Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoạt động bán hàng trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành của công ty TNHH dịch vụ du lịch và thương mại khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.21 KB, 82 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, đi du lịch không còn là sở thích của những người muốn
khám phá cái mới, khám phá những miền đất lạ, mà đi du lịch đang trở thành
một xu hướng mới của những người muốn có nhu cầu thư giãn sau những giờ
làm việc căng thẳng và những người muốn khẳng định bản thân. Đó là lí do
khiến cho những nhà làm du lịch, những công ty lữ hành hiện nay trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng không chỉ tạo ra những sản phẩm du
lịch đáp ứng những nhu cầu chung mà còn tạo những sản phẩm cao cấp dành
cho những khách hàng có nhu cầu cao.
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch
mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch. Hoạt động lữ
hành trên thế giới diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các doanh
nghiệp lữ hành của các nước đều tìm mọi kế sách và biện pháp để giành được
lợi thế và vị thế cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch.
Trong môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các
doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển thì phải luôn không ngừng tìm
kiếm những hình thức kinh doanh có hiệu quả cao. Trong đó bán hàng trực
tuyến được coi là hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng lớn
cho các doanh nghiệp và cũng mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng.
Như trước đây, trong bán hàng truyền thống, các doanh nghiệp phải chi
phí rất lớn cho đội ngũ nhân viên, cửa hàng, dịch vụ quảng cáo thì khi bán
hàng trực tuyến sẽ giúp họ giảm bớt chi phí, đồng thời giá thành các gói dịch
vụ cung cấp cho khách hàng cũng được giảm đáng kể. Điều này càng thuận
lợi hơn cho các doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng. Dịch vụ du lịch đòi


2



hỏi doanh nghiệp cần cung cấp được thông tin đầy đủ, sáng tạo về các gói
dịch vụ để giúp khách hàng có sự nghiên cứu, xem xét, so sánh giữa các gói
dịch vụ khác nhau nhằm lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất. Do vậy, việc tiến
hàng bán hang trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp dễ hàng hơn khi cung cấp
thông tin cho khách hàng. Doanh nghiệp chỉ cần thiết kế web độc đáo, hình
ảnh bắt mắt, thông tin đầy đủ về các dịch vụ, đồng thời có sự tư vấn trực tiếp
nếu khách hàng có nhu cầu, điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy dễ
dàng khi lựa chọn dịch vụ và nhanh chóng đưa đến quyết định mua hàng. Bên
cạnh đó, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì mỗi người chỉ việc ngồi
nhà và truy cập internet để tìm hiểu về rất nhiều thông tin khác nhau. Do đó,
doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế, chuyển mình từ phương thức bán hàng
truyền thống sang bán hàng trực tuyến để có thể đem lại hiệu quả cao hơn.
Giờ đây Internet đã trở thành phương tiện tìm kiếm, trao đổi thông tin
với tốc độ và sức mạnh lan truyền khủng khiếp. Và vì vậy việc trao đổi mua
bán hàng hóa - dịch vụ tất yếu phát sinh trên Internet. Bán hàng trực tuyến đã
trở thành lựa chọn của rất nhiều công ty, đặc biệt là những công ty cung cấp
dịch vụ du lịch.
Sen Việt là một công ty lữ hành mới đi vào hoạt động chưa lâu. Công ty
không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi mới bắt đầu. Mặc dù vậy, ngay từ khi
thành lập, công ty đã lựa chọn hình thức bán hàng trực tuyến thay vì bán hàng
truyền thống để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh
của công ty. Ra đời vào thời điểm bán hàng trực tuyến cũng đã và đang được
áp dụng phổ biến tại Việt Nam, nên việc lựa chọn hình thức bán hàng trực
tuyến cũng là điều tất yếu nhằm bắt kịp với xu hướng, tận dụng được những
lợi thế của bán hàng trực tuyến. Em đã chọn đề tài: “ Hoạt động bán hàng
trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành của công ty TNHH dịch vu
du lịch và thương mại Sen Việt” để tìm hiểu rõ hơn về những thuận lợi cũng



3

như những khó khăn mà công ty đã gặp phải trong bước đầu áp dụng hình
thức bán hàng trực tuyến.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản liên quan đến bán hàng trực tuyến và
kinh doanh lữ hành.
Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng trực tuyến trong lĩnh vực kinh
doanh lữ hành của công ty TNHH dịch vụ du lịch và thương mại Sen Việt
trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đánh giá kết quả kinh doanh, những
thành tựu đạt được cũng như những vướng mắc còn tồn tại.
Trên cơ sở phân tích những thành tựu và hạn chế còn tồn tại, khoá luận
đề xuất một số giải pháp và phương hướng phát triển hoạt động bán hàng trực
tuyến cho công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu về thực trạng và giải pháp bán hàng trực tuyến
trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành của công ty TNHH dịch vụ du lịch và
thương mại Sen Việt.
Phạm vi nghiên cứu là công ty TNHH dịch vụ du lịch và thương mại
Sen Việt và thời gian nghiên cứu là từ năm 2012 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp điều tra, tổng hợp, so sánh và phân
tích thống kê. Ngoài ra, khoá luận còn tham khảo tư liệu, thông tin của các
công trình nghiên cứu của một số tác giả trước đây.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm các chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bán hàng trực tuyến trong
kinh doanh lữ hành.



4

Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng trực tuyến của công ty
TNHH dịch vụ du lịch và thương mại Sen Việt
Chương 3: Giải pháp và phương hướng phát triển bán hàng trực tuyến
của công ty TNHH dịch vụ du lịch và thương mại Sen Việt


5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN HÀNG TRỰC
TUYẾN TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH
1. Bán hàng trực tuyến
1.1. Định nghĩa
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bán hàng trực tuyến.
Có người cho rằng: “Bán hàng trực tuyến là hoạt động thực hiện sự trao
đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận
lại từ người mua tiền, vật phẩm hoăc giá trị trao đổi đã thỏa thuận thông qua
các phương tiện điện tử”.
Nhưng có những người khác thì lại định nghĩa: “Bán hàng trực tuyến là
việc giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và bán hàng bằng các công cụ trên
Internet”.
Tựu chung lại một cách khái quát thì bán hàng trực tuyến chính là hoạt
động kinh doanh trên các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và
truyền dữ liệu điện tử dưới dạng âm thanh, văn bản, hình ảnh. Hình thức phổ
biến nhất hiện nay là thông qua Internet.
Khác với bán hàng truyền thống diễn ra giữa người bán và người mua
một cách trực tiếp, bán hàng trực tuyến là hoạt động mua bán giữa một bên là

hệ thống máy chủ xử lý thông tin của nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ và một
bên là khách hàng có nhu cầu mua hàng hoá, dịch vụ đó trên mạng Internet.
Việc thanh toán trong hoạt động bán hàng trực tuyến được tiến hành bằng
nhiều hình thức. Ở Việt Nam, hình thức thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt
hoặc thanh toán trực tuyến bằng chuyển khoản.
1.2. Các hình thức của bán hàng trực tuyến


6

Thứ nhất, bán hàng trực tuyến thông qua website
Đây được xem là hình thức phổ biến nhất. Chỉ cần thiết kế một website
đồng thời xin cấp phép là doanh nghiệp đã có thể bước đầu bắt tay vào bán
hàng trực tuyến.
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa
tới quần áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”,
hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ
để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình.
Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và Java, người
bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật
nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó
trên từng trang màn hình một.
Để có thể mua - bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa hàng,
xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiển bằng thanh
toán điện tử.
Lúc đầu (giai đoạn một), việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai:
người mua chọn hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay
trên Web. Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các
trang Web khác nhau (của cùng một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ở
một trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái. Để

khắc phục, giai đoạn hai, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng với hàng hóa
của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “ xe mua hàng” (shopping cart,
shopping trolley), giỏ mua hàng (shopping basket, shopping bag) giống như
giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào cửa
hàng siêu thị. Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình
chuyển từ trang Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được
hàng vừa ý, người mua ấn phím “ Hãy bỏ vào giỏ” ( Put in into shopping


7

bag); các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế,
cước vận chuyển) để thanh toán với khách mua. Vì hàng hóa là hữu hình, nên
tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu
truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng.
Thứ hai, bán hàng trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội, diễn
đàn, blog.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các trang mạng xã hội, các diễn
đàn, blog, góp phần làm đa dạng hơn các hình thức bán hàng trực tuyến. Nếu
như trước đây bán hàng trực tuyến hầu hết hỉ dành cho các doanh nghiệp vì chi
phí thiết kế website khá cao thì hiện giờ bất kể cá nhân, tổ chức nào cũng có thể
tiến hành hoạt động bán hàng trên mạng. Trong thời buổi phát triển vượt bậc
của công nghệ thông tin, sự ra đời của các trang mạng xã hội, diễn đàn làm cho
bất kì cá nhân nào đều có thể bán sản phẩm của mình. Họ chỉ cần có sản phẩm,
đăng lên các diễn đàn, mạng xã hội thì có thể rao bán sản phẩm đó.
Hoạt động bán hàng phổ biến nhất hiện nay của đa phần các bạn trẻ đó
chính là bán hàng qua facebook. Các nhóm mua sắm hay những trang bán
hàng hoặc thậm chí là chính facebook cá nhân cũng đều trở thành nơi diễn ra
hoạt động mua bán. Hoặc có thể đăng tin lên các diễn đàn như
lamchame.com, webtretho.com, là bạn cũng đã có thể bán được sản phẩm của

mình. Trong quá trình mua bán, người mua sẽ được tư vấn trực tiếp về sản
phẩm, trao đổi về cách thức giao nhận hàng ngay tại bài đăng.
1.3. Đặc điểm
Bán hàng trực tuyến có rất nhiều đặc điểm nổi bật so với bán hàng
truyền thống.
Thứ nhất là phạm vi toàn cầu. Với sự phát triển như vũ bão của mạng
Internet và công nghệ thông tin trên phạm vi toàn thế giới, các doanh nghiệp
Việt Nam có thể quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng khắp


8

thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hình thức bán hàng trực tuyến đã
vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa lý. Thị trường cho hình thức bán
hàng này là không có giới hạn, cho phép doanh nghiệp khai thác triệt để thị
trường toàn cầu. Đặc điểm này của bán hàng trực tuyến bên cạnh những lợi
ích đã thấy rõ còn ẩn chứa những thách thức đối với doanh nghiệp. Khi
khoảng cách về địa lý giữa các khu vực thị trường đã trở nên ngày càng mờ
nhạt thì việc đánh giá các yếu tố của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó
khăn và phức tạp hơn nhiều. Môi trường cạnh tranh vốn đã gay gắt trong
phạm vi một quốc gia, nay càng trở nên khốc liệt hơn khi nó mở rộng ra phạm
vi quốc tế. Chính điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong
quá trình lập kế hoạch kinh doanh của mình.
Thứ hai là về tốc độ. Khi mà công nghệ thông tin đang phát triển mạnh
mẽ thì vấn đề tốc độ là rất quan trọng. Hình thức bán hàng trực tuyến là hình
thức đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tốc độ trong đòi hỏi của cả người cung cấp
hàng hoá, dịch vụ du lịch và khách du lịch ngày nay. Với nhà cung cấp hàng
hoá, dịch vụ, thông tin về sản phẩm có thể được tung ra đồng thời với quá
trình sản xuất sản phẩm đó. Việc này tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
trong việc thu hút khách hàng, bên cạnh đó họ cũng nhận được các thông tin

phản hổi từ phía khách hàng nhanh chóng hơn. Đối với khách hàng, việc tiếp
cận thông tin về sản phẩm, dịch vụ được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Hơn thế nữa, quá trình giao dịch cũng được tiến hành nhanh hơn do tiết kiệm
được thời gian trong việc thoả thuận, giao hàng và thanh toán đặc biệt với các
hàng hoá số hoá.
Thứ ba, thời gian hoạt động diễn ra liên tục. Bán hàng trực tuyến có
thể giúp loại bỏ những trở ngại về sức người. Hình thức bán hàng thông
thường chưa có ứng dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu cũng không thể
phát huy tác dụng 24/24 giờ mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối


9

với hình thức bán hàng trực tuyến. Hình thức này có khả năng hoạt động liên
tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ một ngày, 7 ngày
trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết. Ví dụ như hệ
thống máy tính trên Internet có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng mọi
lúc, mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có thể được thoả mãn
vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó, bán hàng trực tuyến có một ưu
điểm hơn hẳn so với hình thức bán hàng truyền thống là nó đã khắc phục
được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn các cơ hội kinh doanh.
Thứ tư, loại bỏ trở ngại của các khâu trung gian gây ra. Trong hình
thức bán hàng truyền thống, để đến được với người tiêu dùng cuối cùng, hàng
hoá thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,
đại lý, môi giới. Điều này đã làm giảm đáng kể lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp khi tham gia thị trường đặc biệt là về giá, phí dịch vụ, hoa hồng đã làm
tăng đáng kể giá bán của các sản phẩm. Bên cạnh đó, trở ngại của hình thức
phân phối này là doanh nghiệp không có được mối quan hệ trực tiếp với
người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thường kém chính xác và không đầy
đủ. Bởi vậy, phản ứng của doanh nghiệp trước những biến động của thị

trường thường kém kịp thời. Trong khi đó, hình thức bán hàng trực tuyến cắt
giảm hầu hết các trung gian, thêm vào đó doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng, thu thập thông tin kịp thời, chính xác để phục vụ quá
trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến bán hàng trực tuyến
1.4.1. Nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng trực tuyến
của doanh nghiệp đó chính là những yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp.
Thứ nhất, chất lượng và giá cả sản phẩm


10

Chủng loại chất lượng và giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn
khác nhau thì cách tổ chức, cách thức bán hàng cũng khác nhau. Do đó tuy
thuộc vào từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn sản xuất để tổ chức
bán hàng sao cho hiệu quả đồng nhất. Đồng thời, chất lượng sản phẩm mà
doanh nghiệp sản xuất như thế nào cũng đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động bán hàng. Nó có tác động đến chi phí, giá bán, lợi nhuận cũng như uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, chất lượng cao phải cần đến
chi phí lớn, mà nhiều khi không phải khách nào cũng yêu cầu đến chất lượng
hoàn hảo kèm với giá cao. Vì vậy tuy khả năng mà doanh nghiệp lựa chọn sản
phẩm với chất lượng và giá cả phải phù hợp sao cho hoạt động bán hàng đạt
kết quả tốt.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy, khả năng trình độ của người quản lý và
của cán bộ nhân viên phụ trách việc bán hàng trực tuyến.
Người quản lý năng động, có trình độ cao, một bộ máy tổ chức chặt
chẽ cùng với đội ngũ nhân viên bán hàng, họ góp phần quyết định trực tiếp
đến kết quả của hoạt động bán hàng trực tuyến nói riêng và kết quả kinh
doanh nói chung.

Thứ ba, sản phẩm cần luôn đi kèm với hình ảnh.
Nếu bạn bán hàng qua mạng mà không có hình ảnh của sản phẩm thì
100% thất bại. Và nếu bạn lấy hình ảnh của những website khác làm sản phẩm
của mình thì chẳng khác nào lừa dối khách hàng. Chính vì vậy hình ảnh sản
phẩm là điều tối quan trọng. Không những phải có hình ảnh mà còn phải kèm
theo lời giải thích rõ ràng, miêu tả sản phẩm thật cụ thể, thật chi tiết. Bí quyết
để có một sản phẩm với hình ảnh hấp dẫn là bạn tự chụp sản phẩm của mình, vì
như vậy sẽ tạo nên sự chân thật nhất về sản phẩm của mình. Có thể chụp sản
phẩm, hộp đựng sản phẩm, nơi sản xuất sản phẩm. Nếu bạn không có thời gian
để làm việc này, và muốn copy hình ảnh thì bạn nên lên những trang web nước


11

ngoài để lấy hình ảnh về. Tuyệt đối không lấy hình ảnh đã đính thương hiệu
của website khác, nếu bạn không muốn quảng cáo miễn phí cho họ.
Thứ tư, thái độ khi tiếp xúc với khách hàng
Việc giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng khi bán hàng qua mạng chủ yếu
là bằng điện thoại hoặc chat trên yahoo, facebook, skype. Do đó khách hàng
chỉ có thể đánh giá bạn qua cách nói chuyện của bạn. Lợi thế cho bạn nào có
giọng nói dễ thương, ngọt ngào. Các doanh nghiệp bán hàng qua mạng luôn
sở hữu những giọng nói ngọt ngào như vậy. Nếu không tin, hãy gọi điện thoại
cho bất cứ trang thương mại điện tử nào trên thị trường xem. Thái độ mềm
mỏng nhưng quyết đoán trong vấn đề thương lượng giá cả chỉ đóng một phần
nhỏ trong việc bán hàng qua mạng thành công. Mấu chốt ở đây là bạn phải
kiên nhẫn, không, tuyệt đối không tỏ ra khó chịu khi “chat” với khách hàng.
Nếu bạn không muốn những dòng “chat” ấy xuất hiện trên các forum rao vặt
lớn để nói xấu về cửa hàng bạn. Thoải mái với khách hàng dù họ “hỏi rất
nhiều” nhưng không mua.
Thứ năm, trung thực khi bán hàng qua mạng

Chúng ta có thể thấy rằng trên thực tế đã có rất nhiều cửa hàng bán
hàng trực tuyến đóng cửa vì thiếu trung thực. Nhìn trên website thì lung linh
đến khi nhận hàng thì khách hàng chỉ có cách ngậm ngùi trả hàng và lấy tiền
lại. Rao hàng trên mạng cần phải có tính trung thực, khách hàng rất mẫn cảm
với những từ như “đẹp tuyệt vời”, “tốt nhất”, “rẻ nhất”. Có thể bạn lừa họ
được một lần nhưng bảo đảm với bạn đây cũng là lần cuối cùng. Vậy rao
như thế nào? Có thế nào thì rao thế ấy. Ví dụ như: điện thoại bị trầy do rớt
xuống đất nên rẻ, quần áo mặc không vừa chỉ vừa mặc 3 hoặc 4 lần vẫn còn
tốt, những lời rao kèm với sản phẩm sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng
hơn những lời rao “có cánh”. Vì khách hàng không thể trực tiếp xem xét,
chọn mua sản phẩm như bán hàng truyền thống, do đó để bán hàng trực


12

tuyến đem lại thành công thì tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng là
rất quan trọng.
Cuối cùng, cách thức liên hệ với người bán
Nếu là doanh nghiệp bán hàng qua mạng, cần có địa chỉ công ty rõ
ràng, nếu thay đổi địa chỉ phải công bố trên website hay gửi mail đến các
khách hàng thân thiết. Sẽ tốt hơn nếu như việc bán hàng qua mạng mà địa chỉ
là nhà riêng. Chính điều này sẽ gia tăng lòng tin của khách hàng lên gấp nhiều
lần. Chúng ta vẫn thường thấy trên mỗi website của các doanh nghiệp đều có
mục liên hệ hoặc cuối trang thường có ghi rõ địa chỉ của doanh nghiệp. Điều
này thuận tiện hơn trong việc mua bán cũng như giải đáp thắc mắc và tạo lòng
tin cho khách hàng.
1.4.2. Các nhân tố khách quan
Các yếu tố khách quan chính là những yếu tố thuộc môi trường kinh
doanh mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được.
Đầu tiên là môi trường văn hoá - xã hội: đó là các yếu tố thu nhập dân

cư, tập quán tiêu dùng, thói quen và tâm lí mua hàng, đặc điểm dân tộc, chủng
tộc. Thu nhập dân cư: có tác động rất lớn đến nhu cầu và khả năng mua hàng
của người tiêu dùng. Thu nhập càng cao thì nhu cầu càng lớn và ngược
lại.Tập quán tiêu dùng, trình độ văn hoá, nhận thức và thị hiếu của người tiêu
dùng: khi có trình độ học vấn cao thì người tiêu dùng có nhu cầu về các sản
phẩm có giá trị văn hoá, giá trị kinh tế, sản phẩm khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Thói quen và tâm lý mua hàng đối với từng loại hàng hoá. Người tiêu dùng
thường có thói quen như thế nào? Tâm lý mua ra sao? Đó là những yếu tố
doanh nghiệp không thể xem xét khi tổ chức bán hàng. Đặc điểm dân tộc,
chủng tộc, tôn giáo: Thường thì mỗi dân tộc có sở thích, mối quan tâm khác
nhau về đặc điểm hàng hoá mà họ mua.


13

Thứ hai, môi trường kinh tế và công nghệ: Đó là sự tăng trưởng của
nền kinh tế, lạm phát, tốc độ lạm phát, khả năng sử dụng công nhân ( thất
nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp), trình độ trang bị kỹ thuật chung của nền kinh tế
cũng như của các ngành. Cơ sở hạ tầng, trình độ nghiên cứu phát triển khoa
học kỹ thuật và khả năng sử dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong nền
kinh tế.
Cuối cùng, môi trường cạnh tranh: Hoạt động trong nền kinh tế thị
trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm tới yếu tố cạnh tranh, vì điều
kiện cạnh tranh có ảnh hưởng tới khả năng khai thác cơ hội kinh doanh và tới
việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải
xác định được trạng thái cạnh tranh của thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hay thị trường cạnh tranh độc
quyền để có cách ứng xử thích hợp.
2. Kinh doanh lữ hành
2.1. Định nghĩa

* Định nghĩa lữ hành
Định nghĩa trong Pháp lệnh du lịch và của Tổng cục du lịch Việt
Nam: lữ hành là thực hiện một chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình và
chương trình định trước.
Theo quy định tại khoản 14 điều 4 Luật du lịch 2005, “lữ hành là việc
xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du
lịch cho khách du lịch.”
Có thể nói rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lữ hành, tuy
nhiên tựu chung lại hoạt động lữ hành là hoạt động nhằm thực hiện một
chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều loại phương tiện khác nhau
với nhiều lý do và mục đích khác nhau và không nhất thiết phải quay trở lại
điểm xuất phát.


14

*Định nghĩa kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các
hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay
từng thành phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián
tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương
trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép
tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành. (Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành,
NXB Thống kê Hà Nội, trang 4)
Nói cách khác kinh doanh lữ hành theo:
Nghĩa rộng: Kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thục hiện một, một số
hoặc tất cả các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực
sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. Kinh
doanh lữ hành có phạm vi rất rộng nên không thể xác định rõ loại sản phẩm
của kinh doanh lữ hành.

Nghĩa hẹp: “Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực
hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích lợi nhuận” (Tổng cục du lịch,
Thông tư 04/2001/TT - TCDL). Từ đó xác định rõ sản phẩm của kinh doanh lữ
hành là chương trình du lịch.
2.2. Các hình thức của kinh doanh lữ hành
2.2.1. Căn cứ vào tính chất của hoạt động tạo ra sản phẩm
Đại lý lữ hành: dịch vụ trung gian đảm nhiệm chức năng bán và tiêu
thụ sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất để hưởng hoa
hồng theo phần trăm giá bán mà không làm tăng giá trị sản phẩm trong quá
trình chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng.
Kinh doanh lữ hành: như hoạt động bán buôn, hoạt động sản xuất làm
gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập để bán


15

cho khách. Với hoạt động kinh doanh này thì doanh nghiệp phải gánh chịu,
san sẻ rủi ro với các nhà cung cấp. Các công ty thực hiện loại kinh doanh này
được gọi là các công ty lữ hành với sản phẩm chính là chương trình du lịch.
Kinh doanh tổng hợp: kinh doanh tất cả các dịch vụ du lịch trong đó
doanh nghiệp vừa đóng vai trò sản xuất trực tiếp (nhà cung cấp), vừa liên kết
các sản phẩm đơn lẻ thành các sản phẩm trọn vẹn để bán cho khách.
2.2.2. Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động
Kinh doanh lữ hành gửi khách: công ty chịu trách nhiệm tập trung
khách và bán sản phẩm. Các hoạt động này thường được thực hiện tại những
nơi có nguồn khách lớn.
Kinh doanh lữ hành nhận khách: chỉ đảm nhận vai trò thực hiện chương
trình du lịch theo nội dung đã thông báo với công ty lữ hành gửi khách. Vì
vậy, các công ty dạng này thường được xây dựng ở những nơi có giá trị lớn về
tài nguyên.

Kinh doanh kết hợp: là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành nhận khách
và lữ hành gửi khách, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, đủ nguồn
lực để trang trải cho các hoạt động thu hút khách.
2.2.3. Căn cứ vào các quy định của Pháp luật Việt Nam
Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức các
chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức các
chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
2.2.4. Căn cứ vào cách hiểu của các công ty lữ hành ở Việt Nam
Chương trình du lịch quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức các
chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và chương trình du lịch nước
ngoài cho khách du lịch nội địa. Trong hình thức này ta có thể chia ra làm hai
mảng khách:


16

Chương trình outbound: là khách nội địa và khách quốc tế du lịch
nước ngoài.
Chương trình inbound: là khách quốc tế du lịch nội địa.
Chương trình du lịch nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức các
chương trình du lịch trong nước cho khách du lịch nội địa.
2.3. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành
2.3.1. Đặc điểm về sản phẩm lữ hành
Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp
của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,
của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ
hành là các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, khách hàng phải trả
tiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch.
Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất

lượng dịch vụ phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người phục vụ
lẫn người cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động của
nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau.
Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình
khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm:
Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi: nhu cầu giải trí,
tham quan.
Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách trong chuyến đi
như đi lại, ăn ở, an ninh.
Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành
không bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính
linh động cao.
Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong
kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện
nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.


17

2.3.2. Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét
Ở các thời vụ khác nhau trong năm, nhu cầu của du khách cũng khác
nhau. Chẳng hạn, vào mùa hè nhu cầu du lịch nghỉ biển tăng rất cao nhưng
vào mùa đông thì ngược lại, vào mùa xuân nhu cầu du lịch lễ hội cũng tăng
mạnh làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tính thời vụ. Vì vậy, trong
kinh doanh lữ hành đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm bắt được tính thời vụ
nhằm có những biện pháp hạn chế tính thời vụ, duy trì nhịp độ phát triển đều
đặn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.
2.3.3. Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh
doanh lữ hành
Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng

một thời gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ
khách du lịch khi có sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ. Có thể xem
khách hàng là yếu tố “nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ
hành. Vì thế trong kinh doanh lữ hành sản phẩm không thể sản xuất trước.
Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng
một không gian. Các sản phẩm lữ hành không thể vận chuyển mang đến tận
nơi để phục vụ khách hàng. Khách hàng chỉ có thể thoả mãn nhu cầu khi vận
động gặp gỡ. Như vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trực tiếp không thể
tách rời từ quá trình sản xuất.
Ngoài những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữ hành còn phụ
thuộc khá nhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí
cũng như phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Từ những đặc điểm cơ bản
trên cho thấy việc kinh doanh lữ hành rất dễ gặp rủi ro, nó đòi hỏi các công ty
lữ hành phải có mối quan hệ rộng với các đối tác, các nhà cung ứng tin cậy có
đội ngũ nhân viên lành nghề.
3. Bán hàng trực tuyến trong kinh doanh lữ hành


18

3.1. Trên thế giới
Hoạt động bán hàng trực tuyến trong kinh doanh lữ hành đã trở nên
rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt nó đã đem lại hiệu quả cao cho các doanh
nghiệp. Tất cả các công ty đều rất quan tâm tới bán hàng trực tuyến đơn giản
vì nó có thể giúp họ tăng thêm lợi nhuận qua việc tăng lượng bán và giảm
chi phí.
Có thể thấy Internet ra đời từ rất lâu. Tiền thân của Internet ngày nay đó
chính là mạng ARPANET, xuất hiện vào năm 1969. Tuy nhiên cho đến năm
1990 Internet mới thực sự bùng nổ và phát triển cho đến ngày nay. Sự phát
triển của Internet là một trong những điều kiện cơ bản để hoạt động bán hàng

trực tuyến phát triển. Trong kỷ nguyên công nghệ, các doanh nghiệp cũng đã
có những bước chuyển mình nhanh chóng, chuyển từ phương thức bán hàng
truyền thống sang hình thức bán hàng trực tuyến, nhằm tận dụng tối đa những
lợi ích mà Internet đem lại để thu về lợi nhuận lớn hơn.
TripAdvisor cũng là một công ty du lịch trực tuyến nổi tiếng thế giới.
Nó cung cấp dịch vụ tư vấn đáng tin cậy từ khách du lịch thực sự và rất nhiều
sự lựa chọn du lịch và các tính năng lập kế hoạch với các liên kết liền mạch
với công cụ đặt phòng.
TripAdvisor mang nhãn hiệu các trang web làm cho cộng đồng du lịch
lớn nhất thế giới, với hơn 60 triệu lượt người truy cập hàng tháng, 44 triệu
thành viên thị trường, và hơn 100 triệu review nhận xét từ người đi du lịch
thực tế. Các trang web hoạt động tại 30 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm
cả Trung Quốc dưới daodao.com.
TripAdvisor cũng bao gồm TripAdvisor cho doanh nghiệp, một bộ
phận dành riêng cho ngành công nghiệp du lịch cung cấp truy cập tới hàng
triệu người truy cập hàng tháng của TripAdvisor.
TripAdvisor, Inc quản lý và điều hành các trang web dưới 19 thương
hiệu phương tiện truyền thông du lịch khác, và các trang web thu hút hơn 75
triệu lượt người truy cập hàng tháng .


19

Có thể thấy được rằng, nhờ có những chiến lược hiệu quả trong việc
bán hàng trực tuyến mà các công ty đã thu lại được kết quả cao, lợi nhuận và
uy tín ngày càng mở rộng không chỉ trong nước mà ra phạm vi toàn thế giới.
Việc lựa chọn hình thức bán hàng trực tuyến đã đem lại rất nhiều thuận
lợi cho doanh nghiệp cũng như những khách hàng, tuy nhiên lại gặp phải
không ít khó khăn.
Chi phí cho việc xử lý những yêu cầu bán hàng, cung cấp các yêu cầu

hỏi về giá cả và xác nhận các sản phẩm có sẵn có thể giảm nhờ bán hàng trực
tuyến trong hỗ trợ kinh doanh và quá trình đặt hàng của một doanh nghiệp.
Bán hàng trực tuyến tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng
cơ hội mua cho người mua. Trong bán hàng trực tuyến thì thoả thuận về giá cả
và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có thể cung cấp thông
tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. Bán hàng trực tuyến đẩy mạnh tốc độ và
tính chính xác để các doang nghiệp và khách hàng có thể trao đổi thông tin và
giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch.
Bán hàng trực tuyến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn là bán hàng
truyền thống bởi họ có thể đồng thời biết nhiều loại sản phẩm và các loại dịch
vụ từ nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ. Có
khách hàng thì muốn sử dụng một lượng thông tin lớn khi quyết định mua bán
trong khi những người khác không cần nhiều như vậy.
Bán hàng trực tuyến cung cấp cho người mua cách dễ dàng nhất để tuy
chỉnh các cấp độ thông tin trong mua bán. Thay vì phải đợi nhiều ngày để gửi
thư từ, mang theo một quyển mẫu hoặc các trang mô phỏng sản phẩm hoặc
thậm chí nhanh hơn là nhờ vào những giao dịch qua fax, thì người mua có thể
truy cập ngay vào những thông tin chi tiết trên Web, giúp giảm được thời gian
mà người mua phải chờ để bắt đầu việc mua hàng.
Bán hàng trực tuyến còn có thể đáp ứng được các dịch vụ và các sản phẩm
tới những nơi xa xôi, giúp làm tăng thêm doanh thu cho các doanh nghiệp.


20

Nhờ có bán hàng trực tuyến, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã
cải thiện được doanh thu cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thu hút
được lượng lớn khách hàng và mở rộng được thị trường trên toàn thế giới.
Expedia, Inc là công ty lữ hành trực tuyến hàng đầu thế giới. Với lượng
người đặt phòng du lịch trực tuyến ở thị trường toàn cầu của Expedia nhiều

hơn bất ky công ty nào khác, Expedia cung cấp cho khách hàng giá trị về du
lịch giải trí và công vụ, dẫn hướng nhu cầu cho các nhà cung cấp dịch vụ lữ
hành cũng như mang lại cơ hội tiếp cận khách hàng đi du lịch trong thị trường
cho các nhà quảng cáo.
Danh mục các hãng của Expedia, Inc. bao gồm Expedia.com,
Hotels.com,Venere.com, Hotwire, Egencia (trước đây là Expedia Corporate
Travel),TripAdvisor, ExpediaLocalExpert, ClassicVacations và eLong. Các
công ty của Expedia, Inc. điều hành trên 70 điểm bán hàng toàn cầu tại hơn
55 quốc gia. Expedia cũng hỗ trợ yêu cầu đặt phòng cho một số hãng hàng
không và khách sạn hàng đầu thế giới, các nhãn hiệu tiêu dùng hàng đầu, các
trang web có lưu lượng truy cập lớn và hàng ngàn chi nhánh hoạt động qua
Mạng chi nhánh của Expedia. Nhiệm vụ của chúng tôi là tạo ra một thị trường
du lịch thông minh và lớn nhất thế giới, kết nối nhiều khách du lịch hơn với
các dịch vụ đặt phòng du lịch tốt nhất và thông tin điểm đến cũng như phân
phối giá trị cho các nhà cung cấp lữ hành và các công ty khác muốn vươn tới
đối tượng đặc biệt này.
Nói chung, các hãng của Expedia, Inc. bao trùm gần như mọi khía cạnh
về nghiên cứu, lập kế hoạch và đặt phòng du lịch, từ việc chọn chỗ ngồi tốt
nhất trên máy bay đến việc đọc các bài đánh giá du lịch cá nhân về khách sạn,
lập kế hoạch những việc cần thực hiện khi quý vị đến nơi. Danh mục đầu tư
của Expedia, Inc. phục vụ cả khách du lịch giải trí và khách công vụ có sở
thích và ngân sách từ bình thường cho đến xa xỉ. Expedia là nhà cung cấp đặt
phòng khách sạn lớn nhất trên thế giới, phân phối nhu cầu du lịch của khách


21

hàng từ gần như khắp các lục địa cho hơn 100.000 khách sạn và hàng trăm
hãng hàng không, hãng du lịch, công ty cho thuê ô tô và các đối tác cung cấp
dịch vụ tại điểm đến.

Các công ty du lịch trực tuyến lớn trên thế giới chủ yếu sử dụng hình
thức bán hàng trực tuyến trên website. Điều đặc biệt ở đây mà với những thiết
kế đẹp mắt, ứng dụng phù hợp, các chương trình du lịch với mức giá hấp dẫn
đã thu hút rất nhiều khách hàng. Hơn thế nữa, các công ty cũng sử dụng
những phương thức thanh toán trực tuyến nhằm giúp cho quá trình mua bán
trực tuyến được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Với những thuận lợi từ nền tảng là sự phát triển của khoa học công nghệ
và Internet, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã có những thành công vượt
bậc khi lựa chọn hình thức bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên không phải bán hàng
trực tuyến lúc nào cũng đem đến thành công, mà điều quan trọng cần phải biết
nắm bắt và sử dụng nó như thế nào để đem đến thành công.
Tuy nhiên, bán hàng trực tuyến trong kinh doanh lữ hành cũng vấp phải
những khó khăn nhất định.
Đối với bán hàng trực tuyến, sự tin tưởng của khách hàng sẽ là yếu tố
quyết định để khách hàng lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp. Hình thức bán
hàng trực tuyến sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về tính chính xác của thông tin,
chất lượng của dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần có những chính sách, cũng
như cung cấp dịch vụ uy tín thì mới có thể thực hiện thành công phương thức
bán hàng trực tuyến.
Bán hàng trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành đòi hỏi đội ngũ
nhân viên giàu kinh nghiệp, có khả năng về công nghệ và chi phí cho công
nghệ là rất lớn. Đối với những trang web về du lịch, hình ảnh luôn là yếu tố
quan trọng. Khách hàng vào trang web với hình ảnh sơ sài, nội dung đơn giản
sẽ làm giảm sự thu hút và hạ doanh thu. Mặc dù trên thế giới có rất đông đảo


22

lực lượng lao động với trình độ cao tuy nhiên để tuyển dụng được họ cũng là
vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá
và pháp luật trong bán hàng trực tuyến nói riêng và thương mại điện tử nói
chung. Pháp luật về thương mại điện tử được quy định cụ thể ở mỗi nước.
Mỗi nước đều có quy định phù hợp với từng đất nước mình, điều đó cũng gây
khó khăn khi tiến hành giao dịch trên phạm vi thế giới.
3.2. Tại Việt Nam
Các chuyên gia phân tích đánh giá, thị trường bán hàng trực tuyến ở
Việt Nam là “một thị trường nhiều tiềm năng, đang hình thành và chuẩn bị
phát triển”.
Thị trường Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng. Tiềm năng
của bán hàng trực tuyến Việt Nam thể hiện ở 2 khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất
là mức độ chi tiêu. Người Việt Nam có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng rất cao, có thể
chiếm tới 60 - 70% thu nhập. Khía cạnh thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của
Internet, phục vụ cộng đồng người sử dụng rất trẻ của Việt Nam với hơn 60%
dân số dưới 35 tuổi. Đó là những cơ sở để khẳng định bán hàng trực tuyến
chắc chắn sẽ phát triển được.
Tuy nhiên, con đường còn rất chông gai. Trong thời gian vừa rồi, bán
hàng trực tuyến vẫn tăng trưởng nhưng quy mô tăng trưởng thì không như ky
vọng. Điều này cho thấy là người dùng đã có mức độ sẵn sàng nhất định,
nhưng các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến còn rất nhiều việc để làm để đưa
ra những lợi ích tốt nhất và phù hợp nhất cho người dùng, qua đó thúc đẩy sự
phát triển của bán hàng trực tuyến ở Việt Nam.
Cùng với sự thành công vượt bậc trong việc ứng dụng bán hàng trực
tuyến trong kinh doanh lữ hành trên thế giới, các công ty du lịch Việt Nam


23

cũng đã có sự tiếp nhận bước đầu về cách thức bán hàng đem lại hiệu quả
cao này.

Các sản phẩm, dịch vụ du lịch vẫn được khách hàng đặt mua trực tuyến
tương đối lớn. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu toàn cầu của Nielsen về
thương mại trực tuyến, các dịch vụ về du lịch là sản phẩm được đặt mua trực
tuyến nhiều nhất. Việt Nam chúng ta có tỷ lệ đặt mua các dịch vụ du lịch và
vé tham dự sự kiên trực tuyến khoảng 40%.
Một số công ty du lịch trực tuyến lớn tại Việt Nam như công ty dịch vụ
lữ hành Saigontourist, công ty du lịch châu Á- Happy travel, công ty cổ phần
du lịch Việt Nam - Hà Nội, công ty du lịch Hoà Bình. Phần lớn các công ty du
lịch ở Việt Nam hiện nay đã sử dụng hình thức bán hàng trực tuyến nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhìn chung, các công ty tại Việt
Nam đều bước đầu sử dụng bán hàng trực tuyến thông qua website là chủ yếu,
một số công ty còn sử dụng những hình thức bán hàng trực tuyến khác như
gửi email quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng, quảng cáo trên các banner của
các website nổi tiếng. Mặc dù vậy, bán hàng trực tuyến ở Việt Nam vẫn còn
rất đơn giản, phương thức thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản qua ngân hàng.
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện nhằm giúp cho bán hàng trực tuyến nói
riêng và thương mại điện tử nói chung phát triển hơn nữa.
Nhà nước đã có định hướng chính sách rõ ràng nhằm thúc đẩy sự phát
triển của TMĐT. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
giai đoạn 2006-2010. Với thành công của việc triển khai Quyết định này, giữa
năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-TTg phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử lần thứ hai cho giai
đoạn 2011-2015. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng, đến cuối tháng
10/2011, đã có 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và


24


ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 5 năm tới của địa
phương mình.
Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin đã đặt nền tảng để
Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh những
lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ năm 2006-2010, 7 văn bản cấp Nghị
định đã được ban hành, bao gồm: Nghị định về TMĐT, Nghị định về Chữ ký
số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt
động tài chính, Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng,
Nghị định về Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước, Nghị
định về Chống thư rác, Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và cung cấp thông tin điện tử trên Internet. Các Bộ, ngành cũng đã ban
hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định trên.
Công nghệ thông tin, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát
triển nhanh. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất
trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên
thế giới. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, đến
năm 2012, Việt Nam đứng thứ 18 trên tổng số 20 quốc gia có số lượng người
dùng Internet nhiều nhất trên thế giới, xếp thứ 8 tại khu vực châu Á và thứ 3
Đông Nam Á. Báo cáo toàn cảnh 15 năm của Hiệp hội Internet Việt Nam
(VIA) cũng cho thấy, đến tháng 9/2012, số lượng người sử dụng Internet tại
Việt Nam đã đạt trên 31 triệu, chiếm 35,49% dân số, và được dự đoán sẽ tăng
lên 37 triệu người vào năm 2016 (theo BMI). Con số của VIA đưa ra cũng
cho thấy, không những số người sử dụng Internet tăng lên, mà họ còn dành
nhiều thời gian cho việc truy cập Internet hơn, người sử dụng Internet Việt
Nam dành khá nhiều thời gian để lên mạng với trung bình là 142 phút/ngày
trong tuần (2012), cao hơn 3 lần so với năm 2008 (43 phút/ngày). Việc truy


25


cập Internet chủ yếu qua máy tính để bàn (84%), máy tính xách tay (38%) và
thiết bị di động (27%).
Công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều.Thêm
vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông qua
các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật độ
chào hàng cao.
Dân số Việt Nam là dân số trẻ, tiếp thu công nghệ mới nhanh, lại rất
nhanh nhạy trong các việc kinh doanh online. Theo khảo sát của hãng nghiên
cứu IDC Việt Nam, có 58% người sử dụng Internet ở Việt Nam đã từng mua
hàng Online. Nhà nước chủ trương đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy thương
mại điện tử phát triển, thương mại điện tử phát triển thì bán hàng trực tuyến
cũng phát triển theo. Thương mại điện tử cũng đã chính thức được đưa vào
trong chương trình đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, tạo cơ
sở vững chắc để tạo nên một đội ngũ có chuyên môn cao về lĩnh vực này.
Doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều vào bán hàng trực tuyến. Hiện
nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, 100% doanh nghiệp đều trang
bị máy tính. Các doanh nghiệp đều quan tâm tới việc nâng cấp, mua mới
máy tính, đồng thời các doanh nghiệp mới thành lập hầu như đều trang bị ít
nhất một máy tính ngay từ khi bắt đầu hoạt động.Tất cả các doanh nghiệp
hiện nay đều đã kết nối Internet. Hình thức kết nối Internet phổ biến nhất là
ADSL, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kết nối Internet qua đường
truyền riêng.
Hệ thống ngân hàng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ. Nhiều ngân
hàng đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống chuyển mạch, cung
cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, Intenet banking. Điều này tạo thuận lợi cho
việc phát triển hình thức bán hàng trực tuyến được thuận tiện, dễ dàng hơn.


×