Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Mã SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT
Lĩnh vực: Chủ nhiệm
NĂM HỌC: 2016 - 2017
- 1/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
A ĐẶT VẤN
MỤC LỤC
ĐỀ...................................................................Trang 3
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................Trang 3
II MỤC ĐÍCH....................................................................................Trang 4
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN...................................Trang 5
IV KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG.........................................................Trang 5
V PHƯƠNPHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................Trang 6
B GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ………………...…………..……...Trang 7
I NHỮNG NHIỆN VỤ, YẾU TỐ CẦN THIẾT CỦA GVCN .........Trang 7
II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN….…………………………………………………Trang 8
1 Tìm hiểu học sinh...........................................................Trang 8
2 Xây dựng mục tiêu kế hoạch.........................................Trang 9
III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN………………………………… ....Trang 13
1 Tìm hiểu về tâm lý học sinh.........................................Trang 14
2.Kết hợp giáo vên bộ môn............................................. Trang 15
3. Tìm hiểu năng khiếu sở thích........................................Trang 16
4.Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chán học từ gia đình. . .Trang 16
5.Tìm hiểu quan hệ bạn bè................................................Trang 18
6.Thông qua giờ sinh hoạt lớp ........................................Trang 18
7.Kết hợp với phụ huynh học sinh...................................Trang 21
8. Giáo dục học sinh qua các hoạt động ngoại khóa........Trang 23
9.Kết hợp Đoàn trường các bộ phận ............................... Trang 24
IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN....Trang 24
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................Trang 26
- 2/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
*Xuất phát từ nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo :
Tiếp tục triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức HỒ CHÍ MINH
Giáo dục bồi dưỡng ý thức trách nhiệm năng lực và hiệu quả công tác cho đội
ngũ nhà giáo giáo dục đạo đức lối sống kỹ năng sống cho học sinh.
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo toàn ngành tập
trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động giáo dục, việc thay đổi sách giáo khoa, thay đổi phương pháp
giảng dạy là vô cùng cần thiết. Song song với việc đổi mới ấy, việc quản lý giáo
dục học sinh cũng không kém phần quan trọng. góp phần đưa nhiệm vụ giáo dục
và đào tạo ngày càng phát triển
Tăng cường các giải pháp để giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém và học sinh bỏ
học tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi
*Xuất phát từ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của của giáo viên chủ nhiệm:
Là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức sâu sắc rằng nhiệm vụ của
người giáo viên là đào tạo những con người không chỉ giỏi về chi thức mà còn
đẹp về nhân cách.Việc giáo dục nhân cách , đạo đức và lối sống cho học sinh
trong nhà trường được hiệu quả đòi hỏi nỗ lực của tất cả các giáo viên, đặc biệt
là giáo viên chủ nhiệm. Vì giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước
nhà trường thực hiện mọi quyết định của hiệu trưởng đối với lớp và từng học
sinh trong lớp .Giáo viên chủ nhiệm theo dõi nhận xét đánh giá học sinh cuối
kỳ , cuối năm về học tập và rèn luyện đạo đức , là người đề nghị kỷ luật và khen
thưởng học sinh .
Do vậy công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ giáo
dục,nhất là giáo dục học sinh cá biệt
*Xuất phát từ xã hội:
Trong hoàn cảnh dất nước dang trên đường đổi mới cùng với sự lớn mạnh của
đất nước là nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, đời
sống vật chất tinh thần được thay đổi, sự bùng nổ về công nghệ thông tin những
thay đổi này ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, lối sống của các em, có một thực
trạng là các hàng quán,các trò chơi bạo lực, phim ảnh …quán internet mọc lên
như nấm là cơ hội để cho các em hoà nhập.
Hiện tượng học sinh bỏ giờ, nghỉ học...tụ tập . từ đó dẫn đến tình trạng
cờ bạc, gây gổ …….là nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực gây mất đoàn kết
- 3/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
trong tập thể lớp. Đây là vấn đề bức thiết cần được giải quyết là việc không thể
thiếu trong công tác giáo dục.
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Nhắc đến một tập thể lớp ngoan, có ý thức đoàn kết thì không thể không nói đến
vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Xây dựng được một tập thể lớp có nề nếp, học sinh chăm học, ý thức tổ chức
kỷ luật tốt, là niềm mong ước của tất cả các thầy cô. Đó cũng là nhiệm vụ quan
trọng trong nhiệm vụ giáo dục, góp phần vào việc xây dựng và rèn luyện đạo
đức, nhân cách của học sinh.
Mỗi khi nghe “cô nào trò ấy ” để nói lên sự ảnh hưởng của cô giáo với học
trò nhất là cô giáo chủ nhiệm .
Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi thường xuyên nhận chủ nhiệm
những lớp có nhiều “ học sinh các biệt” tôi được chứng kiến trong cuộc họp phụ
huynh các khuôn mặt buồn rầu của bậc làm cha, mẹ khi nghe đến con mình mắc
lỗi.Những câu nói buông xuôi “ Trăm sự nhờ thầy cô”. thế rồi những bức súc
dâng trào không kìm chế được của người cha tát con trước mặt giáo viên khi
giáo viên chủ nhiệm mời đến trao đổi ...... Những giọt nước mắt của những
người mẹ hết lòng vì con...... Niềm vui sướng hạnh phúc của phụ huynh học
sinh khi thấy con mình tiến bộ .
Học sinh cá biệt nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự bình yên hạnh
phuc mỗi gia đình
Đứng trước thực trạng này bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm tôi rất thấu
hiểu nỗi buồn, nỗi khổ và sự mong đợi của các bậc phụ huynh rất cần đến sự dạy
dỗ của thầy, cô giáo dục những em học sinh cá biệt hay bỏ giờ nghỉ học…tụ tập
gây mất doàn kết .Để các em trở thành con ngoan, người có ích cho gia đình và
xã hội, chủ nhân tương lai của đất nước .Do vậy giáo dục học sinh cá biệt ,tập
thể doàn kết là nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường THPT chính vì vậy
để góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụ giáo dục trong giới hạn của những việc mình
đã làm trong nhiều năm công tác làm chủ nhiệm ..bản thân tôi gặp không ít
những đối tượng học sinh cá biệt mỗi em có những đặc điểm tâm lý ..,hoàn cảnh
khác nhau . Tôi xin được trình bày để thầy cô , đồng nghiệp cùng tham khảo
đóng góp ý kiến cùng nhau có biện pháp giáo dục tốt nhất để giúp các em học
sinh lười học ,bỏ giờ …hiện tượng gây gổ đánh nhau thành những con ngoan
trò giỏi và xây dựng tập thể lớp đoàn kết
II MỤC ĐÍCH:
Giáo dục học sinh học sinh cá biệt xây dựng tập thể đoàn kết:
- 4/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
+Nhằm giáo dục uốn nắn những học sinh cá biệt thành học sinh có ý thức phẩm
chất đao đức
+ Nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và cung cấp những kinh nghiệm
trong việc quản lý giáo duc học sinh ở lớp chủ nhiệm . Xây dựng những phương
pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
Góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN: Là học sinh lớp A 14 tập
chung chủ yếu ở học sinh cá biệt thời gian là 3 năm
- Năm học 2012- 2013 học sinh Lớp 10A14
- Năm học 2013 - 2014 học sinh lớp 11A14
- Năm học 2014 - 2015 học sinh lớp 12A14
IV. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Học sinh lớp 10A14 các em thuộc nhiều xã , nhà xa trường xa trung tâm ở
vùng nông thôn
. Lớp 10A14 là một trong lớp cuối của trường với 39 học sinh trong đó 1/4 là
học sinh có kết quả học lực yếu , có 18 em là học sinh nữ
* Khảo sát chất lượng : Năm học 2012-2013
+ Học lực ; lớp 9 kết quả học còn yếu điểm thi vào 10 thấp
+ Ý thức học tập một số em chưa chăm
+ Vài em đã có đánh nhau ở lớp dưới bè phái cục bộ
Danh sách học sinh hay bỏ học, ham chơi ..... gây gổ...bè phái
TT Họ và tên hs
ĐK hoàn cảnh
Các biểu hiện
1
Phạm văn M Một minh một xã THCS ở Nghỉ học, ham chơi thích
với bác , gia đình chiều con tụ tập, nóng nảy
2
Phan khăc Đ Học lại , bố mắt kém yếu bỏ giờ nghỉ học không
sức khỏe, mẹ đi làm xa nhà phép , ham chơi điện tử
3
Nguyễn D
Mẹ bận buôn bán , bố đi cai ý thức kém nóng nảy , bè
thuôc.. , phải lao động
phái hay gây gổ.....
4
Ng thị C
Bố mẹ đi làm vắng nhà Nghỉ học, ham chơi thích
nuông chiều con
giao du
5
Vu thi T
Nhà xa trường ít quan tâm
Lười học , bè phái,
* Thuận lợi : Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã nắm rõ tình
hình của lớp thường xuyên nhắc nhở động viên giáo viên chủ nhiệm
- Được phân công làm công tác chủ nhiệm nhiều năm liền ở các lớp có học
sinh cá biệt nên mỗi năm lại có thêm kinh nghiệm và bài học cho lớp kế theo.
- 5/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
- Đa phần các em học sinh ngoan.
- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để học sinh được học
hành, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động đoàn thể .
- Ban chuyên môn nhà trường tổ chức chuyên đề về công tác chủ nhiệm để
trao đổi một số biện pháp sử lý tình huống sư phạm.
- Cùng với ban giám hiệu, Ban chuyên môn, Ban quản sinh, Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh phối kết hợp giáo dục
- Một số học sinh nam thích văn nghệ , số các em học sinh nữ là ngoan, biết
nghe lời, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, có ý thức xây dựng tập thể
lớp
- Giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh luôn phối hợp chặt chẽ trong công
tác giáo dục
* Khó khăn : Hoàn cảnh gia đình 38/ 39 bố mẹ học sinh là làm nông nghiệp
- 04 em không còn bố
- 05 học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, là con hộ nhèo
- Rất nhiều em có tư tưởng chưa ổn định phải học ở lớp cuối A14 , muốn
chuyển lớp để được gần bạn bè cũ, chưa hoà đồng với tập thể
- Lực học của các em không đồng đều.. kết quả học tập lớp trước còn thấp
Ngoài ra, một số em có biểu hiện ương bướng, chưa thât sự nghiêm túc vì mình
và vì tập thể.
- Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn : Các em là lao động chính trong gia
đình. Một số em bố, mẹ đi làm ăn xa thiếu sự quan tâm chăm sóc
- Có em thiếu thốn tình cảm ( chỉ ở với ông bà do bố mẹ ly hôn )
- Nhiều em nhà xa trường có em xa tới 10 km
- Tỷ lệ nam nữ trong lớp quá chênh lệch.
- Một số tật xấu của học sinh còn phổ biến : Nói leo, nói chuyện riêng, chia bè
phái, đố kỵ
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi thực hiện những phương pháp
dưới đây:
- Trong quá trình nghiên cứu tôi còn sử dụng các phương pháp quan sát, điều
tra,phương pháp nghiên cứu hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ và kết quả kiến thức
của học sinh
-Phương pháp dùng lời nói cảm hóa- tâm lý học sinh – giáo dục các em thông
qua các hoạt động tập thể ...........-
- 6/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
- Phương pháp đàm thoại sử dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm của đồng
nghiệp cũng như việc trao đổi thông tin về học sinh với phụ huynh học sinh .
Để thấy được phẩm chất bên trong và hình thức, hoạt động bên ngoài của học
sinh từ đó hướng tới một mục tiêu giáo dục có hiệu quả.
B GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ
I NHỮNG NHIỆN VỤ, YẾU TỐ CẦN THIẾT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ
NHIỆM ĐỂ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ XÂY DỰNG TẬP THỂ
ĐOÀN KẾT
- Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước nhà trường theo dõi
nhận xét, đánh giá kết quả học tập nhất là việc rèn luyện đạo đức cho các em học
sinh trong năm học đối với các em có ý thức học tập thì công việc đó trở nên
bình thường còn việc rèn luyện đạo đức đối với học sinh cá biệt thì lại là một
vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần :
+ Nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí nhiệm vụ của mình khi nhà trường
giao cho
+ Giáo viên chủ nhiệm phải là người thực sự tâm huyết với nghề “ Yêu trẻ
như con ”
+ Có trách nhiệm, có năng lực làm việc luôn quan tâm đến tương lai của học
sinh
+ Biết xây dựng và nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục.Trong quá trình
thực hiện giáo viên phải linh hoạt lựa chọn phương pháp cách thức từng đối
tượng
+ Mọi cử chỉ, lời nói, hành động đúng mực là tấm gương để học sinh noi theo
+ Để giáo dục được học trò cá biệt đòi hỏi mỗi thầy cô phải kiên trì, kiên
nhẫn đôi lúc còn phải nhẫn nhịn.
+ Giáo viên còn phải thường xuyên theo dõi quan tâm và dành cho học sinh
tình cảm chân thành không xa lánh không
+ Biết cách tạo cơ hội , động viên khích lệ cho học sinh thực hiện nhiệm vụ
+ Giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá khách quan, dân chủ công bằng và cởi
mở
+ GVCN phải sử lý điềm tĩnh kiên trì,cương quyết có lý có tình,công
bằng ,khách quan không hứa buông xuôi vận dụng linh hoạt không nên la mắng
chửi bới , biến giờ sinh hoạt thành một giờ tổng sỉ vả không để các em học sinh
nghĩ gặp cô là bị la mắng
- 7/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
+ Giáo dục học sinh GVCN nên nhìn nhận vấn theo chiều hướng tích cực ,
tôn trọng quyền lựa chọn , quyết định của các của các em trong phạm vi cho
phép
+ Khi giáo dục hoc sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm luôn đề cao mặt uư điểm
của em vì bên cạnh cái tật sấu ẩn chứa nhiều tài biết tạo cơ hội để các em phát
huy, luôn đặt quyền lợi của các em lên trên hết.
II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/Tìm hiểu học sinh
- Các em ở lứa tuổi THPT đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách.
Nhân cách các em phát triển theo hướng nào phụ thuộc rất nhiều yếu tố gia
đình, nhà trường và xã hội. Trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm là không
nhỏ.
- Các em ở lứa tuổi này thường có trạng thái tình cảm đa dạng, dễ vui, dễ
buồn hay tự ái, tò mò, thích khám phá điều mới lạ mà chưa có kỹ năng nhận
thức lựa chọn đầy đủ. Đôi khi còn liều lĩnh, bột phát, dễ đua đòi theo thói hư
tật xấu,... Nhiều em dễ nảy sinh tình cảm nam nữ mà không chia sẻ với cha mẹ,
thầy cô nên dễ hành động lệch lạc có thể để lại hậu quả đáng tiếc.
+ Muốn giáo dục học sinh cá biệt trở thành học sinh ngoan thì đòi hỏi thầy cô
nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm tâm lý, biểu hiện của từng học sinh cá biệt:
+ Các em này luôn hiếu động muốn tìm tòi và rất muốn gây sự chú ý cho
người khác ở bất kỳ đâu và thời gian nào
+ Nhanh nhẹn hoạt bát , đối đáp nhanh , hay biểu hiện chống đối giáo
viên. .Trong giờ học thường xuyên nói chuyện, không chú ý nghe giảng, mất trật
tự ảnh hưởng đến xung quanh
+ Có biểu hiện xem thường thầy cô và bạn bè , thờ ơ với các phong trào của
nhà trường .Thường ăn mặc khác người để tăng sự chú ý .Suy nghĩ của các em
thiếu lành mạnh.
+ Các em thường là đàn anh chi ở THCS mang tính đại ca
Trên đây là đặc điểm cơ bản của HS cá biệt vì có hiểu học trò thì ta mới đưa
ra biện pháp thích hợp ngay từ khi bắt đầu nhận lớp
*Tôi tiến hành điều tra thông tin học sinh
- 8/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN CỦA HỌC SINH
Họ và tên: .............................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: ..........................................................................................
Nơi sinh: ...............................................................................................................
Địa chỉ thường trú (thôn, xã): ...............................................................................
Con thương binh hạng: ................................ Con liệt sĩ: .....................................
Hộ nghèo: .................................................... Chất độc da cam:...........................
Là học sinh của trường THCS: ............................................................................
Số điện thoại:........................................................................................................
Họ tên bố: ............................................Tuổi: ...... SĐT......................................
Nghề nghiệp và nơi làm việc..............................................................................
Họ tên mẹ: Tuổi: ............................... Tuổi: ...... SĐT......................................
Nghề nghiệp và nơi làm................................................................................
Những chức vụ đã tham gia ở THCS ( lớp trưởng, lớp phó bí thư, tổ trưởng...):
...............................................................................................................................
Học lực ....., hạnh kiểm ....... ở lớp 9:................................................................
Điểm thi vào 10 môn văn .... môn toán...............................................................
Là học sinh giỏi cấp: .................. giải: ........................... môn: ............................
Năng khiếu (văn nghệ , thể thao,...): ....................................................................
Đã tham gia thi đạt giải văn hóa ,văn nghệ ,TDTT ... môn: ........... giải: ............
Sở thích cá nhân................................................................................................. ..,
Họ tên học sinh
2-/Xây dựng mục tiêu kế hoạch cho lớp phối hợp với gia đình kiểm tra việc
thực hiện của học sinh
Từ thực tế nắm bắt được tình hình của học sinh tôi xây dựng một kế hoạch chủ
nhiệm. Kế hoạch này ngoài việc căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, phải dựa
vào tình hình thực tế của lớp, xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch học kỳ,
tháng, tuần. Có được kế hoạch thì tôi đi vào chỉ đạo học sinh thực hiện theo kế
hoạch đã định .
Căn cứ vào đặc điểm của lớp, giáo viên chủ nhiệm lập ra kế hoach , xây dựng
lớp đoàn kết, tự giác trung thực, luôn nỗ lực học tập và rèn luyện đạo đức.
- 9/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
+Thống nhất tinh thần thái độ ý thức tổ chức kỷ luật
+ Thống nhất phân công cán bộ lớp thông báo cho giáo viên chủ nhiệm tình
hình của lớp như hs nghỉ hoc k p hoặc có việc đột xuât qua tin nhắn hoặc gọi
trực tiếp ,yêu cầu cán bộ lớp báo cáo kịp thời trung thực khách quan
+ Các tổ theo dõi lẫn nhau
+ Trang phục đến trường đúng quy định, nếu vi phạm xử lý phê bình trước lớptrực nhật lớp -không thay đổi – gọi điện trực tiếp đến gia đình
+ Đi học muộn ….1 lần …nếu lần 2 :Tự gọi điện cho gia đình trước lớp vào giờ
sinh hoạt
+ Nếu nghỉ học không phép hoặc giáy phép không có chữ ký phụ huynh đăng ký
coi vi phạm đạo đức
+ Nghỉ học phải có giấy phépcó chữ ký của phụ huynh học sinh đã đăng ký
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm, thầy cô bộ môn lớp:..............................
Em tên là:.........................................................học sinh lớp..........................
Lý do :
Nghỉ từ ngày: ...................................... đến ngày: ..........................................
Em xin hứa .....................................................................................................
Họ tên và chữ ký của phụ huynh HS
Ngày ….. tháng ….. năm …...
Họ tên và chữ ký HS
+ Cử cán bộ lớp tập hợp giấy phép hàng tuần GVCN kiểm tra bất kỳ
+ Nếu nghỉ học không phép tự thông báo kiểm điểm cho gia đình bằng điện
thoai trực tiếp trong giờ sinh hoạt và nhận hình thức kỷ luật ở lớp
+ Ý thức học tập ở trong lớp vi phạm ,phê bình trước lớp …......
+ Kiên quyết xử lý những học sinh không chép bài, nghỉ học không phép
+ Thống nhất một số quy định xử phạt
+ Khen thưởng những học sinh có ý thức học tập chấp hành tốt nội quy
*Bầu cán sự lớp :
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của giáo viên chủ
nhiệm là vai trò của cán sự lớp .Do đó để chọn được đội ngũ cán bộ lớp làm
- 10/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
nhiệm vụ thay mặt giáo viên chủ nhiệm điều hành mọi công việc khi vắng giáo
viên chủ nhiệm.
Cách thức lựa chọn :
-Căn cứ vào “sơ yếu lý lịch và bảng khảo sát chất lượng đầu năm học”,
Căn cứ vào thực tế quan sát trước khi tiến hành bầu chọn , tôi đưa ra những
tiêu chuẩn dành cho cán bộ lớp như sau:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, gương mẫu.
+ Tính tình thẳng thắn, dám đấu tranh, dám phê bình, năng nổ trong các hoạt
động.
+ Có ý thức học tập
+ Được tập thể lớp tín nhiệm.
+ Khi chọn cán bộ lớp nhất là lớp trưởng tôi chọn học sinh nam nhanh nhẹn
hoạt bát gương mẫu có tinh thần trách nhiệm, trung thực, có năng lực, uy tín đối
với lớp
Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, tôi cần bồi dưỡng cho các em có ý thức
trách nhiệm cao đối với lớp, phân tích để cả lớp tháy rõ nhiệm vụ phải thực hiện
của cán bộ cũng như các bạn trong lớp biết phê bình và tự phê bình bấtt kỳ ai
sai đúng đều có kỷ luật, khen thưởng như nhau. Bồi dưỡng cho các em có
phương pháp quản lý lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể:
- Lớp trưởng: Điều hành chung, báo cáo tình hình chung, trình bày tâm tư
nguyện vọng của lớp tới giáo viên chủ nhiệm .
- Lớp phó học tập : đôn đốc các bạn đi học đầy đủ đúng giờ , điểm danh, nắm
chắc tình hình lớp, thu giữ tất cả giấy phép trong tuần ghi chép đầy đủ những
bạn vi phạm nội quy trong giờ học
- Lớp phó lao động : Thực hiện phân công lao động vệ sinh các hoạt động liên
qua đến đời sống vạt chất và tinh thần của lớp tổ chức thăm hỏi......
- Bí thư chi đoàn,- văn thể : Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động phong trào
của Đoàn, cùng với lớp trưởng điều hành lớp. Phân công các tổ trưởng , theo dõi
đánh giá tổ mình .Toàn bộ ban cán cự lớp cùng nhau kết hợp thực hiện nhiệm
vụ. ở lớp có học sinh cá biệt, chọn được cán bộ lớp đã khó, việc duy trì được cán
bộ lớp có trách nhiệm lại còn khó hơn vì những em hay vi phạm nội quy thường
hay khiêu khích trêu trọc bè phái tìm mọi cách để quậy phá gây khó khăn cho
cán bộ lớp. Do vậy giáo viên chủ nhiệm phải biết động viên tạo điều kiện ,và
ngăn chặn các tình huống học sinh vi phạm tỏ thái độ kích bác cán bộ lớp nhằm
- 11/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
bao che lỗi vi phạm để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời tìm : “điệp
viên tin cậy” để bí mật trao đổi tình hình lớp .
+ Sơ đồ lớp học : Để học sinh yếu ngồi xen kẽ với học sinh khá giỏi có ý
thức chia lẻ các em trường các xã tạo mối quan hệ thân thiện .Cán sự lớp ngồi
giữa và sau, học sinh thấp và thị lực yếu ngồi gần bảng ,không học sinh chưa
chăm ,hiếu động không ngồi gần cửa trong quá trình thực hiện có thể thay đổi
vị trí nếu không phù hợp
Cửa vào
Bảng
1
x
x
x
x
x
x
2
x
x
x
x
x
*
3
x
x
*
x
x
x
4
x
x
x
x
x
5
x
x
x
x
x
6
x
x
x
x
*
x
7
x
*
x
x
x
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Lớp trưởng – Bí thư – Lớp phó học tập – lao động văn nghệ
* Tổ trưởng các tổ
Các bàn 1 thường là chỗ của học sinh hay nói chuyện , hoăc cân thị
Yêu cầu:
+ Lớp chia 3 tổ
+ Học sinh khá, giỏi và học lực TB học sinh các trường chia đều ra các tổ
+ Đảm bảo em lớn không che khuất em nhỏ hơn.
- 12/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
+ 2 em một bàn nên lớp kê bàn thành 3 dãy để quản lý học sinh trong giờ
kiểm tra được dễ hơn.
3/Tìm hiểu nguyên nhân
Khi nói đến học sinh cá biệt mọi người thường nghĩ ngay những đứa trẻ thường
khó dạy , khó bảo.Các em thường yếu về học lực, thiếu đạo đức thường quậy
phá đánh lộn, khiêu khích , bè phái thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Do gia đình buôn bán khá giả họ chăm sóc con bằng cách lo cho chúng
đầy đủ những gì các con cần về vật chất như:mua sắm điện thoại đắt tiền, quần
áo “chạy”theo mốt nhưng lại quên mất nhắc nhở việc học tập rèn luyện việc đạo
đức của các con phó mặc cho nhà trường .
+ Do nhu cầu cuộc sống nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa con cái ở nhà
sống tự lập các em có sẵn tiền tiêu xài, thời gian không có người khống chế dễ
bị dủ dê lôi kéo dần dần xa ngã dẫn đến chán học chơi bời quán xá
+ Do gia đình mâu thuẫn đổ vỡ xung đột …thiếu bố ( mẹ) hoặc gia đình gặp
khó khăn
+ Bản thân học kém một vài môn nào đó dẫn đến chán học
+ Do học sinh ham chơi điện tử, tiêu hết tiền học phí dẫn đến lo sợ bỏ học
+ Do hoàn cảnh khó khăn các em phải đi làm thêm nên thiếu ngủ mệt mỏi
không có sức để học
+ Do chuyện buồn gia đình các em dẫn đến lỳ lợm ít nói xa lánh bạn bè
+ Do xuất phát từ việc xuất hiện tình cảm bạn khác giới sảy ra mâu thuẫn
+ Cũng có thể do mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn với bạn lớp khác nhưng
cùng hội ăn chơi
+ Học sinh cá biết thường là những em có kết quả học tập kém.,việc tiếp thu
các kiến thức hạn chế nên dẫn đến chán nản hay nghỉ học hoặc bỏ giờ đi chơi
hay tụ tập
Từ việc xác định được nguyên nhân thì giáo dục học sinh không khó khăn
đối với thầy cô có tâm huyết với nghề yêu thương các em kết hợp với các lực
lượng giáo dục khác giúp các em trở thành học sinh ngoan đoàn kết bạn bè tôi
đưa ra một số các giải pháp sau :
III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm phụ trách lớp có nhiều học sinh cá
biệt tôi nhận thấy giáo dục học sinh bằng phương pháp chỉ bảo nhẹ nhàng có
hiệu quả hơn là trách phạt .Giáo viên chủ nhiệm có quyền trong việc đánh giá
đạo đức học sinh nhưng không vì thế mà lúc nào cũng lợi dụng nó mà phải biết
sử dụng linh hoạt , phù hợp, khi nào mềm dẻo, lúc nào cứng rắn .Giáo viên chủ
- 13/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
nhiệm còn phải nắm được tâm tư nguyện vọng của các em đang ở lứa tuổi THPT
nhiều lúc phải đặt mình vào vị trí của học trò để nắm được suy nghĩ và hành
động của học sinh. Dùng lời lẽ tình cảm chân tình hãy yêu thương học sinh giúp
các em vượt qua các vấn đề xảy ra trong cuộc sống phân tích chỉ bảo để các em
tránh mặc cảm hoà nhập với tập thể, phân công động viên các em vào các hoạt
động tập thể như phụ trách về văn nghệ, thể thao…thường xuyên hỏi han trò
chuyện với các em .
Giáo viên chủ nhiệm là người sử lý tình huống một cách công bằng có lý có
tình tránh thiên vị .
Trên thực tế trong quá trình giảng dạy một học sinh cá biệt ở môn này lại
thấy ngoan tích cực ở môn khác , điều đáng nói ở đây là học sinh phạm lỗi thế
nào và nhận thấy lỗi của mình đến đâu để giáo dục học sinh này giáo viên phải
tìm ra nguyên nhân kết hợp với gia đình để cùng nhau đua ra các biện pháp phù
hợp
1Tìm hiểu về tâm lí học sinh :
Ở lứa tuổi THPT các em có nhiều thay đổi về tâm lý, chưa ý thức được đầy
đủ nhưng lại muốn khẳng định mình nên các em dễ dàng hành động bột phát bất
ngờ mà chưa nghĩ được hậu qua ra sao ,Ở lưới tuổi này các em thích bắt chước
tập làm người lớn hoặc những sao đang nổi trên phim ảnh như ăn mặc sành điệu
vì vậy sự chỉ bảo ân cần của thầy cô giúp các em định hướng đúng đắn xây dựng
nhân cách cho các em khi ngồi trên ghế nhà trường, không chỉ tiếp thu chi thức
văn hoá mà còn hiểu được lối sống làm người trước hết GVCN phải gàn gũi các
em, biết được những tâm tư nguyện vọng của các em GV mới có biện pháp giáo
dục phù hợp mới mang lại hiệu quả . Việc GV gần gũi các em là một việc làm
không đơn giản cần phải khôn khéo tế nhị không nên phê bình gay gắt dùng lời
lẽ nặng nề điều đó có thể rễ làm tổn thương các em .Vì các em hay pham lỗi thì
hay lẩn tránh không muốn gặp cô chủ nhiệm . Cho nên muốn thấy được cá tính
của từng em gv càng tạo mối quan hệ thân thiện thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy
với học sinh khi giao tiếp các em thường xuyên cởi mở, vui vẻ chân tình có lúc
coi như người mẹ , có lúc vai trò người cha thậm chí coi như là bạn tạo nên mối
quan hệ thân mật có như vậy các em mới thổ lộ hết tâm tư tình cảm niềm vui
hay nỗi buồn lúc này lời khuyên bảo của giáo viên mới có hiệu quả ví dụ
trường hợp em Phan Khắc Đ là một học sinh học lai có hoàn gia đình bố yếu
bệnh tật, Mẹ vất vả đi làm xa E tự chăm sóc bản thân em thường xuyên không
học thuộc bài trong lớp không chý ý em chán nản hay xin nghỉ học....dẫn dến
học kém em tỏ ra mặc cảm xa lánh với bạn bè thấy vậy tôi tìm cách gần giũ
thân mật hỏi han phân tích khuyế điểm đúng sai cho em hiểu... đến tuàn tiếp
- 14/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
theo em vẫn vi phạm không mặc đồng phục nếu như bình thường các bạn vi
phạm tôi phê bình nhưng để tạo cơ hội tôi không phê bình mà còn khen bạn Đ
tuần này tiến bộ tập trung chú ý trong gờ học , đi học đầy đủ lớp mình thi đua
tốt hơn tuần trước .. vì có tiến bộ nên tuần này lớp bỏ qua lỗi không mặc đồng
phục .sau lần được khen ấy tôi thấy em vui vẻ hơn hòa đồng bạn bè hơn . khi
nhà trường tổ chức thẻ thao tôi phân công em tham gia em tích cực đạt thành
tích tốt đén giờ sinh hoạt tôi tuyên dương em trước lớp đã góp phần vào thành
tích cho lớp,tôi gần giũi hỏi han , em tâm sự “ Em học yếu , lại lớn nhất lớp
việc em đi học lại vất vả cho mẹ em, hôm nọ chị gái em bị tai nạn gãy chân tốn
kém rất nhiều..em sợ học yếu không thi đỗ được trường nào ..” biết được tâm tư
của em tôi động viên em thườn xuyên phân việc cho em ,quan tâm em nhiều hơn
, trao đỏi cán bộ lớp ,thầy cô bộ môn tạo điều kiện tốt hơn ,xếp em ngồi gần bạn
bí thư lớp .Càng ngày tôi thấy em vuivẻ ,tiến bộ tự tin trong học tập hăng hái
phát biểu thành quả là cuối năm em đạt học sinh tiên tiến
2 Kết hợp với giáo viên bộ môn Trong công tác chủ nhiệm nếu coi chủ
nhiệm là mẹ thì thày cô bộ môn là cha vậy để nuôi dạy con tôt thì không thể
thiếu sự quam tâm của người cha nên tôi thường xuyên gặp gỡ thầy cô bộ môn
tìm hiểu ý thức học tập của học sinh thông qua giáo viên bộ môn để nắm bắt
được tình hình học tập của từng em từng môn học.
Trong mỗi môn học sẽ là sở thích em nay nhưng lại là sự chán nản của hs
khác, từ sự thích thú môn học các em mới thổ lộ tâm tư tình cảm với giáo viên
bộ môn ví dụ các em phàn nàn cô giáo dạy văn giờ sinh hoạt lớp chúng em thích
thế này thích thế kia từ đó có biện pháp phù hợp.
Tôi luôn thăm dò ý kiến của giáo viên bộ môn để nắm bắt tâm tư nguyện vọng
của các em tình hình học tập của từng em trong từng môn học. Tôi ghi chép đầy
đủ từng ngày những học sinh học yếu, thiếu ý thức để từ đó có biện pháp khắc
phục, thường xuyên trao đổi nguyện vọng của các em về thầy cô tỏ quan điểm
rõ rang mang tính chất xây dựng mục đích để thày cô cùng học sinh đạt kết quả
tốt nhât
Ví dụ như cô dạy môn ... nhanh không hiểu tôi trực tiếp trao đổi chân tình với
cô, cô cùng khắc phục và cũng phân tích nguyên nhân vì sao em không hiểu và
thống nhất với giáo viên bộ môn xử lý học sinh vi phạm nhẹ nhàng . kiên
quyết. Tôi cũng trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về các vấn đề của lớp để cùng
đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất. Do thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ
môn nên tôi nắm được thông tin toàn diện và liên tục và đã có những biện pháp
kịp thời giúp các em tiến bộ.
- 15/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
3 Tìm hiểu năng khiếu, sở thích của các em :
Đối với những sinh cá biết thường là những em có kết quả học tập kém.,việc
tiếp thu các kiến thức hạn chế nhưng lai rất thích văn nghệ , thể thao các hoạt
động tập thể
Ví dụ em Đ thích thể thao hoàn cảnh gia đình bố sức khỏe yếu mắt kém mẹ đi
làm xa , sau một năm chuyển lên trường năng kiếu lên thành thị đua dòi gia đình
không có điều kiện nên em đã bị lưu ban vì thấy hoàn cảnh như vậy chính tôi là
người nhận em vào lớp mình . Vào lớp em vẫn thường xuyên lấy lý do để nghỉ
học …do vậy giáo viên chủ nhiệm thấy được sở trường của em tạo cơ hội cho
các em được thể hiện , động viên các em làm việc có ích cho tập thể để các em
thể hiện được nănh khiếu của mình . Đó là động lực giúp các em thấy được vị
trí của mình trong lớp,lấy lại sự tự tin chăm chỉ học hơn quên dần ý nghĩ bỏ học
qua cá hoạt động tập thể em Đ đoàn kết , có tinh thần trách nhiệm cao hơn và
em đã đạt được huy chương vàng về TDTT mang lại thành tích cho lớp từ đó tôi
thay em hòa đồng hơn chăm chỉ đến trường hơn .
Vui chơi nhảy múa cũng chính là sở trường của những học sinh lười họcqua các
hoạt đông nắm bắt được sở thích của từng em mà GVCN có biện pháp thích
hợp lôi cuốn em đến trường quen dần ý định nghỉ học
4, Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chán học từ gia đình
Mỗi học sinh đều có đặc điểm riêng về tâm sinh lý, về mức độ nhận thức,
về vốn sống, cung cách cư xử với mọi người xung quanh.mỗi em có những hoàn
cảnh gia đình khác nhau. Vì thế khi giáo dục những học sinh chưa chuẩn mực
không nên quá máy móc, rập khuôn một cách hình thức. Phải tuỳ thuộc vào đối
tượng học sinh để có giải pháp phù hợp.
Tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể đó là trường hợp em M là học sinh nhanh nhẹn
hoạt bát có sức khỏe nhưng ham chơi hay tụ tập các bạn hư hỏng tính cách
nóng nảy . Nhưng hoàn cảnh gia đinh mẹ vất vả buôn bán sớm khuya, bố đi cai
.. vắng nhà , thiếu đi tình cảm người cha .
Một hốm sau giờ ra chơi em lên lớp 12A9 gây gổ với em C lớp 12A9 biết
được chuyện .. .Như những năm học trước nếu sảy ra gay gổ là tôi lập tức quát
mắng rồi bắt em viết bản tường trình đồng thời mời bố mẹ đến trường .Với
hoàn cảnh gia đình như vậy nếu không giáo dục tôi sợ em lại bị lôi kéo xa ngã
tôi bình tĩnh gọi riêng em hỏi nguyên nhân Em thưa cô bạn em đi xem trung
thu xích mích thế là trên đường đi học qua nhà ban C lớp A 9 bạn C đánh bạn
em .
- 16/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
- Tôi nói giúp bạn là việc nên làm .Nhưng việc này em thấy có nên không nếu
bạn C cũng có một người bạn tốt bênh bạn như em nhưng to khỏe hơn em đánh
em thì em nghĩ sao ? tôi nhẹ nhàng phân tích khuyết điểm đúng sai trong nhận
thức và hành động của em ...trước mặt gv em tỏ ra biết lỗi , ngoan ngoãn tôi bắt
đầu hỏi ham tình hình bố ra sao ? mẹ em còn đi chợ không? Mẹ dậy từ lúc mấy
giờ? Trước sự chân tình gần gũi tôi bắt đầu nêu tác hại , hậu quả của việc em vi
phạm nội quy . Tôi dùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em : em là con
lớn trong gia đình hơn nữa em còn một em trai .bây giờ em là chỗ dựa duy nhất
của mẹ em mẹ em đã vất vả vì chồng sớm khuya lặn lội nuôi em ăn học muốn
em thành người tốt, em còn phải làm gương cho em nữa chứ .Nếu em hư hỏng
thì mẹ em còn gì nữa không ? em có thương mẹ không ? nói đến đây tôi thấy
em mắt rưng rưng ...Tôi nghĩ mình đã cảm hóa được em
Trước tập thể lớp tôi nghiêm khắc phê bình, cho em tự xin lỗi trước lớp ,cô và
tự nhận hình thức kỷ luật và cũng quán triệt lớp nếu còn vi phạm cô sẽ xử lý
nghiêm khắc hơn . Từ đó tôi thường xuyên quan tâm tìm cách khen ngợi em
trong giờ sinh hoạt lớp tôi kể cho cả lớp nghe hôm trước đi xem lớp mình đá
bóng nhìn ban M đá bóng một ban lớp A 13 nói “ cô có bạn M rất nghịch tính
nóng nảy nhưng được cái đá bóng hay và rất tốt bụng.” sau những lần khen
như vậy tôi thấy em vui vẻ hơn bớt nóng tính hơn . tích cự hơn .Vì em rất ham
thích thể thao nhất là bóng đá em lại có năng lực tổ chức nên lớp cử em là đội
trưởng dội bóng đá em tích cực lắm cùng với sự nỗ lực của cả đội thành tích
của lớp đạt giải nhì không khí thắng trận thật sôi nổi các em gần gũi nhau hơn
,em M tự tin hơn .với kết quả đã đạt dược tôi thấy em phấn khởi tự hào trước các
bạn cùng khối, càng ngày em càn tiến bộ có ý thưc xây dựng tập thể. Tôi không
chỉ phấn khởi vì em đã tiến bộ mà còn dành sự quan tâm tình cảm chân tình bên
cạnh nóng nảy, thiếu ý thức thì em lại là người rất tình cảm thương người bằng
việc làm từ thiện em đã khuyên góp cùng các bạn mua được 10 thùng mỳ tôm
ủng hộ bão lụt . Các công việc của lớp em thường là người xây dựng ý tưởng rât
sáng tạo thành tích của lớp có sự đóng góp không nhỏ của em qua việc giáo dục
em tôi rút ra được rất nhiều điều khi giáo dục học sinh nhất là học sinh có hoàn
cảnh khó khăn đó là sự bao dung lòng vị tha tìm ra uư điểm trong nhược điểm
và phát huy uu điểm nơi đó chứa đựng nhiều tình cảm chân thành những học
trò ngoan khi vấp ngã biết đứng dậy và trưởng thành .
5Tìm hiểu quan hệ bạn bè :
- 17/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
Ở lứa tuổi học sinh THPT bạn bè có một vị trí rất quan trọng ở lứa tuổi này các
em chưa nhậnn thức được việc nào cần thiết chính vì vậy các em thường bao che
cho nhau nhất là đối với những học sinh cá biệt kể cả khi biết việc làm của bạn
là sai nhưng khi hỏi trước tập thể các em đều trả lời là “không biết’ có những
em chơi cùng học sinh cá biệt cũng e ngại không dám nói sợ mất lòng ,sợ sự đe
dọa . Nhưng phải nói rằng tất cả tâm tư tình cảm , những suy nghĩ việc làm niền
vui hay nỗi buồn chỉ có bạn bè cùng lớp ,cùng khối nhất là cùng “hội” biết rõ
nhất ví dụ qua em D cùng chơi mới biết được em M hay chơi điện tử . Vấn đề
này GVCN phải hết sức khéo léo trong cách điều tra bằng cách giao nhiệm vụ
cho cán sự lớp hoặc học sinh tin cậy nhưng phải kín đáo thì mói được thông tin
chính xác ví dụ em D chán học đi chơi điện tử do gia đình bố gia điình bố mẹ
bất hòa từ đó GV chọn người tin cậy tìm cách hướng dẫn gần gũi giúp đỡ bạn
tạo mối quan hệ thân thiện cảm hóa bạn chăm chút học tập . GVCN thường
xuyên giữ mối quan hệ với các em này tìm hiểu những khó khăn khi phải thuyết
phục các em học sinh các biệt chính tình bạn là cơ hội cảm hóa rất hữu hiệu với
hs cá biệt giúp cac em tiến bộ .
Đôi khi phải dùng cách lấy độc trị độc ví dụ học sinh D hay nói chuyện trong
giờ học thường có thái độ không đúng với bạn bè tính cách nóng nảy hay có
biểu hiện chống đôi gây mất đoàn kết trong lớp tôi phân công em làm tổ trưởng ,
giao nhiệm vụ theo dõi các ban đồng thời tôi quy định trước lớp cán bộ lớp phải
gương mẫu nếu vi phạm hình thức kỷ luật sẽ nặng hơn tôi luôn tạo điều kiện đẻ
em thể hiện mình . . Sau khi nhận nhiệm vụ tôi thấy em tiến bộ hơn song vẫn
còn vi phạm .khi tổng két tuần thi đua của lớp tến bộ tôi nhận xet ban D vẫn còn
thiếu xót nhưng đã tiến bộ hơn có ý thức trách nhiệm trước công việc của tổ nên
cả lớp tha lỗi cho ban tạo điều kiện cho D khẳng định mìnhvai trò của mình tôi
gần giũ em chỉ bảo giao việc cho em em tích cực hơn chăm chỉ học hơn chan
hòa các bạn ý thức trách nhiệm hơn
Đối với các em học sinh cá biệt thì điểm nổi trội của các em là giao lưu rộng
rất nhiều bè bạn và thường tâm sự với bạn những niềm vui nỗi buồn nhưng
không bao giờ nói ra trước thầy cô. Do vậy tôi thường tìm hiểu qua học sinh
khác lớp để nắm được tâm tư nguyện vọng sở thích của học sinh lớp mình từ đó
có cách thức giải quyết phù hợp
6,Thông qua các giờ sinh hoạt lớp;
Trong giờ sinh hoạt của năm học trước tôi thường nặng nề về kiểm điểm thức
kỷ luật, trách phạt những học sinh chưa ngoan, ghi chép tỷ mỷ lỗi học sinh vi
phạm nên giờ sinh hoạt thường nặng nề căng thẳng những học sinh chấp hành
- 18/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
tốt nội quy vẫn phải lắng nghe việc sử lý hs vi phạm nên ít có thời gian để gần
gũi chia sẻ với các em.
- Giờ sinh hoạt đầu tiên của lớp tôi tâm sự : Cô hỏi nhiều bạn nghĩ lớp A14 là
lớp cuối là lớp học yếu có nhiều HS thiếu ý thức thiếu ý thức có đúng không ?
( vì tôi đã được một phụ huynh học sinh tâm sự khi muốn chuyển lớp cho con )
tôi phân tích cho các em hiểu dù ỏ lớp nào thì cũng vẫn thầy cô của trường mình
dậy, mỗi thầy cô dậy nhiều lớp chứ có phải dậy mỗi lớp mình đâu . Kết quả thi
vào 10 của các em không cao là một phần do các em chưa chăm chứ không phải
là các em không thông minh Năm học 2008-2009 thì A14 là lớp chọn của
trường cơ mà. Quan trọng là ở các em có chăm chỉ không? Có chấp hành tôt nội
quy nhà trường không? Theo cô các em thi đủ điểm vào trường chỉ cần cố gắng
hơn một chút thôi thì ít ra các em cũng qua dược điểm sàn cơ hội vào đại học
không khó. Cô trò minh cùng nhau phấn đấu để mọi người thay đỏi quan niệm
các lớp cuối là không ngoan ý thức không tốt nhé. Tôi nói ở nhà có bố mẹ còn
đến trường có cô ,bây giờ các em lớn rồi những việc gì cần chúng ta cố gắng tự
giải quyết bất kỳ việc gì các em trao đỏi cô sẵn sàng giúp đỡ mục đích cuối
cùng là các em học tập tôt , cả lớp quyết tâm nhé.
Tôi đưa ra một số quy thống nhát trước lớp;
+Việc đầu tên chúng ta làm đó là ăn măc đúng quy định ,đầu tóc gọn gàng vì
nếu các em có ngoan đến máy nhưng đầu xanh đỏ ,dài thì không ai nghĩ là các
em ngoan nên việc này cô thống nhất nếu bạn nào không làm được cô gọi thợ
cắt tóc đến trường giúp mà sẽ cắt theo ý cô( như năm trước Lớp12 A14 các anh
chị cùng quê các em đấy). Cả lớp thống nhất nhé.qua những việc tôi đã làm nên
việc đầu tóc trang phục lớp tôi hầu như không có vi phạm
+ Đi học phải đúng giờ nghỉ học phải có giấyphép có chữ ký bố (mẹ) đã dăng
ký
+ Sách vở phải đầy đủ, ghi chép bài đày đủ quán triệt hai việc một là nghỉ học
không phép hai không ghi bài cô phạt nặng nhất
+ Thống nhát các lỗi vi phạm nội quy và hình thức xử lý.
+ Hình thức khen thưởng
+ Hàng ngày bí thư lớp nhắn tin cho cô những vi phạm như nghỉ học không
phép, học sinh đi học muộn
Vi phạm nội quy từ 2lần /tuần giờ sinh hoạt để các em tự liên lạc với phụ
huynh trong giờ SH
+ Thống nhất việc thi đua: Các tổ trưởng theo dõi báo cáo hàng tuần , xếp loại
theo tuần – tháng
- 19/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
+ Khi xếp loai thi đua tháng các tổ căn cứ sổ đầu bài theo dõi của tổ trưởng,cán
bộ lớp
+ Quy định xếp loại hạnh kiểm các nhân các tổ tự đánh giá xếp loại thành viên
tổ mình trước. giờ sinh hoạt tôi để từng em đứng lên tự nhận xét công khai
nhắm giáo dục hoc sinh tính tự giác trung thực
Mỗi tổ đều cố sổ theo dõi tổng hợp theo tháng
Tổ: ................. tháng:................
Tuần Tuần Tuần
STT Họ và tên tổ viên
1
2
3
1
2
3
4
5
...
Tuần
4
Tuần
5
Trung
Xếp
bình loại HK
+ Giờ sinh họạt tôi chuẩn bị chu đáo về nội dung. Tổng hợp thông tin từng tiết
từng ngày về tình hình của lớp về việc học tập, vệ sinh chuyên cần các nội dung
kế hoạch của tuần sau
+ Phân công lớp trưởng là người tổng hợp nội dung của tuấn
+ Lớp trưởng là người đứng lên nhận xét tuần học .Các thành viên trong lớp ý
kiến giáo viên chủ nhiệm tổng hợp nhận xét đánh giá ưu điểm, nhược điểm sử
lý những học sinh vi phạm theo quy định của lớp. thời gian kiểm điểm thông
báo nội dung cách thức thực hiên tuần tới ngắn ngọn đầy đủ
+ Hàng tuần phân công các tổ chuẩn bị nội dung sinh hoat tập thể
+ Trong giờ sinh hoạt cần tổ chức phong phú về nội dung , đa dạng về hình thức
nhằm tạo ra cho học sinh trong lớp một sân chơi, tạo cơ hội để các em bày tỏ
quan điểm giúp các em tự tin cởi mở hơn ,gắn bó với nhau hơn .
+ Tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các tổ
+ Tổ chức thảo luận về những vấn đề liên quan đến học sinh,trang bị cho học
sinh những kiến thức kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý các tình huống
+ Tôi thường chọn thời điểm thích hợp để kể cho hs nghe câu chuyện có thật
với địa chỉ thật mang tính giáo dục:
Như đợt thi tốt nghiệp vừa qua cô gặp hai hs ở trường khác tới đăng ký dự thi
tôt nghiệp gặp cô rồi hỏi chuyện cô hỏi em học lớp nào –hs trả lời “em không ở
trường nay em ra trường lâu rồi cô ạ - sao em không thi ngay- hs trả lời em lấy
- 20/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
vợ rồi về nhà vợ em bảo cái ... lớp 12 không đỗ .Em bực quá nên mới thi lại cô
ạ”
+ Luôn giáo dục các em về ý thức học tập, rèn luyện đạo đức nêu lên hậu quả để
lại do bỏ học ví dụ em Tcó chỗ ở ngay tại cổng trường do bỏ học cuối năm lớp
11 bây giờ đến trường chỉ cần xác nhận là học hết chương trình lớp 12 và có
hạnh kiểm khá tốt sẽ đủ điều kiện xin được vào nghành công an nhưng kết quả
là không xác nhận được hoặc cụ thể hơn là những học sinh có học lực yếu hạnh
kiểm trung bình sẽ không có cơ hội thi ,tuyển vào công an hoặc các nghành nghề
khác, với xã hội ngày càng phát triển thì tôt nghiệp THPT mới chỉ là xóa mù chữ
+ Tôi luôn tìm cách động viên kích lệ kịp thời những việc các em làm tốt như
qua cá câu chuyện kể có thực mà làm cô thấy bất ngờ
Ví dụ thực tế ở lớp hôm cô mời mẹ ban Chi đến lớp trao đổi về việc bạn Chi
hay nghỉ học nhiều lần nội quy .. khi bác ra về không ai bảo ai cả lớp đồng
thanh
“cháu chào bác ạ” đã làm cô xúc động ,các em biết ứng xử lễ phép
- Thế rồi cô P dạy lý nói với cô “ lớp cô tình cảm thật năm nay em không dạy
mà hs chào em rất lễ phép còn hỏi lại cô có nhớ em không – em là L mà cô hay
bắt đứng ở góc lớp ý”
- Một việc làm rất nhỏ thôi khi cô giáo vào dạy thay môn hóa lớp kể lai.
“ Cô vừa ra cửa lớp hắt hơi vào các em đã tắt hết quạt rồi”
Qua lời nói việc làm như vậy tôi trang bị cho các em kỹ năng giao tiếp ứng xử
còn thời gian tôi nói chuyện chân tình, cởi mở gần gũi để hiểu thêm tâm tư
nguyện vọng của các em trong học tập cũng như trong cuộc sống .Như tâm sự
với con cái trong gia đình .
Mỗi giờ sinh hoạt sau một tuần học căng thẳng các em được vui chơi ca hát
.được thể hiện mình . Từ đó mỗi giờ sinh hoạt lớp tôi những tràng pháo tay lại
vang lên kết thuc giờ sinh hoạt cả lớp cùng ca “ Lớp chúng mình rất rất
vui.......”
7. Phối hợp với phụ huynh học sinh bên cạnh những phụ huynh rất quan tâm
đến con cái vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm với con mình
người đời có câu “con hư tại mẹ ” một phần nói lên sự ảnh hưởng rất lớn của gia
đình đối với nhân cách của trẻ do vậy yếu tố thành công trong việc giáo dục trẻ
là giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp với phụ huynh học sinh ngay từ buổi đầu
- 21/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
nhận lớp ,tôi đã tìm hiểu giáo viên chủ nhiệm cụ về tinh hình quan tâm của phụ
huynh học sinh quan tâm như thế nào?
+ Chuẩn bị cuộc họp phụ huynh học sinh tôi gửi giấy mời tới từng học sinh quán
triệt trước học sinh về yêu cầu tất cả phụ huynh học sinh có mặt đầy đủ và đúng
giờ
.Trước khi vào cuộc họp phụ huynh học thay cho kiểm diện để ph ký ghi rõ:
TT Họ tên HS
1
2
3
4
Sốđt phụ huynh
Chữ ký
Ghi rõ họ tên ph
+ Thông báo số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm
+ Thống nhất với tất cả các phụ huynh học sinh đây là chữ ký mẫu để ký
giấy phép khi các cháu nghỉ học trường hợp vắng nhà điện thoại trực tiếp cho
giáo viên chủ nhiệm
+ Thông báo tình hình của nhà trường
+ Thông báo tình hình của trưòng thuận lợi và khó khăn và một số hiện tượng
vi phạm nội quy của trường
+ Tình hình cụ thể của lớp
+ Thông báo các khoản thu nộp
* Cùng thảo luận và thống nhất một số nội quy ,quy định của lớp với phụ
huynh học sinh
+Về đầu tóc trang phục đi học đúng giờ ghi chép bài đầy đủ ý thức học tập
trong lớp mua sách đầy đủ thường xuyên đôn đốc việc học tập của các em
+ Quan tâm chia sẻ các em nắm được tâm tư nguyện vọng , đồng thời những
vướng mắc trong cuộc sống khi các con chưa dám nói ra.
+ Thống nhất với phụ huynh học sinh quản lý chặt tiền nong không nên cho
con cầm nhiều tiền mà chỉ đóng tiền cho cô khi họp phụ huynh hoặc có ý kiến
của GVCN thông báo, để ý đến các con khi thấy các biểu hiện lạ như con gái bố
mẹ không cho tiền mà ăn mặc đẹp chải chuốt, đi học sớm về muộn, hay nghỉ
học, thì cần tế nhị theo dõi và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm
Ví dụ như trường hợp em C ở lớp là một điển hình là một học sinh nói năng
nhỏ nhẹ có ngoại hình tương đối cộng với sự ham chơi thích đua bạn bè hay
giao du các bạn khác giới .Hoàn cảnh gia đình mẹ đi buôn bán rau cỏ cả ngày
vắng nhà . Cha thì yếu sức khỏe , sự chăm chút con cái dồn hết vào mẹ sáng tối
không kiểm tra giờ giấc học của con . biết được tinh hình như vậy . tôi có gặp
- 22/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
riêng em C đẻ tâm sự phân tích cho em hiểu nỗi vất vả của người mẹ ,niềm
mong đơi niền tự háo cũng như sự sấu hổ với hàng xóm láng giềng nếu em sa
vào yêu đương quá sớm . tôi kể cho em nghe dẫn chứng cho em thấy những bài
học của chị khóa trước . và phân tích cho em hay hậu quả của việc lười biếng
học hành mẹ em đã vất vả vì chồng thếu thốn về vật chất nhưng sẽ buồn hơn khi
nghe con mình nghỉ học . Đồng thời tôi cũng bí mật trao dổi với mẹ của C cùng
thống nhất cách giải quyết. nhưng chỉ có nhà trường thôi chưa đủ được nuông
chiều từ nhỏ thường xuyên vắng nhà 2,3 ngày bố mẹ không biết con đi đâu em C
có ban trai từ c2 việc yêu đương quá sớm tính thích ăn diện dẫn đến nghỉ học
thường xuyên khi mới vào 10 được mấy tuần.
Tôi thông báo tới gia đình mẹ em nói tôi không bảo được cháu nên rât
mong sự quan tâm trao đổi kịp thời của phụ huynh cùng GVCN giáo dục các
em.
+ Nêu một số hiện tượng đã vi phạm nội quy như bỏ học đi chơi điện tử , bỏ
học tụ tập chơi cờ bạc , ví dụ trường hợp em D-học sinh lớp 12 bố mẹ vì biết
con hay nghỉ học nên đã thuê xe chở con đến cổng trường ,sau đó em vẫn tiếp
tục chơi điện tử đúng giờ tan học em cùng về với các bạn do vậy thống nhất các
biện pháp sử lý học sinh vi phạm nội quy bắng cách liên hệ trực tiếp với phụ
huynh học sinh bằng điện thoại
+ Trường hợp học sinh vẫn tiêp tục vi phạm GVCN mới mời phụ huynh đến
trường mong các bậc phụ huynh đến đầy đủ đúng giờ
8. Giáo dục học sinh qua các hoạt động ngoại khóa,tham quan.
+ Đối với học sinh ỏ lứa tuổi THPT đây là thời kỳ hiếu động , thích vui chơi ,
thèm khám phá .Đối với các em ở thị trấn thành thị hoặc gia đình có điều kiện
thì việc đó trở nên quá bình thường nhưng đối với các em ỏ vùng nông thôn xa
trung tâm thì đó là sự thèm khát là ước mong điều chứng minh bằng thực tế :
Năm học 2012-2013 khi năn học kết thúc khi các lớp khác phụ huynh học sinh
tổ chức cho các em đi tham quan đảo ngọc xanh còn lớp mình thì sao nhìn trên
những khuôn mặt ánh mắt thèm khát của các em: “ Cô ơi cô cho lớp mình đi
thăm quan đi cô !”. Nghe tiếng gọi cô ơi ! sự cầu khẩn ở tôi . Khi họp phụ
huynh tôi đưa ý kiến mong ước của các cháu là được đi tham quan không một
phụ huynh nào ý kiến tôi hiểu đối với các lớp khác thì việc đó quá đơn giản
nhưng với tôi lớp mà 37/38 phụ huynh học sinh làm nông nghiệp một phần vì
điều kiện kinh tế một phần vì chưa cho con đi xa bao giờ .sự mong đợi ở các em
trông chờ ở tôi . Tôi đành phải nói :
“Năm nay các em còn nhỏ bố mẹ không dám cho đi ,cố gắng ngoan đi học đầy
đủ cô mới có lý xin bố mẹ cho” trong nỗi buồn niềm tin ở các em vẫn còn các
- 23/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
em nói cô hứa đấy nhé - các em tin ỏ cô . Bước vào năm học mói các em nhắc
lại tôi khẳng định là cô làm được với điều kiện là lớp xếp thi đua ỏ tốp đầu tôi
thật không ngờ với lời hứa như vậy lớp thật sợ thay đổi các em đi học đầy đủ ý
thức học tiến bộ nhiều tuần xếp thứ nhất của trường . Năm học 2013-2014 kết
thúc phiên họp phụ huynh các em vẫn còn nghi ngờ chưa chắc chắn cử 2 bạn
đến để giám xát xem cô có xin cho các em không .Cuối cùng tôi cũng thuyết
phục được phụ huynh cho các em đi tham quan các em phấn khởi lắm .Qua sự
việc này tôi nhận thấy rằng giáo dục học sinh không chỉ cho ăn cho mặc mà còn
tạo cho các em được vui chơi .Sau lần đi tham quan tôi thấy lớp đoàn kết , sôi
nổi hơn và niền tin các em dành cho cô nhiều hơn.
+ Hàng năm vào tháng 3 ban văn thể nhà trường tổ chức các cuộc thi đấu các
môn thể thao như cầu lông , bóng bàn ,điền kinh ... Đặc biệt là môn bóng đá nam
ngoài các em tham gia thi đấu tôi động viên cả lớp tham gia cổ vũ động viên ,
cùng phụ huynh cho các em may áo đồng phục . chỉ cần cô mặc chiếc áo đồng
phục cổ vũ tôi thấy các em tự tin hơn gần gũi cô hơn . Những lúc này tôi thấy
vai trò của những học sinh cá biệt thật sự quan trọng các em là người tổ chức và
điều kiển đội của mình . Chính trong giờ phút sôi động ,căng thẳng và mệt mỏi
các em chăm sóc nhau, sự quan tâm thật hồn nhiên , tình bạn sao mà thân
thương thế những lúc thắng các em ôm nhau nhảy múa.Qua cá tổ chức hoạt
đông ngoại khóa nhìn các em vui đùa tôi thấy mình trẻ hơn yêu lớp yêu nhề
9.Kết hợp Đoàn trường các bộ phận trong ngoài nhà trường
Bí thư lớp là người chụi trách nhiệm thông báo tất cả các hoạt động của Đoàn
thanh niên để phối hợp và phổ biến kịp thời cả lớp.
- Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các
hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. trong các đợt thi
TDTT mừng ngày 20/11, 26/3 đặc biệt là quyên góp giúp đỡ các bạn có hoàn
cảnh khó khăn trong lớp, trong trường. Khi phát động các em tham gia các
phong trào đoàn thể, tôi không bắt ép và cứng nhắc. Tôi khơi dậy tinh thần
trách nhiệm của các em dựa trên năng khiếu và ý thức tập thể Những người
tham gia đều được khen thưởng xứng đáng, vì vậy các em đều tự nguyện và cố
gắng phát huy hết khả năng của mình nên các hoạt tạp thể lớp tôi tham gia đầy
đủ nhiệt tình
IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
- 24/28 -
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt,xây dựng tập thể lớp đoàn kết
Sau những làm công tác chủ nhiệm tôi luôn học hỏi tìm ra giải pháp riêng cho
lớp mình, kết quả tôi nhận được khá khả quan.
-Về hạnh kiểm: vào cuối mỗi năm học số học sinh đạt hạnh kiểm tốt và khá tăng
lên, số học sinh đạt hạnh kiểm trung bình giảm đi, đặc biệt cuối năm lớp 12, học
sinh cả lớp đạt hạnh kiểm tốt tập thể đoàn kết
* Năm học 2012-2013:
Về học lực:
Giỏi:
Hạnh kiểm:
Khá
12 = 32%
TB
24 = 63%
Yếu
Tốt : 3 0 = 78%
Khá : 6 = 16%
2 = 5%
TB
: 2 = 6%
* Năm học 2013-2014:
Giỏi:
0
Hạnh kiểm: Tốt : 33 = 87%
Khá
18 = 47%
TB
20 = 53%
KHá :
5 = 13%
Lớp thi đua xếp loại tốt - đạt giả nhì về môn bóng đá nam
*Năm học 2014-2015: tập thể lớp 12a14 đạt được thành tích như sau:
TT Họ và tên hs
1
Phạm văn D
2
Phan khăc Đ
3
Nguyễn M
4
Ng thị C
5
Vu thi T
Về học lực:
TB
7
Kết quả đạt được
Học sinh tiên tiến, hạnh kiểm tốt
Học tập tiến bộ không nghỉ học, hạnh kiểm tốt
Học sinh tiên tiến, hạnh kiểm tốt nhiệt tình trong
công tác từ thiện
Học sinh tiên tiến đoàn kết bạn bè nhiệt tình hoạt
động tập thể
Học sinh tiên tiến đoàn kết bạn bè nhiệt tình hoạt
động tập thể
Giỏi:
1
= 2, 6 %
Khá :
30 = 79
Hạnh kiểm: Tốt 38 = 100%
= 18,4 %
Kết quả lớn nhất là tập thể 12A14 thật sự đoàn kêt là sức mạnh của thành công
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- 25/28 -