Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Di tích kiến trúc cột cờ, bắc môn, đoan môn và nền điện kính thiên tại khu di sản trung tâm hoàng thành thăng long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.39 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU THỊ HIỀN

DI TÍCH KIẾN TRÚC CỘT CỜ, BẮC MÔN, ĐOAN MÔN
VÀ NỀN ĐIỆN KÍNH THIÊN TẠI KHU DI SẢN TRUNG
TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC

Hà Nội – 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tống Trung Tín

Phản biện 1: TS. Phạm Quốc Quân

Phản biện 2: TS. Trần Anh Dũng

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi 08 giờ 00 ngày 31 tháng 10 năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
có diện tích 18,395 ha, thuộc địa bàn phường Điện Biên và phường
Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Bao gồm: Trục Trung tâm Thành
cổ Hà Nội rộng 13,865 ha và khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu
rộng 4,530 ha. Toàn bộ khu di sản nằm trong khu trung tâm của Cấm
thành, Hoàng thành qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung
hưng và hành cung Bắc Thành, Hà Nội.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, Kinh đô Thăng Long đã bị
hủy hoại hoàn toàn chỉ còn sót lại một số di tích kiến trúc như: Đoan
Môn, nền điện Kính Thiên thời Lê, Cột Cờ và Bắc Môn thời Nguyễn.
Với những giá trị to lớn về lịch sử văn hóa và nghệ thuật khu
di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được xếp hạng
Di tích quốc gia năm 2007, di tích quốc gia đặc biệt năm 2009, và đặc
biệt,vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil
(tức 6 giờ 30 ngày 01/8/2010 theo giờ Việt Nam), Ủy ban di sản thế
giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu di tích Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long - Hà Nội là di sản Thế giới khi đáp ứng 3 tiêu chí
(ii, iii, vi).
Trong hệ thống di sản thế giới này, bên cạnh các giá trị cơ bản
thuộc di tích khảo cổ học dưới lòng đất còn có di tích Cột Cờ, Bắc
Môn, Đoan Môn và nền điện Kính Thiên hiện vẫn đang tồn tại trên mặt
đất là những bộ phận quan trọng của khu di sản và đang hàng ngày
phát huy giá trị.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu toàn
diện trên các phương diện cấu trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, niên


1


đại. Do vậy, luận văn dựa trên cơ sở nghiên cứu các di tích trên mặt đất
và dưới mặt đất sẽ đi sâu vào các phương diện này nhằm góp phần làm
rõ hơn các giá trị của di tích.
1.2. Trải qua nhiều thế kỷ thăng trầm, hiện nay, di tích Đoan
Môn, Bắc Môn, Cột Cờ đã bị mất mát nhiều và đang bị phong hóa
mạnh bởi nhiều yếu tố khác nhau. Hiện trạng di tích có chỗ đã bị thấm
nước, một số vị trí gạch đã bị mòn, vỡ hoặc nứt nẻ kéo dài..... Kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp thêm dữ liệu nhằm đề xuất các
kiến nghị góp phần bảo tồn lâu dài và phát huy các giá trị to lớn của
Khu di tích.
1.3 Hiện nay, các di tích Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn và nền
điện Kính Thiên đều tồn tại như một đơn nguyên kiến trúc độc lập.
Trên thực tế lịch sử Cột Cờ, Bắc Môn xây dựng thế kỷ 19 là những bộ
phận của thành Hà Nội thời Nguyễn còn Đoan Môn và nền điện Kính
Thiên là những bộ phận quan trọng thuộc Cấm thành trong Hoàng
thành Thăng Long thời Lê.
Từ khi di sản trở thành di sản thế giới, Chính phủ Việt Nam
và tổ chức UNESCO đều quan tâm đặc biệt tới việc phát huy giá trị
của di tích. Do vậy rất cần thiết liên hệ, so sánh và nghiên cứu tổng
hợp để gắn kết các di tích này với tổng thể kiến trúc thành Hà Nội và
kiến trúc Thăng Long thời xưa để từ đó góp phần phục vụ khôi phục
không gian chính điện Kính Thiên, không gian thành Hà Nội thời
Nguyễn nhằm phục vụ đắc lực cho việc phát huy giá trị của di sản.
Từ tính cấp thiết nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Di
tích kiến trúc Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn và nền Điện Kính
Thiên tại Khu di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long” làm đề

tài luận văn thạc sĩ của mình với hy vọng góp phần nhỏ bé vào công

2


cuộc nghiên cứu lâu dài, phức tạp nhưng vô cùng hấp dẫn của di sản
Hoàng thành Thăng Long.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Di tích Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn và nền điện Kính Thiên
là những di tích quan trọng trong khu di sản Thăng Long Hà Nội. Đây
chính là những công trình của còn lại của thành Thăng Long thời Lê và
thành Hà Nội thời Nguyễn. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về quy mô
cấu trúc thành Thăng Long, thành Hà Nội các di tích này đều được
quan tâm và xem đây là vật chuẩn để xác định quy mô, vị trí của ngôi
thành này.
Tuy nhiên, nghiên cứu có tính hệ thống về cấu trúc, vật liệu và kỹ
thuật xây dựng của những di tích này vẫn chưa có đề tài quan tâm triển
khai. Đặc biệt, đặt các di tích này trong bối cảnh của các cuộc khai quật
khảo cổ học vào các năm 1999, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 để
tìm thấy mối quan hệ giữa các di tích cùng không gian, cùng niên đại,
thậm chí là theo chiều sâu lịch sử qua các lớp văn hóa khảo cổ thì thực sự
vẫn chưa có đề tài tổng hợp và tiếp cận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống nguồn tư liệu về các di tích cổ còn lại trên mặt đất:
Cột Cờ, Đoan Môn, Bắc Môn và nền điện Kính Thiên.
- Nghiên cứu cấu trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng và bước đầu
liên hệ so sánh với cấu trúc tổng thể của thành Thăng Long thời Lê,
thành Hà Nội thời Nguyễn. Đánh giá về giá trị của từng di tích và hệ
thống các cụm di tích này trên trục Trung tâm Hoàng thành Thăng
Long.

- Đề xuất một số kiến nghị phục vụ việc nghiên cứu, bảo tồn
và phát huy giá trị của các di tích trên.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn là kết quả khảo sát, đo
vẽ, chụp ảnh, miêu tả di tích kiến trúc Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn
và nền điện Kính Thiên trên phương diện cấu trúc, vật liệu, kỹ thuật,
trang trí, xác định niên đại...
Ngoài ra, tác giả luận văn có sử dụng thêm nguồn tư liệu qua các
lần khai quật: Hậu Lâu năm1998, Đoan Môn và Bắc Môn năm 1999, Phía
Nam nhà Cục Tác Chiến năm 2008, đặc biệt chú trọng vào các cuộc khai
quật tại khu vực điện Kính Thiên năm 2011 đến năm 2016 nhằm lý giải về
cấu trúc, niên đại và cách bố trí trong một tổ hợp các công trình ở khu vực
Kính Thiên và thành Hà Nội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Không gian nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các di tích kiến trúc Cột Cờ, Bắc Môn,
Đoan Môn và nền Điện Kính Thiên tại Khu Trung tâm Hoàng thành
Thăng Long, phía Bắc được giới hạn từ cổng Bắc Môn, phía Nam
được là di tích Cột Cờ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương, phía
Tây là đường Hoàng Diệu.
4.2.2 Thời gian nghiên cứu
- Di tích kiến trúc Đoan Môn, nền điện Kính Thiên thời Lê, thế kỷ
15 - 18.
- Di tích kiến trúc Cột Cờ, Bắc Môn thời Nguyễn, thế kỷ 19 20.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ
học như: mô tả, lấy tư liệu tại hiện trường… thống kê, dập hoa văn, đo
vẽ di tích. Đồng thời triệt để sử dụng các phương pháp so sánh đối

4


chiếu, phân tích tổng hợp về kỹ thuật xây dựng,nghệ thuật điêu khắc
trang trí và vật liệu xây dựng.
5.2 Kết hợp liên ngành, trong luận văn còn sử dụng các
phương pháp: sử học, nghiên cứu Khu vực học, Hán Nôm học, Kiến
trúc và Nghệ thuật điêu khắc…
5.3 Luận văn sử dụng phương pháp Duy vật lịch sử và Duy vật
biện chứng trong nhìn nhận đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử
liên quan.
Ngoài ra tác giả có sử dụng các chương trình Auto CAD, xử lý
ảnh bằng chương trình Photoshop...nhằm hỗ trợ cho việc làm minh họa
luận văn
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Tập hợp và hệ thống hóa khối tư liệu về các di tích kiến trúc
hiện còn trên mặt đất trong khu vực trục trung tâm Hoàng Thành
Thăng Long.
- Tìm hiểu một số đặc trưng cấu trúc, vật liệu, kỹ thuật xây
dựng và đánh giá về giá trị của từng di tích và hệ thống các cụm di tích
này trên trục Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
- Những đóng góp của luận văn sẽ góp thêm tư liệu, căn cứ
khoa học vào nghiên cứu, phát huy giá trị hệ thống di tích kiến trúc ở
khu vực Hoàng Thành Thăng Long trong tương lai.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và

phụ lục, luận văn có cơ cấu ba chương như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU
Chương 2: DI TÍCH KIẾN TRÚC CỘT CỜ, BẮC MÔN, ĐOAN MÔN
VÀ NỀN ĐIỆN KÍNH THIÊN CẤU TRÚC, VẬT LIỆU, KỸ THUẬT
XÂY DỰNG
5


Chương 3: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA CÁC DI TÍCH CỘT
CỜ, BẮC MÔN, ĐOAN MÔN VÀ NỀN ĐIỆN KÍNH THIÊN TRONG
KHU TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Chương 1
TỔNG QUAN TƯ LIỆU
1.1. Lược sử về kinh đô Thăng Long
Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội ngày
nay là một phần nhỏ của Cấm thành, Hoàng thành qua các triều đại Lý,
Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng và cả thành Hà Nội thời Nguyễn.
Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu, chuyển kinh đô từ
Hoa Lư về thành Đại La quy hoạch và xây dựng là một vương thành
biểu thị cho sức mạnh của nhà nước độc lập. Chính vì lẽ đó, ngay khi
về Đại La (1010), vua Lý đã gấp rút xây dựng Thành Thăng Long. Đợt
xây dựng lần thứ nhất cơ bản hình thành cấu trúc Tam trùng thành
quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng
thành thứ hai là Hoàng thành có mở bốn cửa Tường Phù ở phía đông,
cửa Đại Hưng ở phía nam, cửa Quảng Phúc ở phía tây và cửa Diệu
Đức ở phía Bắc. Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở, làm việc
của nhà vua, hoàng gia và chính phủ.
Trong triều đại nhà Lý về cơ bản có 3 đợt xây dựng Kinh đô lớn,
vào các năm: 1010, 1029 – 1030 và 1203.
Vào đầu thế kỷ 13, triều Lý đã suy yếu cực độ, năm 1226 và

phải nhường chỗ cho một vương triều mới: triều Trần (1226 - 1400).
Nhà Trần có một vài lần sửa chữa mở rộng thêm ít nhiều. Thành
có bốn cửa: Tây Dương (Cầu Giấy), cửa Chợ Dừa, cửa Cầu Dền, cửa
Vạn Xuân (Đống Mác). Trên thực tế, đoạn thành phía đông đồng thời
cũng là đê sông Nhị, còn có hai cửa mở thông ra hai bên của kinh

6


thành: Giang Khẩu (cửa sông Tô) và Đông Bộ Đầu (Triều Đông đời
Lý), hai vòng thành phía trong là Hoàng Thành và Cấm Thành vẫn dựa
vào thành cũ thời Lý.
Đáng chú ý, năm 1230, nhà Trần bắt đầu xây dựng, sửa chữa lại
các cung thất, ở giữa vẫn là trục chính tâm có điện Thiên An, hai bên,
nơi vua ở gọi là cung Quan Triều, nơi Thượng hoàng ở gọi là cung
Thánh Từ.
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế bỏ vua Trần, thiết lập triều Hồ
(1400-1407), xây dựng một đô thành mới ở An Tôn (Thanh Hoá) và
cuối năm đó, buộc vua Trần dời đô vào Thanh Hoá. Đô thành mới
mang tên Tây Đô, nhân dân thường gọi là thành nhà Hồ. Thăng Long
đổi tên là Đông Đô. Thăng Long mất vị trí trung tâm chính trị cả nước.
Sau khi chiến thắng giặc Minh, vua Lê Lợi vẫn chọn Thăng
Long làm kinh đô nhưng đổi tên là Đông Đô rồi Đông Kinh.
Năm 1490 cho đến thế kỷ XVI, kinh thành mới được xây dựng
lại có nhiều thay đổi. Trong thời gian này Hoàng thành và Đại La
thành được xây đắp mở rộng thêm. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho
mở rộng Hoàng thành thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng trong 8
tháng mới xong.
Năm 1802, sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên
ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân.

Năm 1805, “Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ vì
cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành mà Hoàng thành Thăng Long
thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vauban
của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều”, chỉ có 2 công trình
của thời Lê được giữ lại là Đoan Môn và điện Kính Thiên
Năm 1888, khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho
Pháp. Người Pháp đổi tỉnh Hà Nội thành thành phố Hà Nội. Đến khi

7


chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là đầu não của Liên
bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá hủy hoàn toàn để
lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp, ngoại trừ các di tích
Đoan Môn, Bắc Môn và Cột Cờ được giữ lại.
1.2. Tình hình nghiên cứu về di tích Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan
Môn, và chính điện Kính Thiên
1.2.1. Di tích Cột Cờ
Kỳ Đài còn gọi là Cột Cờ Hà Nội, được khởi dựng trong giai
đoạn xây thành Hà Nội vào đầu thời Nguyễn (1805-1812). Có giả thiết
cho rằng: Cột Cờ xây trên nền cũ của Tam Môn - cổng phía ngoài Cấm
thành thời Lê.
Kiến trúc Cột Cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột trên có đài
quan sát, đỉnh treo cờ tổ quốc. Trong các tác phẩm như: Đại Nam thực
lục, Bắc thành dư địa chí, Quốc sử di biên, “Một chuyến đi Bắc Kỳ”
của Trương Vĩnh Ký… có đề cập khá rõ về di tích Cột Cờ.
Cột Cờ xây dựng vào năm thứ 3 Gia Long (1805). Theo Phan
Phúc Trực: Quốc sử di biên, bản dịch của Lê Xuân Giáo, Quốc vụ
khanh đặc trách xuất bản, Sài Gòn 1973, Tập thượng, trang 115, đoạn
văn chép như sau: “Về việc xây đắp thành Thăng Long, mùa hè năm

Giáp Tý (1804) khởi công, đến mùa thu năm Ất Sửu (1805) hoàn
thành, nhà vua phái Quận Công Nguyễn Văn Thành trông coi việc ấy.
Phía trong làm Hoàng thành, lấy cửa Đoan Môn, điện Kính Thiên làm
chuẩn đích. Ở phía trước thành Thăng Long, xây một Cột Cờ được gọi
là Điền Đài, cao 100 thước”.
Ngày nay, Cột Cờ nằm sát đường Điện Biên Phủ trong khuôn
viên của Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam. Di tích Cột Cờ là một
kiến trúc quan trọng và được xem là một trong những biểu tượng của
thành phố Hà Nội.

8


1.2.2. Di tích Bắc Môn
Bắc Môn (cửa Bắc) là cửa thành duy nhất trong năm cửa chính
của thành Hà Nội thời Nguyễn. Di tích nằm số 51 đường Phan Đình
Phùng, đối diện với phố Đặng Dung. Cấu trúc cổng thành khá nguyên
vẹn được xây dựng bằng gạch vồ kết hợp với đá, mặt ngoài còn lưu lại
vết đạn đại bác lính Pháp bắn vào năm 1882. Hai lối lên xuống bị phá
hủy và vọng lâu phía trên được xây dựng mới và tu bổ lại.
Sách Bắc Thành dư địa chí chép:“Năm ất Sửu, Gia Long 4
(1805), sai quan đốc sức đắp thành, chu vi 1958 tầm 2 thước 5 tấc, xây
bằng gạch đá. Ngoài thành đều đào hào bao quanh. Thành mở 5 cửa:
Đông Nam, Tây Nam, Chính Đông, Chính Tây, Chính Bắc, xây bằng
gạch đá, bốn bề cao và bằng, một lối ra vào xây bằng đá, trên tròn
dưới vuông. Trên cửa dựng nhà gạch làm lầu canh. Ngoài cửa thành
đều xây lăng giác thành (mang cá)….”.
1.2.3. Di tích Đoan Môn
Đoan Môn là cửa chính quan trọng nhất của Cấm thành Thăng
Long qua các thời Lý - Trần - Lê. Di tích Đoan Môn hiện nay có niên

đại thời Lê, vẫn hiện hữu uy nghi chính giữa trục thần đạo của khu
Thành cổ Hà Nội (khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long).
Đoan Môn xuất hiện từ rất sớm. Năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3,
đời vua Lý Nhân Tông, năm 1121, tấm bia nổi tiếng“Đại Việt Quốc,
Lý Gia đệ tứ Đế Sùng Thiện Diên Linh bảo tháp” hiện đang được lưu
giữ tại chùa Long Đọi (Hà Nam) đã nhắc tới Đoan Môn. Dưới thời Lê
Sơ và Lê trung hưng, Đoan Môn được chính sử (Đại Việt sử kí toàn
thư, Lê triều Hội điển...) nhắc đến như một kiến trúc tiêu biểu, quan
trọng của khu vực không gian chính điện Kính Thiên gắn với các nghi
lễ triều chính của quốc gia Đại Việt. Năm 1802, Gia Long chọn Phú
Xuân (Huế) làm kinh đô, Thăng Long chỉ còn là thủ phủ của Bắc

9


Thành gồm 11 trấn. Năm 1805, thành Thăng Long bị phá bỏ để xây
dựng thành Hà Nội, nhưng di tích Đoan Môn vẫn được giữ lại và có
sửa chữa thêm. Không gian sân Đoan Môn giai đoạn từ năm 1802 1882 gắn liền với điện Long Thiên và hành cung Bắc Thành của nhà
Nguyễn. Đoan Môn thực sự thay đổi khi quân Pháp chiếm được thành
Hà Nội năm 1882, người Pháp đã cho bịt kín cả 5 cửa ở Đoan Môn
cũng như 2 của phụ bên Đông và Tây khiến cho khu vực bên ngoài
nhanh chóng bị hoang hóa, trở thành một khu đất trống và cuối cùng
chấm hết vai trò lịch sử của mình vào năm 1894-1897 khi hợp đồng
phá thành Hà Nội được Hội Đồng Thành phố thông qua và thực hiện
một cách nhanh chóng, nhưng Đoan Môn vẫn tồn tại bất chấp cuộc hủy
diệt lớn này.
Tại Đoan Môn đã có 2 giai đoạn nghiên cứu khảo cổ học quan
trọng: giai đoạn thứ nhất diễn ra trong năm 1998 – 1999 và giai đoạn 2
năm 2011 -2016. Kết quả khai quật đã phát hiện nhiều dấu tích khảo cổ
học mới như con đường/tường lát gạch “hoa chanh” thời Trần và chân

móng di tích Đoan Môn, sân nền gạch vồ thời Lê ở Đoan Môn... Kết
quả này không những chỉ rõ về chiều sâu tầng văn hóa trước Đoan
Môn mà còn làm rõ các dấu tích gắn bó mật thiết với di tích này như
đường Ngự Đạo, sân Đan Trì, kiến trúc hành lang...
Hơn nữa, với những phát hiện này, hầu hết các nhà khảo cổ học
đều cho rằng giả thiết vị trí trung tâm của thành Thăng Long thời Lý, Trần,
Lê là nền điện Kính Thiên thời Lê coi như đã được chứng minh.
1.2.4. Di tích nền điện Kính Thiên
Điện Kính Thiên là chính điện thiết triều của nhà Lê sơ, nhà Mạc và
nhà Lê trung hưng. Theo giả thiết của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nơi đây
có thể là chính điện Thiên An của triều Lý và triều Trần.

10


Sử cũ cho biết, tháng 12 năm 1427, quân Minh thua trận rút về
nước. Vua Lê Lợi từ điện tranh Bồ Đề vào đóng ở thành Đông Kinh
(tháng 4 năm 1428), lên ngôi Hoàng Đế, đặt Quốc hiệu là Đại Việt,
đóng đô ở Đông Đô (Thăng Long), sau đổi thành Đông Kinh vào năm
1430.
Tháng 11 năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Vua cho làm điện
Vạn Thọ, lại làm Tả Điện, Hữu Điện, điện Kính Thiên, điện Cần
Chánh. Năm Quang Thuận thứ 5 (1465), Lê Thánh Tông cho làm lại
điện Kính Thiên, Cần Đức đến tháng 11 hoàn thành, liền ban đại xá
thiên hạ. Hai năm sau, (1467) Thánh Tông lại cho làm thêm lan can đá
ở thềm điện.
Khoảng nửa cuối thế kỷ 18, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786),
điện Kính Thiên và khu vực điện Kính Thiên bị bỏ hoang và đổ nát.
Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án chép trong Tang thương ngẫu lục như
sau:“nền điện cũ ở núi Nùng bỏ làm điện Kính Thiên, thờ Hiệu Thiên

thượng đế (giới), Hậu thổ Địa kỳ (đất), và phụ phối đức Thái Tổ hoàng
đế. Những ngày mồng một và rằm, vua ra coi chầu ở điện Cần Chính.
Viện Đãi Lậu ở hai bên điện ấy nối nhau sụp đổ, cỏ mọc lên thềm và
ngập đến đầu gối, phân ngựa vấy ra bừa bãi”.
Tổng hợp các dữ liệu trên cho thấy, khu vực chính điện Kính
Thiên là tổ hợp những công trình kiến trúc bề thế có vị trí trung tâm
quan trọng bậc nhất của Cấm thành Đông Kinh thời Lê, thế kỷ 15 - 18.
Trong đó, chính điện Kính Thiên giữ vị trí trung tâm - điện thiết lễ Đại
triều, cửa cấm thành là Đoan Môn. Ngoài Cấm thành là Hoàng thành,
ngoài Hoàng thành là Kinh thành. Cấu trúc tổng thể của Đô thành
Đông Kinh được tổ chức chặt chẽ theo mô hình tam trùng thành quách
bao bọc lẫn nhau giống như thành Thăng Long thời Lý, Trần. Giai
đoạn cuối thời Lê trung hưng, thế kỷ 18, khu vực này bị hoang tàn,

11


điện Kính Thiên trở thành nơi thờ Thượng Đế, Hậu Thổ Địa Kỳ và đức
Thái Tổ Hoàng đế, các nghi lễ đều bị bỏ và được thực hiện bên phủ
chúa.
1.3. Tiểu kết chương 1
Sự tồn tại của các di tích Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn và
nền điện Kính Thiên, trải qua 2 đợt phá hủy lớn có tính triệt để
vào năm 1805 dưới triều Nguyễn khi Gia Long phá thành Thăng
Long xây thành Hà Nội và năm 1897, Pháp phá thành Hà Nội đã
cho thấy vị trí, chức năng của các di tích này ở mỗi giai đoạn lịch
sử.
Tuy nhiên, bản thân các di tích này cũng không tránh khỏi sự
can thiệp, tu bổ, cải tạo theo ý đồ của nhà Nguyễn và quân đội Pháp.
Chương 2

DI TÍCH KIẾN TRÚC CỘT CỜ, BẮC MÔN, ĐOAN MÔN VÀ
NỀN ĐIỆN KÍNH THIÊN CẤU TRÚC, VẬT LIỆU,
KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Thăng Long (Hà Nội) là kinh đô của Đại Việt suốt trong ba triều
đại Lý - Trần – Lê từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18. Đoan Môn và Kính
Thiên là 2 di tích quan trọng bậc nhất của kinh đô Thăng Long thời Lê.
2.1. Di tích Cột Cờ
Cột Cờ được xây dựng năm 1805 – 1812 cùng thời gian nhà
Nguyễn xây dựng toà thành mới kiểu Vauban. Theo tương truyền, di
tích được xây trên nền cũ của Tam Môn, cổng phía ngoài của Cấm
thành thời Lê.
2.1.1. Cấu trúc công trình
Cột Cờ có chân đế hình vuông bao gồm 3 tầng gạch hình chóp
cụt chồng lên nhau, chiều cao tổng thể 33,4m. Về kích thước chiều
cao, tài liệu cũ có mâu thuẫn nhất định: Quốc sử di biên chép Cột Cờ

12


cao 100 thước (tức 44m), trong khi đó Bắc thành dư địa chí cho rằng
Cột Cờ cao 75 thước (33m). Thực tế cho Bắc thành dư địa chí đưa ra
kích thước chính xác hơn.
Tầng thứ nhất có kích thước dài 42,5m, cao 3,1m và có 2 cầu
thang bằng gạch dẫn lên sân gạch khá rộng phía trên.Tầng thứ hai, mỗi
cạnh dài 27m, cao 3,7m. Mỗi mặt của tầng này có một cửa vòm, phía
trên mỗi cửa khắc các chữ Hán như: “Nghênh húc” (đón ánh nắng ban
mai) ở vòm cửa phía Đông, “Hồi quang” (phản chiếu ánh sáng) ở vòm
cửa phía Tây và “Hướng minh” (hướng về ánh sáng) ở vòm cửa phía
Nam, riêng cửa phía Bắc để trơn không đề chữ.
Tầng thứ ba cao 5,1m, có kích thước 12,8m mỗi cạnh. Có một

khung cửa ở mặt Bắc dẫn đến một cầu thang dẫn lên tháp Cột Cờ. Trụ
tháp được làm hoàn toàn bằng gạch, mặt cắt ngang hình bát giác, cao
12,8m, mỗi cạnh đáy dài 2m, đường kính 5.37m thon dần lên tới đỉnh,
đường kính 3.66m. Trong lòng có bậc thang xoáy trôn ốc dẫn lên tới
đỉnh, gồm 54 bậc. Tháp có các ô cửa chiếu sáng và thông khí hình quạt
và bát giác.
Đỉnh Cột Cờ tạo một vọng canh cấu tạo hình bát giác, mái hình
dạng như chiếc nón cao 3.3m có 8 cửa sổ tương ứng với 8 mặt quay về
8 hướng, trong lòng rộng đủ cho từ 5 đến 7 người đứng quan sát. Giữa
đỉnh lầu là 1 trụ tròn dùng để cắm cờ có đường kính 40cm, cao 8m.
2.1.2. Vật liệu xây dựng
Cột Cờ được xây dựng và gia cố tu sửa bằng nhiều loại gạch,
vôi, cát, đá và xi măng, sắt thép và cả gỗ.
Phần chân đế tam cấp: nền sân cấp thứ nhất được gia cố bằng
gạch, giáp đế móng xây bằng gạch vồ, với cấu trúc 3 hàng giật cấp ở
dưới làm chân đế móng, tường phía trên là gạch bìa mỏng đặc trưng
của gạch Nguyễn, thế kỷ 19.

13


Trên sân tầng 1 được lát gạch vuông Bát Tràng loại 20cm x
20cm, mặt sân cao thấp không đều nhau. các mặt tường đều bị nước
mưa thẩm thấu, mạch vữa bị mục, rạn nứt, gạch bị bào mòn, nhiều viên
rỗ tổ ong. Cây dại mọc bám ở hầu hết các góc tường, tình trạng hư
hỏng nặng nhất ở mặt phía Bắc và Đông.
- Ở cấp thứ 2, chủ yếu được xây bằng gạch bìa giống như tầng 1,
phần tường ốp có khá hơn tầng 1, các mạch vữa còn tương đối tốt. Nền
sân cấp này cũng khá lồi lõm, gạch lát sân chủ yếu là loại 20cm x
20cm

Vật liệu xây dựng Cột Cờ khá phong phú có đá phiến màu trắng,
đá ong, gạch bìa, gạch vồ... được kết hợp rất hài hòa tạo nên công trình
kiến trúc đẹp giữa lòng thủ đô Hà Nội.
2.1.3 Kỹ thuật xây dựng
Tổng thể Cột Cờ được xây dựng bằng gạch có vôi vữa là chất
kết dính tạo ra sự bền vững của công trình. Phần tường ốp tầng 2 có
khá hơn tầng 1, các mạch vữa còn tương đối tốt. Nền sân cấp này cũng
khá lồi lõm, gạch lát sân chủ yếu là loại 20cm x 20cm. Có chất kết
dính.
2.2. Di tích Bắc Môn
Bắc Môn - một trong 5 cổng thành duy nhất còn lại của thành
Hà Nội. Đây là công trình tiêu biểu còn lại của thành Hà Nội xưa còn
tồn tại đến nay.
Bắc Môn là di tích gắn với hai vị tổng đốc Nguyễn Tri Phương
và Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu giữ thành trước sức mạnh của
quân Pháp.

14


2.2.1 Cấu trúc công trình
Căn cứ vào hiện trạng, cứ liệu lịch sử và những bức ảnh tư
liệu chụp khi thành Hà Nội chưa bị phá, cấu trúc Bắc Môn gồm có
4 phần liên kết hài hòa như sau:
+ Phần chính môn: Có mặt bằng tổng thể rộng 360m2, dài chiều
Bắc – Nam là 21.3m, chiều Đông Tây là 17.15m, giữa mở cửa đi thông
qua kiến trúc rộng 4.35m... Mặt đứng của chính môn có dáng hình
thang đều, góc thu về đỉnh là 30, tường xây gạch vồ khoảng 80-85 lượt
gạch, dày trên 1.2m, chân tường xây bằng đá xanh khối lớn, vị trí rõ
nhất được khảo cổ học thám sát dày nhất là 5 lượt đá khối, mỏng là 3

lượt. Cửa xây theo lối cuốn vòm trong khung chữ nhật, khung cao
7.02m, rộng 5.2m, thông cửa rộng 4.35m, cao 5.4m, lùi vào 50cm so
với mép tường. Tường xây bằng gạch, kết cấu vòm cuốn chắc chắn và
theo nguyên tắc một viên đặt ngang, xen một viên đặt dọc liên kết bằng
vữa hợp chất. Mép cửa kè đá hình chữ nhật, riềm trên bằng đá, trang trí
viền cánh sen, trên đề bảng “Chính Bắc Môn”.
Ngoài di tích chính môn còn lại một số bộ phận liên quan đến
công trình như: Lối lên mặt thành, Tường thành, Cầu gạch/đá đều bị
hủy hoại.
2.2.2 Vật liệu xây dựng:
Vật liệu xây dựng tại Bắc Môn chỉ tính phần di tích gốc, về cơ
bản có các loại vật liệu như sau:
+ Vật liệu bằng đá: Đá kè kích thước dài từ 38cm đến 86cm;
rộng từ 17cm đến 32cm, dày 42cm, phía trên có 2 ống máng bằng đá
nhô ra khỏi thân tường 73cm, trang trí văn mây xoắn để thoát nước từ
trên vọng lâu.
+ Vật liệu bằng gạch: Gạch có 4 loại: Gạch vồ, gạch hình thang,
gạch bìa và gạch vuông lát sân.

15


Gạch vồ xây tường thành chính môn có nhiều loại khác nhau,
từ chân móng cao khoảng 1.5m là các loại gạch vồ với nhiều loại
khác nhau chủ yếu là gạch tận dụng gạch cỡ trung bình: (35 – 39)cm x
(11 – 13)cm x (12-4-16)cm khá giống với kích thước gạch ở Đoan
Môn, hay gạch trong các lớp văn hóa thời Lê ở khu vực Kính Thiên.
Gạch xây thân tường có kích thước khá thống nhất gồm 2 loại
màu xám và màu đỏ. Trong đó màu đỏ là chủ yếu, cỡ trung bình: 34 37cm x 11 - 13cm x 12cm khá giống với gạch vồ xây chân móng Cột
Cờ.

2.2.3 Kỹ thuật xây dựng:
Kỹ thuật xây dựng Bắc Môn có nhiều điểm tương đồng với Cột
Cờ.
Móng và đế của di tích này rất kiên cố được xây bằng đá và
gạch vồ có chất kết dính bằng vôi vữa nhưng rất mỏng, nhiều vị trí
mạch khít không thấy chất kết dính. Kỹ thuật này khá giống với Đoan
Môn, thời Lê.
2.3. Di tích Đoan Môn
2.3.1. Cấu trúc công trình:
Đoan Môn được xây dựng từ thời Lê, với vai trò là cổng Cấm
thành. Đến thời Nguyễn công trình vẫn được giữ lại làm cổng phía
nam của hành cung Long Thiên, nằm giữa chính đạo dẫn thẳng lên
thềm điện Kính Thiên. Di tích được xây dựng theo cấu trúc Môn – Đài
– Điện là cấu trúc theo thể chế cổng chính Nam của các đô thành Đông
Á, giống như Ngọ Môn ở Huế hay Ngọ Môn ở cố cung Bắc Kinh, Trung
Quốc.

16


2.3.3. Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng kiến trúc Đoan Môn rất phức tạp có thể chia
ra làm 2 phần, phần tầng 1 có niên đại thời Lê và vọng lâu xây dưới
thời Nguyễn.
- Kỹ thuật xây dựng tầng Đoan Môn:
+ Móng Đoan Môn: Móng rộng hơn chân đế khoảng 1m – 1.7m,
đầm bằng gạch vồ, bìa theo từng lớp riêng biệt, xen kẽ với lớp đất sét.
Dù độ sâu của hố thám sát chỉ dừng lại 70cm, nhưng đã có 5 lớp đầm,
gồm 3 lớp gạch và 2 lớp đất sét.
+ Chân tường: Chân tường được xây bằng đá nằm ở độ sâu 1m1,20m so với bề mặt hiện nay, viền chân và đá ốp vát cong ở mặt trong

lối đi – phần cửa khuyết.
Các khối đá hình chữ nhật nhỏ, bề mặt nhẵn, dài 60cm, rộng
20cm.
Các khối đá hình chữ nhật to, gia công tương tự, dài 75cm,
rộng 42cm.
Đá giật cấp hình chữ L hay hình thước thợ, kích thước không
đều nhau: dài 75cm, rộng 20cm hoặc dài 73cm, rộng 20cm. Đá gia
công nhẵn, giật hai cấp: cấp dưới cao 8cm, dày 11cm, cấp trên cao
4cm, dày 8cm.
2.4. Nền điện Kính Thiên
2.4.1. Cấu trúc công trình
Dấu tích nền điện Kính Thiên nhận biết dựa vào phần nền –
móng kiến trúc cao 2.3m, bố cục hình chữ “công”. Nền phía Nam rộng
Đông – Tây là 52.7m, Bắc – Nam là 38.90m, chính giữa có lan can đá
chạm rồng, ống muống nối nền phía Nam và Bắc dài 38.90m, rộng
34.60 góc Tây Bắc nối với ống muống cũng có một lan can chạm rồng
nhỏ hơn mang phong cách thời Lê trung hưng, thế kỷ 17-18. Lan can

17


đá này đã tu sửa lại vào thời hiện đại. Phần nền phía Bắc rộng Đông –
Tây là 49.70m dài Bắc – Nam là 22.41m (hiện có di tích cách mạng
nhà D67 xây dựng vào những năm 1960 – 1970). Tổng thể nền điện
hình chữ công rộng 4124m2.

2.4.2. Vật liệu xây dựng:
Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch vồ và đá xanh.
Nền gạch này xếp liền xít chiều ngang viên gạch theo hướng
Đông - Tây. Riêng vị trí tiếp giáp với viền đá gạch xếp theo Bắc Nam, men theo viền đá bó chân móng Đoan Môn. Trên tổng thể, mảng

sân này có chiều dài là 6m, gồm 38 hàng và có thể phát triển rộng tiếp.
Mỗi hàng gạch trung bình còn 17 viên, xếp xít và liền mạch, xen
kẽ cả gạch màu đỏ và xám.
Tường xây bó nền, cao 2,1m chân tường xây bằng đá trắng 1
hàng, sau đó xây bằng gạch vồ xám, kỹ thuật xếp gạch giống như
tường Đoan Môn cứ một viên ngang lại một viên dọc.
Kích thước gạch xây tường bó nền mặt nam rất giống với Đoan
Môn cả về màu sắc và kích thước
+ Vật liệu đá: Đặc trưng của tấm đá ốp có chiều dài 52cm, rộng
34cm được tạc giật cấp thành 2 phần, phần bệ phía trên được tạo nhẵn
có chiều rộng là 15cm, dày là 7cm, chân tấm ốp vẫn còn vết đục tạo
tác.
2.4.3. Kỹ thuật xây dựng:
Kỹ thuật xây dựng kiến trúc nền điện Kính Thiên rất phức tạp và
có nhiều đặc trưng giống như Đoan Môn.
+ Móng lan can đá: Qua 2 hố thám sát vào năm 2011 cấu trúc
móng đầm lan can đá được làm rõ: Tại vị trí hố thám sát (rộng 1m x
sâu 58cm) vào sát chân lan can. Móng rộng hơn phạm vi đặt lan can,
đầm bằng gạch vồ, bìa theo từng lớp riêng biệt, xen kẽ với lớp đất sét.

18


+ Chân tường: Chân tường được xây bằng đá 1 lượt duy nhất ở
dưới cùng, ở độ sâu 0.7m so với bề mặt hiện nay, trên hàng đá này
tường gạch xây giật cấp vào khoảng 8cm.
Các khối đá hình chữ nhật nhỏ, bề mặt nhẵn, dài 49cm.
Các khối đá hình chữ nhật to, gia công tương tự, dài 788cm.
Đá ốp lan can đá, giật cấp hình chữ L hay hình thước thợ, kích
thước không đều nhau: dài 52cm, rộng 15cm, dày 34cm.

2.5. Tiểu kết chương 2
Các di tích Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn và nền điện Kính
Thiên mặc dù đã qua một số lần tu bổ hoặc chỉ còn lại nền móng như
nền điện Kính Thiên nhưng cơ bản là di tích gốc của thành Hà Nội thời
Nguyễn và thành Thăng Long thời Lê. Các di tích này phản ánh chân
thực và sinh động nhất về cấu trúc công trình, vật liệu và kỹ thuật xây
dựng của người xưa.
Chương 3
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA CÁC DI TÍCH CỘT CỜ
BẮC MÔN, ĐOAN MÔN VÀ NỀN ĐIỆN KÍNH THIÊN TRONG
KHU TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
3.1. Đặc trưng vật liệu, kỹ thuật, cấu trúc của Đoan Môn –
Kính Thiên
Kiến trúc Đoan Môn và nền điện Kính Thiên là hai di tích quan
trọng của Cấm thành Thăng Long thời Lê, nên có nhiều đặc trưng về
kỹ thuật và vật liệu giống nhau, phản ánh qua một số đặc trưng như:
Gia cố và trang trí móng công trình, kỹ thuật xây tường, vật liệu xây
dựng.

19


3.2. Đặc trưng vật liệu, kỹ thuật, cấu trúc của Cột Cờ - Bắc
Môn
Kiến trúc Cột Cờ và Bắc Môn là hai di tích quan trọng của thành
Hà Nội thời Nguyễn, nên có nhiều đặc trưng về cấu trúc, kỹ thuật và
vật liệu giống nhau, phản ánh qua một số đặc trưng sau:
+ Cấu trúc Cột Cờ mang đặc trưng của kiến trúc Nguyễn.
+ Gia cố và trang trí móng công trình.
+ Kỹ thuật xây tường và sử dụng vật liệu.

3.3. Vị trí, vai trò của Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Cột
Cờ, Bắc Môn trong cấu trúc thành Thăng long Hà Nội.
3.3.1. Vật chuẩn xác định vị trí thành Thăng Long - Hà Nội.
Các di tích Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn và nền điện Kính
Thiên là những di tích gốc để nhận diện, xác định khu vực Cấm thành
và Hoàng Thành Thăng Long
- Trung tâm là nền điện Kính Thiên với di tích nền điện và bậc
thềm đá hiện còn có niên đại vào thời Lê sơ, năm 1467.
- Phía Bắc giáp Tam Sơn ở khoảng phía Nam Bắc Môn.
- Phía Nam có Đoan Môn là cửa chính, ở phía trong và ngoài
cùng Tam Môn hay Chu Tước nay là Cột Cờ.
- Phía Tây có chùa Một Cột nằm về phía Tây của Cấm thành và
Khán Sơn nằm khoảng góc phố Phan Đình Phùng – Hùng Vương,
cũng ở ngoài về phía Tây Bắc của Cấm thành.
Đó là phạm vi của Cấm thành thời Lê. Căn cứ vào số liệu đo đạc
từ thực địa của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, theo
hướng Bắc – Nam, vị trí Tam Sơn không còn dấu tích, chỉ biết nằm ở
phía Bắc Cấm thành, phía trong thành Hà Nội, khoảng phía Nam của
Bắc Môn. Giả định vị trí Tam Sơn nằm giữa Hậu Lâu, nơi khảo cổ học
phát hiện di tích thời Lý coi như một cung điện phía Bắc của Cấm

20


thành và Bắc Môn, thì độ dài từ Tam Sơn đến Cột Cờ có số liệu đo đạc
là 771m.
3.3.2. Vật chuẩn xác định không gian chính điện Kính Thiên
Từ các kết quả khai quật, nghiên cứu, bước đầu có thể phác
dựng cấu trúc và quy mô không gian khu vực chính điện Kính Thiên
ngày một rõ ràng hơn không chỉ giai đoạn hình thành phát triển dưới

triều Lê sơ (thế kỷ 15 - 16) mà cả giai đoạn Lê trung hưng (thế kỷ 17 18). Tuy nhiên, đây mới chỉ là không gian phía trước chính điện Kính
Thiên, phía sau có các điện Cần Chánh, Vạn Thọ… là nơi vua nghỉ
ngơi và làm việc vẫn chưa có dữ liệu cụ thể hay cuộc khai quật thám
sát nào tiến hành. Bước đầu, không gian từ điện Kính Thiên đến Đoan
Môn gồm tổ hợp các công trình: cửa chính Nam là Đoan Môn, qua
Đoan Môn là đến Ngự Đạo, vào sân Đan Trì, bao quanh các công trình
này là hành lang và cổng mở sang phía Tây và Đông.
3.4. Hướng bảo tồn và phát huy giá trị
- Bảo tồn: Về cơ bản các di tích Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn,
nền điện Kính Thiên đã trải qua những đợt trùng tu và tu bổ nhưng
hiện nay, bằng quan sát ngoại quan di tích đã xuống cấp, gạch bị phong
hóa, muối hóa vết nứt xuất hiện ở các mặt tường Đoan Môn, sự xâm
thực của hệ thống rễ cây lớn... chưa tối ưu hóa hệ thống thoát nước trên
mặt sân đã và đang làm di tích bị suy yếu. Tại Cột Cờ nhiều mảng vôi
bị bong tróc độ ẩm cao tạo điều kiện cho rêu mốc phát triển...
Trước thực tế đó, tác giả luận văn đưa ra một số khuyến nghị
để hướng tới việc bảo tồn phòng ngừa và bảo tồn bền vững các di tích
quan trọng này.
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống dữ liệu đầy đủ (tư liệu viết và
bản vẽ) về từng di tích gồm: lý lịch công trình (niên đại, các lần sửa
chữa, tu bổ với nội dung chi tiết); các sự kiện lịch sử, khảo cổ liên
21


quan; ảnh chụp công trình các thời kỳ; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt
đứng của di tích. Trên cơ sở đó có thể thiết lập bản vẽ chi tiết các phần
hiện trạng và đề xuất các lần tu tạo, thậm chí tiến hành scan 3D, đặt
máy đo quan trắc về độ ẩm. Đây là những dữ liệu đầu vào cho các dự
án tu bổ, bảo tồn.
Thứ hai: Tiến hành nghiên cứu, phân tích về vật liệu như gạch

ngói, đá, chất kết dích, vôi, ve nhằm tìm ra vật liệu tốt nhất để bảo
quản và tu bổ định kỳ chi tiết cho các công trình di tích, trách việc di tu
tùy tiện đối với di tích lịch sử, di sản thế giới.
Thứ 3: Đối với các công trình đã mất đi bộ phận kiến trúc như
Bắc Môn cần nghiên cứu kỹ và đầy đủ tiến tới phục hồi lối lên hai bên
như nó vốn có, dỡ bỏ hệ thống cầu thang sắt hiện nay.
Các công trình Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn: đề xuất dự án
nghiên cứu bảo tồn nội thất. Nếu có thể nghiên cứu và bổ sung thêm
cảnh quan (phục dựng một số các hoạt động truyền thống với quan lại,
lính canh…) vừa có ý nghĩa phục vụ tham quan và giáo dục ngoại
khóa...
- Phát huy giá trị: Các di tích kiến trúc cổ hiện còn trên mặt đất
tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là điểm nhấn, minh chứng
của lịch sử, truyền thống và kỹ thuật của người Việt. Tại đây đã và
đang thu hút khách tham quan. Để các di tích này phát huy hết giá trị
cần gắn khai thác và bảo tồn có chiến lược. Trên cơ sở tư liệu lịch sử
và khảo cổ học, hình thành ý tưởng hay để diễn giải Cột Cờ, Bắc Môn,
Đoan Môn, Kính Thiên không chỉ là di tích/phế tích mà là một nhân
chứng biết nói lên câu chuyện lịch sử của mình.

22


3.5. Tiểu kết chương 3
Nghiên cứu về các di tích Cột Cờ, Bắc Môn, Đoan Môn và nền
điện Kính Thiên trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long hướng tới
việc xây dựng hoàn thiện hệ thống hồ sơ khoa học, góp phần quan
trọng cho việc tuyên truyền, quảng bá giá trị khu di sản cũng như công
tác quy hoạch bảo tồn lâu dài và phát huy bền vững giá trị khu di sản.


23


×