng Việt ................... 62
Bảng 3.9: Giải nghĩa tính từ diễn tả vị chua trong tiếng Hàn ......................... 65
Bảng 3.10: Giải nghĩa tính từ diễn tả vị chua trong tiếng Việt ....................... 68
Bảng 3.11: Giải nghĩa tính từ diễn tả vị đắng trong tiếng Hàn ....................... 69
Bảng 3.12: Giải nghĩa tính từ diễn tả vị mặn trong tiếng Hàn ........................ 73
Bảng 3.13: Giải nghĩa tính từ diễn tả vị mặn trong tiếng Việt........................ 75
Bảng 3.14: Giải nghĩa tính từ diễn tả vị cay trong tiếng Hàn ......................... 76

Bảng 3.15: Giải nghĩa tính từ diễn tả vị cay trong tiếng Việt ......................... 77


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuốn Sinh lý học của vị giác(1825), nhà triết học người Pháp
Jean Anthelme Brillat-Savarin, cũng là một người rất sành ăn, đã viết: “Hãy
cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ cho biết anh là ai.” Với quan niệm này, có thể
thấy chỉ qua một món ăn mà đối phương chọn, ta cũng có thể đoán biết được
phần nào đó về con người của đối phương. Cũng giống như vậy, thông qua
văn hóa ẩm thực đặc trưng, ta có thể nắm bắt được cả lịch sử, văn hóa của
một cộng đồng. Ẩm thực phản ánh một phần văn hóa của một cộng đồng; Và
chúng ta sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt văn hóa đó. Có thể nói, dòng chảy văn
hóa ấy được phản ánh rõ nét trong đời sống ngôn ngữ của nhân loại, mà tính
từ vị giác diễn đạt cảm nhận về hương vị món ăn chính là yếu tố liên quan
mật thiết. Vị giác diễn tả cảm giác mang tính sinh lý của con người, đồng thời
cũng phán ánh cả tình cảm, tâm lý.
So với các từ vựng thông thường khác, tính từ biểu thị vị giác mang đặc
trưng ý nghĩa từ vựng và cấu tạo hình thái tương đối phức tạp. Đặc biệt là
trong tiếng Hàn, do hiện tượng đối lập âm vị, vị trí phụ tố, sự khác biệt về cấu
trúc cú pháp, hiện tượng thay đổi cảm giác giữa các giác quan…dẫn đến sự
khác biệt về ý nghĩa cũng trở nên hết sức đa dạng và phức tạp. Tính từ vị giác
cũng có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ đời sống thường ngày và phản ánh
đặc trưng ngôn ngữ riêng của một dân tộc.
Qua cách sử dụng tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn, có thể thấy
hiện tượng chuyển nghĩa rất phong phú, trong đó lại có những trường hợp
cách diễn đạt trong tiếng Hàn khác với trong tiếng Việt. Điều này làm cho
người Việt học tiếng Hàn gặp rất nhiều khó khăn để có thể hiểu đúng ý biểu
đạt trong tính từ vị giác. Ví dụ, từ “짜다[jjada](mặn)” trong câu: “쟤가 아주 짞
1



사람이다” (Nó là đứa rất mặn) trong tiếng Hàn có nghĩa là: “không hào phóng,

keo kiệt”, nhưng từ “mặn” trong tiếng Việt lại không mang ý nghĩa đó. Tiếng
Việt có câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, thì từ “mặn” trong câu nói
này lại mang hàm nghĩa “làm việc xấu, tham lam”. Hay từ “cay” trong tiếng
Việt được sử dụng với nghĩa chuyển là “tức tối, bực bội”, nhưng từ “cay”
trong tiếng Hàn lại không mang nghĩa này.
Đặc biệt, hình thái của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn rất phong
phú. Ví dụ, từ “쓰다(sseuda)(đắng)” được chia ra các hình thái đa dạng như
“쓰디쓰다(sseudisseuda)(đắng ngắt)”, “쌉쌀하다(ssapssalhada) (đăng đắng)”,
“쌉싸름하다(ssapssareumhada)(hơi đắng)”... sự khác biệt về cảm giác rất
không rõ ràng. Có thể thấy chính vì vậy mà đại đa số người Việt học tiếng
Hàn đều có xu hướng liên tưởng đến hiện tượng xuất hiện trong tiếng Việt để
hiểu tiếng Hàn do hiện tượng chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ.
So với các lĩnh vực khác của ngôn ngữ như ngữ pháp và ngữ âm thì từ
vựng có tính linh hoạt cao, mang tính chủ quan hơn, phụ thuộc vào văn cảnh,
bối cảnh giao tiếp. Chính vì vậy mà những nghiên cứu một cách hệ thống về
từ vựng bắt đầu muộn hơn và chưa đạt được nhiều thành tựu như các nghiên
cứu trong lĩnh vực khác của ngôn ngữ. Tuy nhiên, từ nửa đầu thế kỷ 20, các
nghiên cứu hệ thống hóa cấu tạo của từ vựng, mà chủ yếu là những nghiên
cứu làm rõ đặc trưng và mối quan hệ tương hỗ giữa các từ vựng, bắt đầu nở rộ.
Mặc dù có một vị trí không thể thiếu trong hệ thống từ vựng cơ bản
nhưng nhóm từ chỉ cảm giác nói chung, cũng như tính từ biểu thị vị giác nói
riêng vẫn chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu, chỉ ra nét giống và khác
nhau của chúng trong tiếng Việt và tiếng Hàn.
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Đặc
trưng của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn (có liên hệ với tiếng
2



Việt)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu
về đặc trưng của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn một cách hệ thống,
toàn diện và sâu sắc hơn nhằm làm sáng tỏ đặc trưng của nhóm từ này. Đồng
thời, liên hệ với tính từ chỉ vị giác trong tiếng Việt để làm nổi bật những điểm
giống nhau và khác nhau của tính từ chỉ vị giác trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp ích cho
việc dạy và học tiếng Hàn cũng như tiếng Việt với tư cách như một ngoại ngữ,
đồng thời phục vụ cho việc dịch thuật tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu về tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn cho đến nay
đã đạt được khá nhiều thành tựu. Đặc biệt là những nghiên cứu trên phương
diện quốc ngữ của các nhà ngôn ngữ học Hàn Quốc và các nghiên cứu mang
tính so sánh đối chiếu liên quan đến tính từ biểu thị vị giác trong giới ngôn
ngữ Hàn Quốc học. Có thể chia những nghiên cứu về tính từ biểu thị vị giác
trong tiếng Hàn ra làm hai mảng lớn: hình thái và ý nghĩa. Trong đó, đặc biệt
là những nghiên cứu về mặt ý nghĩa có phần sôi động hơn.
Nghiên cứu hình thái cấu tạo của tính từ biểu thị vị giác chủ yếu tập
trung vào quá trình hình thành từ vựng. Có thể kể đến các nghiên cứu của
Choi Hyun Bae(1978), Bae He Su(1982), Cheon Si Kwon(1982), Jung Jae
Yun(1989), Song Jung Keun(2007), Jang Se Young(2009)...
Choi Hyun Bae(1978) phân loại “ngọt(달다)[dalda], đắng(쓰다)[sseuda],
chua(시다)[sida], chát(떫다)[tteolda], mặn(짜다)[jjada], cay(맵다)[maepda]”
thành tính từ biểu thị vị giác, và giải thích sơ lược các trường hợp chúng được
dùng với nghĩa ẩn dụ.
Bae He Su(1982) phân loại vị theo 3 tiêu chuẩn: các vị liên quan đến sự
kích thích của chồi vị giác - “ngọt(달다)(dalda], đắng(쓰다)(sseuda),

3



chua(시다)(sida), chát(떫다)(tteolda), mặn(짜다)(jjada), cay(맵다)(maepda)”;
vị

cảm

nhận

qua

khứu

giác



“ngấy(누리다)(nurida),

ngậy(고소하다)(gosohada), ôi thiu(상하다)(sanghada)”; vị liên quan đến quá
trình thức ăn được tiêu hóa trong miệng – “ngấy(느끼다)(neukkida),
ghê(텁텁하다)(teopteophada)”. Sau đó, lại phân loại các vị trên và các hình
thái từ vựng theo vị cao, vị thấp, vị đúng, áp dụng lý luận trên cơ sở từ vựng
vào nghiên cứu tính từ biểu thị vị giác.
Cheon Si Kwon(1982) chủ trương có 6 từ chỉ 6 vị, gồm 3 từ chỉ các vị
cơ bản: “ngọt(달다)[dalda], đắng (쓰다) [sseuda], cay(맵다)[meapda]”, và 3 từ
chỉ vị xếp sau: “mặn(짜다)[jjada], chua(시다) [sida], chát(떫다)[teolda]”. Ông
không xếp tính từ “nhạt (싱겁다) [singgeopda]” vào các tính từ chỉ vị giác.
Đặc trưng lớn nhất của nghiên cứu này đó là đưa ra sơ đồ cấu trúc 5 mặt, giải
thích các tính từ vị giác trên qua cấu tạo đối lập trước và sau lưỡi.

Jung Jae Yun(1989) cho rằng tính từ biểu thị cảm giác trong tiếng Hàn
là động từ cảm giác mang tính trạng thái. Tác giả phân loại tính từ cảm giác
thành các tính từ chỉ "vị ngọt”, “vị chua”, “vị đắng”, “vị mặn” liên quan đến
sự kích thích chồi vị giác; “vị chát” liên quan đến tác động tương hỗ giữa các
chồi vị giác; và “vị cay” liên quan đến sự kích thích điểm đau của lưỡi.
Song Jung Keun(2007) nghiên cứu hình thức phân bổ và đặc trưng ý
nghĩa của tính từ biểu thị vị giác thông qua 4 phương thức cấu tạo từ: ghép,
phái sinh, biến đổi âm vị và lặp.
Jang Se Young(2009) phân loại tính từ vị giác theo cảm nhận và phân
biệt vị bằng lưỡi. Theo đó, tính từ biểu thị vị giác được cấu thành bằng từ chỉ
vị giác cơ bản dựa theo các loại vị khác nhau mà các phần của lưỡi cảm nhận

4


được, từ chỉ vị giác tổng hợp dựa theo sự tồn tại của vị, từ chỉ vị giác dung
hợp giữa 2 vị...
Các nghiên cứu về mặt ý nghĩa của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng
Hàn chủ yếu phân tích ý nghĩa chuyển hay nghĩa chuyển chúng qua các ví dụ
cụ thể. Có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả Lee Seung Myung(1988),
Kim Jun Ki(1999), Hwang Hye Jin(2002), Go Chang Un(2006), Park Sang
Jin(2011), Kim Hae Mi(2015)...
Lee Seung Myung(1988) đưa ra cách dùng và hệ thống các loại đơn vị
từ vựng biểu thị vị giác đa dạng, cho đến các vấn đề ngữ nghĩa như nhấn
mạnh nghĩa, giảm nghĩa, chuyển nghĩa, khả năng tương thích, ý nghĩa của từ
ghép biểu thị vị giác.
Kim Jun Ki(1999) nghiên cứu không chỉ các từ diễn đạt vị giác cơ bản
“ngọt(달다)[dalda], mặn(짜다)[jjada], đắng(쓰다)[sseuda], cay(맵다)[maepda]”,
mà đối tượng nghiên cứu của tác giả còn bao gồm cả các từ biểu thị vị giác
khác như: “chua (시다)[sida], mằn mặn (짭짤하다)[jjapjalhada], nhàn nhạt

(삼삼하다)

chua

chua

(시큼하다)[sikeumhada],

đăng

[sseupsseulhada],

chát

(떫다)[tteolda],

đạm

[samsamhada],

đắng(씁쓸하다)

thanh

(담백하다)[dambaekhada], dậy mùi (구수하다)[gusuhada],...Tác giả đề cập và
giải thích các cách diễn đạt vị giác trên, với ý nghĩa mang tính quán dụng.
Hwang Hye Jin(2002) không chỉ phân tích hệ thống ý nghĩa của tính từ
biểu thị vị giác trong tiếng Hàn trên phương diện hình thái, phân loại tính từ
vị giác thành 2 loại cơ bản: từ đơn và từ ghép; tác giả còn phân tích nghĩa
chuyển của tính từ biểu thị vị giác bằng khái niệm trừu tượng hay sự thay đổi

cảm giác từ giác quan này sang giác quan khác của tính từ vị giác trong tiếng
Hàn.

5


Go Chang Un(2006) lấy 2 từ vựng chỉ vị giác “ngọt(달다)[dalda]” và
“chua(시다)[sida]” làm đối tượng nghiên cứu chính, phân tích ý nghĩa đối lập
và hình thức khác biệt của chúng. Qua đó, tác giả phân loại các tính từ có
cùng vị thành 2 loại: thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng về chất lượng
của vị, đồng thời hệ thống hóa ý nghĩa của các tính từ biểu thị vị giác.
Park Sang Jin(2011) chia vị giác ra thành “vị mặn, vị ngọt, vị chua, vị
đắng” được cảm nhận qua chồi vị giác của lưỡi, và “vị cay, vị chát” kích thích
cơ thể, gây ra cảm giác đau. Tác giả tập trung phân tích sự thay đổi ý nghĩa
qua các mốc thời gian của đối tượng tính từ biểu thị vị giác:
“cay(맵다)[maepda], mặn(짜다)[jjada], đắng(쓰다)[sseuda], ngọt(달다)[dalda],
chua(시다)[sida]”.
Kim Hae Mi(2015) sắp xếp lại ý nghĩa từ điển của các tính từ biểu thị
vị giác để phân tích ý nghĩa của chúng, tìm hiểu nghĩa gốc và nghĩa chuyển
của từ. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích ý nghĩa và khái niệm hóa các tính từ
biểu thị vị giác. Tác giả đã làm rõ các vấn đề như: Những trải nghiệm vị giác
của con người được phản ánh như thế nào trong tiếng Hàn? Khái niệm vị giác
được mở rộng thành khái niệm phi vị giác một cách hệ thống như thế nào?
Tiếp nối nghiên cứu trên phương diện quốc ngữ của các nhà nghiên cứu
Hàn Quốc, những năm trở lại đây, các nghiên cứu so sánh đối chiếu tính từ
biểu thị vị giác trong tiếng Hàn với ngôn ngữ khác cũng rất phát triển. Đầu
tiên, phải kể đến các nghiên cứu so sánh với tiếng Trung, tiếp sau là tiếng
Nhật, Anh, Đức…Nghiên cứu đối chiếu tính từ vị giác trong tiếng Hàn và
tiếng Trung gần đây như Wang Cheon(2013) với trọng tâm nghiên cứu nghĩa
chuyển của tính từ vị giác. Tác giả phân tích nghĩa chuyển mang tính ẩn dụ,

trừu tượng, sự chuyển nghĩa từ vị giác sang giác quan khác. Liang Qi(2014)
lại tập trung đối chiếu hình thức cấu tạo và ý nghĩa của tính từ
6


“chua(시다)[sida], ngọt(달다)[dalda], đắng(쓰다)[seuda], cay(맵다)[maepda],
mặn(짜다)[jjada]” trong 2 ngôn ngữ Hàn và Trung, sau đó đưa ra phương án
giảng dạy tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn cho đối tượng người học là
người Trung Quốc. Gu Chen(2016) nghiên cứu đối chiếu hình thức cấu tạo, ý
nghĩa của các tính từ chỉ vị giác trong tiếng Trung và tiếng Hàn: “ngọt(달다)
[dalda],

chua(시다)

cay(맵다)[maepda],

[sida],

đắng(쓰다)

chát(떫다)[tteolda],

[seuda],

mặn(짜다)

[jjada],

nhạt(싱겁다)[singgeopda],


bùi

(고소하다)[gosohada]”.
Qua các công trình kể trên, có thể thấy các nghiên cứu về tính từ biểu
thị vị giác trên phương diện quốc ngữ rất phát triển. Đặc biệt là các nghiên
cứu liên quan đến ngữ nghĩa. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến tính từ
cảm giác tiếng Hàn như là một ngoại ngữ, có sự liên hệ với ngôn ngữ mẹ đẻ
của người học thì vẫn còn khá ít. Đặc biệt, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu
nào về tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn có sự liên hệ, đối chiếu với
tiếng Việt. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ tìm ra những vấn đề
sâu sắc, mới mẻ hơn về tính từ biểu thị cảm giác tiếng Hàn trong sự liên hệ
với tiếng Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là giới thiệu và phân tích bức
tranh toàn cảnh về tính từ chỉ vị giác trong tiếng Hàn. Trên cơ sở đó, đối
chiếu, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tư duy
giữa người Hàn và người Việt được thể hiện qua nghĩa chuyển của tính từ chỉ
vị giác, nhằm phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, dịch thuật giữa 2 ngôn
ngữ cho đạt hiệu quả cao nhất.

7


Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận làm cơ sở nghiên cứu.
- Phân loại các tính từ chỉ vị giác trong tiếng Hàn.
- Phân tích và đối chiếu các tính từ chỉ vị giác trong tiếng Hàn và tiếng
Việt để chi ra những điểm tương đồng và khác biệt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hình thức cấu tạo và ý

nghĩa của 5 tính từ chỉ vị giác cơ bản trong tiếng Hàn: ngọt, chua, mặn, đắng,
cay, trong sự đối chiếu với các tính từ chỉ vị giác tương ứng trong tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Chúng tôi chỉ nghiên cứu các tính từ biểu thị vị giác theo ngôn ngữ
chuẩn, thông dụng trong giao tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt. Trong tiếng Hàn,
chúng tôi nghiên cứu theo ngôn ngữ chuẩn, đó là tiếng Hàn Quốc tiêu chuẩn
hay còn gọi là tiếng Hàn Quốc toàn dân, và chúng tôi chỉ nghiên cứu tiếng
Hàn Quốc hiện đại. Còn đối với tiếng Việt, chúng tôi nghiên cứu theo ngôn
ngữ chuẩn, đó là tiếng Việt toàn dân và cũng chỉ nghiên cứu về tiếng Việt
hiện đại.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khái quát hóa – hệ thống hóa vấn đề: Dựa trên nền tảng
lý thuyết tiếp thu được từ những nhà ngôn ngữ học đi trước, luận văn tổng
hợp và học hỏi từ những công trình nghiên cứu có liên quan, nắm vững phần
lý thuyết đó, và lấy đó làm cơ sở để tiến hành công việc khảo sát, thu thập, và
phân tích ngữ liệu.
Thủ pháp thống kê – phân loại: Dựa vào các tài liệu đã tham khảo,
thống kê các cách diễn đạt vị giác trong tiếng Hàn và phân loại diễn đạt nào là
biểu thị vị giác.

8


Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Phương pháp này được sử
dụng để phân tích cấu trúc của từ ra thành các thành tố nghĩa.
Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sau khi tìm hiểu, phân tích đặc
trưng hình thái, ý nghĩa của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn, chúng tôi
sử dụng phương pháp này để đối chiếu với các tính từ chỉ vị giác tương đương
trong tiếng Việt, để thấy rõ được đặc trưng ngữ nghĩa của từ chỉ vị giác trong
tiếng Hàn, cũng như những nét tương đồng và khác biệt trong cách diễn đạt

của người Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Ở nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
tập trung vào một nhóm tính từ biểu thị vị giác cơ bản (chua, ngọt, đắng, mặn,
cay), là những cách diễn đạt vị giác được sử dụng phổ biến trong đời sống
hàng ngày.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lí luận, luận văn góp phần cụ thể hóa bức tranh từ vựng của
tiếng Hàn nói chung, hệ thống hóa đặc trưng của tính từ biểu thị vị giác trong
tiếng Hàn nói riêng. Đề tài cũng lí giải những hiện tượng khá phức tạp nhưng
cũng hết sức thú vị về mặt ngữ nghĩa (như hiện tượng chuyển nghĩa) tồn tại
trong nhóm từ này.
Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ đặc điểm của tính từ biểu
thị vị giác trong tiếng Hàn, từ đó có thể phân loại và sử dụng chúng chính xác
hơn. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho việc dạy và học tiếng
Hàn Quốc trong nhà trường cũng như mục đích giao tiếp hiệu quả hơn trong
đời sống với đối tượng người Việt học tiếng Hàn và cả người Hàn học tiếng
Việt (mảng từ vựng).

9


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết chung
Chương 2: Đặc trưng hình thái của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng
Hàn (có liên hệ với tiếng Việt).
Chương 3: Đặc trưng ý nghĩa của tính từ biểu thị vị giác trong tiếng
Hàn (có liên hệ với tiếng Việt).


10


Chương 1
Những vấn đề lý thuyết chung
1.1.

Khái niệm tính từ vị giác
Trước tiên là khái niệm vị giác. Trong các từ điển ngôn ngữ, “vị giác”

thường được định nghĩa trên phương diện sinh học.
Đại từ điển tiếng Hàn(Nam Young Sin, 2003) định nghĩa “vị giác là sự
cảm nhận vị bằng lưỡi, như: vị ngọt, vị mặn, vị cay, vị đắng, vị chua…”.
Đại từ điển quốc ngữ(Lee Hee Seung, 2001) định nghĩa “vị giác là sự
cảm nhận vị kích thích ở lưỡi, do những thứ như thức ăn tan trong nước bọt,
kích thích chồi vị giác trên bề mặt lưỡi tạo ra. Có 4 loại vị giác cơ bản: vị ngọt,
vị mặn, vị chua, vị đắng.”
Từ điển nghĩa trong Hán tự tiếng Hàn(Jeon Kwang Jin, 2007) định
nghĩa “vị giác trong y học là cảm giác nhận thấy vị như vị ngọt, vị mặn, vị
chua, vị đắng bằng lưỡi.”
Từ điển chuẩn quốc ngữ(Shin Ki Cheol, 1960) định nghĩa “vị giác là
cảm giác xuất hiện khi chất hóa học tan trong nước tạo nên kích thích vào cơ
quan vị giác. Vị giác được chia làm 4 loại cơ bản: vị mặn, vị chua, vị ngọt, vị
đắng, chúng kết hợp với nhau, tạo thành các loại vị.”
Đại từ điển – NXB Geumsung(Kim Min Su, 1995) định nghĩa “vị giác
là cảm giác cảm nhận thấy vị. Chủ yếu xuất hiện do phản ứng của chồi vị giác
ở lưỡi lên chất hóa học tan trong nước bọt. Có 4 loại vị cơ bản: vị ngọt, vị
chua, vị mặn, vị đắng.”
Từ điển tiếng Việt(Hoàng Phê chủ biên, 1994) định nghĩa vị giác là
“Cảm giác nhận biết được các vị của thức ăn. Lưỡi là cơ quan của vị giác”.

Về khái niệm tính từ biểu thị vị giác thì trong các nghiên cứu đi trước,
mỗi học giả lại đưa ra các khái niệm có phần khác nhau. Tuy nhiên, có thể vị

11


giác ra hai phương diện để giải thích: thứ nhất là phương diện sinh học, thứ
hai là phương diện ngôn ngữ học xã hội. Trên phương diện sinh học thì vị
giác là một trong các giác quan của con người, những vật thể có vị được cảm
nhận thấy qua sự tác động vào các cơ quan cảm giác. Con người cảm nhận vị
qua cơ quan cảm giác được gọi là “chồi vị giác(taste bud)” có trên bề mặt của
lưỡi và vòm mềm [57]. Theo đó, có thể chia vị giác làm 5 loại cơ bản. Đó là
vị cảm nhận qua cảm giác kích thích của lưỡi: “ngọt, đắng, chua, mặn”, và vị
có thể cảm nhận qua sự kích thích điểm đau của lưỡi: “cay”. Xét trên phương
diện ngôn ngữ học xã hội, trong tiếng Hàn ngoài 5 loại vị cảm nhận trong
miệng khi nhai thức ăn kể trên, còn xuất hiện cả các vị với nghĩa đánh giá hay
cảm nhận về trạng thái tâm lý, đối tượng đặc biệt như “giọng nói ngọt
ngào(달콤한 목소리)[dalkomhan moksori]”….
Có thể hệ thống lại một số định nghĩa về từ chỉ vị giác xuất hiện trong
các nghiên cứu đi trước như sau:
Bảng 1.1: Định nghĩa về từ diễn tả vị giác
Tính từ diễn tả vị giác rất hạn chế. Không chỉ
trong tiếng Hàn mà ở cả các ngôn ngữ khác. Trong
sinh học cơ thể người, có 4 loại vị được cảm nhận
Cheon Si Kwon(1982)

bằng chồi vị giác trên bề mặt lưỡi, vị ngọt trên đầu
lười, tiếp sau là vị mặn, ở phía 2 bên lưỡi là vị
chua, sâu phía trong cuống lưỡi là vị đắng. Có thể
thấy về cơ bản, vị giác có quan hệ mật thiết với

chồi vị giác mang tính sinh học.
Vị giác là một trong năm giác quan cảm nhận sự

Bae Hae Su(1982)

tác động từ bên ngoài vào trong cơ thể, là cảm giác
cảm nhận kích thích về mặt hóa học từ chồi vị giác

12


ở lưỡi.
Song Jung Keun(2007) Tính từ vị giác là tính từ diễn tả một đối tượng nào
đó về mặt ý nghĩa một cách cơ bản và trực tiếp.
Park Sang Jin(2011)

Tính từ biểu thị vị giác là một loại tính từ nhận
diện và diễn tả đối tượng bên ngoài thông qua vị
giác – một trong 5 giác quan của con người. Các vị
cơ bản được nhận thấy bằng các tế bào nụ vị giác
ở lưỡi là “vị mặn, vị ngọt, vị chua, vị đắng”, ngoài
ra còn có “vị cay” và “vị chát”…cảm nhận bằng
cảm giác đau do sự kích thích mang tính vật lý.

Tóm lại, tính từ chỉ vị giác là các tính từ chỉ vị tồn tại thực tế một cách
khách quan trong thế giới tự nhiên và vị trừu tượng được hình thành do ý thức
chủ quan của con người. Ở nghiên cứu này, chúng tôi gọi các đơn vị từ vựng
diễn tả vị giác là “tính từ vị giác”.
1.2.


Phân loại tính từ vị giác trong tiếng Hàn
Có thể tổng hợp các tính từ chỉ vị giác được các học giả phân loại trong

các nghiên cứu đã có như sau:
Bảng 1.2: Phân loại tính từ chỉ vị giác
Người nghiên cứu

Phân loại từ chỉ vị giác

Choi Hyun Bae

Ngọt(달다)[dalda], đắng(쓰다)[sseuda],chua(시다)[sida],

(1978)

mặn(짜다)[jjada], chát(떫다)[tteolda],cay(맵다)[maepda]
① Kích thích chồi vị giác: Ngọt(달다)[dalda],

Bae Hae Su
(1982)

đắng(쓰다)[seuda], chua(시다)[sida], mặn(짜다)[jjada],
chát(떫다)[tteolda], cay(맵다)[maepda]
② Vị cảm nhận qua khứu giác: ngấy(누리다)[nurida],

13


ngậy(고소하다)[gosohada], ôi thiu(상하다)[sanghada]
③ Vị liên quan đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong


miệng: Ngấy (느끼다)[neukkida], ghê (텁텁하다)
[teopteophada]
① Vị giác cơ bản: Ngọt(달다)[dalda], mặn(짜다)[jjada],

Cheon Si Kwon
(1982)

cay(맵다)[maepda]
② Vị giác khác: Đắng(쓰다)[sseuda], chua(시다)[sida],

chát(떫다)[tteolda]
① Vị giác cơ bản: Vị ngọt (단맛) [danmat], vị chua

(싞맛) [sinmat], vị đắng (쓴맛) [sseunmat], vị mặn(짞맛)
[jjanmat], vị cay (매운맛)[maeunmat]
② Vị giác được cảm nhận thông qua khứu giác, thính

giác, thị giác, xúc giác: bùi(고소하다)[gosohada], mát
(시원하다) [siwonhada], vị umani(감칠맛)[gamchilmat]
Lee Seung
Myung (1988)

③ Danh từ + loại thức ăn: vị mật ong(꿀맛)[kkulmat],

vị muối vừng(깨소금맛)[kkaesogeummat],...
④ Danh từ - loại thức ăn: vị thuốc lá (담배
맛이다)[dambaemasida], vị tiền (돆맛을
보다)[donmaseul boda],...


⑤ Vị giác độc lập: vị chát(떫은맛)[tteolbeunmat], vị
nhạt(싱거운 맛)[singgeoun mat]

14


① Kích thích chồi vị giác: Vị ngọt(단맛)[danmat], vị

chua(싞맛)[sinmat], vị đắng(쓴맛)[sseunmat], vị
mặn(짞맛)[jjanmat]
Jung Jae Yun
(1989)

② Tác động tương hỗ giữa các chồi vị giác: vị

chát(떫은맛)[tteolbeunmat]
③ Kích thích điểm đau của lưỡi:

vị cay (매운맛) [meaunmat]
Ngọt(달다)[dalda], đắng(쓰다)[seuda], chua(시다)[sida],
mặn(짜다)[jjada], cay(맵다)[maepda] mằn mặn
(짭짤하다)[jjapjjalhada], nhàn nhạt(삼삼하다)
Kim Jun Ki

[samsamhada], chua chua (시큼하다)[sikeumhada],

(1999)
đăng đắng (씁쓸하다)[sseupsseulhada], chát(떫다)
[tteolda], nhạt toẹt (담백하다)[dambaekhada],
ngậy (구수하다)[gusuhada]

① Vị giác đơn: Vị ngọt(단맛)[danmat], vị

chua(싞맛)[sinmat], vị đắng(쓴맛)[sseunmat], vị mặn
(짞맛) [jjanmat], vị chát(떫은맛)[teolbeunmat], vị cay
Hwang Hye Jin

(매운맛) [maeunmat]

(2002)
② Vị giác kép: Vị ngọt(단맛)[danmat] và vị chua(싞맛)

[sinmat], vị ngọt(단맛)[danmat] và vị
đắng(쓴맛)[sseunmat] vị chua(싞맛)[sinmat] và vị

15


ngọt(단맛)[danmat],
vị chua(싞맛)[sinmat] và vị đắng(쓴맛)[sseunmat],
vị chua(싞맛)[sinmat] và vị chát(떫은맛)[teolbeunmat],
vị cay(매운맛)[maeunmat] và vị mặn(짞맛)[jjanmat]
Ngọt(달다)[dalda], đắng(쓰다)[seuda], chua(시다)[sida],
Song Jung Keun

mặn(짜다)[jjada], chát(떫다)[tteolda],

(2007)
cay(맵다) [maepda]
① Vị giác cơ bản: Ngọt(달다) [dalda], ngọt ngào


(달콤하다)[dalkomhada], cay(맵다)[maepda], cay cay
(매콤하다)[maekomhada], chát(떫다)[teolda], chua chua
(시큼하다)[sikeumhada], nhạt(싱겁다)[singgeopda],
đắng (쓰다)[sseuda],
đăng đắng(씁쓸하다) [sseupsseulhada], ...
Jang Se Young
(2009)

② Vị tổng hợp: ngon(맛있다)[masitda], không ngon

(맛없다)[maseopda], có vị (맛나다)[matnada], ngon
tuyệt (맛깔지다)[matkkaljida], ngon tuyệt (맛깔스럽다)
[matkkalseureopda],...
③ Vị kết hợp: chua chua ngọt ngọt

(새콤달콤하다)[saekomdalkomhada], chua chua chát
chát (시금털털하다)[sigeumteolteolhada], ngọt ngọt
đăng đắng (달콤씁쓸하다)[dalkomseupseulhada],...

16


① Kích thích chồi vị giác: vị mặn(짞맛)[jjanmat], vị

ngọt (단맛)[danmat], vị chua (싞맛)[sinmat], vị đắng
Park Sang Jin
(2011)

(쓴맛) [sseunmat]
② Kích thích điểm đau của lưỡi:


vị cay(매운맛)[maeunmat], vị chát
(떫은맛)[tteolbeunmat]

Về việc phân loại các tính từ chỉ vị giác, chúng tôi đồng tình với quan
điểm của tác giả Jung Jae Yun(1989). Đó là phân loại các tính từ chỉ vị giác
trong tiếng Hàn thành 3 loại: (1) Các tính từ chỉ vị ngọt, vị chua, vị đắng, vị
mặn (kích thích chồi vị giác); (2) Các tính từ chỉ vị chát (tác động tương hỗ
giữa các chồi vị giác); (3) Các tính từ chỉ vị cay (kích thích điểm đau của
lưỡi). Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các tính từ chỉ vị
ngọt, vị chua, vị đắng, vị mặn và vị cay. Đây là 5 vị được dùng phổ biến nhất
trong đời sống mà trong căn bếp của mỗi gia đình đều có đủ các loại gia vị
đặc trưng cho 5 vị này như: mặn – muối, ngọt – đường, chua – giấm, đắng –
kẹo đắng, cay - ớt. Chính vì thế mà các tính từ diễn tả 5 vị này cũng thường
được nghe thấy trong cuộc sống hơn.
1.3. Đặc điểm cấu tạo từ của tiếng Hàn và tiếng Việt
1.3.1. Phương thức cấu tạo từ
Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt có phương thức ghép các yếu tố
(hình vị) gốc từ, hay còn gọi là phương thức hợp thành (ví dụ: đường sắt, sân
bay,…) và phương thức láy - lặp lại toàn bộ một phần của từ, hình vị ban đầu
trong một số lần nào đó theo quy tắc cho phép, để cho một từ mới (ví dụ: co
ro, lúng túng, giỏi giang,…).

17


Theo phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn, có thể chia các từ ra làm
hai loại: từ đơn và từ phức. Từ đơn là từ được tạo thành bởi một hình vị, còn
từ phức là từ được tạo thành bởi hai hình vị trở lên. Trong đó, tùy thuộc vào
hình vị mà ta có thể chia từ phức ra thành từ phái sinh và từ ghép. Từ phái

sinh là từ được tạo ra bằng cách thêm phụ tố vào căn tố, còn từ ghép là từ
được tạo ra bằng cách kết hợp căn tố với căn tố.
Bảng 1.3: Phương thức cấu tạo từ của tiếng Hàn
(1) Từ đơn
Phương thức cấu tạo từ

① Từ phái sinh

(2) Từ phức

② Từ ghép

Theo nghiên cứu của học giả Kim Min Su(1995), từ phái sinh có “từ phái
sinh từ bên trong” biến đổi căn tố từ bên trong thông qua việc thay đổi âm vị,
và có “từ phái sinh từ bên ngoài” tùy theo vị trí của phụ tố, kết hợp căn tố với
tiền tố hay phụ tố. Từ phức cũng có từ được hình thành do kết hợp với căn tố
khác và từ được hình thành do lặp lại căn tố. Có thể sắp xếp lại phương thức
cấu tạo từ của tính từ biểu thị vị giác tiếng Hàn như bảng sau:
Bảng 1.4: Phương thức cấu tạo tính từ vị giác trong tiếng Hàn
Tính
đơn
Tính từ vị
giác tiếng
Hàn

từ
biểu

thị vị giác
Tính từ vị giác phái

Tính

từ Tính từ vị Tính từ vị giác sinh

phức biểu giác phái phái
thị vị giác

sinh

sinh

bên trong

từ thành

hình

qua

hiện

tượng biến đổi âm
vị

18

được


Tính từ vị giác phái

sinh
Tính từ vị giác
phái sinh từ
bên ngoài

được

hình

thành do kết hợp với
tiền tố
Tính từ vị giác phái
sinh

được

hình

thành do kết hợp với
hậu tố
Tính từ ghép biểu thị vị giác được
Tính từ
ghép biểu
thị vị giác

hình thành do sự lặp lại cùng một căn
tố
Tính từ ghép biểu thị vị giác được
hình thành bằng cách kết hợp với căn
tố khác


1.3.2. Chức năng ngữ pháp và khả năng kết hợp
Tính từ trong tiếng Hàn đảm nhiệm vai trò làm định ngữ bổ nghĩa cho các
danh từ hoặc làm vị ngữ trong câu. Ngoài ra, chúng còn có thể được sử
dụng như một trạng từ để bổ nghĩa cho động từ. Chính vì vậy, ngoài khả
năng kết hợp giữa căn tố của các tính từ đơn biểu thị vị giác, giữa căn tố
của tính từ đơn biểu thị vị giác với các thành tố không biểu thị vị giác
hoặc với các phụ tố (tiền tố hoặc hậu tố) để tạo ra một số lượng lớn các
tính từ, danh từ, động từ, phó từ biểu thị vị, được khu biệt bởi những sắc
thái rất đa dạng, có phạm vi biểu vật phong phú, các tính từ chỉ vị giác
trong tiếng Hàn còn có thể kết hợp với các từ loại khác, tạo cụm từ một
cách linh hoạt, đa dạng. Nếu trong tiếng Việt, cụm tính từ (còn gọi là tính
ngữ) là loại cụm chính phụ có tính từ làm thành tố trung tâm và một hoặc

19


một số thành tố phụ (đứng trước có phó từ, đứng sau có phó từ, thực từ
hoặc một số kết cấu giới ngữ). Thì trong tiếng Hàn, tính từ nói chung và
tính từ chỉ vị giác nói riêng chỉ làm thành tố trung tâm trong cụm từ khi
nó đóng vai trò làm vị ngữ. Khi đó, xét về cấu tạo, cụm tính từ gồm 3
phần tương đương với tiếng Việt, cụ thể là: Phần phụ trước + Trung tâm
+ Phần phụ sau. Trong đó: Phần phụ trước là các phó từ, phó từ chỉ mức
độ [아주(rất), 매우(rất), 더할 나위 없이(không còn gì hơn), 조금(hơi)...]
hoặc kết cấu so sánh [-처럼(như), -와/과 같이(giống với)…]. Phần phụ sau
thường là các dạng thức đuôi liên kết (연결어미) hay đuôi kết thúc
(종결어미). Đây cũng là một đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với cấu tạo
cụm tính từ trong tiếng Việt do đặc trưng của loại hình ngôn ngữ chắp
dính.
Ngoài ra, trong tiếng Hàn, tính từ nói chung và tính từ chỉ vị giác nói

riêng còn đóng vai trò là thành tố phụ khi tham gia cấu tạo cụm danh từ
hoặc cụm động từ. Khi đó, xét về mặt cấu tạo, tính từ luôn xuất hiện là
thành phần phụ trước, có chức năng làm rõ hơn tính chất, đặc trưng của
danh từ hoặc động từ trung tâm.
1.4.

Khái niệm nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.4.1. Nghĩa của từ
Nghĩa của từ là hệ thống các nét nghĩa được tổ chức theo một
cấu trúc nhất định. Theo Hoàng Phê trong “Phân tích ngữ nghĩa”[19],
nghĩa của từ có thể được phân thành hai thành phần, có cấp bậc khác
nhau, xét về giá trị thông báo: Thành phần có giá trị thông báo chính
thức, gọi là nghĩa chính thức, và thành phần không có giá trị thông báo
chính thức gọi là hàm nghĩa hay tiền giả định.

20


×