Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HỒNG HÀ

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ XUÂN SANG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ
công trình nào.
TÊN TÁC GIẢ

LÊ HỒNG HÀ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ FDI VÀ CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI ........................................................................................... 6
1.1 Tổng quan về FDI và cơ chế chính sách thu hút FDI ................................................ 6
1.2 Nội dung về cơ chế, chính sách thu hút FDI .......................................................................16
1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ....................19
1.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của một số địa phƣơng và bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng đối với Nghệ An...................................................................................27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......34
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.........................................................................................34
2.2. Thực trạng cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Nghệ An trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ...........................................................................................................43
2.3. Đánh giá chung ....................................................................................................................49
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ............................... 60
THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI NGHỆ AN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................................................60
3.1. Cơ hội, thách thức trong công tác thu hút vốn FDI của Nghệ An trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ..........................................................................................................................................60
3.2. Quan điểm và định hƣớng thu hút đầu tƣ vào địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025......65
3.3. Một số giải pháp nhằm đổi mới cơ chế, chính sách thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ
An trong bối cảnh hội nhập quốc tế ...........................................................................................70
KẾT LUẬN.................................................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT KÍ HIỆU

TÊN TIẾNG ANH
1
FDI
Foreign Direct Investment
2
DNLD
3
BCC
Business Cooperation
Contract
4
BOT
Build-Operate-Transfer
5

BTO

6

BT

7
8
9
10
11
12
13

TNCs

MNC
CNTT
KKT
KCN
CNHHĐH
PCI

14

TPP

15
16
17

GDP
GPI
GRDP

Build- Transfer -Operate
Build- Transfer
Transational Corporations
Multinational Corporations

Provincial Competitiveness
Index
Trans-Pacific Partnership
Agreement
Gross Domestic Product
Global Peace Index

Gross Regional Domestic
Product

TÊN TIẾNG VIỆT
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Doanh nghiệp liên doanh
Hợp đồng hợp tác kinh
doanh
Hợp đồng xây dựng – kinh
doanh và chuyển giao
Hợp đồng xây dựng chuyển
giao và kinh doanh
Hợp đồng xây dựng và
chuyển giao
Công ty xuyên quốc gia
Công ty đa quốc gia
Công nghệ thông tin
Khu kinh tế
Khu công nghiệp
Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa
Chỉ số đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh
Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dƣơng
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số Hòa bình toàn cầu
Tổng sản phẩm trên địa bàn



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, và để có thể thúc đẩy đƣợc nền kinh tế phát triển thì việc thu hút
các nguồn vốn đầu tƣ là hết sức quan trọng. Một trong những xu thế hiện nay
đó là thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài (FDI). Vai trò của FDI
những năm qua đã đƣợc khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trƣởng và
phát triển kinh tế đất nƣớc. Thu hút FDI không chỉ nhằm bổ sung nguồn vốn
cho đầu tƣ phát triển, tạo nguồn thu ngân sách mà còn nhằm mục đích tiếp
nhận, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, kỹ năng kinh
doanh quốc tế, mở rộng thị trƣờng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho
ngƣời lao động, giúp mở rộng quan hệ quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Sau 30 năm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, từ năm 1988,
Việt Nam đã trở thành điểm sáng về thu hút FDI trong khu vực. Theo số liệu
thống kê, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tƣ từ hơn 100 quốc gia, vùng
lãnh thổ, với khoảng 350 tỷ USD vốn đăng ký. Vốn đăng ký của doanh
nghiệp FDI tăng từ 16,3 tỷ USD năm 2012 lên đến 24 tỷ USD năm 2016 cho
thấy sức hút của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng
đƣợc cải thiện rõ rệt. Trong những năm qua, doanh nghiệp FDI đã có những
đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, giúp
nâng tầm phát triển công nghiệp và tăng trƣởng năng suất. Nhờ những đóng
góp của khu vực FDI đã làm thay đổi lớn trong các lĩnh vực sản xuất, xuất
khẩu đến chất lƣợng dịch vụ, chuyển đối cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang
công nghiệp chế tạo, phát triển công nghệ thông tin (CNTT). Qua đó, có thể
đánh giá cơ chế, chính sách thu hút FDI những năm qua rất đúng đắn và phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế từng thời kì, phù hợp với quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam.
Nghệ An là một trong những tỉnh chú trọng và cố gắng trong các hoạt
động xúc tiến đầu tƣ nhằm thu hút vốn FDI vào tỉnh để phát triển kinh tế - xã


1


hội. Trong những năm qua, Nghệ An không ngừng cải thiện môi trƣờng đầu
tƣ, kinh doanh thông qua việc tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, cải
cách thủ tục hành chính và tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao,
đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ để thu hút nhiều dự án đầu tƣ vào tỉnh. Đến
nay, các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh đã góp phần hỗ trợ có hiệu
quả môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin,
hình thành một số ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế, một số ngành
công nghiệp đã bƣớc đầu ứng dụng công nghệ cao. Và quan trọng, sự phát
triển kinh tế - xã hội từ đóng góp của FDI không đi kèm với việc hủy hoại
môi trƣờng sinh thái và bất ổn xã hội.
Những thành tựu đáng ghi nhận ở trên, có phần đóng góp quan trọng
của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ An. Thực hiện theo tinh thần Nghị
quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ chính trị về phƣơng hƣớng, nhiệm
vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Chính quyền tỉnh Nghệ An đã
không ngừng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, nỗ lực cải cách thể chế
định hƣớng kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.
Với nhu cầu về vốn đầu tƣ lớn, Nghệ An ngoài thu hút đầu tƣ trong
nƣớc thì thu hút FDI cũng rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Tuy đạt đƣợc những thành tựu kinh tế - xã hội đáng ghi nhận, song
Nghệ An vẫn chƣa đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ FDI, thực tế số lƣợng
các dự án và vốn đầu tƣ FDI vào tỉnh còn ít. Nguyên nhân là do Nghệ An là
tỉnh bất lợi về vị trí địa kinh tế nhƣ nằm xa các trung tâm thành phố lớn, xa
các cực tăng trƣởng về kinh tế (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), tăng
trƣởng kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, giao thông
đi lại còn gặp khó khăn, nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển còn nhiều hạn chế,
chƣa phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Những bất cập và hạn chế kể trên xuất phát từ những nguyên nhân
khách quan và chủ quan khác nhau, và để khắc phục đƣợc những bất cập nêu
trên thì Nghệ An cần phải đổi mới cơ chế, chính sách để cải thiện môi trƣờng
đầu tƣ, kinh doanh, nhằm thu hút các nhà đầu tƣ FDI vào địa bàn tỉnh. Vì vậy,

2


đề tài “Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế” sẽ nghiên cứu về lý luận và thực
tiễn, đánh giá thực trạng tình hình thu hút FDI tại Nghệ An, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm đổi mới cơ chế, chính sách thu hút FDI giúp cải thiện
môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, định hƣớng lựa chọn ƣu tiên lĩnh vực là thế
mạnh của tỉnh để FDI vào tỉnh đƣợc nhiều hơn so với các tỉnh có cùng vị trí
địa kinh tế nhƣ Nghệ An hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Lĩnh vực FDI đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu, đƣợc đề cập
ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Đáng chú ý có một số công trình
nghiên cứu sau:
+ Trần Nghĩa Hòa (2016), Luận án tiến sỹ “Thu hút đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam”, luận án đã đƣa khung lý luận về
FDI, đánh giá và đƣa ra giải pháp nhằm thu hút FDI vào khu vực Bắc Trung
Bộ nói chung, trong đó có Nghệ An nhƣng tác giả không đi vào phân tích sâu
đặc điểm, thế mạnh giúp Nghệ An thu hút FDI.
+ Hà Thanh Việt (2007) “ Thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài trên địa bàn duyên hải miền trung”, Luận án Tiến sĩ, luận án đã đề cập
đến vấn đề lý luận về thu hút và thực trạng thu hút FDI trên địa bàn duyên hải
miền Trung và đƣa ra một số giải pháp cho các vùng duyên hải trong việc thu
hút đầu tƣ FDI, không chú trọng đi vào từng địa phƣơng trong khu vực này.
+ Vƣơng Thị Thảo Bình (2015) : “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu

hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020, có tính đến 2025” đề tài nghiên cứu khoa
học, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng – cơ quan chủ trì thực hiện, đề tài . Đề tài đã đƣa
ra, phân tích và đánh giá vấn đề hiệu quả sử dụng vốn FDI từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm thu hút FDI vào Nghệ An. Đề tài này chƣa đi sâu vào phân tích, đánh
giá các cơ chế, chính sách ảnh hƣởng đến thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Đặng Thành Cƣơng (2012) với Luận án tiến sĩ “Tăng cường thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An”, đã đƣa ra một số vấn đề lý

3


luận về thu hút FDI vào địa phƣơng, phân tích đánh giá thực trạng thu hút và
hiệu quả vốn FDI ở tỉnh Nghệ An, đánh giá đƣợc sự thành công và hạn chế.
Từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để tăng cƣờng thu hút FDI vào Nghệ
An. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu tình hình thu hút FDI tại Nghệ An giai
đoạn 1988- 2010 nên đến thời điểm hiện nay sẽ có những thay đổi nhất định.
Những công trình nghiên cứu trƣớc đây đã đƣa ra khung lý luận về thu
hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đã đánh giá đƣợc thực trạng và đƣa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI ở giai đoạn trƣớc đây, các
công trình nghiên cứu chƣa đi sâu vào phân tích cơ chế, chính sách của tỉnh
Nghệ An. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đi sâu vào phân tích những cơ chế, chính
sách ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ tại Nghệ An, từ đó đƣa ra những nhận định
về mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong việc thực hiện chính sách thu hút FDI
của tỉnh, đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm để đổi mới cơ chế, chính
sách nhằm nâng cao khả năng thu hút FDI của Nghệ An trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách trên cơ sở lý luận và thực tiễn về
thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Nghệ An trong bối cảnh hội nhập

quốc tế.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn đối với công tác thu hút
FDI vào địa phƣơng (nhấn mạnh khía cạnh quản lý nhà nƣớc về thu hút FDI)
Hai là, đánh giá thực trạng tình hình thu hút FDI tại Nghệ An trong giai
đoạn 2012- 2016, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, từ đó chỉ rõ những tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế.
Ba là, đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách thu hút FDI vào Nghệ An
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài vào Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

4


- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Cơ chế, chính sách thu hút FDI vào Nghệ An trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
Về thời gian: từ năm 2012 – 2016, giải pháp 2017-2025.
Về không gian: địa bàn tỉnh Nghệ An
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học: Sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu tổng hợp khác nhau, trong đó bao gồm phƣơng pháp định tính nhƣ :
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, diễn
dịch quy nạp, và phƣơng pháp tổng hợp. Tác giả sử dụng các lý luận về quản
lý FDI, chủ thuyết về địa – kinh tế và sử dụng mô hình SWOT.
6. Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: góp phần hệ thống hóa vấn đề lý luận cơ bản về thu hút
đầu tƣ FDI, phân biệt cơ chế, chính sách thu hút FDI vào quốc gia và địa

phƣơng trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Về thực tiễn: luận văn đƣa ra những giải pháp về cơ chế, chính sách
mang tính thực tiễn về đặc thù của địa phƣơng giúp thu hút FDI nhiều hơn
vào địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về FDI và cơ chế, chính sách thu hút FDI
Chƣơng 2: Thực trạng cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài tại Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Chƣơng 3: Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài tại Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế

5


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ FDI VÀ CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI
1.1 Tổng quan về FDI và cơ chế chính sách thu hút FDI
1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Khái niệm đầu tư
Hoạt động đầu tƣ (gọi tắt là đầu tƣ) là quá trình sử dụng các nguồn lực
về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác
nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác
dụng của các kết quả đầu tƣ, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tƣ.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho ngƣời đầu tƣ các kết quả nhất

định trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt đƣợc các kết quả
đó [17, tr.3]. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ. Các kết quả đạt đƣợc có thể là sự tăng thêm các tài sản tài
chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả
trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc các kết quả đó
[17, tr.3].
Từ đây, theo tác giả, khái niệm về đầu tƣ nhƣ sau: Đầu tƣ là hoạt động
sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và
trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về
lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
- Phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

6


+ Đầu tư trực tiếp
Đầu tƣ trực tiếp là hình thức đầu tƣ mà chủ đầu tƣ bỏ ra một lƣợng tài
sản đủ lớn để lập cơ sở sản xuất mới hoặc mua lại các cơ sở sản xuất hiện có
và trực tiếp quản lý các tài sản đó. Hình thức đầu tƣ này thƣờng là đầu tƣ
trung hạn và dài hạn và nhà đầu tƣ thƣờng tham gia quản lý trực tiếp các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [14, tr.21].
+ Đầu tư gián tiếp
Chủ đầu tƣ bỏ ra tài sản ( chủ yếu dƣới dạng vốn) để mua các chứng
chỉ có giá nhƣ cổ phiếu, trái phiếu... nhằm hƣởng lợi tức, mà không trực tiếp
quản lý tài sản của mình thì đƣợc gọi là đầu tƣ gián tiếp hay đầu tƣ tài chính.
Thời gian đầu tƣ theo hình thức này thƣờng là ngắn hạn [14, tr.22].
Ngày nay, để phân biệt đầu tƣ trực tiếp hay đầu tƣ gián tiếp chỉ ở mức
tƣơng đối. Giữa hai hình thức đầu tƣ này có sự bổ trợ lẫn nhau, nếu nhƣ đầu

tƣ trực tiếp rất cần nguồn vốn để mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở hiện có thì đầu
tƣ gián tiếp chính là nguồn vốn đáp ứng đƣợc những nhu cầu này
- Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nhìn nhận và đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, các chuyên gia kinh tế
cũng có những khái niệm, định nghĩa khác nhau về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF: FDI là một hoạt động đầu tƣ đƣợc thực
hiện nhằm đạt đƣợc những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động
trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nƣớc chủ đầu tƣ, mục đích
của chủ đầu tƣ là giành quyền quản lý thực sự của doanh nghiệp.
Theo Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) đƣa ra định nghĩa: FDI xảy
ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có đƣợc một tài sản ở
một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở
nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ

7


thƣờng đƣợc gọi là “ công ty mẹ” và các tài sản đƣợc gọi là “công ty con” hay
“chi nhánh công ty”.
Qua các khái niệm trên, có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của FDI.
Thứ nhất, xét về chủ thể thì nhà đầu tƣ phải là cá nhân hoặc tổ chức có
yếu tố nƣớc ngoài. Chủ đầu tƣ sẽ là ngƣời đứng ra trực tiếp quản lý, điều hành
quá trình sử dụng vốn.
Thứ hai, hình thức đầu tƣ này có sự chuyển dịch tƣ bản từ quốc gia đầu
tƣ sang quốc gia đƣợc đầu tƣ. Tƣ bản ở đây bao gồm vốn đầu tƣ, dây chuyền,
công nghệ sản xuất....
Thứ ba, thời gian đầu tƣ vào nƣớc tiếp nhận đầu tƣ là dài hạn và thu lại
đƣợc lợi ích kinh tế mong muốn.

Qua các đặc điểm cơ bản nêu trên, luận văn có thể tóm tắt nhƣ sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động kinh doanh mà chủ đầu
tư tự bỏ vốn, công nghệ, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh
thổ quốc gia tiếp nhận đầu tư. Chủ đầu tư có thể là các nhân hoặc tổ chức có
tư cách pháp nhân có yếu tố nước ngoài trực tiếp tự đứng ra quản lý, điều
hành và sử dụng vốn đầu tư.
1.1.1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát
triển kinh tế
Nhìn chung, với các mức độ khác nhau, vốn FDI đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Những vai trò chủ
yếu bao gồm:
-

FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế

Trong các lí luận về tăng trƣởng kinh tế, nhân tố vốn luôn đƣợc đề cập.
Xét theo tổng cầu, đầu tƣ là một cấu thành của GDP. Khi một nền kinh tế
muốn tăng trƣởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.
Đa số các nƣớc đang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn
hạn chế. FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tƣ phát triển mà còn là một
luồng vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tƣ gián tiếp, bởi FDI dựa trên

8


quan điểm dài hạn về thị trƣờng, về triển vọng tăng trƣởng và không tạo ra nợ
cho chính phủ nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, do vậy, ít có khuynh hƣớng thay đổi khi
có tình huống bất lợi.
-


FDI tạo nguồn thu ngân sách

Đối với nhiều nƣớc đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phƣơng,
thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nộp là nguồn thu ngân sách
quan trọng. Thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân. Ngoài ra tiền cho thuê đất cũng là một phần trong tổng thu ngân sách từ
khu vực FDI.
- FDI góp phần đổi mới công nghệ, mang công nghệ tiên tiến giúp cho
sự phát triển kinh tế
Có thể nói công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trƣởng và sự phát
triển của mọi quốc gia, đối với các nƣớc đang phát triển thì vai trò này càng
đƣợc khẳng định rõ. Một trong những phƣơng thức giúp cho sự phát triển
công nghệ trong nƣớc đó là thu hút FDI. FDI không chỉ mang vốn vào đầu tƣ
trong nƣớc mà còn mang những công nghệ tiên tiến, các dây chuyên sản xuất
hiện đại, giúp cho việc chuyển giao công nghệ đƣợc đẩy mạnh, nền kinh tế
trong nƣớc đƣợc tiếp cận với những công nghệ mới mang lại hiệu suất kinh tế
cao, đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, mức độ chuyển giao công
nghệ còn phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia cụ thể.
- FDI mang lại cơ hội việc làm và phát triển nguồn nhân lực
Ở các nƣớc đang phát triển, việc làm và đầu tƣ phát triển nguồn nhân
lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Hơn hết, ở những
quốc gia này, nguồn lao động trẻ và mức nhân công giá rẻ là một điểm thu hút
đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Mục tiêu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là thu
đƣợc lợi nhuận tối đa, củng cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh trên thị
trƣờng thế giới. Do đó, họ đặc biệt quan tâm đến việc tận dụng nguồn lao
động rẻ ở các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Chính vì vậy, số lao động làm việc trong
khu vực FDI ngày một gia tăng.

9



FDI cũng có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của
nƣớc chủ nhà thông qua các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Các
cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có cơ hội
học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng
quản lý tiên tiến.
- FDI giúp mở rộng quan hệ quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
Các nƣớc đang phát triển tuy có khả năng sản xuất với mức chi phí có
thể cạnh tranh đƣợc nhƣng vẫn rất khó khăn trong việc thâm nhập thị trƣờng
quốc tế. Bởi thế, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài hƣớng vào xuất khẩu luôn
là ƣu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI của các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
Thông qua FDI các nƣớc này có thể tiếp cận với thị trƣờng thế giới. Việc xuất
khẩu cũng đem lại nhiều lợi ích cho các công ty vốn FDI thông qua sử dụng
các yếu tố đầu vào rẻ, khai thác đƣợc hiệu quả theo quy mô sản xuất (không
bị hạn chế bởi quy mô thị trƣờng của nƣớc chủ nhà) và thực hiện chuyên môn
hoá sâu từng chi tiết sản phẩm ở những nơi có lợi thế nhất, sau đó lắp ráp
thành phẩm.
Việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng làm xuất hiện những
ngành nghề mới, mặt hàng mới, thị trƣờng đƣợc mở rộng ra cả nƣớc ngoài và
nhất là những mặt hàng chế biến nông lâm thủy sản, các sản phẩm công
nghiệp đƣợc gia công... Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc
gia hay một địa phƣơng tiếp nhận vốn FDI.
1.1.1.3 Cách thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là hình thức truyền
thống và phổ biến của FDI. Với hình thức này, các nhà đầu tƣ, cùng với việc
chú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tƣ mới, đã nỗ lực tìm cách
áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động
kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tƣ


10


nhỏ nhƣng cũng rất đƣợc các nhà đầu tƣ ƣa thích đối với các dự án quy mô
lớn. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thƣờng đầu tƣ theo hình thức
doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và họ thƣờng thành lập một công ty con
của công ty mẹ xuyên quốc gia.[14, tr.48]
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài nhƣng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nƣớc sở tại (nƣớc
nhận đầu tƣ). Là một pháp nhân kinh tế của nƣớc sở tại, doanh nghiệp phải
đƣợc đầu tƣ, thành lập và chịu sự quản lý nhà nƣớc của nƣớc sở tại. Hình thức
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có ƣu điểm là nƣớc chủ nhà không cần bỏ vốn,
tránh đƣợc những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay đƣợc tiền thuê đất, thuế,
giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Mặt khác, do độc lập về quyền sở
hữu nên các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chủ động đầu tƣ và để cạnh tranh, họ
thƣờng đầu tƣ công nghệ mới, phƣơng tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu
quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề ngƣời lao động. Tuy
nhiên, nó có nhƣợc điểm là nƣớc chủ nhà khó tiếp nhận đƣợc kinh nghiệm
quản lý và công nghệ, khó kiểm soát đƣợc đối tác đầu tƣ nƣớc ngoài và không
có lợi nhuận.
-

Thành lập doanh nghiệp liên doanh (DNLD) giữa các nhà đầu tư

trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Đây là hình thức đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trƣớc tới nay.
Hình thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam. DNLD là doanh nghiệp đƣợc
thành lập tại nƣớc sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các
Bên nƣớc chủ nhà với Bên hoặc các Bên nƣớc ngoài để đầu tƣ kinh doanh tại

nƣớc sở tại.
Hình thức DNLD có những ƣu điểm là góp phần giải quyết tình trạng
thiếu vốn, nƣớc sở tại tranh thủ đƣợc nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế
nhƣng lại đƣợc chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công nghệ, đa dạng hóa
sản phẩm; tạo cơ hội cho ngƣời lao động có việc làm và học tập kinh nghiệm
quản lý của nƣớc ngoài; Nhà nƣớc của nƣớc sở tại dễ dàng hơn trong việc

11


kiểm soát đƣợc đối tác nƣớc ngoài. Về phía nhà đầu tƣ, hình thức này là công
cụ để thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả,
tạo thị trƣờng mới, góp phần tạo điều kiện cho nƣớc sở tại tham gia hội nhập
vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hình thức này có nhƣợc điểm là thƣờng dễ
xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên có thể
có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn
hóa, ngôn ngữ, luật pháp. Nƣớc sở tại thƣờng rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ góp
vốn thấp, năng lực, trình độ quản lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu
[14, tr.49].
-

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tƣ đƣợc ký giữa các nhà
đầu tƣ nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà
không thành lập pháp nhân.
Hình thức đầu tƣ này có ƣu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn,
công nghệ; tạo thị trƣờng mới, bảo đảm đƣợc quyền điều hành dự án của nƣớc
sở tại, thu lợi nhuận tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, nó có nhƣợc điểm là nƣớc sở
tại không tiếp nhận đƣợc kinh nghiệm quản lý; công nghệ thƣờng lạc hậu; chỉ thực

hiện đƣợc đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời nhƣ thăm dò dầu khí.
- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
BOT là hình thức đầu tƣ đƣợc thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng, kinh doanh công
trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tƣ
chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nƣớc sở tại [14, tr.50].
BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó quy trình đầu
tƣ, khai thác, chuyển giao đƣợc đảo lộn trật tự.
Hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản: một bên ký kết phải
là Nhà nƣớc; lĩnh vực đầu tƣ là các công trình kết cấu hạ tầng nhƣ đƣờng sá,
cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất, điện, nƣớc...; bắt buộc đến
thời hạn phải chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nƣớc [14, tr.50].

12


Ƣu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tƣ vào những dự án kết
cấu hạ tầng, đòi hỏi lƣợng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm
áp lực vốn cho ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, nƣớc sở tại sau khi chuyển
giao có đƣợc những công trình hoàn chỉnh, tạo điều kiện phát huy các nguồn
lực khác để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hình thức BOT có nhƣợc điểm là độ
rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro chính sách; nƣớc chủ nhà khó tiếp nhận kinh
nghiệm quản lý, công nghệ [14, tr.52].
-

Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Khi thị trƣờng chứng khoán phát triển, các kênh đầu tƣ gián tiếp (FPI) đƣợc
khai thông, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép mua cổ phần, mua lại các doanh
nghiệp ở nƣớc sở tại, nhiều nhà đầu tƣ rất ƣa thích hình thức đầu tƣ này.

Ở đây, về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lệ cổ phần mà nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài mua - ranh giới giúp phân định FDI với FPI. Khi nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trƣờng chứng khoán
nƣớc sở tại, họ tạo nên kênh đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI). Tuy nhiên, khi
tỷ lệ sở hữu cổ phiếu vƣợt quá giới hạn nào đó cho phép họ có quyền tham
gia quản lý doanh nghiệp thì họ trở thành nhà đầu tƣ FDI [14, tr.53]
Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp có ƣu điểm
cơ bản là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động
của những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Nhƣợc điểm cơ bản là dễ gây
tác động đến sự ổn định của thị trƣờng tài chính. Về phía nhà đầu tƣ, đây là
hình thức giúp họ đa dạng hoá hoạt động đầu tƣ tài chính, san sẻ rủi ro nhƣng
cũng là hình thức đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thƣờng bị ràng buộc,
hạn chế từ phía nƣớc chủ nhà.
1.1.1.4 Tác động của FDI đối với nền kinh tế
- Tác động tích cực
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là hình thức kinh doanh mang lại những ƣu
điểm đối với nền kinh tế một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. FDI mang
lại cho nền kinh tế một nguồn vốn dồi dào, bổ sung vào nguồn vốn thiếu hụt

13


của quốc gia, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Không chỉ giúp bổ sung vốn
mà FDI còn mang những công nghệ tiên tiến, giúp đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa , hiện đại hóa của đất nƣớc. Bên cạnh đó, FDI còn giúp cho quá
trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với các mối quan hệ quốc tế đƣợc
mở rộng, xuất khẩu sang các nƣớc ngày một phát triển, thông thƣơng giữa các
quốc gia trở nên thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, FDI còn giúp nâng
cao năng lực cạnh tranh ở các địa phƣơng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
-


Tác động tiêu cực

Bên cạnh những ƣu điểm trên, các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ FDI cũng phải
đối mặt với các hạn chế chủ yếu nhƣ sau:
+ Việc sử dụng quá nhiều vốn đầu tƣ FDI có thể dẫn đến việc chủ quan
huy động vốn trong nƣớc dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tƣ. Nếu tình
trạng này diễn ra lâu dài có thể khiến nền kinh tế phụ thuộc vào nƣớc ngoài.
Do đó, cần điều chỉnh tỉ lệ vốn đầu tƣ sao cho cân đối với các điều kiện đầu tƣ
nƣớc ngoài.
+ Nhiều công ty 100% vốn nƣớc ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh,
bán phá giá làm các doanh nghiệp trong nƣớc gặp khó khăn.
+ Nền kinh tế nƣớc chủ nhà có thể sẽ trở thành “bãi rác công nghệ”
của các nƣớc đến đầu tƣ. Nếu việc kiểm tra, kiểm soát không chặt chẽ thì
nƣớc chủ nhà sẽ là nơi mà các nhà đầu tƣ “xả rác” với các loại thiết bị lạc hậu,
công nghệ lỗi thời. Điều này gây thiệt hại rất nặng nề cho nền kinh tế và ảnh
hƣởng đến sự phát triển khoa học công nghệ của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
+ FDI có thể làm chênh lệch mức sống giữa các vùng kinh tế, phân hóa
giàu nghèo sâu sắc nếu không có sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời.
+ Việc coi trọng quá mức và “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài vào địa phƣơng sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát, nới lỏng quản lý
và chủ quan trong việc theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Điều
này gây ra những hệ quả nghiêm trọng , có thể làm tổn hại đến lợi ích quốc
gia, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái, gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng.

14


1.1.2 Cơ chế, chính sách thu hút FDI
1.1.2.1 Khái niệm cơ chế, chính sách thu hút FDI

- Cơ chế
Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là
"cách thức theo đó một quá trình thực hiện" [16, tr.207]
Theo tác giả, cơ chế là một khái niệm dùng để chỉ quy luật vận hành
của một hệ thống. Sự tương tác giữa các yếu tố kết thành hệ thống mà nhờ đó
hệ thống có thể hoạt động.
- Chính sách
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ. Chính sách đƣợc thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đƣờng lối, nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...[24, tr.599]
Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục
đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà
họ quan tâm”. [9]
Nhƣ vậy, theo tác giả: Chính sách là chương trình hành động do các
nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc
phạm vi thẩm quyền của mình.
Từ các khái niệm trên, cơ chế, chính sách thu hút FDI có thể đƣợc hiểu
là: Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm một hệ
thống các quyết định thích hợp mà nhà nước hay cấp quản lý áp dụng, để
điều chỉnh các hoạt động thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia, lãnh thổ hay địa phương trong
một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã định trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
1.1.2.2 Vai trò của cơ chế, chính sách thu hút FDI.

15



- Cơ chế, chính sách thu hút FDI đƣợc thể hiện rõ ràng, công khai thái
độ và quan điểm của chính phủ nƣớc chủ nhà đối với thu hút FDI là căn cứ để
nhà đầu tƣ hiểu rõ mục đích, lĩnh vực, phƣơng thức tổ chức thực hiện, mức độ
bảo hộ và thái độ thiện chí của chính phủ nƣớc chủ nhà đối với nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài.
- Cơ chế, chính sách thu hút FDI là căn cứ pháp lý để cơ quan quản lý
duy trì hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong một trật tự, có định hƣớng
nhất định với mục tiêu phát triển của quốc gia, đảm bảo không làm tổn thất
đến lợi ích nƣớc chủ nhà.
- Cơ chế, chính sách thu hút FDI thực hiện tốt sẽ làm tăng hiệu quả của
chính sách tiền tệ và tài khóa của quốc gia nhƣ tăng thu ngân sách, ổn định
giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát...
1.2 Nội dung về cơ chế, chính sách thu hút FDI
1.2.1 Cơ chế, chính sách về định hướng thu hút đầu tư
Trong luật pháp thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của nhiều nƣớc, các lĩnh vực
mở cửa và khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng đƣợc quy định rất cụ thể.
Để thu hút đƣợc những doanh nghiệp FDI chất lƣợng, phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của từng quốc gia thì mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ phải đƣa
ra những cơ chế chính sách định hƣớng lĩnh vực thu hút đầu tƣ đúng với lợi thế
mà quốc gia đó đang có.
Chẳng hạn ở Việt Nam, quốc gia đang phát triển theo hƣớng CNHHĐH, thì định hƣớng nhằm tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về thu hút FDI
theo hƣớng chọn lọc các dự án có chất lƣợng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng
công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, đặc biệt trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; tăng cƣờng thu
hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia; khuyến khích, tạo điều kiện
và tăng cƣờng sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với nhau và với các
doanh nghiệp trong nƣớc…

16



1.2.2 Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư về tài chính.
Cơ chế, chính sách ƣu đãi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là điểm mấu chốt
khiến cho các nhà đầu tƣ cân nhắc khi chọn quốc gia tiếp nhận đầu tƣ. Những
ƣu đãi về tài chính thƣờng bao gồm các mức thuế, thời gian miễn, giảm thuế,
ƣu đãi tín dụng, lệ phí và quy định về thời gian khấu hao. Thực tế cho thấy,
mức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ phụ thuộc rất lớn đến các mức thuế đầu tƣ
đối với họ. Để khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo định hƣớng phát
triển của nƣớc chủ nhà, các lĩnh vực, định hƣớng, hình thức đầu tƣ ƣu tiên
thƣờng áp dụng mức thuế thấp. Bên cạnh đó, thời gian miễn, giảm thuế cũng
đƣợc nhiều nƣớc sử dụng để hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, và tùy từng
nƣớc sẽ có những cơ chế, chính sách về miễn giảm thuế khác nhau.
Ở Việt Nam, cũng đã dành khá nhiều chính sách ƣu đãi đầu tƣ, trong đó
có những chính sách “trải thảm đỏ” để thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Ƣu đãi đầu tƣ không phải ai cũng đƣợc hƣởng, chỉ những đối tƣợng đáp ứng
đủ điều kiện theo quy định của Luật đầu tƣ 2014 và Nghị định số
118/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết Luật đầu tƣ thì mới đƣợc hƣởng chính
sách ƣu đãi đầu tƣ. Một số các ƣu đãi nổi bật cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
nhƣ nhà đầu tƣ đƣợc miễn toàn bộ tiền thuế đất đối với các dự án lĩnh vực
giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, môi trƣờng, dự án BOT, các dự án thuộc lĩnh
vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ vào địa bàn các huyện của tỉnh; Miễn giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp hay cho thuê đất dài hạn với giá ƣu đãi...
1.2.3 Cơ chế, chính sách về quản lý và cấp phép đầu tư
Trong quá trình hình thành và triển khai dự án đầu tƣ, các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài phải chịu sự quản lý chặt chẽ của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Nƣớc
tiếp nhận đầu tƣ có trách nhiệm thẩm định và cấp phép cho các dự án đầu tƣ
phù hợp và tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật về đầu tƣ đã đƣợc
ban hành.
Quy trình thẩm định dự án đầu tƣ là các bƣớc thực hiện đánh giá hiệu

quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tƣ nƣớc ngoài để phê duyệt cấp giấy phép

17


đầu tƣ hoặc cho phép đầu tƣ hay không. Quy trình về thẩm định dự án FDI
phụ thuộc vào thẩm quyền dự án do Chính phủ quy định. Ở Việt Nam áp
dụng chính sách phân quyền thẩm định dự án FDI cho các địa phƣơng. Chính
quyền trung ƣơng chỉ thẩm định các dự án lớn, có vị trí ảnh hƣởng quan trọng
đối với nền kinh tế, chính trị - xã hội ... còn các dự án nhỏ thì giao lại cho các
địa phƣơng tự thẩm định và đƣợc quyền phê duyệt cấp phép đầu tƣ.
1.2.4 Cơ chế, chính sách về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong số các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn với FDI
nên thực tế cũng cho thấy những quốc gia nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém rất
khó thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, khi đã không thu hút đƣợc đầu tƣ
nƣớc ngoài thì khả năng tạo cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế. Do đó để phá vỡ
cái vòng luẩn quẩn này cần đi trƣớc một bƣớc, tiến hành đầu tƣ xây dựng, cải
tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu FDI đặt ra với lĩnh vực này.
Điều này cũng có nghĩa: để thu hút đƣợc dòng FDI và nƣớc chủ nhà
cần phải chuẩn bị một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi với các chính sách, quy tắc
đƣợc nới lỏng theo hƣớng khuyến khích FDI, cải thiện cơ sở hạ tầng … Nhƣ
vậy, để thu hút đƣợc FDI có rất nhiều việc phải làm, song điều quan trọng hơn
là làm sao để dòng chảy đó đƣợc duy trì liên tục.
1.2.5. Một số cơ chế, chính sách khác
Bên cạnh một số chính sách cơ bản đã nêu ở trên thì nƣớc nhận đầu tƣ
còn áp dụng nhiều chính sách quan trọng khác nhƣ : cơ chế, chính sách về cải
cách thủ tục hành chính; cơ chế, chính sách về chất lƣợng nguồn nhân lực;
chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trƣờng, chính sách ngoại hối, chính sách
về quyền sử dụng đất.... Ngoài ra còn nhiều chính sách đối với các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài về bảo hiểm, tín ngƣỡng tôn giáo, y tế và các hoạt động văn hóa –

xã hội khác. Các chính sách này nhằm hƣớng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hòa nhập vào cộng đồng nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.

18


1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài
1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài
Một là, xu thế toàn cầu hóa
Trong quá trình toàn cầu hóa, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc
sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng phát minh, cải tiến, hoặc tiếp nhận chuyển
giao bí quyết công nghệ mới. Đối với các nƣớc đang phát triển thì toàn cầu
hóa sẽ giúp tiếp nhận đƣợc các bí quyết công nghệ thông qua việc tiếp nhận
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Toàn cầu hóa cũng giúp cho các quốc gia này tham
gia vào quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, từ đó
làm gia tăng sức cạnh tranh, hiểu quả kinh tế , rút ngắn đƣợc tiến trình hiện
đại hóa.
Toàn cầu hóa ảnh hƣởng đến các quốc gia thu hút vốn FDI, tạo nên một
sự cạnh tranh giữa các nƣớc này. Qua quá trình đó làm thúc đẩy các nƣớc sẽ
ban hành những luật đầu tƣ, chính sách thu hút đầu tƣ thông thoáng và mang
lại lợi ích cho các bên tham gia.
Hai là, liên kết kinh tế trong khu vực
Hiện nay, sự tồn tại của các khối kinh tế chung nhƣ EU, ASEAN,
TPP... đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty xuyên quốc gia (TNCs) sản
xuất và phân phối giữa các nƣớc thành viên, thúc đẩy lƣu chuyển dòng vốn
đầu tƣ quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Thông qua các chính sách tự do hóa thƣơng
mại quốc tế đã loại bỏ các rào cản trong thâm nhập thị trƣờng của các nƣớc
thành viên, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs mở rộng sang các quốc
gia khác, trong đó chủ yếu là các quốc gia đang phát triển.Việc xóa bỏ các rào

cản trong khối liên kết kinh tế cũng làm giảm bớt áp lực về thủ tục hành chính
nhƣ các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh cho các nhà đầu tƣ, từ đó sẽ làm
giảm đƣợc chi phí giao dịch trong kinh doanh, tăng sự cạnh tranh giữa các
quốc gia đầu tƣ vào các quốc gia tiếp nhận đầu tƣ.
Ba là, tình hình chính trị giữa các nước

19


Tình hình chính trị là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các
nhà đầu tƣ khi một đầu tƣ vào một quốc gia nào đó. Nó đƣợc thể hiện không
chỉ là sự ổn định và xu hƣớng chính trị của quốc gia đó. Mà còn là mối quan
hệ của quốc gia đó đối với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới.
Chúng ta có thể thấy rằng, từ sau khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam
đƣợc gỡ bỏ thì tình hình đầu tƣ của các công ty Mỹ vào Việt Nam đƣợc khởi
sắc. Có nhiều các quốc gia mà theo đó cũng muốn tham gia đầu tƣ vào một
quốc gia tiềm năng nhƣ Việt Nam
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng từ bên trong
Một là, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách,
địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số... Đây là yếu tố tác động
quan trọng đến vấn đề lợi ích thu đƣợc hoặc rủi ro gặp phải của các hoạt động
đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ đều phải tiến hành chuyên chở hàng hóa, dịch vụ giữa
các địa điểm sản xuất và tiêu thụ nên vị trí thuận lợi nhƣ gần cảng hàng
không, cảng đƣờng thủy hay giao thông đƣờng bộ thuận lợi cũng giúp cho
nhà đầu tƣ tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí khá lớn. Và đó cũng là một trong
những yếu tố để các nhà đầu tƣ cân nhắc khi muốn chọn địa phƣơng là nơi
tiếp nhận đầu tƣ.
Khí hậu ở quốc gia nhận đầu tƣ cũng là một yếu tố ảnh hƣởng rất lớn
đến quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Yếu tố này bao gồm về

thời tiết, độ ẩm, bão lũ, động đất, ... Đây là yếu tố về tự nhiên, con ngƣời
không có khả năng chống lại nên một nƣớc có điều kiện tự nhiên không thuận
lợi sẽ mang lại nguy cơ rủi ro cao, rất ảnh hƣởng đến xu hƣớng đầu tƣ vào các
quốc gia này. Mặt khác , nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cung cấp đƣợc
các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ cho các hoạt động đầu tƣ. Một nƣớc
sẽ hấp dẫn bởi nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nguồn nhân công giá rẻ,
quy mô thị trƣờng và khả năng tiêu thụ lớn.

20


Hai là, môi trường chính trị - xã hội
Môi trƣờng chính trị là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài. Một môi trƣờng chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết đảm bảo
các cam kết của Chính phủ đối với các nhà đầu tƣ có thể đƣợc thực hiện.
Đồng thời, ổn định chính trị là điều kiện để duy trì sự ổn định về kinh tế - xã
hội , qua đó giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động đầu tƣ.
Theo bảng xếp hạng GPI năm 2017, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 59,
nằm trong nhóm trung bình. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là nƣớc
bình yên nhất khi xếp thứ 21 trong khi Philippines là nƣớc đứng cuối bảng ở
vị trí 138. Trong khu vực Đông Á thì Nhật Bản là nƣớc có chỉ số GPI cao
nhất, và thấp nhất vẫn là Triều Tiên.
Bảng 1.1. Bảng xếp hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) khu vực
Đông Á năm 2017.
Quốc gia/vùng
Xếp hạng
Quốc gia/vùng
Xếp hạng
lãnh thổ
GPI/163

lãnh thổ
GPI/163
Nhật Bản
10
Inđônêxia
52
Hàn Quốc
47
xingapo
21
Trung Quốc
116
Myanma
104
Việt Nam
59
Triều Tiên
150
Lào
45
Thái Lan
120
Cam pu chia
89
Malaisia
29
Philippin
138
Đông ti mo
53

Nguồn: Báo cáo thường niên của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP)
Theo World Bank, rủi ro chính trị đƣợc xem là một trong những rào
cản hàng đầu đối với việc đầu tƣ xuyên quốc gia của các công ty tại các nƣớc
công nghiệp cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển. Tại nƣớc chủ nhà, rủi ro
chính trị không chỉ là sự thiếu chắc chắn về những hoạt động của chính phủ
và thể chế chính trị mà còn bùng nổ các cuộc bạo động, khủng bố, nội chiến
và bất đồng giữa các quốc gia. Do tính chất dài hạn với những tài sản mang
tính cố định mà FDI dễ bị ảnh hƣởng do rủi ro chính trị hơn các hình thức
dịch chuyển dòng vốn xuyên biên giới khác.

21


×