Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NV 9 Tuần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.25 KB, 10 trang )

Ngày dạy : …………..
- Chuẩn bị : Tranh, ảnh về thảm họa chiến tranh.
- Ổn định : Sĩ số: ………. Vắng: ……….
- Kiểm bài cũ :
? Chứng minh vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh.
? Lối sống giản dị mà thanh cao của Bác được thể hiện qua bài viết như thế nào.
? Điều gì đã tạo nên nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
? Kể một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ.
- Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài
+ GV có thể bắt đầu từ những tin tức thời sự về chiến tranh,
xung đột ở các khu vực trên thế giới để vào bài.
+ Dựa vào chú thích () trong SGK để giới thiệu văn bản & tác
giả. Cần nhấn mạnh: đây là đoạn trích bản tham luận của G.G
Mác-két đọc tại cuộc họp mặt của 06 nguyên thủ quốc gia bàn về
việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình thế giới, để HS
thấy rõ ý nghĩa của văn bản.
+ HS đọc phần chú thích.
HĐ2: Đọc-hiểu văn bản.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp, chú ý đọc chính xác, nhấn mạnh
làm rõ các luận cứ.
? Câu hỏi 1 / SGK / 20.
+ Luận điểm VB: Chiến tranh hạt nhân là một tai họa khủng
khiếp đang đe dọa toàn thể loài người & mọi sự sống trên trái đất,
vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình
là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
+ Hệ thống luận cứ:
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy
diệt cả trái đất & các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện
đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh trong các


lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục,… với
I/ ĐỌC-CHÚ THÍCH:
+ Tác giả: G.G. Mác-két (Colombia),
là nhà văn đã nhận giải Nobel văn học-
1982.
+ Xuất xứ: trích tham luận của Mác-
két trong cuộc họp 06 nước tại Mê-hi-
cô (08/8/1986), gồm: Ấn Độ, Mê-hi-
cô, Thụy Điển, Ac-hen-ti-na, Hy Lạp,
Tan-da-ni-a.
+ Giải từ: (SGK).
II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1/ Luận điển & hệ thống luận cứ
của văn bản:
a) Luận điểm : Chiến tranh hạt
nhân là tai họa khủng khiếp đe
dọa sự sống trên trái đất nên
cần phải đấu tranh loại bỏ nó
cho thế giới được hòa bình, đó
là nhiện vụ cấp bách của toàn
nhân loại.
b) Hệ thống luận cứ :
+ Kho vũ khí hạt nhân có khả năng
hủy diệt trái đất & các hành tinh khác.
1
TUẦN 2 – BÀI 2
TUẦN 2 – BÀI 2
KQCĐ:
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân & cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa toàn bộ sự sống
trên trái đất & nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó và đấu tranh

cho một thế giới hòa bình. Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực,
cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Nắm được các phương châm hội thoại về quan hệ, cách thức, lịch sự, để vận dụng trong giao tiếp.
- Hiểu & có kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
- G.G. Mác-két (Colombia) -
TIẾT 6-7
những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho
thấy tính chất phi lý của việc đó.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài
người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến
hóa.
- Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc
chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
CỦNG CỐ TIẾT 6 :
? Nêu xuất xứ của văn bản , cho biết luận điểm & hệ thống luận
cứ của văn bản .
VÀO TIẾT 7 :
? Câu hỏi 2/ SGK / 20.
+ Để cho thấy tính hiện thực & sự khủng khiếp của nguy cơ
CTHN, tác giả bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian
(08/8/1986) & đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một
phép tính đơn giản “nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi
người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 04 tấn thuốc
nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là
một lần mà là 12 lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.”
+ Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt
nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lý thuyết: “Kho vũ khí ấy
… của hệ mặt trời.”.
+ Cách vào đề trực tiếp & bằng những chứng cứ xác thực đã thu

hút người đọc & gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của
vấn đề đang nói tới.
? Câu hỏi 3 / SGK / 20.
+ Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng
với những so sánh rất thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế,
thực phẩm, giáo dục. Đây đều là những lĩnh vực hết sức thiết yếu
trong cuộc sống con người, đặc biệt là với các nước nghèo, chưa
phát triển. Sự tốn kém ghê gớm & tính phi lý của cuộc chạy đua
vũ trang  nhận thức cuộc chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho
CTHN đã & đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện cải thiện
cuộc sống của con người, nhất là các nước nghèo.
+ Nghệ thuật lập luận của tác giả ở đoạn này thật đơn giản mà
có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được, tác giả chỉ lần
lượt đưa ra những ví dụ so sánh trên nhiều lĩnh vực với những con
số biết nói. Có những so sánh khiến người đọc phải ngạc nhiên,
bất ngờ trước sự thật hiển nhiên mà phi lý. Ví dụ: “Chỉ 02 chiếc
tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho
toàn thế giới.”
? Câu hỏi 4 / SGK / 20.
CTHN không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự
sống trên trái đất. Vì vậy nó phản tiến hóa, phản lý trí của tự
nhiên. Tác giả đưa ra chứng cứ khoa học địa chất & cổ sinh học
về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất, cho thấy sự
sống trên trái đất & của con người là kết quả của quá trình tiến
hóa lâu dài hàng triệu năm: “Từ khi mới … mà thôi.”  dẫn đến
nhận thức về tính phản tiến hóa, phản tự nhiên của CTHN.
? Câu hỏi 5 / SGK / 20.
Đây là luận cứ để kết bài & cũng là chủ đích mà tác giả muốn
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất
khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ

người.
+ CTHN đã đi ngược lại lý trí loài
người, lý trí tự nhiên & sự tiến
hóa.
+ Chúng ta phải ngăn chặn CTHN để
thế giới hòa bình.
2/ Phân tích các luận cứ :
a) Nguy cơ CTHN: cách vào đề
trực tiếp với những con số cụ
thể , chứng cứ xác thực đã làm
rõ sự khủng khiếp của nguy cơ
CTHN, làm tăng tính hệ trọng
của vấn đề.
b) Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn
bị cho CTHN đã làm mất khả
năng để con người sống tốt đẹp
hơn. Có hàng loạt dẫn chứng so
sánh cụ thể, số liệu rõ ràng.
Người đọc ngạc nhiên, bất ngờ
trước sự thật hiển nhiên mà phi
lý ấy.
 lập luận đơn giản mà có sức
thuyết phục cao.
c) CTHN đi ngược lý trí của con
người & phản lại sự tiến hóa
của tự nhiên. Chứng cứ khoa
học địa chất & cổ sinh học 
nhận thức sâu hơn về tính phản
tiến hóa, phản tự nhiên của
CTHN.

2
gởi tới mọi người. Sau khi chỉ ra rõ ràng về hiểm họa hạt nhân
đang đe dọa loài gnười & sự sống trên trái đất, tác giả hướng tới
một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn CTHN cho một thế
giới hòa bình: “Chúng ta đến đây … hòa bình, công bằng.”
Tác giả tiếp tục khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng
ngũ những người đấu tranh ngăn chặn CTHN. Để kết thúc lời kêu
gọi, Mác-két nêu một đề nghị: “Mở ra một nhà băng … xóa bỏ
khỏi vũ trụ này.”
HĐ3: Tổng kết.
+ HS nêu cảm nghĩ về văn bản vừa tìm hiểu (liên hệ với tình
hình thời sự về chiến tranh, xung đột, khủng bố, chạy đua vũ
trang,… trên thế giới hiện nay. Từ đó rút ra những bài học cần
thiết & phương hướng hành động tích cực.)
+ Dựa vào ghi nhớ để tổng kết những điểm chính về nội dung &
cách lập luận của văn bản.
+ HS đọc ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản trên của
Mác-két.
d) Nhiệm vụ của mọi người là
ngăn chặn CTHN cho một thế
giới hòa bình: tác giả huớng tới
thái độ tích cực là kêu gọi đấu
tranh ngăn chặn CTHN. Khẳng
định ý nghĩa của sự có mặt
trong hàng ngũ những người
đấu tranh & kết thúc bằng một
đề nghị hợp lý.
 Đây là luận cứ để kết thúc &

cũng là chủ đích mà tác giả muốn
gởi tới mọi người.

GHI NHỚ : SGK / 21.
III/ LUYỆN TẬP:
- Dặn dò :
+ Học thuộc bài & ghi nhớ.
+ Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ & phát triển của trẻ em.
+ Tìm hiểu: Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
+ Chuẩn bị:Các phương châm hội thoại (tiếp).
3
Ngày dạy : …………….
- Chuẩn bị : Bảng phụ.
- Ổn định : Sĩ số:………….. Vắng:………….
- Kiểm bài cũ :
? Thế nào là phương châm về lượng. Nêu ví dụ minh họa.
? Thế nào là phương châm về chất. Nêu ví dụ minh họa.
- Bài mới :
HĐ1: Phương châm quan hệ.
Bước 1:
? Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống
hội thoại như thế nào.
Thành ngữ trên dùng để chỉ tình huống hội thoại mà trong đó
mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.
Bước 2:
? Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống hội thoại như
vậy.
Nếu xuất hiện tình huống hội thoại như thế thì sẽ không giao
tiếp với nhau được & những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối
loạn.

Bước 3: GV có thể khẳng định: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề
tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.
HĐ2: Phương châm cách thức.
Bước 1:
? Thành ngữ “dây cà ra dây muống”, “lúng búng như ngậm
hột thị” dùng để chỉ những cách nói như thế nào.
Thành ngữ 1: dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.
Thành ngữ 2: dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời,
không rành mạch.
? Cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp thế nào.
Người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung
được truyền đạt. Điều đó làm cho giao tiếp không đạt kết quả.
? Qua đó có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp.
Khi giao tiếp cần chú ý cách nói ngắn gọn, rành mạch.
Bước 2: HS xác định những cách hiểu khác nhau đối với câu:
“Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.”
+ Có thể hiểu theo hai cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ:
“của ông ấy” bổ nghĩa cho “nhận định” hay cho “truyện ngắn”.
+ Trong nhiều tình huống giao tiếp, những yếu tố thuộc ngữ
cảnh có thể giúp người nghe hiểu đúng ý của người nói. Tuy
nhiên, cũng có trường hợp người nghe không biết nên hiểu câu
nói thế nào.
+ Có thể chọn một trong những cách diễn đạt sau
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện
ngắn.
- Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy
sáng tác.
- Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện
ngắn của ông ấy.
I/ PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ:

- Ông nói gà, bà nói vịt: mỗi
người nói một đằng, không
khớp nhau, không hiểu nhau.
 Không giao tiếp được & những
hoạt động của xã hội sẽ rối loạn.
GHI NHỚ : SGK / 21
II/ PHƯƠNG CHÂM CÁCH
THỨC:
- Dây cà ra dây muống: nói dài
dòng.
- Lúng búng như ngậm hột thị:
nói ấp úng, không rành mạch.
 Khó tiếp nhận nội dung, giao
tiếp không đạt.
4
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP)
TIẾT 8
+ Nếu không vì một lý do đặc biệt thì không nên nói những câu
mà người nghe có thể hiểu nhiều cách vì sẽ gây khó hiểu, trở ngại
cho giao tiếp.
Bước 3: HS đọc ghi nhớ.
HĐ3: Phương châm lịch sự.
Bước 1: HS đọc truyện “Người ăn xin”
? Vì sao ông lão ăn xin & cậu bé đều cảm thấy như đã nhận
được từ người kia một cái gì đó.
Tuy cả hai đều không có của cải, tiền bạc nhưng đều cảm nhận
được tình cảm mà người kia mà người kia đã dành cho mình, đặc
biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một
người ở vào hoàn cảnh bần cùng “đã già, đôi mắt đỏ hoe, nước
mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi” cậu bé không hề

khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ & lời nói hết sức chân
thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.
? Có thể rút ra bài học gì từ truyện này.
Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội & hoàn cảnh của người đối
thoại như thế nào thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn
trọng đối với người đó. Không nên vì cảm thấy người đối thoại
thấp kém hơn mà dùng lời lẽ thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng.
Bước 2: HS đọc ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập.
GHI NHỚ : SGK / 22
III/ PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ:
- Hai nhân vật đều cảm nhận
được tình cảm mà người kia
dành cho mình
- Thái độ cậu bé rất chân thành
& tôn trọng ông lão ăn xin.
 Luôn tôn trọng người giao tiếp
với mình & nói năng lịch sự.
GHI NHỚ : SGK / 23.
IV/ LUYỆN TẬP:
1. + Những câu tục ngữ, ca dao đã khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống & khuyên ta trong giao
tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
+ Một số tục ngữ, ca dao tương tự:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt, miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
- Một lời nói quan tiền, thúng thóc

Một lời nói dùi đục cẳng tay.
- Một câu nhịn, chín câu lành.
2. Phép tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh.
Ví dụ: Thay vì chê bài viết của bạn dở, ta có thể nói: Bài viết của bạn chưa được hay lắm.
3. Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.
b) Nói trước lời người khác chưa kịp nói là nói hớt.
c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc.
d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.
e) Nó rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.
 Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự: a, b, c, d.
& phương châm cách thức: e.
4. Đôi khi người ta phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì:
a) Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh
để người nghe hiểu là mình sẽ không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt
trên.
b) Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ tổn
thương thể diện của người đối thoại, để giảm nhẹ ảnh hưởng & tuân thủ phương châm lịch sự, người
nói dùng cách diễn đạt trên.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×