Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH "CÁ BIỆT" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.35 KB, 3 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH
"CÁ BIỆT"

Có thể nói hầu như trường nào, kể từ Tiểu học trở lên cũng
đều có học sinh "cá biệt". Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà
thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ. Bởi vì các em học sinh đang ở
cái lứa tuổi “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò mà”. Những học sinh
“cá biệt” đã ít nhiều gây khó khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh
hưởng đến việc học tập của cả lớp, làm đau đầu các thầy cô giáo,
đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Đã có những vụ việc nghiêm trọng
do các em gây ra, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây dư luận
xấu trong xã hội. Vì vậy việc giáo dục HS “cá biệt” cần phải coi trọng,
phải nhận thức đúng đắn, giải quyết đúng mức với một nghệ thuật sư
phạm cao. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên còn nóng vội, có khi
chưa làm chủ được bản thân, phương pháp giáo dục còn nghèo nàn,
đơn điệu, thiếu tính sư phạm dẫn đến công tác giáo dục HS ít hiệu
quả, có khi còn có những vi phạm đáng tiếc, thậm chí có thầy cô
buộc phải thôi việc chỉ vì thiếu kiếm chế bản thân. Việc giáo dục HS
“cá biệt” thực sự là một cuộc thử thách về trình độ, về bản lĩnh, về
năng lực sư phạm, về lòng yêu nghề và tình yêu thương con người
của người thầy. Chỉ có những người thầy có tính kiên nhẫn, có lòng
yêu nghề, yêu thương học sinh hết mực thì mới có thể cảm hóa
được những HS “cá biệt”. Trước hết, người thầy cẫn phải tìm hiểu kĩ
hoàn cảnh của từng em, để có biện pháp giáo dục cho thích hợp,
sinh động, sáng tạo, tránh sự đơn điệu lặp đi lặp lại nhiều lần như
phạt chép bài, phạt viết kiểm điểm. Có nhiều giáo viên phạt hoài,
phạt hoài nhưng HS vẫn cứ lì lợm, không hề tiến bộ. Xử lí các tình
huống phải có tính nghệ thuật sư phạm cao. Có khi phải hòa mình
vào các em, cùng trao đổi, cùng chơi,… với các em để cảm hóa các
em. Tránh thành kiến, nóng giận như khi có sự việc xảy ra, chưa biết
rõ nguyên nhân đã mắng chửi, hăm dọa học sinh. Cần kiên nhẫn


giáo dục các em. Để bỏ được một tật xấu thì cần phải có thời gian
dài chứ không thể một sớm một chiều. Cần quan tâm đến việc học
tập của HS, tận tình giải đáp những chỗ các em chưa hiểu. Cần sắp
xếp các em ngồi cạnh những HS có ý thức học tập tốt và ở những vị
trí dễ kiểm soát. Động viên, mạnh dạn giao việc cho các em khi thấy
các em có chút ít tiến bộ. Làm như vậy các em sẽ cảm thấy tự tin,
thấy mình cũng có những điểm tốt được thầy cô tin tưởng. Các em
sẽ dần cảm mến thầy cô mà tiến bộ. Tuyệt đối không nên đuổi các
em ra khỏi lớp học khiến các em không hiểu bài, giờ sau các em sẽ
tiếp tục quậy phá. Cần phối hợp tốt với phụ huynh, bàn biện pháp
giáo dục các em ở gia đình như lập thời gian biểu cụ thể, nhắc nhở
kiểm tra các em ở nhà, Không nên hăm dọa gửi thư mời đến gia
đình mỗi khi các em mắc lỗi. Hãy đến gia đình gặp gỡ trực tiếp phụ
huynh để trao đổi, tìm biện pháp tốt nhất để giáo dục các em. Tránh
làm cho các em lo sợ không dám về nhà, không dám đi học. Điều đó
sẽ rất tai hại. Hãy yêu thương các em, làm cho các em cảm nhận
được tình thương của thầy cô dành cho mình. Người thầy giáo phải
vừa là thầy vừa là bạn tâm tình để các em thổ lộ mọi suy nhĩ, là chỗ
dụa đáng tin cậy mỗi khi các em gặp khó khăn. Thái độ vừa dịu mềm,
vừa nghiêm khắc, dám chấp nhận mọi hành vi cá biệt của HS để tìm
phương pháp giáo dục cảm hóa. Nếu làm được như vậy chắc chắn
thầy cô sẽ thành công.

×