Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN TIẾNG ANH KHỐI 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.31 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỎ CÀY NAM

Tên đề tài

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BỘ MÔN TIẾNG ANH KHỐI 8

Thuộc lĩnh vực: giảng dạy

MỎ CÀY NAM, THÁNG/ 2016

1


1. Tình trạng giải pháp đã biết:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của BGH, Tổ chuyên môn;
- Bản thân giáo viên yêu nghề, mến trẻ, luôn cố gắng trong giảng dạy và
tìm mọi cách để nâng cao chất lượng bộ môn;
- Học sinh đa số chăm ngoan và yêu thích bộ môn, biết vượt khó và có
tinh thần cầu tiến.
b. Khó khăn:
- Trường tọa lạc ở vùng nông thôn nên chưa được sự quan tâm đúng mức
của một số phụ huynh học sinh về mặt học tập của con em họ;
- Một số học sinh chưa ham học, còn ham chơi, chưa thật sự cố gắng
trong học tập mặc dù bản thân có năng lực;
- Một số khác do bị hỏng kiến thức từ lớp dưới nên tỏ ra chay lười trong
học tập;
- Học sinh lớp 8 là lứa tuổi có những biến chuyển về tâm sinh lí, các em
muốn khẳng định mình là người lớn nhưng vẫn còn là trẻ con. Do đó, sự
biến chuyển này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.


2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
- Giúp học sinh yêu thích học bộ môn, tin tưởng vào khả năng của chính
mình để cố gắng, nổ lực hết sức mình nhằm đạt kết quả tốt nhất trong học
tập;
- Ngoài việc giúp học sinh yêu thích học bộ môn, còn giúp nâng cao chất
lượng bộ môn, hạ thấp tỉ lệ học sinh yếu kém, góp phần thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ năm học.
2


b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
- Tác động trực tiếp vào đối tượng học sinh yếu nhằm làm thay đổi nhận
thức của học sinh về động cơ học tập cũng như hình thành thái độ học tập
đúng đắn, ý thức tổ chức kỷ luật, từ đó kết quả học tập sẽ có biến chuyển
theo hướng tốt hơn.
- Đang được áp dụng cho khối 8 tại trường năm học 2015-2016.
c. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
c.1 Giải tỏa tâm lí mặc cảm, tạo niềm tin trong học tập:
+ Đối với học sinh nhút nhát và có khả năng học tập chưa tốt: những
học sinh này thường hay mặc cảm với bạn bè vì mình học không bằng các
bạn. Vì vậy các em này ngại khi nhờ bạn giải thích hay chỉ cho mình cách
làm một bài tập nào đó. Và cũng có khi em chưa hiểu cặn kẽ một bài tập
nào đó mà giáo viên đang hướng dẫn trên lớp, nhưng không mạnh dạn
nhờ giáo viên giảng lại vì sợ bạn cười mình là ... “chậm tiêu”!
Với đối tượng này, giáo viên theo dõi để phát hiện những người bạn mà
các em thường hay trò chuyện và chơi chung là những ai, để khi tổ chức
các hoạt động học tập giáo viên sẽ xếp các em cùng nhóm với các bạn đó.
Như vậy các em sẽ mạnh dạn trao đổi với bạn những vấn đề mà các em
chưa hiểu. Từ đó các em thấy tự tin hơn trong việc học; dần dần các em sẽ

mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập và kết quả học tập cũng sẽ
được cải thiện đáng kể.
+ Đối với HS chưa ngoan, có khả năng học nhưng không cố gắng:
những học sinh này thường hay làm theo ý thích, ít khi chịu nghe lời giáo
viên. Đối với đối tượng này, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc
dạy dỗ, uốn nắn các em theo nề nếp. Có hai giải pháp mà giáo viên có thể
áp dụng nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.
Một là quan sát theo dõi xem trong lớp các em này nghe theo lời khuyên
của bạn nào. Lúc tổ chức các hoạt động học tập giáo viên sẽ xếp chung các
3


đối tượng chưa ngoan này cùng nhóm với người bạn của chúng. Việc làm
này giúp hạn chế những hành vi tự phát của các em và tăng thêm ý thức
học tập cho các em. Dần dần sẽ hình thành thói quen tốt trong học tập và
thái độ học tập sẽ nghiêm túc hơn.
Hai là nếu trong lớp không có bạn nào khuyên được các đối tượng này, lúc
tổ chức hoạt động học tập giáo viên sẽ xếp các em vào nhóm đặc biệt và
nhóm này do giáo viên trực tiếp quản lí, điều khiển. Việc này hạn chế
được sự cố ý gây ồn ào, mất trật tự và giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Từ
đó giúp học sinh tự tin hơn trong học tập.
c.2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách tổ chức trò chơi nhỏ
nhằm giúp cho học sinh vừa ôn lại các từ vựng đã học, vừa tạo không khí
vui vẻ và tư thế sẵn sàng tham gia vào bài học mới. Đây được gọi là hoạt
động “warm up”. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Slap the board”,
“Matching”, “Jumpled words”. “Brainstorming”...
* Ví dụ: Unit 2: MAKING ARRANGEMENTS (Read)
Để giới thiệu với học sinh về ngưới phát minh ra cái điện thoại, thời gian nào
nó được phát minh cũng như được bày bán rộng rãi trên thị trường và quá
trình phát minh ra nó như thế nào. Đầu tiên giáo viên có thể dùng thủ thuật

“Brainstorming” trong phần “Warm up” với câu hỏi: “What is the telephone
used for?”. Học sinh sẽ kể ra được rất nhiều công dụng của chiếc điện thoại
như:
- to communicate
- to get information
- to make a phone call
- to make an appointment
- to invite someone to a party
....

4


Từ những ý này giáo viên dựa vào đó và dẫn vào bài mới. Hoạt động này học
sinh rất thích vì chiếc điện thoại là vật rất quen thuộc với các em. Với cách
giới thiệu vào bài mới như vậy sẽ gợi cho học sinh tính tò mò muốn tìm hiểu,
từ đó giúp học sinh có tư thế sẵn sàng tiếp thu bài mới.
c.3 Dạy các kĩ năng:
a. Kĩ năng nghe:
Đây là kĩ năng khó nhất và học sinh “sợ” nhất trong bốn kĩ năng khi học
ngoại ngữ. Để giúp học sinh đỡ “sợ”, đầu tiên thì giáo viên nên dạy từ vựng
thật kĩ về phát âm, dấu nhấn, những chỗ đọc nối âm nếu có. Thiết kế thêm
bài tập (ngoài bài tập trong sách giáo khoa đối với những bài có nội dung quá
ngắn) cho phù hợp với đối tượng học sinh cũng như không gây nhàm chán
cho học sinh trong quá trình học tập.
Ví dụ: Unit 4: Our past (Listen-page 41)
Phần nghe của bài này trong sách giáo khoa chỉ vỏn vẹn có 04 dòng như sau:
Listen to the story. Write the letter of the most suitable moral lesson.
a) Don’t kill chickens.
b) Don’t be foolish and greedy.

c) Be happy with what you have.
d) It’s difficult to find gold.
Với dạng bài tập nghe lấy ý chính như thế này thì rất khó cho học sinh luyện
tập. Do đó giáo viên có thể thiết kế thêm các dạng bài tập sau đây nhằm giúp
học sinh luyện tập:
- Sau khi dạy từ vựng, giáo viên cho học sinh bài tập sau (viết sẵn trên
poster):
1. Listen and check True or False:
a. _______ The farmer sold the eggs to buy food for his family.
b. _______ One day he discovered a gold egg.
c. _______ His wife cut open all the chickens to find more gold eggs.
5


d. _______ She couldn’t find any more gold eggs.
- Giáo viên cho học sinh nghe 2 lần, yêu cầu học sinh so sánh đáp án của
mình với bạn sau đó nêu kết quả, cho học sinh nghe lần 3 và sửa.
- Nhằm giúp học sinh hiểu được toàn bộ câu chuyện và rút ra được bài học
đạo đức như bài tập sách giáo khoa đã yêu cầu. Giáo viên cho học sinh bài
tập thứ 2 (viết sẵn trên poster):
2. Listen and fill in the missing words:
Once a farmer lived a (1) ________ life with his family. His chickens (2)
_____ many eggs which the farmer used to sell to buy food and clothing for
his family.
One day, he went to collect the eggs and (3) ______ one of the chickens laid
a (4) _____ egg. He shouted (5) ____ to his wife, “We’re rich! We are rich!”.
His wife ran to him and they both looked at the egg in (6) ___________. The
wife wanted more, so her husband decided to (7) ________ open all the
chickens and find more gold eggs. Unfortunately, he couldn’t find any eggs.
When he finished all, the chickens were (8) ________.

There were no more eggs of any kind for the (9) __________farmer and his
(10) _________wife.
- Giáo viên cho học sinh nghe 2 lần, yêu cầu học sinh so sánh đáp án của
mình với bạn. Sau đó gọi học sinh lên bảng điền các từ vào khoảng trống,
cho nghe lần 3 và sửa.
- Sau khi cho các em hoàn thành 2 bài tập trên, lúc này giáo viên mới đính
poster bài tập trong sách giáo khoa lên bảng và hỏi: “What is the most
suitable moral lesson?”. Học sinh dễ dàng tìm được câu trả lời.
Với cách làm này, học sinh thích học tiết nghe hơn, các em nghe có hiệu quả
hơn. Từ việc học sinh nghe được khoảng 60% ở đầu năm học, đến nay các
em đã nghe được khoảng 85%.
b. Dạy kĩ năng nói:
6


Bên cạnh kĩ năng nghe, kĩ năng nói cũng là một kĩ năng khó rèn luyện đối
với học sinh. Điều quan trọng khi hướng dẫn học sinh nói là cung cấp vốn từ
vựng theo chủ đề mỗi tiết học, luyện tập phát âm thật kĩ. Bên cạnh đó giáo
viên cần hướng dẫn cấu trúc câu mới nếu có hoặc ôn lại chủ điểm ngữ pháp
có liên quan đến bài học nhằm giúp học sinh thực hành dễ dàng hơn. Ngoài
ra giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập phù hợp cho từng tiết học như
hoạt động theo nhóm (nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn) hoặc đôi bạn và luôn
khuyến khích động viên học sinh thực hành.
Ví dụ: Unit 6: The young pioneers club (Speak-page 55-56)
- Sau khi hướng dẫn một số từ vựng, giáo viên hướng dẫn cấu trúc “Asking
for favors” và “Offering to assistance”, giáo viên run through các tình huống
trong sách giáo khoa, sau đó đưa ra một đoạn đối thoại mẫu:
* Model dialogue:
Hoa: May I help you?
Mrs Ngoc: Yes. Can you help me to carry my bag? I’ve hurt my arm.

Hoa: Certainly. I’ll help you.
Mrs Ngoc: Thank you very much. That’s very kind of you.
- Ngoài bài luyện tập trong sách giáo khoa, giáo viên có thể đưa thêm vài
tình huống thực tế để học sinh luyện tập và tăng khả năng vận dụng kiến thức
vào cuộc sống cho học sinh. Ví dụ:
+ an old man/ need to find the way to the post office/ lost his way
+ your mom/ need to buy some flowers/ is busy decorating the house
...
c. Dạy kĩ năng đọc hiểu:
- Với kĩ năng này thì việc dạy từ vựng không còn chú trọng vào phát âm hay
dấu nhấn vần nữa, mà chú trọng vào ngữ nghĩa của từ và cách sử dụng từ
trong câu. Ngoài ra việc hiểu được cấu trúc ngữ pháp cũng rất quan trọng.
Nó giúp học sinh hiểu rõ hơn ngữ nghĩa của câu văn, đoạn văn. Làm thế nào
7


sau khi học sinh đọc xong một đoạn văn hoặc bài văn ngắn mà học sinh hiểu
được đại ý của từng đoạn văn và cả bài văn; bên cạnh đó cũng hiểu được
những thông tin chi tiết mà người viết muốn gởi trong đó. Để đáp ứng được
mục tiêu đó, giáo viên cần thiết kế bài tập cho phù hợp, bám sát nội dung bài
học và phát huy được tính tích cực của học sinh. Ví dụ như phần Read, unit
4, page 41-42, giáo viên có thể thiết kế bài tập dạng True/ False như sau:
* True or False? Write letter T for True and F for False:
a. _______ Little’s Pea father was a worker.
b. _______ Her mother died when she was young.
c. _______ His father married again after that.
d. _______ She had to do the housework all day.
e. _______ Her step-mother made new clothes for her take part in the
harverst festival.
f. _______ The prince found her lost shoe and decided to marry the girl who

owned it.
- Để giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức của bài học, giáo viên đưa them
vài câu hỏi như sau:
* Answer the questions:
a. Who was Little Pea?
b. What did Stout Nut’s mother make Little Pea do all day?
c. Who gave Little Pea new clothes?
d. Who did the prince decide to marry?
d. Dạy kĩ năng viết:
- Tương tự như kĩ năng đọc hiểu, khi dạy từ vựng cần chú trọng vào từ loại,
ngữ nghĩa và cách sử dụng từ trong câu. Đối với nghững từ khó, giáo viên có
thể cho ví dụ để học sinh dễ hiểu. Việc sử dụng đúng cấu trúc câu cũng rất
quan trọng vì nó truyền tải được ý của người viết một cách rõ ràng. Do đó
giáo viên cần hướng dẫn rõ nên dùng ngữ pháp như thế nào cho phù hợp. Ví
8


dụ như ở bài 1; bài viết nói về bản thân hay một người nào đó, từ vựng chỉ
xoay quanh về tuổi, địa chỉ, mô tả hình dáng, tính tình, các từ nói về thành
viên trong gia đình nên ngữ pháp cũng rất đơn giản là chỉ sử dụng thì hiện tại
đơn. Giáo viên nên lưu ý học sinh cách chia động từ như thế nào cho phù
hợp với các chủ từ để các em có bài viết hoàn chỉnh nhất.
Nếu bài 1 kể về bản thân hay một ai đó thì bài 4 lại kể một câu chuyện
bằng cách tưởng tượng mình là một trong những nhân vật trong câu chuyện
cổ tích. Đối với thể loại này thì học sinh cần sử dụng thì quá khứ đơn. Giáo
viên cần lưu ý cho học sinh cách chia động từ có qui tắc và bất qui tắc như
thế nào cho phù hợp, cách viết câu khẳng định và phủ định như thế nào. Sau
đó hướng dẫn học sinh viết bài theo như bài tập trong sách giáo khoa. Để
giúp học sinh có thể luyện tập nhiều hơn nữa, giáo viên có thể yêu cầu học
sinh về nhà, tưởng tượng mình là nhân vật chính của một câu chuyện cổ tích

nào đó mà em yêu thích và kể lại câu chuyện ấy. Học sinh viết xong nộp bài
cho giáo viên xem và sửa cho các em, có thể ghi điểm cho những bài viết
xuất sắc.
e. Dạy ngữ pháp:
Ngữ pháp rất quan trọng đối với người học ngoại ngữ. Nếu viết và nói không
đúng ngữ pháp thì người khác không thể hiểu mình và mình cũng không thể
hiểu người khác được khi nghe họ nói hoặc đọc những gì họ viết. Những cấu
trúc câu mới thường được giới thiệu ở phần Listen and Read của từng bài
học, đôi khi nó cũng được giới thiệu ở phần Speak hoặc Read. Khi giới thiệu,
hướng dẫn học sinh học cấu trúc câu mới, giáo viên thường dựa vào ngữ
cảnh của bài học để giới thiệu nhằm giúp cho học sinh hiểu sử dụng cấu trúc
câu đó trong tình huống nào là phù hợp. Ví dụ như ở bài 4 (Our past, page
38-39) có cấu trúc câu mới “used to”.
Giáo viên hỏi: What did Mom and Dad do in the evening?
Học sinh: Mom lit the lamp and Dad used to tell us stories.
9


Giáo viên dựa vào câu “Dad used to tell us stories.” để giới thiệu cấu trúc
“used to” (S + used to + V1 + O) và yêu cầu học sinh nói cấu trúc đó được sử
dụng trong tình huống nào (nói về thói quen trong quá khứ, hiện tại không
còn nữa).
Bằng cách bám vào nội dung bài trong sách giáo khoa, chọn lựa ngữ cảnh
phù hợp để giới thiệu cấu trúc mới đã giúp học sinh hiểu được cách dùng,
nắm được cấu trúc câu và có thể ứng dụng vào thực tế dễ dàng.
Sau khi giới thiệu xong ngữ liệu mới, để kiểm tra xem khả năng vận dụng
của học sinh như thế nào, giáo viên có thể đưa ra vài tình huống để học sinh
áp dụng như:
Giáo viên hỏi: Did you get up late last year?
Học sinh: Yes, we did.

Giáo viên: Do you get up late this year?
Học sinh: No, we don’t.
Giáo viên: Now you talk about your past habit.
Học sinh: I used to get up late.
Hoặc giáo viên có thể dùng thủ thuật “Word cues drill” để giúp học sinh
luyện tập thêm nhằm khắc sâu kiến thức:
* Make new sentences from the cues with “used to”:
a. Lan was late for school.
b. My brother smoked a lot.
c. They bought a lot of flowers at Christmas.
d. I came home late after work.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Có thể áp dụng tốt cho các khối lớp từ 6 đến 9 trong trường THCS. Vì
phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong
giảng dạy.
4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
10


pháp:
- Qua áp dụng, kết quả bước đầu thu được như sau qua chất lượng bộ môn
cuối học kì I (2015-2016):
Năm học
2014-2015
2015-2016

Giỏi
15,8%
36,9%


Khá
42,1%
35,4%

Trung bình
Yếu
35,1%
7,0%
21,5%
6,2%

Kém
0
0

MỤC LỤC
11


I/- Bìa
II/- Mô tả giải pháp:
1. Tình trạng giải pháp đã biết
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
áp dụng giải pháp
5. Mục lục

Trang 2
Trang 2,3,4,5,6,

7,8,9,10
Trang 10
Trang 11
Trang 12

12


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gởi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT
1

Ngày
Họ và tên
Võ Thị Hạnh Vân

tháng

Nơi công tác

năm sinh
03/10/1979 THCS Bình
Khánh Đông


Chức
danh
Giáo

Trình độ
chuyên
môn
ĐHSP

Tỷ lệ(%) đóng góp vào
việc tạo ra sáng kiến
100%

viên

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: cấp cơ sở.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh khối 8.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9 năm 2016.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bến Tre, ngày 12 tháng 4 năm 2016
Người nộp đơn

Võ Thị Hạnh Vân

13


PHÁCH SKKN (BẤM KÈM BÊN NGOÀI)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH ĐÔNG
HỌ VÀ TÊN: .............................
NHIỆM VỤ: ...............................
Mã số:..........................................(Hội đồng chấm ghi)
Tên sáng kiến: ...........................................................................

14


15



×