Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Hỗ Trợ Định Biên Nhân Sự Trong Trường Đại Học (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 28 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

NGUYỄN MINH TRÍ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ ĐỊNH BIÊN
NHÂN SỰ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH :
MÃ SỐ:

0

HỆ THỐNG THÔNG TIN
60.48.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TÂN HẠNH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tân Hạnh

Phản biện 1: ………………………………………………

Phản biện 2: ………………………………………………



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ... giờ .... ngày ..... tháng .... năm ….....

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


1

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bất kỳ tổ chức nào trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nguồn nhân
lực đang trở thành nguồn lực tối quan trọng đối với sự thành bại của một tổ chức. Để tạo ra
năng lực cạnh tranh của một tổ chức thì lợi thế thông qua con người luôn được xem là lợi
thế hàng đầu. Con người luôn là nguồn lực căn bản, có tính quyết định và không thể thiếu
của mọi thời đại.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực càng đặc biệt quan trọng trong các
trường đại học cũng đồng nghĩa với việc đem đến cho các trường đại học một thách thức
không nhỏ đó là làm sao để xác định được một cơ cấu, số lượng nhân sự tối ưu trong điều
kiện nguồn lực tài chính là có hạn. Điều này không thể thiếu vai trò của công nghệ thông tin
trong việc cung cấp dữ liệu để nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá cũng như đưa ra kết
quả định biên tốt nhất.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, việc ứng dụng công nghệ thông tin của một
số tổ chức tại đơn vị vẫn chưa được khai thác thật sự có hiệu quả do phần mềm sử dụng
không thống nhất tại các bộ phận trong cùng một tổ chức. Dữ liệu thường được quản lý bởi
những hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau (MySQL, SQL Server, Visual Foxpro,
Access,…) hoặc chỉ là những tập tin định dạng khác (TXT, CSV, XML, excel,…).
Điều này dẫn đến việc dữ liệu không đồng nhất, thông tin trùng lắp, không nhất quán

nên khó để theo dõi, quản lý một cách tổng quát các hoạt động, các lĩnh vực trong cùng một
tổ chức mà cụ thể trong công tác định biên càng gặp nhiều khó khăn khi mà việc thu thập,
xử lý dữ liệu trên excel lại tốn rất nhiều thời gian nhưng lại dễ sai sót. Càng khó khăn hơn
khi nội dung định biên cần phân tích trên nhiều yếu tố, dữ liệu lịch sử.
Vấn đề đặt ra là làm sao để có được một hệ thống thông tin về nhân sự giúp nhà quản
lý khai thác, sử dụng và phân tích thông tin một cách có hiệu quả. Do vậy, tôi chọn đề tài
“Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ định biên trong Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh” làm đề tài nghiên cứu.


2
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
TAICHINH

NHANSU
ETL

DATA
WAREHOUSE

OLAP

BI

NCKH

Reports
DAOTAO

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quan về đề tài nghiên cứu

Tìm hiểu nhu cầu dữ liệu cũng như những yếu tố cần thiết để phân tích, đánh giá và
đưa đến kết quả định biên nhân sự tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Từ đó thu
thập những nguồn dữ liệu tại các lĩnh vực có liên quan.
Tổng hợp và lưu trữ dữ liệu thô: Là việc tổng hợp dữ liệu thô từ những nguồn đã thu
thập vào một nơi lưu trữ chung phục vụ cho việc khai thác dữ liệu.
Sàng lọc dữ liệu: Dữ liệu thô chưa xử lý thường lớn và có thể trùng lặp, không cần
thiết, sàng lọc dữ liệu khiến cho chất lượng dữ liệu đầu vào chính xác và phù hợp với nhu
cầu sử dụng hơn.
Lưu trữ dữ liệu: Thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của công tác định biên, dữ liệu
được sàng lọc và lưu trữ vào kho dữ liệu.
Phân tích dữ liệu: Sử dụng các nguồn dữ liệu từ kho dữ liệu, xây dựng các cấu trúc
dữ liệu tạo thành các Data Marts. Data Marts là lớp đưa các dữ liệu từ kho dữ liệu tới người
dùng cuối.
Tạo báo cáo (Reporting): Các báo cáo, thống kê, phân tích được xây dựng sử dụng
cấu trúc từ.
Tìm hiểu về Business Intelligence (BI):
-

Truy vấn và báo cáo (query and reporting).

-

Phân tích xử lý trực tuyến (OLAP - Online analytical processing).

-

Phân tích thống kê (statistical analysis).


3


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng một hệ thống hỗ trợ định biên nhân sự dựa trên Data Warehouse và Business
Intelligence.
Hệ thống đáp ứng được yêu cầu:
-

Tích hợp dữ liệu đa nguồn.

-

Phân tích dữ liệu phục vụ việc định biên nhân sự.

-

Báo cáo và thống kê dữ liệu theo thời điểm cần thiết.

Hệ thống thông tin quản lý trong các trường đại học là hệ thống lớn gồm nhiều đơn vị và
có nhiều đối tượng sử dụng. Khi khai thác dữ liệu phục vụ cho việc định biên thường gặp
không ít khó khăn, tốn thời gian và dễ sai sót. Vì vậy, đề tài luận văn nghiên cứu thu thập
những nguồn dữ liệu là yếu tố liên quan đến vấn đề định biên, xây dựng kho dữ liệu phục vụ
tốt nhất cho việc hỗ trợ nhà quản lý phân tích, xác định cơ cấu, số lượng nhân sự tối ưu,
giúp nhà quản lý lập kế hoạch tuyển dụng cho tương lai.
Mong muốn đề tài sẽ áp dụng rộng ra các nhiều lĩnh vực khác trong trường từ nhiều
nguồn dữ liệu khác.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu:
 Kho dữ liệu (Data Warehouse).
 Business Intelligence (BI).
 SQL Server hoặc Oracle.

 Phạm vi nghiên cứu:
 Định biên nhân sự trong Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, theo quy
định của Nhà nước.
 Từ những nguồn dữ liệu có cấu trúc:
 Dữ liệu nhân sự (NHANSU).
 Dữ liệu tài chính (TAICHINH).
 Dữ liệu về giảng dạy (DAOTAO).
 Dữ liệu về nghiên cứu khoa học (NCKH).
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu liên quan đến việc định biên như thông tin
nhân sự, khối lượng giảng dạy, hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học của từng nhân
sự, kế hoạch thực hiện các đầu việc và phân công công việc.
Tìm hiểu về Data Warehouse.


4
Tìm hiểu về Tiến trình ETL.
Tìm hiểu về Business Intelligence (BI):
-

Truy vấn và báo cáo (query and reporting).

-

Phân tích xử lý trực tuyến (online analytical processing (OLAP)).

-

Phân tích thống kê (statistical analysis).

Dựa trên lý thuyết đã tìm hiểu, xây dựng hệ thống giúp phân tích, đánh giá và đưa ra

kết quả định biên nhân sự.

1.3 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương với các nội dung:
Chương 1: Khảo sát nhu cầu về thông tin cần thiết cho việc định biên, từ đó thu thập
những nguồn dữ liệu có liên quan. Tìm hiểu những công trình nghiên cứu có liên quan qua
đó nêu ra những vấn đề, đối tượng nghiên cứu mà đề tài quan tâm. Nêu làm rõ sự cấp thiết
của vấn đề cần nghiên cứu và tổng quan vấn đề nghiên cứu để người đọc có một cái nhìn
tổng quát ban đầu.
Chương 2: Mô tả lý thuyết về Data Warehouse và tiến trình ETL. Phân tích vai trò của
ETL trong việc xây dựng hệ thống tích hợp. Tìm hiểu về cách thức thu thập, xử lý và trích
chọn dữ liệu. Tìm hiểu về business intelligenge (BI) và những hoạt động của BI có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Tìm hiểu về nguyên tắc định biên để từ đó xác định nguồn dữ liệu cũng như
mô tả tổng quát hệ thống thông tin cần xử lý để giúp nhà quản lý phân tích, đánh giá và đưa
ra kết quả định biên. Tiến hành xây dựng hệ thống thông tin dựa trên lý thuyết đã tìm hiểu
từ những chương trước. Thử nghiệm hệ thống và đánh giá kết quả.


5

Chương 2 - TỔNG QUAN VỀ KHO DỮ LIỆU
(DATA WAREHOUSE) VÀ BUSINESS INTELLIGENCE (BI)
2.1 Kho dữ liệu
2.1.1 Khái niệm
Data Warehouse (DW) - Kho dữ liệu là thuật ngữ được William H. Inmon đưa ra
trong những năm 1970. Kho dữ liệu là hệ thống tập trung dữ liệu từ các nguồn khác nhau
nhằm mục đích khai thác, phân tích thông tin và hỗ trợ quyết định [2], các đặc trưng về mặt
dữ liệu là: Tích hợp, hướng chủ đề, tích lũy theo thời gian và bất biến.


2.1.2 Các đặc trưng

Hình 2.1: Đặc trưng của DW [2]
- Tích hợp (Integrated): Dữ liệu của DW được tập hợp về từ các nguồn khác nhau như
các CSDL của các hệ thống tác nghiệp, các file tài liệu (text, word, excel,…) của một tổ chức.
- Hướng chủ đề (Subject-Oriented): Dữ liệu của DW được tổ chức và lưu trữ theo
các chủ đề nghiệp vụ mà người khai thác quan tâm.
- Tích lũy theo thời gian (Time-Variant): Dữ liệu lưu trữ có tính chất lịch sử, theo
dòng thời gian tính từ một thời điểm trong quá khứ cho đến hiện tại và các dữ liệu sẽ phát
sinh trong tương lai. Tất cả các thay đổi trên dữ liệu được theo dõi để thể hiện sự biến đổi
theo thời gian.


6
- Bất biến (Non-Volatile): Dữ liệu đã đưa vào trong DW nói chung ở dạng chỉ đọc
(read-only) và rất hiếm khi thay đổi (không sửa, không xóa). DW là những CSDL được thiết
kế cho mục đích khai thác và phân tích thông tin (query - truy vấn) chứ không phải mục đích
cập nhật (update - cập nhật, delete - xóa) như trong CSDL của các ứng dụng tác nghiệp.

2.1.3 Mục tiêu

Hình 2.2: Lợi ích của DW trong hỗ trợ ra quyết định [9]
Kiến trúc DW

Hình 2.3: Kiến trúc kho dữ liệu dạng DDS đơn [6, tr.34]
Việc tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của DW được tiếp cận theo 2 hướng sau:
- Giản đồ hình sao (Star Schema) - Phương pháp mô hình hoá đa chiều của Ralph
Kimball: Là cơ sở dữ liệu quan hệ được thiết kế logic dạng hình sao bao gồm một bảng dữ
liệu chi tiết ở vị trí trung tâm quan hệ với các bảng dữ liệu danh mục xung quanh (kiểu N:1).



7
-

Giản đồ hình bông tuyết (Snowflake Schema) - Phương pháp mô hình hoá dạng chuẩn

hoá của Bill Inmon: Là cơ sở dữ liệu hình sao nhưng được chuẩn hóa theo một dạng chuẩn
khác (dạng chuẩn 3), mỗi bảng danh mục được tách thành các bảng danh mục phân cấp nếu
có để đảm bảo không dư thừa dữ liệu. Trong ví dụ Hình 2.10, nhánh Nhân sự được tách thành
Khối(quản lý hoặc giảng viên) và Loại (Cơ hữu, thỉnh giảng hoặc lao động ngắn hạn).
Để đưa ra thiết kế chính xác cho kho dữ liệu, người ta sử dụng ma trận kiến buýt (bus
matrix) [1]. Đây là một bảng mô tả mối liên hệ giữa các nghiệp vụ với các đối tượng liên quan.

Hình 2.11: Ma trận kiến trúc buýt [1, tr.386]

2.2 Xây dựng luồng ETL (Extract - Transform - Load)
2.2.1 Khái niệm ETL
Là nền tảng của kho dữ liệu. Một tiến trình được thiết kế cho việc lấy dữ liệu từ nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau, chuyển đổi dữ liệu nhằm tích hợp những nguồn dữ liệu này. Dữ
liệu sau chuyển đổi được đưa vào kho dữ liệu phục vụ mục đích phát triển ứng dụng hay
phục vụ các mục đích kho dữ liệu. [1, tr.xii]


8

2.2.2 Kiến trúc ETL

Hình 2.14: Các thành phần của ETL [6]
Trích xuất (Extract): Dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau và có thể có rất nhiều cấu
trúc dữ liệu khác nhau như nhiều loại cơ sở dữ liệu, từ tệp dữ liệu excel hay từ tệp dữ liệu

thô. Vì thế nhiệm vụ chính của bước này là trích xuất dữ liệu từ hệ thống nguồn để xử lý.
Đây là công đoạn khai thác và đưa dữ liệu từ các nguồn vào cơ sở dữ liệu trung chuyển (các
DSA nguồn), chưa xử lý gì đối với dữ liệu.
Chuyển đổi (Transform): Là quá trình rất phức tạp dùng để chuyển đổi dữ liệu nguồn
một mô hình khác phù hợp và chuyển vào cơ sở dữ liệu đích.
Tải dữ liệu (Load): Đây là quá trình đưa dữ liệu sau khi đã được chuyển đổi vào kho dữ
liệu. Dữ liệu sau khi đã được chuyển đổi sẽ được tải vào kho dữ liệu. Là công đoạn tải dữ
liệu đã được xử lý: từ DSA đích sang EM và từ EM sang các DM.

2.2.3 Vai trò của ETL trong việc xây dựng hệ thống tích hợp [1, tr.28]
2.2.4 Các yếu tố quan trọng đối với ETL
2.2.5 Những khó khăn khi xây dựng tiến trình ETL
2.3

Khái niệm Business Intelligence (BI)
BI là một quy trình có tích hợp công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát

khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó
nhằm phân tích để hỗ trợ việc ra quyết định [14].
Công nghệ BI cung cấp một cách nhìn toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp từ
quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Mục đích của BI là hỗ trợ cho doanh nghiệp ra
quyết định tốt hơn. Vì vậy, một hệ thống BI còn có thể được coi là hệ thống hỗ trợ quyết định.


9

Hình 2.16: Thành phần của Business Intelligence [14]

2.4 Các công nghệ hỗ trợ BI (Technologies supporting for BI) [13]
2.5 Những hoạt động của BI liên quan đến vấn đề nghiên cứu [13]

2.5.1 Truy vấn và báo cáo (query and reporting)
2.5.2 Phân tích xử lý trực tuyến (OLAP - Online Analitical Proccessing)
2.5.3 Phân tích thống kê (statistical analysis)


10

Chương 3 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
HỖ TRỢ ĐỊNH BIÊN
3.1 Khảo sát nguyên tắc, đặt vấn đề và thu thập nguồn dữ liệu cho công tác định
biên tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
3.1.1 Nguyên tắc định biên
3.1.2 Đặt vấn đề
Tuy nhiên, nếu áp dụng nguyên tắc như 3.1.1, nhà quản lý chưa đủ thông tin để đánh
giá được thừa, thiếu nhân sự mà còn phải phân tích ở nhiều góc độ khác nhau. Nhiều câu
hỏi sẽ được đặt ra như: Việc phân công công việc đã hiệu quả chưa? Chuyên môn của người
này không làm tốt việc này nhưng có thể làm tốt việc khác hay không? Điều chuyển như thế
nào để nâng cao hiệu quả công việc? Khi tuyển mới 01 nhân sự vào 01 vị trí thì cần xác
định những tiêu chí gì?...

3.1.3 Thu thập dữ liệu
Đối với khối quản lý: Hàng năm, Phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành thu thập dữ
liệu về từng đầu việc của các đơn vị bao gồm đã thực hiện và sẽ thực hiện, mỗi đầu việc có
số giờ thực hiện và những công việc cụ thể. Những công việc sẽ được các đơn vị phân công
cho các nhân sự hoàn thành trong bao nhiêu giờ. Khi gửi báo cáo về Phòng Tổ chức - Hành
chính, mọi thông tin về đầu việc, công việc, giờ thực hiện, % hiệu quả công việc do đơn vị
đánh giá có qua thẩm định của hội đồng xét duyệt. Từ đó Phòng Tổ chức - Hành chính phân
tích, mô tả và định mức thời gian hoàn thành cho mỗi đầu việc cụ thể; sau đó tính tổng hợp
thời gian hao phí để thực hiện hết tất cả công việc trong năm và tính số lượng định biên theo
công thức ở 3.1.1.

Đối với khối giảng viên: Từ vấn đề nêu ở 3.1.2, chúng tôi thu thập những dữ liệu
liên quan đến 03 vấn đề chính là: Quy mô đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và những
hoạt động chuyên môn khác (như đã nêu ở 3.1.1). Trong đó, quy mô đào tạo bao gồm kế
hoạch đào tạo và phân giảng hiện tại.


11

3.2 Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin phục vụ định biên
3.2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin định biên
P.THC
DM_KhoiQuanly

File

ETL

BI

OLAP

P.QLKH-

DM_KhoiGiangday

File

Reports
P.DAOTAO


File

Hình 3.1: Sơ đồ tổng quan về hệ thống thông tin phục vụ định biên

3.2.2 Thiết kế kho dữ liệu
3.2.2.1 Thiết kế kho dữ liệu chủ đề dành cho khối quản lý (DM_KhoiQuanly)

Hình 3.4: Lược đồ quan hệ DM_KhoiQuanly


12

3.2.2.2 Thiết kế kho dữ liệu chủ đề dành cho khối giảng dạy (DM_KhoiGiangday)

Hình 3.5: Lược đồ quan hệ DM_KhoiGiangday

3.2.3 Thiết kế tiến trình ETL
3.2.3.1 Chuẩn bị dữ liệu
3.2.3.2 Sử dụng SSIS để thực hiện ETL
ETL các bảng chuyển đổi dữ liệu và ánh xạ vào những bảng nguồn tương ứng.

D_Thoigian.xls

D_Donvi.xls

Chuyển đổi

D_Dauviec.xls

Chuyển đổi


D_Congviec.xls

Chuyển đổi

Chuyển đổi

Ánh xạ

Ánh xạ

Ánh xạ

Ánh xạ

1:1

1:1

1:1

1:1

Append
D_Thoigian

Append
D_Donvi

Append

D_Dauviec

Append
D_Congviec


13

Hình 3.6: ETL các bảng chiều
Lần lượt thực hiện cho các bảng chiều: D_Nhansu, D_Nganh, D_Chuyennganh,
D_Khoa, D_Bomon, D_Hocphan, D_Giangvien.
ETL các bảng sự kiện
F_Kehoachcongtac.xls

Tích hợp gom nhóm
Mathoigian,Madauviec,Madonvi để tính
tổng giờ thực hiện. Ánh xạ 1:1

F_Kehoachcongtac
Hình 3.7: ETL bảng sự kiện kế hoạch công tác
Lần lược thực hiện tương tự cho các bảng sự kiện F_Phancong, F_Kehoachdaotao,
F_Phangiang, F_Nghiencuukhoahoc, F_Hoatdongchuyenmon.
Mô tả thực hiện SSIS như sau:

Hình 3.8: Minh hoạ module ETL các bảng chiều


14

Hình 3.9: Minh họa module ETL các bảng sự kiện


3.2.4 Sử dụng SSAS để xây dựng cube cho cơ sở dữ liệu 02 khối
3.2.4.1 Xây dựng cube kho dữ liệu chủ đề khối quản lý
3.2.4.2 Xây dựng cube kho dữ liệu chủ đề khối giảng dạy

Hình 3.11: Sơ đồ các bảng chiều và sự kiện trong cube khối giảng dạy


15

Hình 3.12: Các độ đo trong cube khối giảng dạy

3.2.5 Thử nghiệm kết quả bằng câu truy vấn MDX [7] và sử dụng phần mềm
Power BI Desktop của Microsoft để làm báo cáo [18]
3.2.5.1 Các truy vấn đa chiều (MDX)
a. Lấy dữ liệu mức độ hiệu quả của việc nhân sự thực hiện công việc được phân công
vào năm 2015
SELECT

NON

[Measures].[Mucdohieuqua]}

EMPTY{[Measures].[Giothuchien-F_Phancong],
ON

COLUMNS,

NON


EMPTY

{

([D_Thoigian].[Nam].[Nam].ALLMEMBERS*[D_Nhansu].[Hoten].[Hoten].ALLMEMBERS*[D_Co
ngviec].[Tencongviec].[Tencongviec].ALLMEMBERS ) } ON ROWS FROM ( SELECT ( {
[D_Thoigian].[Nam].&[2015] } ) ON COLUMNS FROM [Cube Khoi Quanly])

Kết quả

Hình 3.13: Kết quả truy vấn số giờ thực hiện công việc và mức độ hiệu quả
tương ứng của các nhân sự


16
b. Giờ thực hiện theo kế hoạch và giờ thực tế Phòng Cơ sở vật chất đảm nhận tương
ứng với độ hiệu quả qua từng năm
SELECT NON EMPTY { [Measures].[Mucdohieuqua], [Measures].[Giothuchien - F
Phancong],

[Measures].[Giothuchien]

}

ON

COLUMNS,

NON


EMPTY

{

([D

Thoigian].[Nam].[Nam].ALLMEMBERS * [D Donvi].[Tendonvi].[Tendonvi].ALLMEMBERS )
} ON ROWS FROM ( SELECT ( { [D Donvi].[Tendonvi].&[Phong Co so vat chat] } ) ON
COLUMNS FROM [Dinh Bien Khoi Quanly])

Kết quả

Hình 3.14: Kết quả truy vấn giờ thực hiện theo kế hoạch và giờ thực tế Phòng
Cơ sở vật chất đảm nhận tương ứng với độ hiệu quả qua từng năm
c. Các đầu việc có những công việc gì và số giờ thực hiện tương ứng
SELECT NON EMPTY { [Measures].[Giothuchien - F Phancong] } ON COLUMNS, NON
EMPTY

{

([D

Dauviec].[Tendauviec].[Tendauviec].ALLMEMBERS

*

[D

Congviec].[Tencongviec].[Tencongviec].ALLMEMBERS ) } ON ROWS FROM [Dinh Bien
Khoi Quanly]


Kết quả

Hình 3.15: Kết quả truy vấn các đầu việc có những công việc gì và số giờ thực
hiện tương ứng


17

3.2.5.2 Sử dụng Power BI Desktop của Microsoft để làm báo cáo.

Hình 3.20: Báo cáo dạng biểu đồ số lượng định biên và số lượng hiện tại

Hình 3.22: Báo cáo số lượng định biên và số lượng hiện tại theo năm

3.3 Cài đặt và đánh giá hệ thống
3.3.1 Cài đặt hệ thống
Để có thể khai thác dữ liệu từ kho dữ liệu bằng công cụ BIDS, chúng tôi tạo một
Analysis Services Project như hình 3.24


18

Hình 3.24: Khởi tạo một khối dữ liệu OLAP
Tiếp đến, kết nối kho dữ liệu nguồn như hình 3.25

Hình 3.25: Kết nối kho dữ liệu nguồn


19

Bước tiếp theo, chọn các bảng từ kho dữ liệu nguồn như hình 3.26

Hình 3.26: Chọn các bảng từ dữ liệu nguồn

Hình 3.27: Tiến trình tạo khối dữ liệu


20

Bước cuối trong việc trong việc xây dựng khối dữ liệu là triển khai khối dữ liệu để
thực hiện các tác vụ trình bày và hiển thị trực quan.

Hình 3.28: Triển khai thành công khối dữ liệu dành cho khối quản lý

Dùng công cụ Power BI Desktop kết nối dữ liệu

Hình 3.29: Kết nối DM_Khoiquanly


21

Hình 3.30: Lấy dữ liệu từ DM_Khoiquanly

Hình 3.31: Đăng nhập vào tài khỏa Power BI của Microsoft

Hình 3.32: Đẩy dữ liệu thành công vào Power BI


22


3.3.2 Đánh giá hệ thống
Sau đây là một số kết quả khai thác dữ liệu từ khối dữ liệu bằng chức năng Browser
của BIDS, người sử dụng có thể thấy ngay kết quả mong muốn mà không cần phải biết
nhiều về kỹ thuật cũng như nền tảng dữ liệu đằng sau đó:
- Kết quả và hiệu suất thực hiện công việc của các đơn vị theo thời gian

Hình 3.33: Báo cáo hiệu quả công việc và giờ thực hiện công việc qua các năm
của từng đơn vị
- Tạo báo cáo trên giao diện website bằng công cụ Power BI:

Hình 3.36: Báo cáo tình hình nhân sự thực hiện công việc qua 3 năm 2014, 2015
và 2016 với tổng giờ thực hiện ít hơn 1800 giờ


23

Hình 3.37: Báo cáo tình hình đơn vị, nhân sự thực hiện công việc năm 2016 với
trung bình mức độ hiệu quả lớn hơn 80%
Qua việc phân tích dữ liệu từ hệ thống đã cho nhà quản lý thấy rõ việc định biên nhân sự
không thể chỉ áp dụng theo công thức để tính toán ra số lượng người làm việc cụ thể mà còn
phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nữa để có thể quyết định được việc thừa, thiếu nhân sự. Hệ
thống nên mở rộng phạm vi bằng cách tăng thêm nhiều tiêu chí đưa vào các bảng chiều để việc
phân tích có hiệu quả hơn giúp nhà quản lý có cái nhìn trực quan hơn từ đó việc phân tích đưa
ra quyết định chính xác hơn.


×