Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

đề tài ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.38 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
A. Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài 2
II. Lý do chọn đề tài
2
III. Phạm vi nghiên cứu
3
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 4
B. Phần nội dung
I . Cơ sở lý luận 5
II. Thực trạng của vấn đề 5
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
8
1. Phạm vi kiểm tra 8
2. Thời gian kiểm tra 9
3. Hình thức kiểm tra 10
4. Các yêu cầu của bài kiểm tra 10
5. Ma trận kiểm tra 10
6. Xác định đối tượng kiểm tra
11
7. Ra đề kiểm tra
14
IV . Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
18
C.Phần kết luận
I . Những bài học kinh nghiệm
20
II. Ý nghĩa của SKKN 21
III. Khả năng ứng dụng triển khai 22
- 1 -


A . PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta ngày càng phát triển , sự hội nhập quốc tế ngày càng cao.
Vì vậy đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải hết sức cố gắng để hòa nhập
với xu hướng phát triển chung của đất nước. Bên cạnh sự phát triển về các
lĩnh vực văn hóa , khoa học xã hội, công nghệ thông tin thì giáo dục cũng
luôn đồng hành với sự chuyển biến đó. Giáo dục là quốc sách hàng đầu của
bất kì quốc gia nào trên thế giới, giáo dục phát triển thì xã hội mới phát
triển. Do đó giáo dục nước ta không ngừng phát triển và đổi mới. Trong
những năm gần đây việc đưa tiếng anh vào giảng dạy tại các cấp học ở nước
ta là một chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Trong thời kì hiện
đại hóa đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Tiếng anh là ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng và thông
dụng trên toàn thế giới, Nó góp phần vào sự phát triển chung của xã hội và
đất nước. Vì vậy việc đưa tiếng anh vào giảng dạy trong nhà trường là hết
sức cần thiết tạo điều kiện cho học sinh học tập và nghiên cứu cao hơn sau
này. Nó góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người
phát triển toàn diện vừa có năng lực phẩm chất vừa có trình độ tri thức khoa
học. Học sinh học tiếng anh có cơ hội tìm hiểu tiếp cận những nền văn hóa
phong phú của các nước trên thế giới. Do tầm quan trọng cuả tiếng anh mà
ngày nay tiếng anh được nhiều tầng lớp trong xã hội học. Đặc biệt là việc
dạy và học tiếng anh ở các trường ở nước ta hiện nay. Thông qua việc học
tiếng anh ở trường thì việc đánh giá kết quả học của học sinh cũng hết sức
là quan trọng và cần thiết. Bởi vì kiểm tra và đánh giá là thước đo của chất
lượng giáo dục. Do đó Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là
góp phần vào việc đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh
- 2 -
trong nhà trường. Nhờ vào kiểm tra đánh giá giúp cho giáo viên và học sinh
ngày càng tiến bộ hơn trong hoạt động dạy và học.
II . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Mục đích cao cả của giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài “ Giáo dục là khâu then chốt trong chiến lược con người , chiền
lược làm cho dân giàu nước mạnh, “ vì con người bằng con người “ Vì con người
là trung tâm của sự phát triển xã hội do đó đòi hỏi phải có chất lượng cao đối với
công tác giáo dục, chúng ta phải làm sao cho giáo dục nước nhà phù hợp với xu thế
hội nhập mới. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu, nhiệm vụ trung tâm
và thường xuyên của người giáo viên đứng trên bục giảng. Muốn đổi mới phương
pháp daỵ học đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo để làm sao tìm
ra được một phương pháp dạy học tích cực, có thể tạo cho học sinh có được tư duy
chủ động, tích cực trong quá trình học tập, nghiên cứu bài hoặc kiểm tra năng lực
trình độ của mình sau một thời gian học tập và tích lũy . Có như thế giáo viên mới
đáp ứng được xu thế tất yếu của việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dạy học
hiện nay .
Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà nước ta cũng như Bộ
giáo dục và đào tạo luôn đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể cho từng năm
học đối với ngành giáo dục nói chung và từng cấp học nói riêng .
Từ lâu chúng ta bàn rất nhiều về đổi mới phương pháp dạy học , theo tôi
không phải cứ bỏ hẳn cái cũ thay bằng phương pháp dạy học mới thế mới là vận
dụng phương pháp đổi mới. Mà việc đổi mới phương pháp phải phù hợp với từng
môn học, từng giờ học và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới
nâng cao được chất lượng dạy học .
Với đặc điểm của trường nơi tôi tham gia trực tiếp giảng dạy thì môn tiếng
anh là một môn học khó. Đa số các em không biết cách học. Thêm vào đó học sinh
trường tôi là vùng nông thôn nên việc tiếp cận với những phương tiện thông tin
- 3 -
rất là hạn chế. Mặc khác điều kiện học tập của các em cũng không được tốt nên ít
nhiều cũng gây khó khăn cho các em trong học tập và tìm kiếm tư liệu. Do học
sinh là vùng nông thôn nên trình độ trong lớp của các em cũng khác nhau hoàn
toàn, Vì vậy để đánh giá chất lượng của học sinh trong lớp nói riêng và của bộ
môn nói chung thông qua bài kiểm tra định kỳ thì càng khó khăn hơn

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và ra đề kiểm tra cho các em nhưng chất
lượng trong lớp tôi giảng dạy đạt kết quả không cao. Các em làm bài điểm thấp từ
đó tôi đặt ra câu hỏi cho mình đó là “ Tại sao học sinh trong lớp mình luôn làm bài
có kết quả thấp như thế mặc dù tôi cũng đã ôn tập kỹ cho các em trước khi kiểm
tra. Qua nhiều lần kiểm tra và giảng dạy tôi nhận thấy do đề kiểm tra của tôi chưa
đáp ứng đúng yêu cầu và trình độ của học sinh trong lớp nên kết quả chưa cao.
Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài “ Ra đề kiểm tra bám sát đối
tượng học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh trong nhà trường “
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã biết việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông
đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp
với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan
điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và
nâng cao khả năng, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vào các bài kiểm tra định kỳ. Qua đó
giúp người giáo viên đánh giá được kết quả và quá trình giảng dạy của mình. Bên
cạnh đó người học cũng có thể đánh giá được quá trình tiếp thu và hiểu biết của
mình thông qua bài kiểm tra. Với quan điểm này, các tiết kiểm tra trên lớp cũng
đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những
nguyên tắc chính của phương pháp mới và tìm hiểu các hoạt động dạy học theo
- 4 -
phương pháp đổi mới sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù
hợp và có hiệu quả.
Từ thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp 7 tại trường trung học cơ sở Định Mỹ
tôi tìm ra những phương pháp tốt nhất để giúp học sinh làm bài tốt trong giờ kiểm
tra và từng bước nâng cao chất lượng đối với bộ môn. Tôi luôn tìm tòi thay đổi và
vận dụng các phương pháp giảng dạy mới vào trong nhà trường đặc biệt là các
khối lớp mà tôi đảm nhận. Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 7 ở trường tôi nhận
thấy rằng nếu áp dụng phương pháp mới phù hợp với trình độ và năng lực của từng
học sinh trong lớp thì sẽ đạt được kết quả cao và đem lại sự hứng thú cho học sinh

trong học tập. Vì vậy việc ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh là một cách
làm hiệu quả góp phần vào việc nâng cao chất lương giảng dạy của giáo viên trong
nhà trường .
Đối tượng nghiên cứu : học sinh khối 7 năm học 2010- 2011 cụ thể là học
sinh lớp 7A1 , 7A2 .
Phạm vi nghiên cứu: Những yếu tố , nguyên nhân và phương pháp của giáo
viên giúp cho học sinh làm bài kiểm tra đúng năng lực và trình độ .
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tìm ra những biện pháp tạo nên sự thành công trong tiết kiểm tra định kì
giúp nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Giúp học sinh yêu thích và
hứng thú với bài kiểm tra , từng bước nâng cao chất lượng học tập của bộ môn .
Qua nhiều năm thí điểm việc ra đề kiểm tra theo phương pháp bám sát đối
tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi nhận thấy rằng việc theo dõi
quá trình học tập của các em trên lớp là hết sức quan trọng và cần thiết , nó là cơ sở
để ra một đề kiểm tra đúng với trình độ và năng lực của từng học sinh trong lớp.
Do đó để ra một đề kiểm tra phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh trong
một lớp là hết sức khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải năng động và theo dõi sự
- 5 -
tiến bộ của học sinh trong từng giờ trên lớp và qua kết quả bài kiểm tra định kì qua
đó giúp cho giáo viên đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh và kết quả
giảng dạy.
- 6 -
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Môn tiếng anh là một môn học khoa học xã hội, nó là chìa khóa cho mọi
người mở ra một chân trời tri thức mới không chỉ trong nước mà cả thế giới cũng
như trong đời sống hằng ngày .
Vì vậy bất kì ai, bất kì người nào, bất kì tầng lớp nào trong xã hội cũng phải
trang bị cho mình một kiến thức ngoại ngữ nói chung và môn tiếng anh nói riêng
dù là đơn giản nhất. Với kiến thức tiếng anh vững chắc là nền tảng tốt nhất để cho

học sinh có điều kiện giao lưu với bạn bè khắp nơi trên thế giới. Tiếng anh giúp
đào tạo ra những con người năng động hoạt bát, có tư tưởng cầu tiến góp phần
đưa đất nước hội nhập cùng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đáp
ứng được tốc độ phát triển của khoa học xã hội như hiện nay.
Việc đưa tiếng anh vào giảng dạy tại các trường THCS trong cả nước và
trong những năm gần đây là các trường tiểu học đây là việc làm hết sức là cần thiết
và đúng đắn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và nghiên cứu ở mức cao hơn sau
này. Nó góp phần vào việc giáo dục học sinh lòng ham mê khoa học, hứng thú học
tập, yêu thích bộ môn, giúp học sinh có khả năng giao tiếp tốt, tự tin trong học tập
trong công việc và trong cuộc sống .
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động
có quan hệ chặt chẽ với nhau, đổi mới kiểm tra đánh giá là hai động lực đổi mới
phương pháp dạy học góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo.
Trong quá trình tham gia công tác giảng dạy trong nhà trường, tôi nhận thấy
rằng dạy học sinh và đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra là hết sức cần thiết.
Bởi vì nó là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng giảng dạy của bộ môn nói riêng và
của nhà trường nói chung. Để đánh giá đúng chất lượng và năng lực của từng học
- 7 -
sinh trong lớp là một việc làm không dễ đối với giáo viên đứng lớp. Bởi vì trình độ
và năng lực của từng học sinh trong lớp không đồng đều, sự tiếp thu kiến thức của
từng học sinh trong lớp cũng khác nhau. Đây là vấn đề khó khăn cho giáo viên
đứng lớp. Vì vậy để có một đề kiểm tra phù hợp với trình độ và năng lực của học
sinh là một việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải luôn bám sát,
theo dõi và quan tâm đến từng em trong từng tiết học trên lớp. Qua đó giáo viên có
thể thực hiện được một đề kiểm tra bám sát với từng đối tượng học sinh cụ thể là
đánh giá đúng quá trình học tập của học sinh trong một thời gian dài tiếp thu trên
lớp. Thông qua bài kiểm tra giáo viên có thể đánh giá và biết được hiệu quả giảng
dạy của mình trong từng thời điểm cụ thể. Qua đó giáo viên có thể điều chỉnh lại
cách giảng dạy của mình cho phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh trong

lớp mà mình giảng dạy.
Thông thường khi ra đề kiểm tra giáo viên phải biết vận dụng kiến thức của
mình trong giảng dạy và đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra để làm thế nào, khi
ra đề kiểm tra phải bao gồm đầy đủ nội dung và kiến thức các em đã được học
trong từng đơn vị bài học. Đề kiểm tra đòi hỏi phải chính xác và phân loại đúng
trình độ của học sinh trong lớp .Để làm được một đề kiểm tra như thế giáo viên
phải biết được chuẩn kiến thức nào , phạm vi cho đề đến đâu , nôi dung ra sao để
cho đề phù hợp với kiến thức mà các em đã được học. Bên cạnh đó giáo viên phải
thống kê và nắm rõ được trình độ của học sinh bao nhiêu học sinh khá giỏi bao
nhiêu học sinh trung bình, yếu kém để ra đề kiểm tra cho chính xác đó là việc làm
quan trọng nhất trước khi ra đề kiểm tra.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và ra đề kiểm tra nên tôi nhận thấy có một
số thực trạng cần giải quyết trong khi ra đề kiểm tra .
* Về phía giáo viên :
- Trước khi làm bài kiểm tra theo phân phối chương trình đa số các em
học sinh không có được tiết ôn tập để hệ thống lại các nội dung và
kiến thức mà các em đã được học trong các đơn vị bài học .
- 8 -
- Cho học sinh làm bài kiểm tra với những dạng bài tập khác nhau mà
giáo viên quên đi là học sinh có phù hợp với những dạng bài tập này
không .
- Do hạn chế về thời gian nên giáo viên chỉ tập trung vào những nội
dung , vấn đề chung chung mà quên đi những vấn đề cơ bản và chủ
yếu .
- Khi ra đề kiểm tra giáo viên chỉ ra đề chung chung chưa có sự phân
loại trình độ học sinh, vì thế đề kiểm tra không đáp ứng được trình độ
học sinh trong lớp và đánh giá không đúng chất lượng của học sinh .
- Giáo viên chưa tập trung vào nội dung chính nào mà minh cần phải
kiểm tra học sinh và từng đối tượng học sinh cụ thể.
* Về phía học sinh :

- Trình độ và khả năng của học sinh trong lớp khác nhau , sự tiếp thu
bài của các em cũng khác nhau .
- Học sinh chưa quan tâm và chưa ý thức được tầm quan trọng của bài
kiểm tra .
- Thái độ chuẩn bị bài kiểm tra còn thờ ơ, làm bài chiếu lệ cho có,
không có sự học bài hay chuẩn bị bài cho tiết kiểm tra .
- Một số học sinh còn mang tính ỷ lại vào bạn, không cố gắng học .
Từ những hạn chế trên tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc ra đề
bám sát đối tượng học sinh là cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà
trường nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng .
Qua thực tế giảng dạy và ra đề kiểm tra cho học sinh trong nhiều năm , tôi
đã cố gắng dành thời gian ôn tập cho các em trước khi kiểm tra, giúp các em nhớ
lại những nội dung cơ bản, những nội dung chính để làm bài , nhưng kết quả làm
bài của các em cũng không cao, tỷ lệ học sinh làm bài trên trung bình còn thấp, số
học sinh làm bài dưới trung bình chiếm tỷ lệ khá cao đa số là những học sinh yếu
kém. Từ đó tôi suy nghĩ và tìm ra câu hỏi “ Làm thế nào để mỗi học sinh trong
- 9 -
lớp làm bài tốt trong tiết kiểm tra và đạt kết quả cao ?” .Từ câu hỏi đó tôi đã tìm ra
được câu trả lời cho vấn đề này và cũng là đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra
cho phù hơp với trình độ học sinh trong lớp để nâng cao chất lượng và hiệu quả
giảng dạy của bô môn tiếng anh trong nhà trường .
Đa số học sinh trường tôi thuộc vùng nông thôn, phần lớn các em là con
nông dân nên điều kiện học tập của các em còn hạn chế, việc tiếp xúc với phương
tiện thôngtin cũng chưa được nhiều. Do đó trình độ và năng lực của các em trong
lớp không đều nhau , một số học sinh thì học khá giỏi, một số học sinh thì rất yếu.
Vì vậy việc đánh giá chất lượng học tập trong lớp của các em cũng chưa được
chính xác so với trình độ và năng lực của học sinh trong từng lớp. Do đó việc đánh
giá chất lượng bộ môn torng nhà trường cũng chưa cao và đúng với thực tế của nhà
trường. Để đánh giá đúng chất lượng của học sinh và chất lượng giảng dạy bộ
môn trong nhà trường đòi hỏi giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp nào

là hiệu quả nhất. Do đó tôi đã chọn biện pháp ra đề kiểm tra bám sát đúng trình độ
học sinh để đánh giá chất lượng giảng dạy của mình. Phương tiện để làm việc này
đó là đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra định kỳ trên lớp. Việc đánh giá chất
lượng học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra là hết sức quan trọng nó là
thước đo của chất lượng giáo dục. Để có được một đánh gía đầy đủ và đúng với
thực tế của từng lớp, từng bộ môn và từng trường thì khâu ra đề kiểm tra là quan
trọng nhất. Bởi vì bài kiểm tra là phương tiện để giáo viên và học sinh đánh giá sự
tiến bộ trong học tập . Mục đích của bài kiểm tra là để đánh giá học sinh, cả lớp và
từng cá nhân học sinh, đã tiếp thu được những gì nhờ đó cung cấp được những
thông tin phản hồi về sự tiến bộ trong học tập của học sinh và chất lượng giảng dạy
của giáo viên cũng như xác định nội dung chương trình học sinh chưa tiếp thu tốt.
Do đó bài kiểm tra vừa là kiểm tra những gì học sinh đã học vừa giúp cho giáo
viên định hướng được công việc phụ đạo hoặc giảng bổ sung. Thông qua bài kiểm
tra này mà bản thân học sinh có thể biết được năng lực và trình độ của mình. Bên
cạnh đó giúp giáo viên có một đánh giá chính xác về chất lượng giảng dạy của
- 10 -
mình. Hầu như tấc cả giáo viên đều phải làm công việc ra đề kiểm tra , kiểm tra 15
phút, 45 phút , kiểm tra học kì hay kiểm tra cuối năm học. Đây là một công việc rất
khó nó đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến nhiều yếu tố với kiến thức và sự chính
xác. Vì thế việc ra đề kiểm tra đúng đối tượng học sinh và phù hợp với trình độ của
các em là hết sức khó khăn. Đề giải quyết cho vấn đề “Làm thế nào để ra đề
kiểm tra bám sát đối tượng học sinh trong lớp để nâng cao chất lượng giảng
dạy môn tiếng anh . “ Tôi đã thực hiện các bước sau :
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
1. Phạm vi kiểm tra :
Đây là yêu cầu cơ bản cần phải biết khi ra một đề kiểm tra, phạm vi kiểm
tra giúp cho giáo viên biết được nội dung nào cần được kiểm tra, kiến thức
ngôn ngữ là gì? Những chuẩn nào mà học sinh cần đạt được. Từ đó việc ra
đề kiểm tra sẽ đáp ứng đầy đủ nội dung, bảo đảm tính chính xác trong phạm
vi ra đề. Trong phân phối chương trình của từng khối lớp quy định rất cụ thể

về phạm vi kiểm tra.
Ví dụ : ở khối lớp 7 phạm vi kiểm tra 45 phút lần 1 của học kì I bao gồm
3 đơn vị bài học như sau : Unit 1 Back To School , Unit 2 : Personal
information , Unit 3: At home. Từ 3 đơn vị bài học trên giáo viên phải xác
định được : Chủ đề, Kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ. Dựa vào
những phạm vi trên mà tôi có được một số yếu tố cơ bản để ra đề kiểm tra .
a. Chủ đề :
- Friends
- Oneself and others
- House and home
b. Nội dung kiến thức :
- Tense : Present simple , Future simple
- Wh- questions : Why ? When ? where ? Which ? How far ? How
long ?
- 11 -
- Adverbs of time : still , till , until
- Indefinite quantifiers : lots of , a lot of , many
- Comparatives / superlatives of adjectives
- Ordinal number
- Exclamations : What + Noun !
- Preposition of position : in , at , on , under, near , next to , behind …
- Compound adjectives
c. Kĩ năng ngôn ngữ : Speaking ,Listening ,Reading ,Writing
Trong bài kiểm tra chỉ kiểm tra nghe, đọc và viết.Vì vậy GV ra đề phải nắm
được kỹ năng ngôn ngữ của 3 đơn vị bài này là gì để ra đề kiểm tra cho phù
hợp .
- Listening : Cho Hs nghe một bài hội thoại hoặc môt đoạn văn ngắn
các em đã được học trong lớp . Bài nghe bao gồm 60-80 từ và cho
những thông tin chung .
- Reading : Hs sẽ đọc một đoạn văn ngắn hoặc một bài hội thoại khoảng

60- 80 từ cho những thông tin chung và bám sát vào những chủ đề và
nội dung các em đã học .
- Writing : Viết một đoạn văn ngắn , hoặc là một lá thư khoảng 50-60
từ
2. Thời gian kiểm tra :
Thông thường những bài kiểm tra đều có thời lượng theo quy định
( 15 phút hay 45 phút ) Vì vậy giáo viên cần chọn lựa những nội dung cần
thiết để kiểm tra đề bài kiểm tra vừa phản ánh được các nội dung quan trọng
vừa đảm bảo cho học sinh làm bài không bị thiếu giờ hoặc thừa giờ quá
nhiều .
3. Hình thức kiểm tra :
Cần chọn hình thức kiểm tra phù hợp cho từng phần. Ví dụ phần nghe
hiểu giáo viên không yêu cầu học sinh viết câu trả lời dài, vì đó không phù
- 12 -
hợp với trình độ của học sinh trong lớp. Thêm vào đó nghe hiểu chỉ là cho
học sinh nghe hiều và trả lời ngắn. Nếu học sinh nghe và viết câu trả lời dài
thì trở thành bài kiểm tra nghe viết. Do đó lựa chọn hình thức kiểm tra rất là
quan trọng .
4. Các yêu cầu của bài kiểm tra:
Để học sinh làm tốt bài kiểm tra giáo viên phải làm sao các yêu cầu
làm bài cảu từng phần phải rõ ràng, dễ hiểu. Nếu giáo viên viết các yêu cầu
làm bài khó hiểu học sinh sẽ không hiểu hoặc hiểu nhầm dẫn đến bài kiểm
tra làm không tốt.
5. Ma trận kiểm tra :
Việc thiết lập ma trận kiểm tra rất là cần thiết trước khi ra đề kiểm tra.
Bởi vì nó giúp cho Gv biết chính xác thang điểm trong từng phần và số
lượng câu hỏi cần được kiểm tra .
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT KHỐI 7
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT

THÔNG
HIỂU VẬN DỤNG TỔNG SỐ
TN TL TN TL TN TL
I.LISTENING
3 câu
0,75
điểm
1 câu
0,25
điểm
4 câu
1 điểm
II. READING
3 câu
1,5
điểm
1 câu
0,5
điễm

4câu
2,0 điểm
III.
LANGUAGE
FOCUS
6 câu
1.5
điểm
3
câu

0.75
điểm
2 câu
0,5
điểm
5 câu
1,5
điểm
2câu
1
điểm
2 câu
0,5
điểm 20 câu
5 điểm
IV .WRITING 4 câu
2.0điểm
4 câu
2.0 điểm
- 13 -
TỔNG SỐ:
12 câu
3.75
điểm
3
câu
0.75
điểm
3câu
0.75

điểm
6 câu
2.0
điểm
2 câu
1
điểm
6 câu
2.5
điểm

32 câu
10 điểm
6 .Xác định đối tượng kiểm tra hoặc mức độ khó dễ của bài kiểm tra :
Đây là vấn đề cơ bản nhất trong quy trình ra đề kiểm tra. Bài kiểm tra
đánh giá những gì học sinh đã học được trong một chương trình học cụ thể ,
vì vậy giáo viên luôn mong muốn học sinh làm tốt tất cả các phần của bài
kiểm tra và đạt điểm cao. Do đó để làm được đều này ngoài việc xác định
mức độ khó dễ thì việc xác định đối tượng và trình độ cụ thể của học sinh
trong từng lớp cũng rất là cần thiết. Vì xác định đúng đối tượng kiểm tra thì
kết quả và chất lượng sẽ phản ánh đúng với thực tế và trình độ thực sự của
học sinh. Nếu giáo viên không nắm chính xác trình độ của học sinh mình thì
khi ra đề chắc chắn là đề kiểm tra sẽ không bám sát đúng năng lực và trình
độ của từng học sinh. Qua đó chất lượng sẽ không phản ánh đúng vì bài
kiểm tra không phù hợp với trình độ và kiến thức của các em .Đối với học
sinh này thì bài kiểm tra quá dễ đối với học sinh này thì bài kiểm tra quá
khó. Vì đối tượng kiểm tra của tôi là học sinh do đó tôi phải tìm hiểu thật kỹ
trình độ và năng lực của từng học sinh trong lớp mà tôi đảm nhận. Trong
quá trình giảng dạy trên lớp tôi phải theo dõi các em xem năng lực và khả
năng của các em ở mức độ nào để khi phát bài kiểm tra cho các em làm phải

phát đúng đối tượng . như chúng ta biết trình độ học sinh trong một lớp
không đồng đều có lớp thì học sinh giỏi nhiều, có lớp thì trung bình yếu kém
cao. Do dó nếu giáo viên không nắm được trình độ của học sinh trong lớp
mình giảng dạy thì khó mà đánh giá được chất lượng của học sinh thông
- 14 -
qua bài kiểm tra. Để ra một đề kiểm tra bám sát đúng trình độ và đối tượng
học sinh thì đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải biết linh hoạt và năng
động trong mọi tình huống. Giáo viên đứng lớp không chỉ là truyền thụ kiến
thức cho các em theo một chiều mà giáo viên phải biết quan tâm đến từng
học sinh nắm bắt được hoàn cảnh của các em để theo dõi và giúp đỡ các
em . Từ đó các em sẽ yêu thích và ham học. Từ việc các em yêu thích và
ham học thì các em sẽ cảm thấy phấn khởi trong từng giờ học trên lớp, các
em không cảm thấy lo sợ khi làm bài kiểm tra trên lớp. Bởi vì bài kiểm tra
phù hợp với trình độ của mình. Việc ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học
sinh trong lớp sẽ giúp các em hứng thú với bài kiểm tra. Qua đó GV đánh
giá chính xác được chất lượng học tập của từng lớp và chất lượng chung
của bộ môn. Mục đích kiểm tra cuả tôi là ra đề kiểm tra thế nào cho đúng
với đối tượng học sinh, bài kiểm tra phù hợp với trình độ và năng lực của
các em, đảm bảo học sinh trung bình yếu kém trong lớp đạt được 50% số
điểm kiểm tra khá là 60% trở lên và giỏi là 80% trở lên .
Từ việc xác định đối tượng kiểm tra tôi sẽ có những dạng bài tập kiểm tra
sao cho phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh trong lớp. Bài tập
phải thích nghi và phù hợp với năng lực của học sinh, Đảm bảo là các dạng
bài tập này các em đã được học trên lớp .
Có nhiều dạng bài tập khác nhau tùy vào trình độ và năng lực của học sinh
trong lớp mà mỗi giáo viên chọn ra những dạng bài tập khác nhau để kiểm
tra học sinh .
Từ việc xác định phạm vi kiểm tra, ma trận kiểm tra và đối tượng kiểm tra
giáo viên sẽ thiết kế bài kiểm tra bao gồm những nội dung nào và dạng bài
tập nào để kiểm tra học sinh . Ở đây tôi xin trình bày nội dung bài kiểm tra

45 phút khối 7
Nội dung bài kiểm tra 45 phút thường bao gồm các nội dung sau :
I Listening
- 15 -
II Language Focus
1. Stress and pronunciation
2. Grammar and structure
3. vocabulary
III . Reading
IV. Writing
Những dạng bài tập thường được sử dụng trong các bài kiểm tra 45
phút
I. Listening :
1. True / False statement
2. Mutltiple choice
3. Gap- fill
4. Grid ( Fill in the blank / table the information you hear
………………………………………………
II . Language Focus
1. Stress and pronunciation
• Muttiple choice
• Choose the word that has the same vowel
pronounced as given
2. Grammar and structure :
- Put the verbs in brackets into the correct tense forms
- Given the correct form of the verbs in brackets
- Fill each grap in the sentences with a suitable
preposition
- Choose the best option ( A, B , C , D ) to complete the
following sentences

- There is a mistake in the four underlined parts of each
sentence. Cirle the mistakes ( A, B , C , D ) .
- 16 -
- …………………………………………………
- ……………………………………………….
3. vocabulary
- Match a word in A with a word in B
- Choose the correct words in box to complete the
sentences
- Complete the following sentences
- Put the words in the box in …. groups
- Fill each gap in the sentences with a suitable word from
the box
- Look at the picture and choose the most answer
- Match a word in A with a word in B to have complete
sentence.
- Choose the correct answer for each gap
- …………………………………………………….
III. Reading
1. Math a question in A with a suitable answer in B
2. Rearrange the following sentences to make a meaningful
dialogue
3. Read the dialogue / the passage and answer the question .
4. Read the dialogue / the passage and decide if the statements
are true(T) or false ( F) .
5. Fill each gap in the passage with one suitable word from the
box .
6. Read the passage and fill in the form below .
7. Read the passage and choose the correct answer .
8. Fill each gap in the passage with one suitable word

……………………………………………………………
- 17 -
IV Writing
1, Rearrange the following words into meaningful sentences .
2. Write the Wh- questions for the following sentences .
3. Write a card / letter , using the following information .
4. Write sentences, using the words given
5. Put the following words in correct order
6. Finish the second senetce in such a way that it means the
same as the original one.
7…………………………………………………………
7. Ra đề kiểm tra :
Đây là bước quan trọng nhất để ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học
sinh và trình độ học sinh trong lớp. Thông thường khi ra đề kiểm tra tôi thường ra
2 đề ( Đề A và Đề B ). Đề A dành cho học sinh khá giỏi, đề B dành cho học sinh
Trung bình yếu kém . Bám sát vào chủ đề, nội dung , ma trận và các dạng bài tập
mà tôi cho một đề kiểm tra cụ thể , phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh
.
Tôi xin dẫn chứng bài kiểm tra 45 phút lần I học kì I khối 7 năm học 2010-
2011.
Bài kiểm tra 45 phút lần I của học kỳ I năm học 2010- 2011
Đề A : ( Dành cho học sinh Trung bình , yếu kém )
I Listen to the passage three times carefully and fill in the missing
information for the three people on the tape ( 1.0 mark)
- 18 -
Name Age Job Place of work
Tom 26 (1)
……………
High school
Susan (2)…………… Journalist Write for a magazine

(3)………… 20 Nurse (4)
……………………
II Circle the word( A, B , C , D ) whose main stress is placed differently from
that of the others in the same group. (0, 5 mark )
1 A. unhappy B. birthday C. parent D.
pretty
2 A. expensive B. amazing C. dryer D. delicious
III Use the correct tense of the verbs in the brackets ( 1.5 mark )
1. He often (go ) …………………………to school by bike .
2. Where ……………you(go)………………………. everyday?
3. He ………………………………… (meet) the dentist next week.
4. I (be)…………………… a good student.
5. She ( not /see ) ……………………………a movie tomorrow .
6. Thanh and Mai ( play ) ……………………. volleyball every afternoon.
IV. Choose the best answer (2.0 marks)
1 . …………………. is it from your house to your school? – About one
kilometer
A. How many B. How far C. How old D. How much
2. I live ……………………………. 50 Tran Hung Dao strret

A. on B. in C. at D.to
3. Miss Lien teaches in a high school. She is ………………….
A. a journalist B. a teacher C. a nurse D. a farmer
4. Where ……………you ……………. next summer ?
A. will/ go B. do / go C. will/ goes D. did/ go
5 . What ……………………… …… amazing house!
- 19 -
A. the B. an C. a D. some
6. .… ……….… a lovely house!
A. When B. Where C. What D. How

7. Thanh is the student in my class
A. tall B. taller C. smaller D. tallest
8. …………… is yourtelephone number ? It is 710649
A. What B. where C. Which D. How
V Read the passage
Hoa is a new student in class 7A. She goes to school by bike. She lives with
her uncle and aunt in Hanoi but her parents live in Hue . Her father is a farmer .He
works on the farm . Her mother is a teacher . She works in high school. Hoa has a
lot of friends in Hue, but she doesn’t have any friends in Hanoi. Her new school is
different from her old school. Her new school is bigger than her old school. Hoa is
unhappy . Because she misses her parents and her friends .
* Write True (T ) or False ( F ) ( 1 mark )
1. ………………Hoa is a new student in class 7A.
2. ………………Hoa goes to school by car.
3. ………………Her mother is a teacher .
4. ………………Her new school is smaller than her old school
* Answer Questions (1.0 mark)
1. Does she go to school by bike ?
2. Where does her father work ?
VI Put the words in the right order ( 2.0 marks )
1. Where / you / do / live ?
2. How far / it / from / is / your house / school / to ?
3. What / beautiful / a / day !
4. I / smaller / am / Ba / than
- 20 -
VII. Match a question in A with a suitable answer in B.( 1 mark )
A B
1. What is your family name ?
2. Which class is he in ?
3. How far is it from long xuyen to Nui

sap ?
4. Where does he live ?
a. He is in class 7A
b. It is Nguyen
c. He lives in Dinh My
d. It is about 3o kilometers

1……………. 2………………… 3………………. 4………………
Topic: B( dành cho học sinh khá giỏi )
- 21 -
I. Listen to the passage three times carefully and fill in the missing
information for the three people on the tape ( 1.0 mark)
Name Age Job Place of work
(1)…………. 26 (2)
……………
High school
Susan (3)…………… Journalist Write for a magazine
Bill 20 Nurse (4)
……………………
II. Circle the word( A, B , C , D ) whose main stress is placed differently from
that of the others in the same group. ( 0, 5 mark )
1 A. parent B. address C. birthday D. party
2 A. invite B. appear C. except D. finish
III. Choose the best answer (2.o mark )
1. How do you go to school? …………….
A. on bus B. by bus. C. with bus D. bus
2. Lan’s bike is ……………than Bao’s
A. more expensive B. much expensive
C. most expensive D. very expensive
3. We will meet in front……………………….……. the movie theater.

A. of B. in C. on D. at
4. ………….a beautiful holiday!
A. When B. What C. How D. Which
5. Minh is………………….student in my class.
A. the good B. the better C. the best D.
better
6. He writes articles for a newspaper. He is …………………….
A. a journalist B. a teacher C. a musician D.
farmer
7. ……………………… is it from Long xuyen to Nui Sap ?
- 22 -
A. How much B. How many C. How far D.
How
8. …………… do you go to school ? I go to school from Monday to
Saturday ?
A. What B. Where C. How D.
when
IV. Use the correct tense of the verbs in the brackets ( 1.5 mark )
1. What ……………………….……you (do) …………………tomorrow?
2. Lan and Nga (be) …………………………….students in class 7A
3. Minh ( not/go ) …………………… ……to school today .
4. Minh ( travel ) ………………… …………….to Hanoi in 2015
5. She ( have) ……………………… breakfast at 6.30 in the morning .
6. …………….he ( watch ) ………………… TV evey night ?
V. Read the passage and choose the correct answer . (2.0 marks)
Hoa is a new student in class 7A. She lives in Hanoi with her aunt and uncle. Her
parents live in Hue. Her father is a farmer. He works on a farm in the countryside .
He grows vegetables and raise cattle .Her mother is always busy. She works hard
from morning till night. She does the housework , and she helps on the farm. They
love working on their farm . She has a younger sister. She is only eight years old .

* Write true (T) or false (F) (1.0 mark)
1 Hoa’s parents live in Hanoi
2 Her father is a farmer
3 Her mother does the house work
4…………Hoa has a younger brother
* Answer the questions (1.0 mark )
1.Where does Hoa’s father work ?
2. Is her younger sister eight years old ?
VI. Put the words in the right order ( 2.0 marks )
- 23 -
1. Red car / is / more / blue car / expensive / than /
2 .How far / it / from / to / your house / is /post office / the ?
3. What / awful / an / house !
4. I / do / test / will / Monday / next
VII. Match a question in A with a suitable answer in B.( 1 mark )
A B
1.What is your date of birth ?
2.When will we meet ?
3.How do you go to school ?
4.Where is Trung from ?
a. Tomorrow
b. May 3
rd

c. Long xuyen
d. by bus
1……………. 2………………… 3………………. 4………………
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua thực tế giảng dạy học sinh khối 7 tại trường THCS Định Mỹ. Tôi đã có
một thời gian dài áp dụng từ năm học 2009 đến nay tôi nhận thấy rằng việc ra đề

kiểm tra bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn rất
là hiệu quả .
Chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao, chất lượng sau
các tiết kiểm tra được nâng lên. Học sinh cảm thấy hứng thú và quan tâm đến các
tiết kiểm tra trên lớp , các em biết so sánh điểm bài kiểm tra sau với bài kiểm tra
trước. Từ đó các em tự vươn lên trong học tập. Những em học sinh yếu kém đã
mạnh dạn hơn và tiến bộ hơn trong từng bài kiểm tra. Các em cảm thấy thoải mái
khi làm bài kiểm tra bởi vì bài kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của các
em. Các em không cảm thấy lúng túng lo sợ khi làm bài kiểm tra. Do đó tiết kiểm
tra trở nên nhẹ nhàng , hiệu quả hơn rất nhiều so với ra đề kiểm tra chung chung .
Ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh không chỉ giúp cho học sinh còn
giúp cho giáo viên đánh giá chính xác chất lượng thực tế của từng lớp mình giảng
dạy mà còn đánh giá được chất lượng giảng dạy bộ môn. Từ đó giáo viên cảm thấy
- 24 -
hài lòng với những gì mình làm được, giúp cho giáo viên nhiệt tình hơn trong
giảng dạy. Bởi vì chất lượng của học sinh là thước đo hiệu quả giảng dạy của giáo
viên trên lớp. Qua việc áp dụng phương pháp này vào trong nhà trường mà bản
thân tôi có được những con số thực phản ánh đúng chất lượng giảng dạy không
chạy theo thành tích .
Kết quả khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài :
Năm học 2008- 2009 chưa áp dụng PP
Năm Học Khối Giỏi Khá T. Bình Yếu
2008-
2009
7 15,8 20,7 52.20% 11,3
Năm học 2009-2010 , 2010-2011 sau khi áp dụng phương pháp
Năm Học Khối Giỏi Khá T. Bình Yếu
2009-
2010
7 21,9 34,6 37.9 5.6

2010-
2011
7 26,0 38,3 31,6 4,1
Từ kết quả trên ta có thể thấy rằng tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên theo từng
năm , tỷ lệ học sinh trung bình, yếu , kém giảm theo từng năm có sự chênh lệch
khá lớn. Năm học 2008- 2009 tỉ lệ học sinh giỏi khá ít, học sinh yếu kém cao là do
tôi chưa vận dụng phương pháp mới ra đề kiểm tra mang tính chung chung chưa
phân loại được đối tượng học sinh. Do cách đánh giá kiểm tra của tôi chưa đúng
thực chất với trình độ học sinh trên lớp Từ năm học 2009- 2011 tôi bắt đầu áp dụng
phương pháp ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh thì chất lượng giảng dạy
ngày càng phản ánh đúng thực chất hơn .

C. PHẦN KẾT LUẬN
- 25 -

×