Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.11 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI THỊ THÊU

THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
LỆNH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – HẬU CẦN
CÔNG AN NHÂN DÂN
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số

: 60 31 04 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ QUY

Phản biện 1:………………………………………..
Phản biện 2: ………………………………………..

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sỹ họp tại Học viện Khoa học xã hội
hồi……giờ……...ngày…….tháng…. năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển, con người không những

phải đối mặt với những thay đổi về môi trường tự nhiên, môi trường xã hôi,
mà còn với những yếu tố mới xuất hiện trong cuộc sống như các mối quan
hệ, sự thay đổi môi trường sống,… đòi hỏi con người phải thích ứng với
những thay đổi đó để tồn tại và phát triển. Nếu con người thích ứng tốt sẽ
giúp họ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống, nâng cao năng suất,
hiệu quả làm việc, phát triển tốt hơn. Do đó việc nghiên cứu sự thích ứng
của con người với môi trường để có các phương pháp thích ứng phù hợp là
rất cần thiết.
Đối với sinh viên các trường Công an, công việc sau này của các em là
bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước, phải đối mặt với nhiều môi trường làm
việc khó khăn phức tạp, tiếp xúc với nhiều loại đối tượng đa dạng, nhiều
tình huống nguy hiểm… Người chiến sỹ Công an luôn tâm niệm “sẵn sàng
đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc, Đảng và nhân dân cần
đến”, đòi hỏi người chiến sỹ công an phải có khả năng thích ứng rất tốt.
Nhận thức được yêu cầu này, các nhà trường trong CAND đã chú trọng rèn
luyện khả năng thích ứng cho sinh viên ngay từ khi bước vào trường thông
qua các hoạt động học tập, hoạt động điều lệnh, hoạt động ngoại
khóa…Đặc biệt là qua các hoạt động điều lệnh để rèn luyện khả năng thích
ứng với môi trường mới, với khó khăn, thách thức trong công việc của

người chiến sỹ Công an. Nhà trường xác định điều lệnh Công an nhân dân
là sức mạnh để xây dựng, rèn luyện người cán bộ Công an có bản lĩnh chính
trị vững vàng, tính kỷ luật chặt chẽ, tinh thần sẵn sằng chiến đấu cao, rèn
luyện ý chí vượt qua khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

1


Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nhiều sinh viên
khi bắt đầu bước chân vào môi trường học tập mới tại các trường CAND
chưa kịp thích ứng ngay với điều kiện sinh hoạt cũng như hoạt động học
tập, rèn luyện tại nhà trường, dẫn đến kết quả học tập chưa cao, bản thân
sinh viên có nhiều năng lực chưa được bộc lộ, khả năng giao tiếp còn hạn
chế. Những khó khăn mà sinh viên gặp phải như thay đổi môi trường sống,
môi trường học tập, thay đổi thói quen, nề nếp sinh hoạt theo các quy định
điều lệnh của ngành, của nhà trường, vì vậy nhiều sinh viên không phân bổ
được thời gian cho việc học tập và việc rèn luyện. Đặc biệt là những sinh
viên xuất thân từ học sinh phổ thông mới vào trường, chưa từng được tiếp
xúc với môi trường Công an nên các em gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi
tiếp xúc với hoạt động điều lệnh. Việc học tập đi đôi với rèn luyện, thực
hành đòi hỏi mỗi sinh viên phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ.
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về thích ứng tâm lý
của sinh viên, tuy nhiên các công trình tập trung nghiên cứu thích ứng với
hoạt động học tập của sinh viên mà chưa có công trình nào nghiên cứu về
thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên, vì vậy tôi muốn tìm
hiểu về quá trình thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên
trong trường Công an như thế nào, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá
trình thích ứng với hoạt động đặc thù này. Từ những lý do trên tôi chọn đề
tài “Thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND” làm đề tài nghiên cứu cho

mình.
2.

Tình hình nghiên cứu vấn đề
Thích ứng là vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng khá phức tạp

trong nghiên cứu tâm lý học. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt
động của con người, nên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu theo các hướng khác nhau

2


2.1. Một số nghiên cứu về thích ứng tâm lý với hoạt động nghề
nghiệp
Các tác giả như Nguyễn Văn Hộ, Dương Thị Nga, Trần Thu Hương
nghiên cứu thích ứng với hoạt động nghề nghiệp sư phạm, các tác giả đề
cập đến khái niệm thích ứng nghề, yếu tố chủ quan, khách quan và chỉ số
đặc trưng cho thích ứng nghề nghiệp. Quá trình thích ứng thể hiện ở 3 mặt:
nhận thức, cảm xúc và hành động. Đưa ra các nhân tố có vai trò quan trọng
ảnh hưởng đến mức độ thích ứng của cá nhân với hoạt động nghề là xu
hướng nghề, kế hoạch xây dựng nghề, sự ra quyết định nghề và chỉ số trí
tuệ. Tuy nhiên tác giả chưa phân tích rõ nội dung thích ứng với hoạt động
nghề, quy trình thích ứng cụ thể để cho đối tượng thích ứng tốt ở những môi
trường nghề nghiệp khác nhau.
2.2. Nghiên cứu về thích ứng với hoạt động học tập
Tác giả Vũ Thị Nho, Phan Quốc Lâm nghiên cứu các đề tài về sự thích
ứng với hoạt động học tập của học sinh tiểu học và học sinh lớp 1. Các tác
giả Lê Ngọc Lan, Mã Ngọc Thể, Nguyễn Thạc, Nguyễn Thị Út Sáu,
Nguyễn Xuân Thức nghiên cứu thích ứng của sinh viên với các hoạt động

học tập, đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu có thể khác nhau,
các tác giả đã nghiên cứu khá nhiều khía cạnh của sự thích ứng với hoạt
động học tập của sinh viên. Các tác giả xác định được tiêu chí khách quan
để đo các biểu hiện của sự thích ứng với hoạt động học tập. Chỉ ra các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên.
Ngoài ra, các tác giả đã xây dựng những biện pháp tâm lý – sư phạm giúp
sinh viên nhanh chóng thích ứng với môi trường mới.
2.3. Nghiên cứu thích ứng của sinh viên các trường lực lượng vũ
trang
Tác giả Đỗ Mạnh Tôn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng với
học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội” cho thấy
học viên các trường sỹ quan quân đội có mức độ thích ứng khá cao với hoạt
động học tập và rèn luyện, song vẫn còn những hạn chế nhất định và hạn

3


chế tập trung nhất ở mặt kỹ năng, kỹ xảo. Tác giả Nguyễn Minh Châu
nghiên cứu “Kỹ năng thích ứng tâm lý với môi trường học tập của sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học An ninh nhân dân”, nghiên cứu kỹ năng thích
ứng ở ba mặt là nhận thức về kỹ năng thích ứng, biểu hiện các kỹ năng thích
ứng cụ thể và ý thức rèn luyện kỹ năng thích ứng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng thích ứng tâm lý với hoạt động
điều lệnh CAND của sinh viên năm thứ nhất trường ĐH KT - HC, chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng với hoạt động điều lệnh của sinh
viên. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng
với hoạt động điều lệnh của sinh viên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận về thích ứng tâm lý với hoạt động điều
lệnh của sinh viên năm thứ nhất.
- Chỉ ra thực trạng mức độ thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ
nhất với những quy định và hoạt động điều lệnh CAND. Tìm hiểu các yếu
tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm
thứ nhất trường ĐH KT-HC CAND.
- Đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên năm thứ nhất thích ứng
tốt hơn với hoạt động điều lệnh trong nhà trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu biểu hiện, mức độ thích ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất
trường ĐH KT – HC CAND.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung: nghiên cứu một số các quy định điều lệnh về ý thức
học tập, các quy định về điều lệnh nội vụ, đạo đức, lối sống, ý thức chấp
hành điều lệnh CAND, các quy định về tham gia các hoạt động, phong trào
tập thể, ý thức tự quản của sinh viên.

4


- Giới hạn khách thể nghiên cứu: Số lượng 250 sinh viên năm thứ nhất,
khóa D6 đang theo học tại trường ĐH KT-HC CAND và 50 cán bộ, giảng
viên đang công tác tại trường ĐH KT – HC CAND.
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: xem sự thích ứng như một phẩm
chất tâm lý được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động.
Nghiên cứu thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh phải thông qua thực

tiễn thực hiện các quy định điều lệnh của sinh viên
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Xem xét đối tượng nghiên cứu
(thích ứng với hoạt động điều lệnh) với tư cách là một hệ thống cấu trúc,
bao gồm các thành tố (nhận thức, thái độ, hành vi) có liên quan với nhau,
quy định lẫn nhau, đồng thời nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động điều
lệnh của sinh viên trong mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố khách quan và
yếu tố chủ quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội.
Cụ thể:
+ Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề
tài, nhằm thu thập hệ thống các cơ sở lý luận của luận văn, nghiên cứu các
phương pháp, số liệu để định hướng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
+ Điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chính của luận văn
nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
+ Tọa đàm, phỏng vấn: Là phương pháp bổ trợ, phỏng vấn trực tiếp
một số sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nhằm chính xác hoá
những thông tin thu được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi hoặc bổ
sung những thông tin mới cần thiết cho việc nghiên cứu.
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: xử lý số liệu

5


bằng phép toán trên chương trình phần mềm SPSS: Tính tần suất trả lời các
phương án, tính tỷ lệ %, điểm trung bình nhằm đánh giá thực trạng vấn đề
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Góp phần bổ sung và làm rõ một số vấn đề lý luận việc thích ứng tâm

lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường ĐH KT-HC
CAND
3.1. Về thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng về việc thích ứng tâm lý với hoạt động điều
lệnh, các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao thích
ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh cho sinh viên năm thứ nhất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thích ứng tâm lý với hoạt động điều
lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3:Kết quả nghiên cứu thực tiễn thích ứng tâm lý với hoạt
động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kỹ thuật – Hậu
cần CAND

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
LỆNH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ
THUẬT – HẬU CẦN CAND
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Thích ứng tâm lý
Thuật ngữ “Thích ứng” hay “thích nghi” theo tiếng Pháp là adapter,
tiếng Anh là adapt, adaptation được dùng với nghĩa gốc là “làm cho phù
hợp”. Thích ứng là một phạm trù được nghiên cứu rất nhiều trong tâm lý
học hiện nay, có nhiều nghiên cứu khác nhau về vấn đề này, tùy từng cách
tiếp cận mà các nhà tâm lý học định nghĩa sự thích ứng của con người.

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học Hành vi:
Trường phái này, đại diện tiêu biểu là J.B. Watson (1878-1958),
cho rằng thích ứng là việc con người đã học được những hành vi cho phép
giải quyết tốt những công việc, đòi hỏi của cuộc sống. Cơ chế của thích ứng
với môi trường là thông qua việc học tập, đó là quá trình con người học
được những hành vi mới cho phép giải quyết các yêu cầu, đòi hỏi mới của
cuộc sống.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học nhân văn
Tâm lý học Nhân văn, với đại diện nổi bật là C. Roger và Maslow,
cho rằng thích ứng là quá trình con người nỗ lực, cố gắng thỏa mãn nhu cầu
của mình, để vươn tới nhu cầu cao hơn đó là nhu cầu xã hội, gia nhập vào
các nhóm trong xã hội, hiện thực hóa được hết tiềm năng của mình, quá
trình này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường
xã hội.
Theo quan điểm của trường phái Tâm lý học hoạt động

7


Đại biểu của trường phái này là L.X Vưgotxki, A.N Leonchiev, X.L
Rubinstenin cho rằng yếu tố quan trọng nhất để phát triển tâm lý và tạo nên
sự thích ứng của con người với xã hội đó là tính tích cực của chủ thể khi
tham gia vào các hoạt động, giao tiếp. Hoạt động là yếu tố quan trọng nhất
giúp cá nhân thích ứng tốt với môi trường luôn luôn thay đổi và kết quả của
hoạt động là tiêu chí để đánh giá sự thích ứng của cá nhân đó.
Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
tác giả luận văn cho rằng: “Thích ứng là quá trình con người tích cực thay
đổi, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mình để đáp ứng được với
yêu cầu của môi trường mới, đem lại hiệu quả trong quá trình hoạt động”
1.1.2. Thích ứng tâm lý

Thích ứng tâm lý là quá trình con người tích cực, chủ động thay đổi
nhận thức, thái độ và hành vi nhằm đáp lại một cách phù hợp những đòi hỏi
của điều kiện, môi trường sống luôn luôn thay đổi để tồn tại và phát triển.
1.1.3. Hoạt động điều lệnh
Hoạt động điều lệnh là những hoạt động thực hiện những quy định
về chế độ sinh hoạt, công tác, chiến đấu, học tập của người cán bộ chiến sỹ
CAND được quy định trong các văn bản của ngành công an.
Các quy định điều lệnh được quy định rõ trong thông tư số
17/2012/TT- BCA và thông tư số 18/2012/TT-BCA, đó là các quy định về
điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ cho toàn thể cán bộ chiến sỹ trong lực
lượng vũ trang, sinh viên trường ĐHKT- HC CAND cũng phải tuân thủ
theo các quy định điều lệnh đó. Nội dung quy định điều lệnh rất đa dạng,
trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ tôi xin nghiên cứu một số
quy định điều lệnh tiêu biểu đối với sinh viên trường ĐH KT – HC về về ý
thức học tập, các quy định về điều lệnh nội vụ, đạo đức, lối sống, ý thức
chấp hành điều lệnh CAND, các quy định về tham gia các hoạt động, phong
trào tập thể, ý thức tự quản của sinh viên.

8


1.1.4. Khái niệm và một số đặc điểm của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học
Kỹ thuật – Hậu cần CAND
Sinh viên trường ĐH KT-HC cũng có những điểm chung của sinh
viên, ngoài ra còn có những đặc điểm riêng như: ngoài hoạt động học tập
sinh viên phải rèn luyện trong môi trường kỷ luật, tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định điều lệnh công an nhân dân, làm việc, sinh hoạt có kế hoạch, giờ
giấc, vừa vào trường các em đã trải qua một tháng huấn luyện đầu khóa vất
vả, nhiều em không quen với vất vả, rèn luyện nên gặp phải vấn đề về sức
khỏe, nản trí, chán nản muốn bỏ về. Sinh viên thay đổi môi trường sống

môi trường gia đình sang môi trường nội trú, sinh hoạt tập thể.
1.2. Thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất
Qua nghiên cứu, tiếp thu những quan điểm về thích ứng của các tác
giả có thể đưa ra khái niệm thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của
sinh viên năm thứ nhất như sau: "Thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh
của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần là quá trình
sinh viên tích cực thay đổi, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành động cho phù
hợp với các quy định về điều lệnh của ngành, của nhà trường".
1.3. Biểu hiện thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên
năm thứ nhất
1.3.1. Thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐHKT-HC biểu hiện qua mặt nhận thức
Để có thể chấp hành nghiêm chỉnh các quy định điều lệnh công an
nhân dân người chiến sỹ công an cần nhận thức rõ được mục đích của việc
thực hiện, chấp hành nghiêm điều lệnh, vai trò của hoạt động điều lệnh đối
với việc rèn luyện tư cách người chiến sỹ công an, nhận thức đầy đủ, sâu
sắc về các quy định điều lệnh, nhận thức được các hình thức kỷ luật nếu
không chấp hành nghiêm điều lệnh, các biện pháp rèn luyện điều lệnh cho

9


sinh viên năm thứ nhất. Mức độ nhận thức về hoạt động điều lệnh được thể
hiện qua 4 mức độ: Nhận thức tốt, nhận thức khá, nhận thức trung bình,
nhân thức kém.
1.3.2. Thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐHKT – HC biểu hiện ở mặt thái độ
Biểu hiện thái độ thích ứng với hoạt động điều lệnh của sinh viên
năm thứ nhất trường ĐH KT-HC CAND ở những nội dung cơ bản sau:Sinh

viên tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về điều lệnh; tính tích cực,
chủ động của sinh viên khi tham gia các quy định điều lệnh về nề nếp sinh
hoạt cá nhân, học tập; cảm xúc hài lòng, thoải mái của sinh viên khi thực
hiện các quy định điều lệnh, thái độ tích cực vượt qua các khó khăn trong
việc thích ứng với các nội quy về giờ giấc, phong trào, quy định về trang
phục, đời sống văn hóa; mức độ hài lòng của sinh viên đối với các quy định
điều lệnh với các văn bản, pháp quy về đào tạo của trường, giờ giấc sinh
hoạt cá nhân, rèn luyện trong học tập…
1.3.3. Thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐHKTHC biểu hiện qua mặt hành vi
Biểu hiện của hành vi thích ứng trong hoạt động điều lệnh của SV
năm thứ nhất thông qua việc làm quen với hoạt động tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất, đạo đức người chiến sĩ Công an nhân dân, nghiêm chỉnh chấp
hành các quy định về điều lệnh Công an nhân dân: giờ giấc sinh hoạt cá
nhân, ý thức học tập, chấp hành sự phân công, điều động của cán bộ quản
lý, ăn mặc trang phục theo đúng quy định của điều lệnh, điều lệnh nội vụ…
Các hành vi chấp hành điều lệnh không chỉ thực hiện ở trên lớp học mà
trong tất các các hoạt động trong đời sống sinh hoạt, rèn luyện của sinh
viên, trên tất cả các mặt hoạt động.

10


1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng tâm lý với hoạt
động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kỹ thuật –
Hậu cần CAND.
Ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoạt động điều lệnh của
sinh viên năm thứ nhất gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan
Yếu tố chủ quan gồm: Động cơ, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp;
tính tích cực tự giác của sinh viên chấp hành quy định điều lệnh; ý chí và sự

nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn trở ngại của sinh viên; tính cách và thói
quen sống của bản thân.
Yếu tố khách quan gồm: Sự quan tâm của cán bộ giáo viên nhà
trường trong việc phổ biến các quy định và hướng dẫn rèn luyện cho sinh
viên; sự giúp đỡ của các sinh viên khóa trên; sự giáo dục và rèn luyện trong
gia đình.

11


Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND có trụ sở tại thị trấn Hồ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mang đặc thù là một trường kỹ thuật,
hậu cần đầu tiên và duy nhất của lực lượng Công an với nhiệm vụ tổ chức
đào tạo cử nhân kỹ thuật điện tử, tin học, chỉ huy tham mưu hậu cần, kế
toán…theo chỉ tiêu của Bộ công an giao.
Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất khóa D6, trường
ĐH KT-HC, gồm các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn
thông, Kế toán tài chính.
2.1.2. Tiến trình nghiên cứu
Tiến trình nghiên cứu đề tài chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 nghiên cứu lý
luận (Từ tháng 12/2016 đến tháng 4/2017), giai đoạn 2 nghiên cứu thực tiễn
(Từ tháng 4 đến tháng 8/2017)
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
Nhằm giải quyết các vấn đề lý luận về thích ứng và thích ứng với
hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất bằng cách phân tích, tổng
hợp, hệ thống các nghiên cứu của tác giả ở trong và ngoài nước về thích

ứng nói chung và thích ứng của sinh viên năm thứ nhất với hoạt động điều
lệnh. Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan và hệ
thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn
Nhằm dánh giá thực trạng thích ứng với hoạt động điều lệnh của
sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND. Làm rõ

12


các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động điều lệnh của sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND.
Quá trình nghiên cứu
- Thiết kế bảng hỏi
- Hoàn thiện phiếu điều tra và tiến hành điều tra khảo sát đánh giá
thực trạng thích ứng với hoạt động điều lệnh của sinh viên.
- Xử lý số liệu nghiên cứu của đề tài
- Phân tích kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng.
- Xin ý kiến của chuyên gia, sửa chữa và hoàn thiện đề tài
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương
pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên và bảng hỏi cho giảng
viên, cán bộ quản lý học viên (phụ lục). Sau khi điều tra thử, chúng tôi tiến hành
điều tra chính thức và kết quả thu được như sau:
Với sinh viên: Số phiếu phát ra 250 phiếu, thu về 250 phiếu, số phiếu
không hợp lệ là 24 phiếu, số phiếu đạt yêu cầu là 226 phiếu.
Với giảng viên, cán bộ quản lý học viên: Số phiếu phát ra 50 phiếu,

số phiếu thu về 50 phiếu, số phiếu không hợp lệ 4 phiếu, số phiếu đạt yêu
cầu 46 phiếu.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tập trung phỏng vấn các nội dung gắn với bảng hỏi với
sinh viên và cán bộ quản lý học viên về thích ứng với hoạt động điều lệnh
của sinh viên để làm sáng tỏ hơn kết quả thu được qua phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi.

13


2.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các số liệu thu
được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Tóm lại, quá trình tổ chức nghiên cứu đề tài đã được chúng tôi thực
hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Các phương pháp được sử dụng đều
phù hợp và đã góp phần giúp thu thập một lượng thông tin phong phú phục
vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN THÍCH ỨNG TÂM LÝ VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU LỆNH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – HẬU CẦN CAND
3.1. Thực trạng thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên
năm thứ nhất trường ĐH KT- HC CAND
3.1.1. Sự thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐH KT – HC CAND biểu hiện qua mặt nhận thức
Mức độ nhận thức các biểu hiện của hoạt động điều lệnh ở mức độ
cao với điểm trung bình chung là 1.57. Các em nhận thức tốt các quy định
về học tập, thi cử, biết các quy định về giờ giấc sinh hoạt, ra vào cổng, các
quy định về vi phạm đạo đức, lối sống…

Bảng 3.3. Thời gian sinh viên năm thứ nhất cần để làm quen với hoạt
động điều lệnh
Thời gian

SL

Tỉ lệ %

1 tháng

86

38.1

2 tháng

41

18.1

3 tháng

28

12.4

4 tháng

6


2.7

14


5 tháng

3

1.3

6 tháng

22

9.7

7 tháng

1

0.4

12 tháng

32

14.1

24 tháng


7

3.5

Qua bảng số liệu trên cho thấy đa số sinh viên mất khoảng thời gian
ngắn đã quen với hoạt động điều lệnh, tức là đã thích ứng được với hoạt
động đó. Có 38.1% số sinh viên cho rằng cần 1 tháng, 18.1% số sinh viên
được hỏi cho rằng cần 2 tháng, có 12.4% ý kiến cho rằng cần 3 tháng. Tức
là có khoảng 68.6% số sinh viên có thể thích ứng với hoạt động điều lệnh
trong khoảng 3 tháng sau khi vào trường.
Bảng 3.4: Đánh giá của SV và GV về việc hướng dẫn, phổ biến, tập
huấn các quy định, nội quy của Nhà trường
Nội dung

Sinh viên
SL

Tỉ lệ

CB,GV
SL

%
Đã được phổ biến, tập huấn đầy đủ, kỹ
càng các quy định điều lệnh
Được phổ biến nhưng chưa đầy đủ hết
các quy định điều lệnh
Đã được phổ biến nhưng sinh viên còn
chưa nắm vững

Chưa được phổ biến, tập huấn

159

70.4

39

17.3

24

10.6

4

1.8

Tỉ lệ
%

31

67.4

5

10.9

10


21.7

0

0

Có 70.4% số sinh viên cho rằng đã được phổ biến, tập huấn đầy đủ,
kỹ càng các quy định điều lệnh, có 17.3% số sinh viên cho rằng được phổ
biến nhưng chưa đầy đủ hết các quy định điều lệnh, 10.6% số sinh viên có ý
kiến được phổ biến nhưng chưa nắm vững, có 1.8% số sinh viên cho rằng chưa
được phổ biến, tập huấn.

15


Nhìn chung, theo đánh giá của các bạn sinh viên, giảng viên và cán
bộ quản lý của Trường thì hầu hết các bạn sinh viên đã có sự thích nghi với
các hoạt động điều lệnh với mức độ khá tốt và tốt là rất lớn, có 82.7% sinh
viên cho là đã thích ứng tốt và khá tốt với hoạt động điều lệnh của nhà
trường. Có sự tương đồng trong đánh giá của sinh viên và giảng viên về
việc đánh giá mức độ thích ứng của sinh viên ở mức khá tốt (trong đó giảng
viên đánh giá là 84.8%). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ (2.2%) sinh
viên cho rằng mình mới thích ứng một chút với nội quy của Trường.
3.1.2. Sự thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐH KT – HC CAND biểu hiện qua mặt thái độ.
Như vậy từ bảng số liệu trên cho thấy mức độ hài lòng với các
quy định điều lệnh và thực hiện điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất ở mức
độ khá, ĐTB chung là 1.96 (Mức 2:1.75 < ĐTB ≤ 2.5). So với mức độ nhận
thức thì mức độ hài lòng của sinh viên với các hoạt động điều lệnh ở mức

độ thấp hơn. Sinh viên hài lòng nhất với việc thực hiện quy định về thời
gian học tập, sinh hoạt, ra vào cổng với ĐTB là 1.88. Mức độ hài lòng thấp
nhất với các hình thức kiểm tra điều lệnh của các thầy cô giáo quản lý học
viên và đội điều lệnh của nhà trường.
3.1.3. Sự thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐH KT – HC CAND biểu hiện qua mặt hành vi
Qua bảng số liệu cho thấy sinh viên đánh giá mức độ thực hiện các
hoạt động điều lệnh của bản thân ở mức độ rất tốt, ĐTB chung là 1.71 ở
mức độ thích ứng tốt (mức 1: 1< ĐTB≤ 1,75). Trong đó có các hoạt động
sinh viên thực hiện rất tốt đó là không hút thuốc lá, uống rượu bia trong
trường có ĐTB là 1.42, mặc trang phục, giầy tất đúng quy định có ĐTB là
1.55, tuân thủ các quy định về râu tóc, sơn móng tay, móng chân có ĐTB là
1.64. Một số hoạt động điều lệnh sinh viên thực hiện chưa được thực sự tốt
như tích cực lao động theo sự phân công của lớp có ĐTB là 1.73 xếp thứ

16


8/12, việc gấp chăn màn, treo quần áo, sắp xếp đồ đạc cá nhân ngăn nắp,
đúng quy định có ĐTB là 1.75 xếp thứ 9/12, hành động giữ vệ sinh phòng
ở, phòng học, phòng sinh hoạt có ĐTB là 1.76 xếp thứ 10/12, việc xếp hành
điểm danh lên lớp theo đúng điều lệnh xếp thứ 11/12 với ĐTB là 1.83; việc
không ngủ gật, không mất trật tự trong lớp có ĐTB là 2.13 xếp thứ 12/12.
Bảng 3.9. Mức độ thích ứng của sinh viên năm thứ nhất với các hoạt động
điều lệnh
Nội dung thích ứng

STT

Sinh viên

ĐTB

Thứ

ĐLC

bậc

1

Quy đinh giờ giấc sinh hoạt, học tập

1.94

0.6

3

2

Quy định điều lệnh nội vụ

2.06

0.64

8

3


Trang phục đúng điều lệnh

1.54

0.65

1

4

Quy định điểm danh, báo cáo

2.0

0.67

5

5

Lao động, vệ sinh, trực nhật

2.0

0.67

5

6


Quy định sinh hoạt, điều kiện ăn ở

1.95

0.68

4

7

Chế độ trực giác, trực tết, trực hè, hành

2.03

0.87

7

quân
8

Quy định nghỉ phép, nghỉ tranh thủ,

1.79

0.77

2

9


Hoạt động cấm trại

2.11

0.92

9

ĐTB

1.87

0.49

Qua bảng số liệu trên ta thấy sinh viên thích ứng tốt nhất với quy định
về trang phục theo điều lệnh có ĐTB là 1.54; thích ứng với quy định về chế độ
nghỉ phép, nghỉ tranh thủ được sinh viên thích ứng ở mức độ khá, có ĐTB là
1.79. Sinh viên thích ứng chậm với hoạt động cấm trại, ĐTB là 2.11.

17


Đánh giá chung về thích ứng với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất trường ĐH KT- HC
Bảng 3.10. Đánh giá chung về 3 mặt thích ứng của sinh viên năm thứ
nhất với hoạt động điều lệnh
STT

Biểu hiện


ĐTB

ĐLC

1

Nhận thức

1.6

0.45

2

Thái độ

1.96

0.6

3

Hành vi

1.71

0.54

1.76


0.42

Tổng trung bình chung

Qua bảng số liệu trên, ba mặt biểu hiện thích ứng có điểm khác biệt
về điểm số theo thang đo mức độ thích ứng. Cụ thể, mặt nhận thức có ĐTB
cao nhất là 1.6, mặt hành vi có ĐTB là 1.71 có mức độ thích ứng cao (Mức
1:1 < ĐTB ≤ 1.75); biểu hiện mặt thái độ có ĐTB là 1.96 có mức độ thích
ứng khá (Mức 2:1.75 < ĐTB ≤ 2.5); tổng trung bình chung là 1.76. Có thể
thấy, sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất với hoạt động điều lệnh ở
mức độ khá.
Bảng 3.11. Mức độ thích ứng với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất theo giới tính
STT

Các mặt biểu hiện

Nam
ĐTB

Nữ

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1


Mặt nhận thức

1.56

0.44

1.77

0.5

2

Mặt thái độ

1.94

0.63

2.04

0.56

3

Mặt hành vi

1.68

0.5


1.85

0.59

Tổng ĐTB

1.72

0.4

1.98

0.36

18


Qua bảng số liệu cho thấy mức độ thích ứng với hoạt động điều lệnh của
sinh viên năm thứ nhất có sự khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Sinh
viên nam có mức độ thích ứng cao hơn so với sinh viên nữ.
Bảng 3.12. Mức độ thích ứng với hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ
nhất theo đối tượng đầu vào
STT

Mặt biểu
hiện

1


Mặt

nhận

HSPT

SV ĐH, CĐ

CB, CSNV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.62

0.44

1.28

0.27


1.57

0.5

thức
2

Mặt thái độ

2.0

0.6

1.54

0.45

1.78

0.59

3

Mặt hành vi

1.73

0.53

1.68


0.7

1.53

0.4

Tổng TB

1.78

0.47

1.5

0.42

1.63

0.45

Qua bảng số liệu cho thấy mức độ thích ứng với hoạt động điều lệnh
của sinh viên là CB, CSNV đi học là cao nhất, có ĐTB là 1.5 (Mức 1:1 < ĐTB
≤ 1.75), sinh viên là sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác xếp thứ 2, có
ĐTB là 1.63; sinh viên là sinh viên phổ thông có mức độ thích ứng thấp nhất
trong 3 đối tượng trên, có ĐTB là 1.78 (Mức 2: 1.75 < ĐTB ≤ 2.5).
3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý với hoạt
động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường ĐH KT – HC CAND
3.2.1. Các yếu tố chủ quan
Bảng 3. 13. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc thích ứng với hoạt

động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất
STT

Yếu tố ảnh hưởng

Sinh viên
ĐTB

ĐLC

Thứ
bậc

1

Ý thức tự giác tích cực của bản thân trong
việc chấp hành điều lệnh

19

1.56

0.66

1


2

Ý chí nghị lực, tinh thần vượt khó của sinh


1.65

0.66

3

1.6

0.74

2

viên
3

Niềm tin và lòng tự hào trở thành người chiến
sỹ công an nhân dân

4

Động cơ học tập rèn luyện của bản thân

1.7

0.75

6

5


Hứng thú, sự yêu ngành yêu nghề của bản

1.65

0.69

3

thân
6

Tính cách và thói quen sống của bản thân

1.68

0.78

5

7

Khả năng giao tiếp của bản thân (với bạn bè,

1.82

0.77

7


1.95

0.87

8

1.7

0.5

thầy cô giáo, tham gia vào các hoạt động)
8

Bản thân sinh viên chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
trước khi nhập học
ĐTB

Yếu tố ý thức tự giác, tích cưc của bản thân trong việc chấp hành điều lệnh là yếu tố ản
3.1.2. Các yếu tố khách quan
Kết quả điều tra cho thấy các yếu tố khách quan có ảnh hưởng lớn
tới việc thích ứng tâm lý của sinh viên với hoạt động điều lệnh, ĐTB là
1.87 (Mức 2: 1.75<ĐTB≤ 2.5) so với các yếu tố chủ quan (ĐTB là 1.7) thì
các yếu tố khách quan có ảnh hưởng ít hơn. Trong các yếu tố, yếu tố sự rèn
luyện, giáo dục trong gia đình được sinh viên đánh giá là có ảnh hưởng
nhiều nhất trong các yếu tố khách quan, ĐTB là 1.73, xếp thứ 1/6. Yếu tố
các chế tài khen thưởng, kỷ luật nghiêm ngặt và sự giúp đỡ của các anh chị
khóa trên được sinh viên đánh giá ảnh hưởng không cao tới việc thích ứng
với hoạt động điều lệnh, hai yếu tố trên có ĐTB lần lượt là 1.96 và 2.12.

20



KỂT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài luân văn đã giải quyết được
một số vấn đề lý luận cơ bản về thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh
của sinh viên năm thứ nhất trường ĐH KT-HC CAND, đặc biệt là đưa ra
khái niệm công cụ của luận văn là “Thích ứng tâm lý với hoạt động điều
lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKT-HC CAND”. Luận văn phân
tích được các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý với hoạt động điều
lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKT-HC CAND.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài đã phân tích được những
nội dung cơ bản sau: Phân tích thực trạng chung về thích ứng tâm lý với
hoạt động điều lệnh của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKT-HC CAND
qua 3 mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức
độ thích ứng của sinh viên năm thứ nhất với hoạt động điều lệnh ở mức độ
khá. Xem xét ba mặt biểu hiện của thích ứng tâm lý với hoạt động điều
lệnh, mặt nhận thức được biểu hiện rõ nét nhất, mặt thái độ được biểu hiện
thấp nhất. So sánh các biến số về giới tính và đối tượng sinh viên trước khi
vào trường cho thấy có sự khác biệt về mức độ thích ứng giữa sinh viên
nam và sinh viên nữ. Đối tượng sinh viên là CB, CSNV đi học có mức độ
thích ứng với hoạt động điều lệnh cao nhất, thấp nhất là nhóm sinh viên là
học sinh phổ thông.
Chỉ ra được các mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan, khách
quan ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý với hoạt động điều lệnh của sinh viên
năm thứ nhất trường ĐHKT-HC CAND. Trong các yếu tố chủ quan, yếu tố
ý thức tự giác, tích cực của bản thân trong việc chấp hành điều lệnh là yếu
tố ảnh hưởng nhiều nhất, yếu tố bản thân sinh viên chưa chuẩn bị tâm lý sẵn
sàng trước khi vào trường ảnh hưởng ít nhất. Trong các yếu tố khách quan,


21


yếu tố sự giáo dục và rèn luyện trong gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất, yếu
tố sự giúp đỡ của các anh chị khóa trên có ảnh hưởng ít nhất.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với sinh viên
Sinh viên cần nâng cao tinh thần tự giác, tích cực trong việc
chấp hành điều lệnh CAND, xây dựng cho bản thân động cơ, lý tưởng, rèn
luyện bản lĩnh người chiến sỹ Công an. Có thái độ nghiêm túc trong việc
chấp hành các quy định điều lệnh của nhà trường, có ý thức kỷ luật, thích
nghi với môi trường học tập mới. Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các quy
định điều lệnh, nội quy, quy chế kỷ luật, khen thưởng. Sinh viên cần phải
thực hiện tốt cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng
nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ”, thực hiện tốt “6 điều Bác Hồ dạy
CAND”, “5lời thề danh dự CAND”, “10 điều kỷ luật của CAND Việt
Nam”.
2.2. Đối với giảng viên, cán bộ quản lý học viên
Cán bộ quản lý học viên cần tăng cường công tác kiểm tra, phát
hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của sinh viên. Nội dung, cách
thức, biện pháp, chủ thể tiến hành và đối tượng áp dụng phải được xác
định phù hợp với tình hình thực tế.
Cán bộ quản lý học viên cần hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng
của sinh viên Nhà trường để có biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp. Tăng
cường tổ chức giao ban, đối thoại, góp ý, nhận xét nhằm phát huy cơ chế
dân chủ trong công tác quản lý, giáo dục học viên.
Đối với giảng viên cần phải chấp hành nghiêm các quy định điều
lệnh để làm gương cho các em noi theo. Mỗi giảng viên cần có phương
pháp giảng dạy phù hợp, truyền đạt tới sinh viên kiến thức lý thuyết, các
yêu cầu, đặc thù ngành nghề. Giảng viên cần thường xuyên kiểm tra, giám

sát việc chấp hành điều lệnh của sinh viên, có các chế tài xử lý phù hợp.

22


2.3. Đối với nhà trường
Thông qua việc tổ chức các hoạt động phong trào, tiến hành lồng
ghép những nội dung giáo dục nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh
viên.
Đoàn trường cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, học
tập, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong và ngoài ngành. Tạo thêm
nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho sinh viên, cân bằng giữa hoạt động học tập
với hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh
thần cho sinh viên. Nâng cấp những cơ sở vật chất đã cũ hỏng, bố trí phòng
ở cho phù hợp, cải tạo các khuôn viên vui chơi, thể thao cho sinh viên.

23


×