Dân tộc Chơ Ro
Khái quát
“Tên tự gọi của dân tộc là Chrau - Jro, trong đó Chrau có nghĩa là
Người hay Nhóm người, Tập đoàn người, còn Jro là một danh từ riêng chỉ
cộng đồng của họ”. Họ còn được gọi bằng các danh từ có âm gần như vậy:
Chơ ro, Châu ro, Chro, Chrau, Jơ ro, Dơ ro... hay bằng một danh từ phiếm
chỉ: người Thượng. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, đồng bào còn bị gọi là
người Mọi. Trong các tài liệu, sách báo từ sau năm 1975, tộc danh Chơ ro
được sử dụng chính thức.
Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chơ Ro ở Việt
Nam có dân số 26.855 người, cư trú tại 36 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Người Chơ Ro cư trú tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai (15.174 người, chiếm
56,5% tổng số người Chơ Ro tại Việt Nam), Bà Rịa-Vũng Tàu (7.632
người), Bình Thuận (3.375
người), thành
phố
Hồ
Chí
Minh (163
người), Bình Dương (134 người), Bình Phước (130 người )
I- Hoạt động kinh tế
Nông nghiệp
- Trồng trọt canh tác nương rẫy là hoạt động mưu sinh cơ bản của
người chơ ro,sau khi khái phá,canh tác thường chỉ 3 năm lại bỏ hóa .
-
Rẫy chủ yếu là loại đa canh,cách phân bố cây trồng trên rẫy có sự
giao thoa tiếp thu của người kinh. Rẫy thường có 3 thời kì xử lí cây trồng
nhằm mục đích khai thác hiệu quả cây trồng,hiệu quả đất và có tính bảo
vệ.thời kì đầu và 2 là trồng cây rây leo ở vòng ngoài cùng như : bầu, bí, đậu
ván…vòng 2 trồng sắn tạo thành 2 hàng rào tự nhiên để bảo vệ trung tâm
của rẫy vòng 3 trong cùng là trồng lương thực lúa chính về sau có xen ngô.
-
Mùa rẫy bắt đầu từ tháng 3 (âm lịch ) sau lễ cúng thần lúa, từ tháng 4
đến tháng 6 làm rẫy ngô, tháng 4 đến tháng 10 làm rẫy lúa
Công cụ sản xuất
- Rìu, rựa, chà gạc để chặt phá cây.Gậy chọc lỗ để tra hạt,các loại cào,
cuốc, nạo để làm đất làm cỏ, gùi để đựng nông sản thu hoạch lúa…người
chơ ro tích lũy kinh nghiệm trong chọn giống để tăng năng suất cao.
Chăn nuôi
- Việc chăn nuôi của người chơ ro kém phát triển họ chăn nuôi gia súc
chủ yếu là lợn gia cầm chủ yếu là gà để sử dụng trong lễ hiến sinh, ma
chay,cưới hỏi,xây cất nhà cửa.gia đình khá giả mới có trâu, bò…
Chủ công nghiệp
- Là hoạt động tạo ra phương tiện,công cụ sản xuất ,vật dụng sử dụng
trong đời sống của cá nhân, gia đình,cộng đồng,đây là thành tố không thể
thiếu hợp thành kinh tế tự cung tự cấp của dân tộc phản ánh sự phát triển
của tư duy kĩ thuật tạo ra các sản phẩm gắn với từng nghề cụ thể trong tập
quán mưu sinh của dân tộc. Ngoài ra người chơ ro còn đan lát tạo ra sản
phẩm đựng đồ dùng sinh hoạt, phục vụ kinh tế, như đồ đánh bắt cá bằng lồ
ô, mây, be, lá dứa, lá buông
ngoài ra còn có thêm nghề mộc, rèn tuy nhiên vẫn còn nhỏ lẻ, một số
người biết nghề mộc để khoét cỗi giã gạo,chuốt, đẽo, chày tay… làm nhà
đẽo quan tài phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất,sinh hoạt.
Buôn bán
- Chủ yếu bằng hình thức vật đổi vật hay hàng đổi hàng, ngô lúa thì
được đo bằng các loại gùi to nhỏ khác nhau trong trao đổi,săn bắthái lượm.
Hoạt động hái lượm của người chơ ro được tiến hành vào tháng 6,7 âm lịch
hàng năm, tức là vào nông nhàn sau khi gieo trồng xong. Theo tập quán
người chơ ro thường vào rừng săn bắt,đặt các bẫy để bắt chim thú, khai
thác lâm sản như : mộc nhĩ, nấm hương,măng tre, mật ong… việc đánh bắt
cá ven sông suối thường bằng lá độc cho cá say nổi lên mặt nước rồi bắt
hoặc dùng nơm xúc,câu… để bắt.
Xã hội
Thiết chế xã hội:
- Thiết chế xã hội cổ truyền của người Chơ ro là làng, xong nó
sớm bị phá vỡ, hay còn lại cơ cấu tổ chức dạng “Hội đồng” như của
người Xtiêng để điều hành hoạt động.
- Tổ chức xã hội của người Chơ ro đã bị phá vỡ từ lâu do các
nguyên nhân biến động của lịch sử trong các cuộc chiến tranh chống
ngoại xâm và sự giao thoa ngày càng mật thiết với người Kinh.
Ngoài ra còn do chính bản thân nó chưa là một thiết chế đủ mạnh để
duy trì sự tồn tại của cộng đồng và bảo tồn các giá trị bản sắc tộc
người của mình.
- Đến nay ngay cả đơn vị cư trú truyền thống cũng không còn
nữa mà đã chuyển sang đơn vị cư trú thời hiện đại.
- Làng (play) là đơn vị cư trú của người Chơ ro, giống như thôn
xóm của người Việt. Mỗi làng thường có từ 10 đến 15 nóc nhà dài.
Các gia đình trong làng họ thuộc nhiều dòng họ khác nhau, nhưng
phần lớn có quan hệ họ hàng với nhau. Mỗi làng thường có tên gọi
riêng thường được gọi theo đặc điểm của địa hình, sông suối, cây
cối, động vât,….Đã từ lâu tên làng của người Chơ ro được gọi theo
tiếng Việt.
- Đứng đầu là Già làng có vai trò quan trọng nhất giải quyết các
công việc của làng, các công việc trong gia tộc, hòa giải mâu thuẫn
của người dân, tổ chức nghi lễ cũng nhang.Ngày nay một số làng đã
thành ấp, vai trò của già làng chuyển sang trưởng ấp.
Sự phân hóa xã hội:
Cho đến nay chưa có công trình nào phác họa thiết chế và cơ
cấu cơ bản, sự vận hành làng truyền thống của người Chơ ro.
Trước cách mạng tháng Tám (1945) sự phân hóa trong xã hội
Chơ ro chưa rõ rệt, họ vẫn sống theo tập quán “làm đến đâu, ăn đến
đó”, “mỗi người trong làng là thành viên của một tổ chức tương trợ”.
Trong làng chưa hình thành tầng lớp như địa chủ, phú nông mà chỉ
bao gồm những người nông dân làm rẫy, trong đó có một số khá giả
còn lại đại đa số là nông dân nghèo.
Dưới thời Mỹ-Ngụy, xã hội Chơ ro có sự phân hóa rõ rệt hơn,
cộng đồng đã có các thành phần xã hội khác nhau như: người đi lính,
nhóm tham gia bộ máy chính quyền địa phương, người theo đạo Tin
lành, Công giáo, có nhóm là nông dân, có nhóm người giàu có ruộng
đất, có nhiều ngô, lúa, trâu bò, có chức quyền, có nhóm người
nghèo…
Nhìn chung tàn dư của xã hội cổ truyền của người Chơ ro rất
mờ nhạt, có người gọi “những dấu vết này chỉ còn vang bong vào
thời kỳ thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất (cuối
thế kỷ XIX).”
Hình thái cơ cấu gia đình:
Gia đình Chơ ro là loại gia đình nhỏ song hệ. Mỗi gia đình chủ
yếu gồm 2 thế hệ (bố mẹ-con cái), song có gia đình 3 thế hệ (ông bàbố mẹ-con cái). Xưa kia người Chơ ro có hình thức đại gia đình
chung sống trong một căn nhà dài. Mỗi cặp vợ chồng sau khi lấy
nhau họ lại nối phía sau căn nhà 1, 2 gian cho gia đình mới. Hình
thái gia đình của người Chơ ro đang trong quá trình chuyển tiếp từ
mẫu hệ sang phụ hệ. Yếu tố phụ hệ tuy đã hình thành song chưa
chiếm ưu thế. Yếu tố mẫu hệ tuy bị lùi lại song vẫn chiếm vai trò
quan trọng trong đời sống gia đình. Trong gia đình quyền thừa kế tài
sản thuộc về con gái, con gái trong gia đình thường vẫn được quý
mến hơn con trai. Đặc biệt là con gái út. Trong quá trình sinh sống
nếu người vợ chết, chồng ở lại cùng con cái và giữ gìn tài sản chung.
Vai trò “ông cậu” trong đời sống gia đình mờ nhạt cũng như chú, bác
bên bố, song trong thực tế đời sống vẫn gần gũi hơn về phía mẹ.
Mỗi gia đình lớn đều có một ông đầu nhang để phụ trách việc
nghi thức, nghi lễ cũng như công việc chung. Khi ông đầu nhang mất
thì con trai trưởng sẽ lên thay thế. Sau này tiểu gia đình đã được xác
lập và trở thành phổ biến.
Dòng họ:
Người Chơ ro ở Đồng Nai có khoảng 10 dòng họ. Tên gọi của
dòng họ này có nghĩa là tên một loài vật nào đó, như dòng họ Chơ
lưn (cá sấu) hay tên của ngay vùng đất họ sinh sống, như dòng họ
Vooq nđu (đầu nguồn suối-họ ở khu vực đầu nguồn suối)… Một số
dòng họ lớn của người Chơ ro: Chơ lưn, Vooq jieng, Ta jau, Vooq
khlong, Vooq jgup…Tuy nhiên trong các văn bản, hầu hết những
người Chơ ro ở huyên Định Quán đều mang dòng họ Điểu. Người
Chơ ro ở Long Khánh mang họ Thổ, Hồng. Theo nghiên cứu của
GS.Mạc Đường họ Điểu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX do quy định
của nhà Nguyễn và thực dân Pháp nhằm kiểm soát vùng các dân tộc
thiểu số ở Nam Bộ. Một số nơi người dân lấy họ của người Việt làm
họ cho mình, như họ Nguyễn. Một số nơi khác do chính quyền Ngụy
dồn dân lập ấp chiến lược đặt họ cho người dân tộc để làm căn cước,
dễ quản lý như họ Thổ… Ngày nay, trên các giấy tờ giao dịch, đi học
và đi làm, người Chơ ro không dung họ tên truyền thống nữa. Tuy
nhiên, bản thân họ vẫn biết mình thuộc dòng họ nào theo đúng
truyền thống của dân tộc Chơ ro. Đặc biệt là hôn nhân với nguyên
tắc hôn nhân ngoại tộc, người Chơ ro càng cần giữ tên gọi dòng họ
gốc của mình.
Cưới xin
Đối với người chơ ro các thành viên nam và nữ đến tuổi trưởng
thành đều phải xây dựng gia đình để sống độc lập. Khi họ còn sống
chung với bố mẹ và chịu sự nuôi dưỡng giáo dục của gia đình về lao
động sản xuất, tiếp thu các tập quán nếp sống của cộng đồng. Đến tuổi
trưởng thành nahf trai hoặc nhà gái nhờ người mai mối đi hỏi vợ hoặc
chồng. lễ cưới thường được tổ chức tại nhà gái, cư trú bên nhà gái 3
năm sau đó mới ở riêng.
- Trong lễ ăn hỏi của người chơ ro ngoài một số tiền mặt thì còn
có trầu, cau và rượu.
- Kiêng kị lớn nhất là hôn nhân cùng dòng họ, độ tuổi 16-20. thanh
niên chơ ro lớn lên được tự do tìm hiểu, bày tỏ tình cảm qua những lần
gặp gỡ, tiếp xúc. Trước đây khi chọn dâu, rể các cha mẹ thường đánh
giá vào năng lực làm việc, sức khỏe và đức hạnh.
- Tiêu chí là họ xem công cụ của người con trai: chà gạc, gùi,
dao… có bền chặt hay không.
- Chọn dâu họ xem nhà bếp có ngăn nắp hay cẩu thả, dơ dáy và chú
ý xem cô gái có bị cộng đồng lên tiếng dèm pha hay không
- Khi đôi trai gái ưng thuận với nhau chàng trai thưa chuyện với
cha mẹ nếu được chấp nhận thì nhà trai nhờ một người trong họ hàng
đứng tuổi làm mai đi dạm hỏi.
- Khi đến nhà gái chàng trai mặc chiếc khố tua đỏ, tay đeo nhiều
vòng đồng, tóc cài lược sừng trâu, búi tóc cắm 2 lông chim trắng dài.
Đến trước nhà gái chàng trai cắm mũi lao xuống đất vai vẫn vác chà gạc
lưng đeo dao. Chàng trai trình bày mục đích nếu chấp thuận chàng trai
rút dao bước vào nhà, đến khấn trước các bàn thờ yang và dắt dao lên
mái nhà để đó 7 ngày.
- Lễ vật chàng trai mang đến nhà gái, 1 cái ché, 1 con gà đã làm
thịt, các đồ trang sức như các vòng chuỗi hạt cườm…và các thứ do nhà
gái yêu cầu từ trước. khi tổ chúc lễ cưới nhà trai còn đem đến nhà gái
nhiều thứ như tiền, gạo, rượu cần, bộ cồng trâu và heo… đám cưới tiến
hành bên nhà gái. Thầy cúng được mời đến tổ chức cúng lễ cho tổ tiên,
thần linh cầu cho đôi vợ chồng trẻ, người ta mổ trâu làm heo đãi làng ca
hát nhảy múa vui chơi. Thường lễ cưới diễn ra vui vẻ, kéo dài tùy theo
kinh tế 2 bên gia đình. Đôi vợ chồng trẻ trao vòng tay, cổ chân cho nhau
và cùng ăn gan heo thể hện lời thề sống với nhau hạnh phúc. Chàng trai
phải ở lại nhà vợ, hình thức này phản ánh tục bắt chồng trước đây và tàn
tích của chế độ mẫu hệ. khi ở nhà vợ được một thời gian vài năm nữa
người đàn ông mới ra ở riêng hoặc về trên nhà mình thì nộp một số lễ
vật theo yêu cầu .
- Khi đã ra ở riêng người làm vợ kiêng kỵ không chon nam giới
mượm Rìu vì rìu là công cụ làm rẫy rất quan trọng của mỗi cá nhân, gia
đình. Nó thuộc về quyền sở hữu tuyệt đối của cá nhân. Đồng bào chơ ro
còn quan niệm rằng “Nếu mượm được Rìu thì cũng có thể chiến được
trái tim của người phụ nữ.”
* Tục ngủ mèo trước hôn nhân:
Với người Chơ ro, tục "ngủ mèo" không chỉ tạo cơ hội cho các
đôi trai gái có thêm cơ hội hiểu nhau trước khi đến hôn nhân, mà
cao hơn thế, nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong phong tục
hôn nhân của đồng bào nơi đây.
Từ xưa đến nay, người Chơ ro kết hôn dựa trên sự to do luyến ái giữa
những người ngoài dòng họ.
Vào những đêm trăng thanh gió mát, những ngày cúng thần lúa, thần
rừng, ngày cưới của bạn bè trong tiếng công chiêng bên bếp lửa, những đôi
trai gái trong làng lại có dịp giao lưu, tìm hiểu rồi bén duyên với nhau. Khi
có tình cảm với nhau, chàng trai hẹn hò với cô gái và ngủ cùng cô gái vào
ban đêm. Những đêm chàng trai ngủ chung bên cạnh cô gái trước khi cưới
người Chơ ro gọi là tục "ngủ mèo".
Khi chàng trai đến nhà cô gái, chàng trai thường ra hiệu để cô gái biết
và xuống đón lên nhà. Tín hiệu thường là roi mây chọc vào phần sàn cô gái
nằm ngủ hay lá cỏ tranh luồn qua khe sàn. Nếu cô gái đồng ý sẽ rút hoặc
roi mây lên và xuống đưa chàng trai lên nhà cùng nhau tâm tình đến sáng.
Cha mẹ cô gái có thể biết, nhưng làm ngơ vì họ tin vào sự lựa chọn của con
mình
và
cho
đó
là
ý
trời.
Một điều đặc biệt là không phải ngẫu nhiên roi mây được chọn làm tín
hiệu. Người Chơ ro quan niệm: Vì thời gian hẹn hò vào ban đêm, nên thanh
niên thường sử dụng roi mây, vừa có tác dụng làm tín hiệu cho cô gái, vừa
là vũ khí. Khi đi đường chàng trai quay roi mây tạo ra tiếng động “vun vút”
trong gió nhằm xua các loại thú dữ. Vì thế, với người Chơ ro, roi mây
không chỉ là một loại vũ khí khiến nhiều thú dữ phải sợ mà những tiếng
vun vút của nó là tín hiệu của tình yêu.
Với người Chơ ro, tục "ngủ mèo" không chỉ tạo cơ hội cho các đôi trai
gái có thêm cơ hội hiểu nhau trước khi đến hôn nhân, mà cao hơn thế, nó
đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong phong tục hôn nhân của đồng bào
nơi đây. Tuy nhiên, gia đình cô gái chỉ chấp nhận chuyện “ngủ mèo” này
nhiều nhất là ba lần.
Sau đêm thứ ba chàng trai phải chủ động đến trình diện bố mẹ cô gái
và xin phép được cưới.
Nếu trường hợp “ngủ mèo” diễn ra quá ba lần mà không thấy tràng
trai đả động gì đến chuyện cưới xin thì gia đình cô gái sẽ theo dõi và giữ
lại. Lúc đó, gia đình cô gái qua bên nhà chàng trai, hỏi tế nhị, theo nghĩa
bóng: “Hồi tối không biết con trâu nhà ai bị lạc, qua chuồng nhà tui.. Ông
bà qua coi thử có phải con trâu của ông bà không?”. Nghe như vậy gia
đình chàng trai hiểu ngay ý tứ của gia đình cô gái, nhờ bạn bè, láng giềng
qua nhà cô gái thăm dò xem sự thực con trai của mình có ở đó không. Khi
chắc chắn con mình ở đó, nhà chàng trai mang rượu qua nhà cô gái, đáp lời
hỏi của nhà gái: “Đúng rồi, trâu nhà tôi bị lạc ở đây” và nhà trai tiến hành
các thủ tục cho đôi trai gái cưới nhau. (*)
Trong cuộc sống, người Chơ ro đặc biệt coi trọng chuyên hôn nhân và
có nhiều phong tục thấm đẫm nét văn hóa của những con người đại ngàn.
Trong đó, "ngủ mèo" là một phong tục lạ thể hiện sự phóng khoáng, tự do
trong tình yêu nhưng vẫn đầy văn hóa, nhân văn.
Ma chay:
Người Chơro theo tập quán thổ táng. Mộ phần được đắp cao lên theo
hình bán cầu. Trong 3 ngày đầu, người ra gọi hồn người chết về ăn cơm,
sau đó là lễ "mở cửa mả" với 100 ngày cúng cơm. Tập quán dùng vàng mã
đã xuất hiện trong tang lễ của người Chơ Ro và hàng năm cứ vào ngày 23
tháng Chạp âm lịch, người ta đi tảo mộ như người Việt ở địa phương.
- Khi người nhà có người chết thì gia quyến khóc than, nổi trống
chiêng âm thanh âm điệu giành cho ma chay và dân làng đến viếng chia sẻ.
những người đàn ông đi vào rừng,lễ cúng tìm cây gỗ tốt để đóng hòm. Nếu
gia cảnh người chết không có điều kiện thì họ bỏ xác lại bằng chăn, chiếu
và nẹp tre. Xưa kia người chơ ro thường đóng hòm 2 mét là thân của cây gỗ
bổ đôi khoét lỗ ở giữa để đặt thi hài. Hình dáng bên ngoài được cấu tạo khá
độc đáo, nó vừa mang hình khối của một ngôi nhà dài, lại vừa thể hiện
bóng dáng một con trâu được cách hóa. phía đầu hai bên được gắn bằng
đôi sừng bằng gỗ, phía đuôi được gót bằng tre .
người chết được gia quyến mặc cho một bộ đồ quý . thi hài được nằm
ngửa , đầu gối trên một cái bát để úp, 2 tay chắp trên ngực chân ruỗi thẳng :
hai bàn chân, hai bàn tay được buộc bằng một đoạn dây rừng. thi hài để
trong nhà khoảng 3 đến 5 ngay để người thân trong nhà tỏ lòng tiếc thương.
- Có 2 quan niệm là chết lành và chết giữ
+ Chết lành: bệnh tật, già yếu..
+ Chết giữ: tai nạn, thú ăn thịt, chết bất ngờ
- Theo đó mà họ có những nghi thức kiêng kị , tổ chức tang ma cho
phù hợp
+ Chết lành tổ chức tang ma trong nhà chôn ở nghĩa địa của buôn làng
+ Chết xấu mang điềm xấu mang lại rủi do nên gia đình buôn làng tổ
chức đơn giản và trôn ở nơi họ bị nạn hoặc nơi khác ngoài nghĩa địa ở cộng
đồng.
- Người chơ ro có tục mở cửa mã ngày thứ 7 với lễ vật cúng gồm:
bánh dã của gia đình , gà và vịt , chén cơm. Đó là lần cuối họ thăm lại nơi
của người chết . trong thời gian chôn cho đến lúc mở cửa mã gia đình của
người chết thường ở nhà và không đi bất cứ nơi nào, công việc nương rẫy
cũng tạm ngừng lại. mỗi buôn làng đều có khu ngfhiax địa riêng họ xem
đây là một vùng đất rất thiêng . cách nhận biết mộ thường chú ý đến phần
chum, ché để ở phía dưới của mồ.
Người Chơ ro còn có tục tẩy rửa nhà sau khi đưa tang. Họ nấu nước
sôi có hòa lẫn tiết gà lấy lá cây nhúng vào vẫy lên những người thân, đưa
đám để hồn ma người chết không ám ảnh.
Sau 7 ngày, người Chơ ro có tục mở cửa mã cho người chết. Đó cũng
là lần cuối họ thăm lại nơi ở của người chết và người chết thật sự bước
sang cuộc sống mới.
Văn hóa vật thể:
Nhà cửa:
Có hai loại kiến trúc chủ yếu là:+ Nhà đất
+ Nhà sàn
Nhà đất
- Có 2 loại kiến trúc củ yếu là nhà sàn và nhà đất Tư liệu về nhà ở của
người Chơ ro còn rất sơ xài.Theo Trần Văn Chi và Chu Thái Sơn thì cho
đến nay.Nhà của người Chơ ro đã có sự thay đổi,ngôi nhà cổ truyền trở nên
hiếm hoi.Từ vài chục năm trở lại đây,đồng bào đã làm nhà theo kiểu người
Việt ở miền Nam,đó là nhà có vì kèo,bộ khung bằng tre kết hợp với
gỗ,phần nhiều lợp bằng cỏ tranh,vách đan bằng nứa,của mở trước mặt
nhà.Nhà thường có 3 gian và thêm 1 chái dùng làm bếp,đồng thời còn là
nơi để nông cụ.Nét cổ truyền còn lại có lẽ là cái sạp làm bằng tre, nứa chạy
dọc suốt cả 3 gian.
Tại nhiều nơi,một số gia đình khá giả đã làm nhà bằng các loại gỗ
tốt,tường xây,mái ngói.
Nhà sàn
Trước cách mạng tháng Tám,người Chơ Ro còn sinh hoạt trong những
nếp nhà cao,cách mặt đất chừng 2m.Thang lên nhà đặt ở phía hồi(bên hông
nhà).Gầm sàn dùng làm nơi nhốt gia súc.Mỗi gia đình lại xây cất một nhà
kho riêng để chứa lương thực,dựng ở phía sau ngôi nhà chính.Bây giờ còn
phổ biến một quan niệm,một tập quán lạc hậu xưa.Là khi gia đình có người
chết thì họ di chuyển đén nơi ơ khác rồi đốt nhà cũ đi đẻ tránh ma người
chết làm hại.
• Nhà dài: Kiến trúc độc đáo của người Chơ Ro - những nguyên liệu
của thiên nhiên mà núi rừng ban tặng,bằng bàn tay khéo léo,ngườ Chơ Ro
đã cất lên được những ngôi nhà sàn độc đáo,mang bản sắc riêng. - Việc
dựng một ngôi nhà sàn đòi hỏi không ít thời gian và nhân công,đặc biệt là
khâu chuẩn bị nguyên vật liệu.
+Nguyên liệu: Gồm các loại gỗ rừng,Tre,Nứa,Lồ ô,Lá Tranh,Lá Trung
Quân,Dây Mây,..Các loại gỗ rừng,để nguyên cây dùng làm cột nhà; Các
loại tre,Nứa,Lồ ô,..dùng đan vách và sàn nhà; Lá trung quân,cỏ tranh dùng
để lợp mái,dây mây để buộc.Đặc biệt, về nguyên liệu Gỗ lam cột nhà phải
thăng,không có các dây leo bám tren thân cây.Theo quan niệm của người
Chơ Ro,nếu chọn cây có dây leo bám xung quanh để làm cột nhà thì cuộc
sống gia đình sẽ khong thoải mái hay bị ràng buộc. Một công việc trước khi
làm nhà là phải chọn đất để xem hướng nhà. Đất được chọn thường là nơi
gần suối, tiện cho việc sinh hoạt thường ngày của gia đình sau này.
Theo tục lệ, trước khi dựng nhà người dân vạch một đường thẳng nhỏ,
xếp bảy hạt gạo trên đường thẳng đó rồi lấy bát úp lại. Sáng hôm sau, nếu
bảy hạt còn nguyên vẹn, không xê dịch thì đất đó tốt, dựng nhà được.
Người Chơ Ro cho rằng đất ở đó yên ổn, không có các côn trùng gây hại
như mối mọt và là điềm báo sự đồng ý của thần linh. Người Chơ Ro
thường làm nhà vào mùa khô để ngôi nhà được chắc chắn, thuận lợi trong
việc tiến hành làm nhà. Trong vòng 4 tuần, với những dụng cụ đơn giản
như chà gạc, dao côi, búa, những bàn tay khéo léo của những người thợ
không chuyên nơi đây đã tạo dựng được một ngôi nhà sàn. Hướng của cửa
nhà là hướng bắc hoặc hướng nam, để hàng ngày, mặt trời đi qua ngang
nhà. Nhà ở thường vuông góc với hướng di chuyển của mặt trời. Người
Chơ Ro không làm cửa hướng tây hoặc hướng đông, vì như vậy, mặt trời sẽ
đi dọc theo chiều dài căn nhà, các gia đình trong nhà sẽ nóng bức, đau ốm
thường xuyên... Trong nhà là sự quần trú của đại gia đình nhiều thế hệ.Sự
phân chia chỗ ở cho thành viên được quyết định bởi người chủ gia
đình,thường theo thứ tự đầu nhà phía đông hay phía đầu tiên cho người lớn
tuổi.Nhà bếp thường đặt phía trái cửa vào của nhà sàn.Khi bước vào nhà là
gian bếp,phòng chung(tụ họp gia đinh và đón khách),kế đến là các gian
buông của các thành viên được chia ngăn.Tập quán ngày nay có nhiều thay
đổi.
Ngôi nhà sàn của người Chơ Ro thường được dựng theo hai công
đoạn. Công đoạn đầu tiên là dựng mái nhà. Khi dựng bộ khung mái nhà,
người dân nối các thanh tre tạo thành những vì kèo bằng dây mây chằng
khít, chặt và đẹp. Kèo trên mái nhà phải được buộc đều theo một phía: hoặc
cùng bên phải, cùng bên trái, nếu không mọi người trong gia đình hay mâu
thuẫn. Số lượng lớp lá lợp mái phải là số lẻ, không được chẵn. Người dân
quan niệm “sinh, thọ, lão, tử”, vì vậy số lượng lớp mái phải tránh số chẵn.
Sau đó là việc lắp ráp bộ khung nhà trên nền đất bằng phẳng, tiếp đó kèo
của mái nhà được đặt khớp với các đầu cột đã được dựng sẵn. Khi khung
nhà đã tương đối hoàn chỉnh, người ta tiến hành hoàn thiện các phần còn lại
của ngôi nhà. Sàn nhà được làm bằng thân tre đập dập, trải ngang đều trên
khung sàn nhà, dùng dây mây buộc cho chắc chắn. Dọc theo chiều dài của
sàn nhà, ngoài các đà ngang, dọc đã được dựng sẵn, người ta đặt một thanh
gỗ lớn, phẳng lệch về phía Tây, mọi người trong dòng họ và gia đình đi lại
trên thanh gỗ này để tránh tiếng động, làm phiền đến người khác. Vách nhà
cũng được làm bằng thân tre, đập dập và cột bằng dây mây. Vách nhà của
người Chơ Ro khá độc đáo, thường được đặt nghiêng khoảng 15 độ, mục
đích đặt nghiêng như vậy để làm chỗ dựa lưng khi ngồi. Trên nhà sàn của
người Chơ Ro không có bàn ghế, họ dựa lưng vào vách nhà để ngồi nói
chuyện, uống nước. Đồng thời, dọc theo vách ngang tầm mắt người ngồi
được để hở để đón nhận ánh sáng, lưu thông không khí và nhìn ra phía
ngoài. Bàn thờ thần thường được bố trí ở giữa ngôi nhà, hướng mặt trời
mọc. Bếp của mỗi gian nhà được đặt ở góc bên trái, phía Tây Đặc biệt, phía
cửa ra vào của mỗi ngôi nhà thường treo tổ ong vò vẽ khô (không còn ong).
Theo lý giải của người dân, khi con ma định vào nhà làm hại gia đình, nó
sẽ nhìn thấy tổ ong đầu tiên. Con ma sẽ đếm các lỗ của tổ ong trước, tổ ong
có nhiều lỗ nên con ma sẽ khó đếm và dẫn đến việc đếm nhầm, phải đếm đi
đếm lại nhiều lần, đến khi trời đã sáng vẫn đếm chưa xong, không vào nhà
quấy phá gia đình được. Trong suốt quá trình làm nhà, gia đình chủ nhà
thường có 2 lần làm lễ cúng thần đất và tổ tiên. Lần thứ nhất và lần thứ hai
là khi việc cất nhà hoàn thành. Nhà sàn dài là nơi sinh sống của các dòng
họ trong cộng đồng người Chơ Ro. Đối với họ, ngôi nhà sàn không chỉ
mang giá trị vật chất mà con ẩn chứa trong đó nếp ăn, nếp nghĩ, nếp sinh
hoạt tạo nên một nét văn hóa nhà sàn mang tính cộng đồng, độc đáo.
Trang phục:
- Người chơro bị đồng hóa 80% và không có nghề dệt vải chính vì vậy
không có trang phục truyền thống do tiếp xúc với văn hóa việt quá sớm
- Trong xã hội cổ truyền nhìn chung chưa phát triển, trang phục cổ
truyền gán với lối sông trên nhà sàn với trang phục của nam giới là Đóng
khố, nữ mặt quần vái, áo chui đầu, mùa đông có thêm tấn khăn choàng
- Khố là một miếng vải bề ngang 20cm, dài khoảng 4m, được dệt từ
các sợi màu theo từng mảng màu khác nhau và tạo thành hoa văn.
- Cách mặc khố: Người ta quấn vòng quanh bụng, luồn qua háng để
che phần dưới của cơ thể. Hai đầu khố với những tua chỉ dài phía trước và
phía sau.
-
Váy là một tấm vải khổ rộng 0,8m, dài 1,2m quấn quanh người. Áo
là một miếng vải xếp đôi, ở giữa khoét cổ rộng có thể chui đầu được, hai
bên biên miếng vải may kín.
-
Trên nền tấm vải, họ chia thành những mảng hoa văn ngang, từng
mảng được nhắclại như mảng trước đó và nối nhau liên tiếp. Mỗi mảng là
một kết hợp gồm các màu xanh, đỏ, đen, trắng.
Trang sức: phụ nữ đeo vòng cổ, vòng tay bằng hạt cườm ngũ sắc
hoặc đồng, bạc, nhôm...
Ẩm thực :
Là cư dân sống bằng nương rẫy,hàng ngày người chơ ro ăn cơm gạo
tẻ,ngô,khoai,sắn.Thức ăn chủ yếu là muối,rau,đậu,vừng và bầu bí.Ngoài ra
còn có các loại gia cầm như Gà, Vịt ,Ngan, Ngỗng,…Do họ tự nuôi.Đôi khi
có cá,thịt chim,thú săn được. Họ chế biến món ăn chủ yếu là nướng, luộc,
ninh nhừ, các món xào,luộc,rán,Nộm là tiếp thu của người kinh.
+ họ có các loại bánh như,bánh nếp,bánh ống,bánh tét,bánh giầy trộn
vừng,…
+Đồ uống: chủ yếu là riệu cần
+ Hút thuốc lá bằng tẩu
Đọt mây
Ai đã từng đến nơi sinh sống của người Chơ Ro mà chưa được ăn Đọt
Mây thui lửa thì chưa chạm vào sự thú vị của ẩm thực vùng cao và chưa
hiểu
hết
cách
sống
của
họ.
Có thể nói, vị đắng trong các món ăn luôn mang đến sự mới mẻ, kì diệu
cho những người thưởng thức nó. Trong ẩm thực của các dân tộc thiểu
số, vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà
đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay mà người Chơ Ro còn có
những Đọt Mây mọc hoang chằng chịt trong rừng.
Mây là loại dây leo dài hàng chục mét, có vỏ gai dày đặc bao bọc.
Muốn lấy được Đọt Mây phải chặt cây thành nhiều khúc ngắn để kéo tuột
xuống dần, khi gần đến đọt có nhiều vòng gai ở ngọn móc vào các nhành
cây xung quanh nên phải cẩn trọng, bằng không dễ bị gai đâm.
Khi chế biến món ăn, người ta chọn những Đọt Mây non tơ, bụ bẫm
(dài khoảng ba bốn gang tay) mang về tước bỏ phần vỏ lá bên ngoài. Từ
những lõi Đọt Mây trắng ngần có vị ngọt và đăng đắng, người Chơ Ro chế
biến Đọt Mây thành nhiều món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp
dẫn.
Món Đọt Mây thui lửa là món ăn khoái khẩu của không ít người. Đọt
Mây sau khi làm sach, được nướng trực tiếp trên lửa. Sau khi chín, người ta
xé Đọt Mây ra từng sợi chấm với muối giã nhuyễn cùng ớt xiêm trái bé xíu.
Vị đắng, ngọt, thơm của Đọt Mây hòa quyện cùng vị mằn mặn của muối, vị
cay nồng của ớt mang đến cho người ăn một cảm giác thú vị và lạ miệng.
Bên cạnh đó, người Chơ Ro cũng dùng Đọt Mây để nấu canh hoặc nấu
với nhiều loại thực phẩm khác như cá, thịt, mắm…Có thể nói, dù nấu theo
cách nào, thì vị đắng đặc trưng của Đọt Mây vẫn mang đến một mùi vị
riêng biệt, tạo nên hương vị riêng biệt cho các món ăn.
Đọt Mây không chỉ làm phong phú ẩm thực của người Chơ Ro mà nó
còn là một vị thuốc hiệu nghiệm khi chữa sốt rét. Với người Chơ Ro, vị
đắng và ngọt đặc trưng của Đọt Mây luôn là thức ăn dân tộc Chơ Ro ưa
chuộng,không biết từ bao giờ Đọt Mây đã trở thành niềm tự hào, đại diện
cho hương vị ẩm thực người Chơ Ro.
Canh ống thụt lá bép
Người Chơ ro có một món canh ngon, lạ và hội đủ tinh túy của núi
rừng khiến ai đã từng một lần thưởng thức đều phải nhớ mãi. Đó là
canh ống thụt lá bép.
Người Chơ ro sống với thiên nhiên, hòa mình trong đại ngàn rừng núi,
chính vì thế, bằng những nguyên liệu có sẵn, họ biết sáng tạo ra những món
ăn độc đáo và đầy dư vị. Một trong số những món ăn thú vị đó là canh ống
thụt rau bép.
Rau bép là loại rau rừng thân gỗ thường mọc ở vùng đất đỏ, đất trắng
và các vùng xung quanh chân đồi, đỉnh đồi.Người Chơro gọi lá bép là "laviếp". Có một điều thú vị là lá bép là món ăn khoái khẩu của tê giác. Có lẽ
vì thế, người dân nơi đây muốn có được những nhánh là bép ngon họ đều
lần thep dấu vết của những con tê giác trong rừng.
Lá bép mang vị ngọt và có nhiều tinh bột, nên trong nhiều thời kì, nó
được dùng làm lương thực chống đóithay cơm. Lá bép được chế biến thành
nhiều món ăn như xào, nướng, luộc, nấu cháo cá rất ngon. Nhưng ngon
nhất là nấu canh ống thụt".
Canh ống thụt là bép là một sự sáng tạo của người Chơ ro để phù hợp
với cuộc sống trong những ngày kháng chiến. Cũng từ đó, thời gian, món
canh độc đáo ấy đã được nhiều người biết đến.
Canh lá bép không được nấu trong nồi mà được nấu trong các ống hồ
lô. Sau khi rửa sạch lá bép, người chơ ro bện chặt rồi bỏ vào ống hồ lô.
Ống hồ lô được đậy nắp lại và nấu trực tiếp trên lửa. Khi nấu, không được
để ống lồ ô dựng thẳng mà phải để nghiêng ống lồ ô trên đống lửa. Quay
tròn hồ lô để canh được chín đều. Khi quay, phải dùng một chiếc que (thân
cây lâu năm) thụt vào cho hơi thoát ra ngoài và cho các thành phần được
nhuyễn ra. Bởi kiểu cách nấu đặc biệt này mà món canh đại ngàn còn được
mang một tên gọi khác là cây ống thụt
Khi màu xanh của ống lồ ô chuyển vàng đều là lúc canh chín. Để
món canh thêm hấp dẫn, người Chơ ro cho thêm lá é, muối ớt để có được
những chén canh sền sệt bốc khói thơm lừng. Để canh ống thụt rau bép trở
thành món ăn tinh hoa của người Chơ ro.
Để có được món canh ống thụt lá bép thật sự đúng điệu thì người Chơ
ro thường cho cá lăng, ốc suối vào để làm tăng độ ngọt, thơm của món
canh.
Có thêt thấy, canh ống thụt lá bép không chế biến cầu kì, nhưng để
nấu được món canh đại ngàn này thì người nấu phải có kinh nghiệm chọn
ống hồ lô. Bởi nếu chọn cây quá già, lửa sẽ làm nứt cây, canh sẽ chảy ra
ngoài. Còn chọn cây non nấu canh thì nhựa cây sẽ cho vị hanh đắng làm
canh không ngon.
Canh ống thụt lá bép luôn được người Chơ ro nấu trong những lần đi
nương, đi rừng. Với người Chơ ro, đó là hương vị của mẹ thiên nhiên ban
tặng. Còn với tất cả những ai đã từng thưởng thức, thì đó là một món canh
ngon, lạ để lại dư vị không quên.
Phương tiện đi lại, vận chuyển:
- Chiếc gùi
- Voi là phương tiện đi lại là chủ yếu
Công cụ sản xuất:
- Chà gạc là công cụ để phát rẫy
- Rìu để đốn cây to
- Cuốc: xới đất
- Gậy chọc lỗ,ống hồ lô, Cào, liềm...
Văn hóa phi vật thể:
Văn hóa phi vật thể là một trong những giá trị cơ bản của văn hóa dân
tộc,là sản phẩm tư duy,nhận thức,tâm lý,lao động sáng tạo của con người
nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh của cộng đồng. Văn hóa phi vật
thể về cơ bản bao gồm những giá trị thuộc về hình thái ý thức xã hội.Trong
đời sống của các dân tộc vùng Nam Bộ đó là những giá trị về ngô ngữ,chữ
viết,về văn hoac nghệ thuật,tôn giáo tín ngưỡng,lễ hội,tri thức dân gian.
Văn hóa phi vật thể còn là sự phản ánh chiều sâu cũng như giá trị bản sắc
văn hóa của một cộng đồng hay một vùng. Sau đây là một vài nét về văn
hóa phi vật thể của dân tộc chơ ro:
Ngôn ngữ - chữ viết:
- Tộc người chơro truyền thống nói ngôn ngữ môn – khơme thuộc
Ngữ hệ Nam Á, song chưa có chữ viết.
- Thường thì họ giao tiếp bằng tiếng kinh và tiếng của dân tộc mình.
Ngôn ngữ giao tiêp chung là tiếng kinh, ngôn ngữ dân tộc giao tiếp trong
cộng đồng
Tôn giáo tín ngưỡng
-Có thể nói,dân tộc Chơ ro các tôn giáo chưa tiếp cận,mà đời sống tâm
linh chủ yếu là các yếu tố tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời.
+Trước năm 1975,các tộc người Xtiêng,Mnông, Chơ ro,Mạ bị ép theo
đạo tin lành,nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh và do nguyên nhân khác
nên nó không tồn tại và không có chỗ đứng trong thế giới tâm linh của
đồng bào.
-Tín ngưỡng người Chơ ro là tín ngưỡng Nông nghiệp, Vạn vật hữu
linh và thờ cúng Tổ tiên.Các hoạt độngtín ngưỡng thông qua sinh hoạt lễ
hội của cộng đồng. Đồng bào quan niệm vũ trụ này có hai thế giới: “Thế
giới hiện hữu” của những người trần thế và ‘Thế giới tâm linh” củ các vị
thần linh,ma quỷ trong đó có hồn người chết trú ngụ.
-Thế giới tâm linh chi phối thế giới hiện tại: thông qua sự biểu hiện
thái độ,lòng thành của con người và cộng đồng mà thần linh phù hộ hay
trừng phạt. Trong sinh hoạt hằng ngày và sản xuất,Người Chơ ro có những
kiêng kỵ để tránh những điều có thể “xúc phạm” đến thần linh. Các lễ
hàng năm để tiếp xúc với thần linh thường gắn với các mùa làm rẫy trong
năm lễ quan trọng nhất là lễ cúng thần rừng (chô yang bri) và cúng thần lúa
(yang pa).
Lễ hội
- Lễ hội của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ môn khơ me
miền đồng nam bộ thường mang sắc thái riêng, lễ hội thường gắn với
đời sống tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp nương rẫy và nhiều tập
tục của cư dân bản địa các lễ hội gắn với đời sống tín ngưỡng nông
nghiệp :
+ Lễ hội cầu mùa trước khi reo trồng
+ Lễ mừng cơm mới
+ Lễ cúng hồn lúa (lễ sa yang va)
+Lễ cúng thần rừng
LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠRO (LễSa Yang-Va)
- Lễ hội mừng lúa mới là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chơro.
Tiếng dân tộc Chơro gọi lễ hội này là SaYangva. Xưa kia lễ hội này kéo dài
nhiều ngày đêm, thu hút cả cộng đồng tham gia. Họ vui chơi, ca hát, nhảy
múa trong không khí náo nhiệt của một hội lễ sau nhiều ngày nhọc sức lên
nương, làm rẫy, đi rừng săn bắn để lo cho cái ăn, cái mặc thường ngày.
- Ngày nay, một số nơi, người Chơro vẫn còn tổ chức lễ hội Sayangva
nhưng không còn kéo dài, quy mô như xưa do tác động nhiều mặt của xã
hội. Có nhiều yếu tố, địa điểm, nghi thức, diễn sự, vật tế… để tạo nên lễ hội
Sayangva. Một trong những đặc trưng của lễ hội là việc làm cây nêu.
- Thơi gian tổ chức: sau mùa thu hoạch phải cúng bằng chính hạt gạo
trên nương rẫy của gia đình mình từ ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch .
- Trong lễ hội Sayangva, cây nêu có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Theo
cách nghĩ của người ChơRo, cây nêu được xem là cây thông thiên. Bởi họ
dựng cây nêu là để gửi “ tin báo và thư mời ” cho thần linh để đến dự lễ hội
của cộng đồng ChơRo. Đối với con người thì cây nêu là mối giao hòa giữa
cộng đồng. Hễ ai thấy cây nêu thì biết rằng làng vào lễ hội.
- Khi tổ chức cúng Sa Yang Va người ChơRo thường làm một cây nêu
đặt trước sân nhà sàn – nhà có bàn thờ nhang chính, diễn ra lễ cúng đồng
thời khoảng sân để tổ chức đốt lửa và sinh hoạt cộng đồng khi đêm xuống.
Buổi sáng những người phụ nữ Chơ ro đi rước hồn lúa, vốn là chùm
lúa rẫy được bó để giành sau mùa thu hoạch trên nương.Rước về họ chia
bông lúa trang trí trên bàn thờ,làm thịt gà,heo bôi huyết trên cây nhang và
chuẩn bị rượu cần,các lễ vật để cúng thần.Nghi thức cúng chính là cúng
thần nhầ trước,sau đến cúng tiên,thần lúa.Già làng hoặc chủ nhà đảm trách
việc đọc lời khấn,trình bày tấm lòng thành của gia chủ,cầu mong được thần
linh phù hộ độ trì cho sức khỏe ban cho mùa màng tươi tốt,cây lăm trái,lúa
nhiều hạt.Sau khi cúng thần nhà người Chơ ro đem lễ vật ra kho lúa.Tại
đây diễn ra những nghi tế và khấn riêng cho thần lúa.
- Ở bàn thờ trước cây nêu người ChơRo khấn trình lòng thành của
mình và cầu xin thần linh ban cho vụ mùa với những bông lúa nặng trĩu,
chắc hạt. Đó cũng chính là ước vọng chung của những cư dân làm nông
nghiệp.
- Khi mọi nghi hiến tế hoàn tất, cộng đồng người ChơRo vui mừng tụ
tập quanh gốc cây nêu. Nhất là khi đêm xuống, bên đống lửa bập bùng,
dưới ánh trăng dìu dặt vùng rừng núi, âm thanh trầm bổng của cồng chiêng,
nhịp khoan thả của đàn tre và tha thiết của kèn môi… lại thêm hơi men
chếnh choáng của rượu cần, người ChơRo cuồng nhiệt thả sức cho các điệu
múatheo nhịp cồng chiêng,đi vòng tròn quanh đống lửa hay cậy nêu, thả
hồn theo những lời ca của dân tộc mình,Người chơ ro sử dụng toàn thân
cho động tác múa,nhưng những nhịp múa chủ yếu từ dôi tay và chân .Tất
cả các động tác lấy than làm trục chính và thể hiện nét tạo hình qua hai bên
và theo hướng lên xuống.trong khoảnh khắc đó, những nỗi lo toan thường
nhật tan biến.
Có thể xem cây nêu là một trong những biểu trưng tiêu biểu và nhiều
ý nghĩa nhất trong lễ hội của người ChơRo. Nó thể hiện mối giao hòa giữa
con người với thần linh, sự giao cảm giữa con người với con người và
những ước vọng chính đáng về sự tồn tại, sự phát triển của con người trong
vũ trụ.
- Cây nêu được làm từ cây vàng nghệ ( SơrBrơ ) – một loại cây trong
rừng, có thân suôn, thẳng. Đặc biệt, loại cây này khi bào vỏ thì có màu
vàng nghệ rất đẹp, cây niêu được người Chơ ro trang hoàng khá công phu
và tỉ mỉ.
- Trước sân nhà người Chơ ro dựng một cây nêu.Tại chỗ dựng gốc nêu
chôn một đoạn gốc có chạng chĩa làm đôi để giữ và buộc dây mây vào
khoảng gốc khoảng 5 tấc. Cây nêu có ba tầng nấc chính. Trên cao là chùm
lúa nhiều hạt vươn lên với vai trò chủ thể cúng của người ChơRo. Hai tầng
nấc cây nêu nhỏ trên thân cây nêu chính tượng trưng cho thần linh và tổ
tiên. Những gì sử dụng trang trí thể hiện trên cây nêu đều quy chiếu về
những con số chẵn với quan niệm hoàn thiện, đầy đủ. Phía dưới gốc nêu
buộc các con vật hiến tế như gà, heo cỏ.
- Ý nghĩa : cúng tế thần linh cầu xin ban cho vụ mùa với những bông
lúa nặng trĩu, chắc hạt và sự bình an cho bản làng…
Nghệ thuật dân gian
Nghệ thuật dân gian của các tộc người miền Đông Nam Bộ về tổng
thể không phong phú,đa dạng về loại hình như các cộng đồng miền Tây
Nam Bộ song nó vẫn in đậm những cá tính và bản sắc riêng.Nghệ thuật
múa Chơro bao gồm ba loại hình: múa sinh hoạt, múa lao động, múa tín
ngưỡng.
- Múa sinh hoạt của người Chơro gắn bó với văn hóa cồng chiêng
trong khu vực và bắt nguồn từ sinh hoạt diễn tấu cồng chiêng, nên nó chịu
ảnh hưởng, tác động và đồng loại với sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, mà
tính phổ biến ở người Chơro và trong vùng là vừa múa, vừa đánh cồng
chiêng. Ngoài ra còn có những điệu múa với quả lục lạc (quả nhạc). Loại
múa này rất độc đáo, đặc trưng múa của người Chơro. Âm thanh, âm nhạc
của múa chính là âm thanh tiết tấu lục lạc nên động tác mô típ chủ đạo là
bật rung cánh tay, cổ tay. Nó quán xuyến toàn bộ múa sinh hoạt và múa tín
ngưỡng của tộc người Chơro.
- Múa lao động của người Chơro khởi đầu là những động tác nguyên
sơ kết hợp với công cụ lao động, dần dần chúng được cách điệu lên trong
cách thể hiện, phản ánh. Người Chơro hiện có những điệu múa phản ánh về
lao động: múa dao, múa chọc lỗ tra hạt, múa bắt cá, múa xúc tép, múa nỏ,
múa đeo gùi, múa sàng gạo, giã gạo.
- Múa tín ngưỡng được người Chơro thể hiện trong các sinh hoạt tín
ngưỡng như lễ hội chung của cộng đồng, lễ cúng các thần linh. Hiện người
Chơro có các điệu múa tín ngưỡng: múa bà bóng, múa lễ hội, múa cúng tổ
tiên, múa tạ ơn thần Yangva (thần Lúa), múa cầu mưa, múa tạ ơn thần Núi.