Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Huong dan lap Ke hoach Phong, chong thien tai Bo GDDT 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.92 KB, 19 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Mục đích
1. Giúp Lãnh đạo nhà trường xây dựng Kịch bản thiên tai có thể xảy ra với nhà trường;
2. Giúp Lãnh đạo nhà trường xây dựng Kế hoạch ứng phó hiệu quả khi thiên tai xảy ra;
3. Giúp Lãnh đạo nhà trường xây dựng Báo cáo về kế hoạch ứng phó gửi các cơ
quan
có liên quan.

Nội dung
1. “Kịch bản thiên tai”;
2. “Kế hoạch ứng phó”;
3. “Báo cáo về Kế hoạch ứng phó”.

Đối tượng
1. Lãnh đạo nhà trường, học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường;
2. Cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng;
3. Lãnh đạo chính quyền địa phương, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT), Sở
GD&ĐT, Bộ GD&ĐT, các tổ chức chính trị, xã hội (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,
Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân,…), cộng đồng và các tổ chức
quốc tế.

Trách nhiệm cá nhân
Hiệu trưởng (đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo):
1. Giao trách nhiệm (bằng văn bản) cho từng thành viên của ‘Ban chỉ đạo phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai’ của trường, sau đây gọi tắt là ‘Ban chỉ đạo’ và chỉ định thành
viên (là giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường) cho các ‘Nhóm công tác’;
2. Thành lập các ‘Nhóm công tác’ theo từng mảng công việc đã được xác định;
3. Chỉ đạo các ‘Nhóm công tác’ xây dựng Kịch bản thiên tai có thể xảy ra đối với


trường mình và xây dựng Kế hoạch ứng phó tương ứng cho từng kịch bản;
4. Chỉ đạo tổ chức diễn tập cho toàn trường (với sự tham gia của đại diện các tổ chức
chính trị, xã hội và cộng đồng) theo các kịch bản;
1


5. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ‘Phòng chống thiên tai’ (PCTT) bao gồm
cả ‘Kịch bản thiên tai’ và ‘Kế hoạch ứng phó’ cho học sinh, giáo viên và cán bộ, nhân
viên của trường;
6. Chỉ đạo xây dựng ‘Công cụ giám sát, đánh giá’ và tổ chức giám sát, đánh giá ‘Kịch
bản thiên tai’ và ‘Kế hoạch ứng phó’ với sự tham gia của đại diện các tổ chức chính
trị, xã hội, cộng đồng và các tổ chức quốc tế (nếu có thể);
7. Xây dựng Báo cáo về kế hoạch ứng phó của trường (trên cơ sở tập hợp Báo cáo
của
các Nhóm trưởng);
8. Gửi1 Báo cáo về kế hoạch ứng phó của trường cho các cơ quan, các tổ chức
chính
trị, xã hội, và các tổ chức quốc tế (để phối hợp giúp đỡ thực hiện).
Nhóm trưởng ‘Nhóm công tác’ (đồng thời là thành viên Ban chỉ đạo):
1. Chỉ đạo ‘Nhóm công tác’ xây dựng Kịch bản thiên tai có thể xảy ra đối với trường
mình (theo sự phân công của Hiệu trưởng);
2. Chỉ đạo ‘Nhóm công tác’ xây dựng Kế hoạch ứng phó tương ứng với Kịch bản thiên
tai do nhóm mình phụ trách theo đúng tiến độ;
3. Xây dựng Báo cáo của nhóm mình phụ trách sát với yêu cầu thực tiễn của trường về
nhân lực, vật tư, tài chính và khung thời gian cho từng đầu việc mà nhóm mình được
giao;
4. Gửi Báo cáo của nhóm cho Hiệu trưởng theo đúng kế hoạch;
5. Giúp Hiệu trưởng hoàn thiện ‘Báo cáo về kế hoạch ứng phó’ của trường và ‘Công
cụ
giám sát, đánh giá’ ‘Kịch bản thiên tai’ và ‘Kế hoạch ứng phó’;

6. Chỉ đạo/thực hiện các hoạt động khác liên quan đến phòng chống thiên tai (theo sự
phân công của Hiệu trưởng).

Đặc biệt lưu ý
1. Trước khi tiến hành xây dựng kịch bản thiên tai và xây dựng kế hoạch ứng phó
cần
phải có ‘Biểu mẫu 1’ (trong “Bộ công cụ thu thập thông tin trường học”) đã được
trường điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và cập nhật ‘Lịch sử thiên tai’ ở khu
vực trường mình với ‘Cảnh báo’ đã được hệ thống (phần mềm) thuộc ‘Cổng thông
tin điện tử’ tự động báo cho nhà trường;
2. Khi xây dựng ‘Kế hoạch ứng phó’ cần phải đặc biệt quan tâm đến các đối tượng là
người khuyết tật và ưu tiên trẻ em, người già và phụ nữ;
3. ‘Kịch bản thiên tai’ và ‘Kế hoạch ứng phó’ phải được thành viên ‘Ban chỉ đạo’ (do
Hiệu trưởng chỉ định) kiểm tra, cập nhật thường xuyên (hàng tháng), và định kỳ (hàng
quý);
4. Nhóm trưởng các ‘Nhóm công tác’ phải là thành viên của ‘Ban chỉ đạo’;
5. Nhóm trưởng phải được bầu (để đảm bảo khách quan), không chỉ định;
6. Số thành viên trong ‘Nhóm công tác’ phải là số lẻ (3 hoặc 5,…) cho biểu quyết khi
cần;


1

Báo cáo này phải được gửi kèm ‘Biểu mẫu 1’ đã được trường điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

2


7. Khi xây dựng ‘Kịch bản thiên tai’ và ‘Kế hoạch ứng phó’ cần phải có sự tham gia của
đại diện giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội

(Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội nông
dân,…) và các tổ chức quốc tế, trong đó cần lưu ý đến các yếu tố ‘bình đẳng giới’,
‘phát triển bền vững’ và ‘sự tham gia của người khuyết tật’;
8. ‘Kế hoạch ứng phó’ phải sát với yêu cầu thực tiễn của trường, phải có khung thời gian
cho từng đầu việc, phải ‘đong đo cân đếm’ được, phải được lồng ghép vào ‘Kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội’ 5 năm và hàng năm của các ngành ở địa phương, phải ưu
tiên phương châm “4 tại chỗ”: ‘chỉ huy tại chỗ’; ‘lực lượng tại chỗ’; ‘phương tiện, vật
tư tại chỗ’ và ‘hậu cần tại chỗ’.

Hướng dẫn chi tiết
1. Kịch bản thiên tai
Một số loại thiên tai hay xảy ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây như bão, lũ lụt, lũ quét,
tố lốc, sạt lở đất, động đất, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, cháy
rừng, rét hại, dịch bệnh,… có tần suất, mức độ và phạm vi ngày càng tăng.
Tài liệu này chỉ tập trung hướng dẫn xây dựng kịch bản thiên tai và kế hoạch ứng phó
cho
hai loại thiên tai điển hình hay xảy ra gần đây gây nhiều thiệt hại cho các cơ sở giáo dục như
“Bão”, “Lũ lụt”. Trên cơ sở đó các trường tự xây dựng kịch bản thiên tai và kế hoạch
ứng
phó cho các loại thiên tai khác có thể xảy ra tại khu vực trường mình dựa vào phần “Liệt kê
kịch bản thiên tai” hay diễn ra tại địa phương mà trường đã cập nhật trong “Cổng thông tin
điện tử” theo yêu cầu. Ví dụ như ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), thiên tai hay xảy ra
là nước biển dâng và xâm nhập mặn. Theo dự báo của một số nhà khoa học và Ủy ban liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2050, mực nước biển sẽ dâng cao 2 mét so
với hiện nay (Nguồn: N.M.P- NASATI: 14/4/2016). Trong khi đó theo kịch bản do Bộ Tài
nguyên và Môi trường mới công bố, khi nước biển dâng cao 1 mét thì hơn 1/3 diện tích
ĐBSCL sẽ bị nhấn chìm xuống dưới mực nước biển. Nước biển dâng, lưu lượng dòng chảy
từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về ít, lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao làm
diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng nặng nề và nghiêm trọng. Ngay từ tháng
2/2016, trên sông Tiền và sông Hậu, độ mặn là trên 45‰, xâm nhập sâu tới 70 km tính từ cửa

sông, thậm chí có nơi lên đến 85 km (trong khi theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ
thiên tai thì độ mặn bằng 4‰ đã được coi là bị xâm nhập mặn). ‘Nước biển dâng’ cùng với
‘Xâm nhập mặn’ gây hàng loạt hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ sở hạ tầng, tới đời
sống, sinh hoạt, học tập, giảng dạy và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của những khu
vực bị ảnh hưởng.
Sau đây là ví dụ về 2 ‘Kịch bản thiên tai’:
Kịch bản thiên tai 1 - Bão
Mô tả hiểm họa (có thể xảy ra)
3


 Bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 12-13 kèm theo mưa to và có dông,
trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Mưa to có thể xảy ra
trên diện rộng trong nhiều giờ với cường độ mưa từ 400 - 500mm;
 Có thể xảy ra ngập lụt 60 - 70 cm trên diện rộng;
 Cấp độ thiên tai: cấp 4 (cao nhất là cấp 5).
Nguy cơ thiệt hại (có thể xảy ra)
 Gió bão kèm lốc xoáy gây tốc mái các phòng học cấp 4, vỡ cửa kính, gẫy đổ cây, cột
điện, làm hư hỏng trường lớp, thư viện, phòng thí nghiệm, sách vở và trang thiết bị
dạy - học;
 Học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên bị chấn thương và đuối nước nguy hiểm đến
tính mạng;
 Nhà để xe, cổng trường và tường bao quanh trường bị đổ hoặc tốc mái;
 Rác, cành cây, mảnh kính vỡ, thanh kim loại, khung cửa sổ, mái tôn…bao phủ trong
và xung quanh trường, lớp.
Kịch bản thiên tai 2 - Lũ lụt (sau mưa bão)
Mô tả hiểm họa (có thể xảy ra)
 Trường nằm ở vùng trũng thấp, trong khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt qua các
năm;
 Lịch sử thiên tai: trường nằm trong vùng ngập sâu 3 - 4m;

 Mưa to và ồ ạt, lượng mưa trên 500mm/đợt, nước trên sông gần trường trên mức báo
động 3, trường bị ngập lụt 3 - 4m;
 Lụt lội xảy ra 4 - 6 ngày gây ra tình trạng trường bị ngập hoàn toàn trong nước do
trường chỉ có các dãy nhà một tầng, bán kiên cố;
 Đường từ nhà đến trường của học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên bị lũ ngập,
nước chảy siết, nhiều người không biết bơi, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi, gây chấn
thương và đuối nước nguy hiểm đến tính mạng.
Nguy cơ thiệt hại (có thể xảy ra)
 Học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên bị chấn thương và đuối nước nguy hiểm đến
tính mạng;
 Tài sản cá nhân và tài sản chung bị cuốn trôi;
 Trường lớp, trang thiết bị dạy - học, sách vở, bàn ghế bị hư hỏng nặng;
4


 Sân trường và lớp học bị rác và lớp bùn dày phủ kín; 
Học sinh phải nghỉ học;
 Nguy cơ dịch bệnh tràn lan sau khi lũ rút.
Dựa vào hai ‘Kịch bản thiên tai’ trên đây: 1- Bão và 2- Lũ lụt, các ‘Nhóm công tác’, dưới sự chỉ
đạo của Hiệu trưởng và chủ trì của Nhóm trưởng, thảo luận, xây dựng kịch bản thiên tai có
thể xảy ra cho các loại thiên tai khác hay xảy ra gần đây tại địa phương gây nhiều thiệt hại cho
trường mình, ví dụ như lũ quét, tố lốc, sạt lở đất đá, động đất, nước biển dâng, xâm
nhập mặn, hạn hán, cháy rừng, rét hại, dịch bệnh,…

2. Kế hoạch ứng phó
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng ‘Kế hoạch ứng phó’
1.
2.
3.
4.


Vận dụng linh hoạt điều kiện thực tế của trường;
Phát huy tối đa nguồn lực (nhân lực, vật tư, tài chính) tại chỗ;
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương;
Tranh thủ sự hỗ trợ cao nhất của Trung ương, của các tổ chức quốc tế, các tổ chức
chính trị, xã hội và cộng đồng.

8 bước cơ bản để xây dựng ‘Kế hoạch ứng phó’
Bước 1.

Thành lập ngay (nếu chưa có) hoặc kiện toàn (nếu đã có) ‘Ban chỉ đạo’ và các
‘Nhóm công tác’ của trường;
Bước 2. ‘Ban chỉ đạo’ phân tích, đánh giá:
a) tình hình hiện tại của trường (về con người, cơ sở vật chất, tài chính);
b) khả năng diễn biến thiên tai có thể xảy ra (ví dụ như “Bão”, “Lũ lụt”,…);
c) những nguy cơ thiệt hại có thể ảnh hưởng tới nhà trường;
Bước 3. Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của công tác phòng, chống thiên tai;
Bước 4. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng giải pháp;
Bước 5. Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bao gồm cả ‘Người chịu trách nhiệm’,
‘Thời gian thực hiện’ và ‘Kinh phí (dự kiến)’,…;
Bước 6. Xác định nguồn lực cần thiết cho ‘Kế hoạch ứng phó’ (nhân lực, vật tư, tài chính)
trong đó nêu rõ nguồn lực hiện có và nguồn lực còn thiếu cần sự hỗ trợ từ bên
ngoài;
Bước 7. Xác định rõ vai trò của từng thành viên ‘Ban chỉ đạo’, của ‘Nhóm công tác’, và của
các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quốc tế và cộng đồng;
Bước 8. Xây dựng các tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá ‘Kế hoạch ứng phó’.
Sau đây là ví dụ về ‘Kế hoạch ứng phó’ đối với “Bão” và “Lũ lụt” (sau mưa bão):
‘Kế hoạch ứng phó’ của trường tiểu học Chu Văn An đối với hai loại thiên tai có thể xảy ra
tại địa phương ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhà trường là Bão (cấp 10-11) và Lũ lụt (sau
mưa bão, trường bị ngập lụt 3 - 4m, trong 4 - 6 ngày):

5


Bước 1. a) Kiện toàn ‘Ban chỉ đạo’ của trường (trường đã thành lập ‘Ban chỉ đạo’ gồm 7
đồng chí, từ năm 2014): đã thay đồng chí Nguyễn Văn B. (thành viên Ban chỉ
đạo, mới chuyển công tác) bằng đ/c Trần Thị A. (giáo viên chủ nhiệm lớp 5C);
b) Kiện toàn ‘Nhóm công tác’ (trường đã thành lập 5 ‘Nhóm công tác’ từ năm
2014):
- Nhóm 1: ‘Chuyên môn, tuyên truyền’ chịu trách nhiệm theo dõi việc dạy-học tích
hợp nội dung PCTT và công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về PCTT;
- Nhóm 2: ‘Tập huấn, diễn tập’ chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức tập huấn,
diễn tập (theo kịch bản), dạy bơi cho học sinh và trẻ em trong cộng đồng, đưa
học sinh đến nơi học tạm hoặc tạm trú (trong trường hợp phải sơ tán);
- Nhóm 3: ‘Dự trữ nhu yếu phẩm’ chịu trách nhiệm lên phương án mua sắm dự trữ
nhu yếu phẩm như nước uống, đồ ăn, chăn, màn, bộ sơ cấp cứu y tế với các loại
thuốc cơ bản, bếp gas, bình gas, củi, đuốc, đèn dầu hỏa, đèn pin,…;
- Nhóm 4: ‘Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính’ chịu trách nhiệm lên kế hoạch
nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm dự trữ trang thiết bị để liên lạc, cứu hộ và chằng
chống nhà cửa, chuẩn bị nơi học tạm, ứng phó khi trường bị tốc mái, phòng học
bị sập, đường đến trường bị ngập lụt, nước chảy xiết,…;
- Nhóm 5: ‘Đối ngoại’ chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quốc tế và cộng đồng nhằm tìm
kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ thực hiện ‘Kế hoạch ứng phó’ với thiên tai của trường
dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
Bước 2. ‘Ban chỉ đạo’ phân tích, đánh giá:
a) tình hình hiện tại của trường (về con người, cơ sở vật chất và môi trường, tài
chính):
- Về con người: ‘Ban chỉ đạo’ và 5 ‘Nhóm công tác’ đã được kiện toàn, sẵn sàng
với nhiệm vụ được giao; giáo viên, học sinh và cán bộ nhân viên đã được tập
huấn, diễn tập, hiểu biết về công tác PCTT; có một số học sinh khuyết tật học lớp

hòa nhập, còn nhiều học sinh chưa biết bơi;
- Về cơ sở vật chất và môi trường: Trường hiện có 3 dãy lớp học, thư viện và
phòng y tế là nhà cấp 4, nhà để xe lợp tôn, tất cả đều đã xuống cấp và có nguy cơ
bị tốc mái. Các cửa kính có thể bị vỡ do gió bão. Khu vệ sinh, tường bao và cổng
trường có nguy cơ bị sập đổ. Nhiều cây to trong và quanh trường và hàng cột
điện dọc đường cạnh trường có nguy cơ bị gãy đổ; Trường nằm ở vùng trũng
thấp, trong khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt qua các năm. Khu Hiệu bộ 2 tầng
có thể là nơi tránh bão tạm thời cho trường và cộng đồng và có thể tạm thời di
chuyển dụng cụ y tế, thư viện, đồ dùng dạy-học và một số trang thiết bị, nhu yếu
phẩm cần thiết lên tầng 2 để đảm bảo an toàn ngay trước khi có “Bão”, “Lũ lụt”;
- Về tài chính: Kinh phí hiện có của trường chỉ đủ để trang trải cho những hoạt
động thường xuyên bắt buộc trong năm học của trường;
b) khả năng diễn biến thiên tai có thể xảy ra (ví dụ như “Bão”, “Lũ lụt”,…): như
phần Mô tả hiểm họa trong Kịch bản thiên tai 1 và 2;
c) những nguy cơ thiệt hại có thể ảnh hưởng tới nhà trường: như phần Nguy cơ
thiệt hại trong Kịch bản thiên tai 1 và 2;
Bước 3. Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của công tác phòng, chống thiên tai:
a) Mục tiêu chung: (1) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh, giáo viên,
cán bộ nhân viên và cộng đồng; (2) Tăng cường phối hợp hiệu quả giữa nhà
6


trường với địa phương; (3) Đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên;
(4) giảm thiệt hại tới mức thấp nhất về cơ sở vật chất trường lớp và trang thiết bị
dạy - học;
b) Mục tiêu cụ thể: có kế hoạch chi tiết (bao gồm cả ‘Người chịu trách nhiệm’,
‘Thời gian thực hiện’, ‘Bộ phận/Đoàn thể/cá nhân chủ trì’, ‘Cơ quan phối hợp’,
‘Kinh phí [dự kiến]’) cho các đầu việc theo 3 trụ cột của “Trường học an toàn
phòng, chống thiên tai tại Việt Nam”, Trụ cột 1: “Cơ sở vật chất trường học
an

toàn phòng, chống thiên tai”; Trụ cột 2: “Quản lý thiên tai tại trường
học”; Trụ
cột 3: “Giáo dục phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó
với biến đổi
khí hậu trong trường học”.
Bước 4. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng giải pháp (xem Biểu Mẫu 1C dưới đây);
Bước 5. Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bao gồm cả ‘Người chịu trách nhiệm’ và
‘Thời gian thực hiện’,… (xem Biểu Mẫu 1C dưới đây);
Bước 6. Xác định nguồn lực cần thiết cho ‘Kế hoạch ứng phó’ (nhân lực, vật tư, tài chính)
trong đó nêu rõ nguồn lực hiện có và nguồn lực còn thiếu cần sự hỗ trợ từ bên ngoài
(xem Biểu Mẫu 1C dưới đây);
Bước 7. Xác định rõ vai trò của từng thành viên ‘Ban chỉ đạo’, ‘Nhóm công tác’, và của các
tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quốc tế và cộng đồng (xem Biểu Mẫu 1C dưới
đây);
Bước 8. Xây dựng các tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá ‘Kế hoạch ứng phó’:
a) 5 tiêu chí để đánh giá ‘Kế hoạch ứng phó’ của trường bao gồm: (1) Cụ thể; (2)
Đo lường được; (3) Có thể đạt được; (4) Thực tế; và (5) Có khung thời gian.
b) ‘Ban chỉ đạo’ đã tổ chức đánh giá ‘Kế hoạch ứng phó’ của trường dựa vào 5 tiêu
chí trên đây với sự tham gia của đại diện các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng và
các tổ chức quốc tế (đã mời Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu
chiến binh, Hội nông dân, UNICEF và Liên minh các Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cùng
tham gia đánh giá).

Biểu Mẫu 1A - ‘Kế hoạch ứng phó’ của trường tiểu học Chu Văn An đối với Bão (cấp
1011) và Lũ lụt (sau mưa bão) - (tóm tắt) Những đầu việc2 cần làm
(Đây là ví dụ mẫu để trường theo dõi đảm bảo thực hiện kế hoạch)
STT

Đầu việc



(đã làm)

Không
(cần hỗ trợ)

Các đầu việc theo Trụ cột 2 và Trụ cột 3 của “Trường học
an toàn phòng, chống thiên tai tại Việt Nam”3: Trụ
cột 2:
“Quản lý thiên tai tại trường học”; Trụ cột 3: “Giáo dục
phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó
với biến
2

Căn cứ vào tình hình hiện tại về cơ sở vật chất và môi trường của trường mình mà xác định các Đầu việc cần


làm theo 3 trụ cột của “Trường học an toàn phòng, chống thiên tai tại Việt Nam” của trường mình. Có thể tham khảo
các Đầu việc của trường tiểu học Chu Văn An trong (Biểu Mẫu 1A).
3
Hầu hết những Đầu việc theo Trụ cột 2 và Trụ cột 3 của “Trường học an toàn phòng, chống thiên
tai
tại
Việt Nam” của trường tiểu học Chu Văn An (Biểu Mẫu 1A) có thể áp dụng cho các trường khác có hoàn cảnh
tương tự.

7


STT


Đầu việc


(đã làm)

Không
(cần hỗ trợ)

đổi khí hậu trong trường học”.
1

Kiện toàn ‘Ban chỉ đạo’ và các ‘Nhóm công tác’, giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng thành viên;

V

2

Tổ chức dạy-học tích hợp và tập huấn về nội dung PCTT;

V

3

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, cán
bộ, nhân viên và cộng đồng về PCTT;

V


V

4

Xây dựng phương án và tổ chức diễn tập theo các kịch bản
của trường;

V

V

5

Lên kế hoạch và tổ chức dạy bơi cho học sinh; Đã dạy được 4 V
lớp, mỗi lớp 18 học sinh.

6

Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị,
xã hội, các tổ chức quốc tế và cộng đồng (nhằm tìm kiếm sự
hỗ trợ giúp đỡ thực hiện ‘Kế hoạch ứng phó’ với thiên tai của
trường); Đã họp với các bên liên quan và thống nhất
kế
hoạch chi tiết.

V

V

7


Xây dựng phương án và diễn tập cho học sinh nghỉ học hoặc
đưa học sinh đến nơi học tạm khi trường bị ngập lụt;

V

V

8

Xây dựng phương án và diễn tập di chuyển dụng cụ y tế, thư
viện, đồ dùng dạy-học và một số trang thiết bị thiết yếu lên
tầng 2 khu Hiệu bộ;

V

V

9

Dự trữ nhu yếu phẩm như nước uống, đồ ăn, chăn, màn, bộ
V
sơ cấp cứu y tế với các loại thuốc cơ bản, bếp gas, bình gas,
củi, đuốc, đèn dầu hỏa, đèn pin và trang thiết bị để liên lạc, cứu
hộ và chằng chống nhà cửa,…

V

Các đầu việc theo Trụ cột 1 của “Trường học an toàn
phòng, chống thiên tai tại Việt Nam”: Trụ cột 1: “Cơ sở

vật chất trường học an toàn phòng, chống thiên tai”.
1

Lập kế hoạch tu bổ nâng cấp cơ sở hạ tầng trường lớp; Đã
V
lập kế hoạch chi tiết và đã tiến hành sửa chữa một số hạng
mục đang xuống cấp nghiêm trọng như công trình vệ sinh
nước sạch, tường bao quanh trường, cổng trường,...

V

2

Lập kế hoạch xây mới 2 dãy nhà 2 tầng thay thế các dãy nhà
V
cấp 4 hiện nay; Đã gửi kế hoạch chi tiết và thiết kế cho Ủy

V
8


STT

Đầu việc


(đã làm)

Không
(cần hỗ trợ)


ban nhân dân xã và Phòng GD&ĐT huyện đề nghị
duyệt kế hoạch và cấp kinh phí xây dựng.
3

Kế hoạch ứng phó chi tiết chuẩn bị nơi học tạm cho học sinh
V
khi một số phòng học của trường bị sập đổ hoặc bị ngập lụt, và
đường đến trường bị ngập lụt; Đã mượn được nhà dân và
Trung tâm học tập cộng đồng xã, và chuẩn bị đủ
thuyền và người đưa học sinh, giáo viên đến nơi
học tạm.

V

4

Kế hoạch ứng phó chi tiết khi trường bị tốc mái; Đã mua sắm V4
dự trữ trang thiết bị để chằng chống nhà cửa và
nhờ
2
bác
thợ mộc và Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh
giúp đỡ.

V

3. Báo cáo về Kế hoạch ứng phó
Biểu Mẫu 1B - Báo cáo về Kế hoạch ứng phó của Nhóm5
Người Báo Cáo: Đỗ Thị C., Nhóm trưởng6 Nhóm 3: ‘Dự trữ nhu yếu phẩm’.

Kính gửi: Đ/c Hoàng Minh Ph. Hiệu trưởng trường tiểu học Chu Văn An. (Đây
chỉ là ví dụ mẫu để các trường tham khảo)
Stt

1

Đầu việc

Mua dự trữ lương thực, thực
phẩm: 2.000kg gạo, 200kg

Người chịu Thời gian
thực
trách nhiệm
hiện

Đỗ thị C.,
Nhóm

Bắt
đầu

Hoàn
thành

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017


Bộ phận/
Đoàn thể/cá
nhân
chủ trì

Cơ quan
phối hợp

Kinh phí hoạt động
(nghìn đồng)

Từ nguồn
xã hội hóa
Hiệu trưởng

Ban đại diện
cha mẹ học

Từ ngân
sách nhà
nước

45.000
Ban đại diện

Khi đánh dấu chữ ‘V’ vào cả 2 cột Có và Không, ví dụ ở Đầu việc 4 theo Trụ cột 1 của “Trường học an
toàn phòng, chống thiên tai tại Việt Nam”: Kế hoạch ứng phó chi tiết khi trường bị tốc mái, thì có nghĩa

trường đã (tức là Có) chuẩn bị “500 mét dây thừng nilon loại to, 100 mét dây thừng nilon loại nhỏ, 50 cây tre,

10 cây gỗ bạch đàn loại đường kính khoảng 10cm, 20 cuộn băng dính để dán các cửa kính và 4 tấm ván gỗ” để
chằng, chống trường lớp, và (đánh cả dấu Không- có nghĩa là) vẫn cần thêm sự hỗ trợ của các bác thợ mộc
thuộc Ban đại diện cha mẹ học sinh/cộng đồng và Đoàn thanh niên địa phương trong việc chằng, chống trường
lớp, cây cối,...
5
Số lượng Nhóm và tên gọi của từng Nhóm là tùy thuộc vào mỗi trường, miễn sao có đầy đủ ‘Báo cáo’ chi tiết về tất
cả các đầu việc cần thiết cho ‘Kế hoạch ứng phó’ để Hiệu trưởng tổng hợp thành ‘Báo cáo về Kế hoạch ứng phó’
của trường để gửi đi;
6
Đây là ví dụ mẫu về ‘Báo cáo của Nhóm’. Mỗi Nhóm trưởng đều phải cùng các thành viên trong Nhóm chuẩn
bị Báo cáo chi tiết về các đầu việc thuộc mảng mà Nhóm mình được phân công phụ trách như ‘Chuyên môn,
tuyên truyền’, ‘Tập huấn, diễn tập’, ‘Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính’, và ‘Đối ngoại’ theo Biểu Mẫu
1B.
4


9


Stt

Đầu việc

Người
chịu
trách
nhiệm

Thời gian
thực

hiện

Bộ phận/
Đoàn
thể/cá
nhân
chủ trì

Hoàn
thành

Đỗ thị C.,
Nhóm
trưởng
Nhóm 3.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Hội chữ thập
đỏ; Đoàn
thanh niên.

Đỗ thị C.,
Nhóm

trưởng
Nhóm 3.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Đoàn thanh
niên.

Tháng

Ban chỉ đạoTrạm ý tế xã

trưởng
Nhóm 3.

3

4

Mua dự trữ 1 Bồn chứa nước
sạch 2.000 lít; 10 túi thuốc
làm lắng cặn nước, khử trùng
nước cloramine B; kiểm tra
giếng khoan, bơm tay (đã

có).
Mua dự trữ 2 bình gas loại
12kg , 2 bếp gas, 50 cây nến,
10 đèn dầu hỏa, 5 lít dầu hỏa,
10 áo phao cứu hộ.

Kinh phí hoạt động
(nghìn đồng)

Bắt
đầu

rau, 100kg thịt lợn.

2

Cơ quan
phối hợp

Đã có: chăn, màn, chiếu, 6
bộ sơ cấp cứu y tế với các Nhóm
loại thuốc cơ bản (tại phòng trưởng
y tế trường), 2 áo phao, đèn Nhóm 3.
pin, pin dự trữ (cất giữ tại
nơi an toàn, dễ tìm), củi,
đuốc. Sẽ kiểm tra lại mọi thứ
(1/2017).

Đỗ thị C., Tháng
1/2017 3/2017


sinh; Hội phụ
nữ; Hội nông
dân.

cha mẹ học
sinh; Hội
phụ nữ; Hội
nông dân
(tài trợ).
8.000
Hội chữ thập
đỏ (tài trợ).

12.000
Đoàn thanh
niên (tài
trợ).

Tổng cộng 65.000
Tổng kinh phí dự kiến65.000 nghìn đồng
(Sáu lăm triệu đồng)

Biểu Mẫu 1C - Báo cáo về Kế hoạch ứng phó của Trường
Người Báo Cáo: Hoàng Minh Ph. Hiệu trưởng trường tiểu học Chu Văn An. Kính
gửi: Đ/c Trưởng phòng GD&ĐT huyện S. S.
Đồng kính gửi: Đ/c Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã M. T.
(Đây chỉ là ví dụ mẫu để các trường tham khảo)
Stt


Đầu việc

Người chịu Thời gian
thực
trách nhiệm
hiện
Bắt
đầu

Hoàn
thành

Bộ phận/
Đoàn thể/cá
nhân
chủ trì

Cơ quan
phối hợp

Kinh phí hoạt động
(nghìn đồng)

Từ nguồn
xã hội hóa

Các đầu việc theo Trụ cột 2
và Trụ cột 3 của “Trường
học an toàn phòng, chống
thiên tai tại Việt Nam”: Trụ

cột 2: “Quản lý thiên tai tại

10

Từ ngân
sách nhà
nước


Stt

1

2

3

4

Đầu việc

Người
chịu
trách
nhiệm

trường học”; Trụ cột 3:
“Giáo dục phòng, chống,
giảm nhẹ rủi ro thiên tai


ứng phó với biến đổi khí
hậu
trong trường học”:
Chuyên môn, tuyên
truyền
Kiện toàn ‘Ban chỉ đạo’ và
Hoàng Minh
các ‘Nhóm công tác’, giao
Ph.,
nhiệm vụ cụ thể cho từng
Hiệu trưởng.
thành viên. Đã thay 1 người
trong Ban chỉ đạo và họp với
5 Nhóm công tác, quán triệt
về ‘Kế hoạch ứng phó’.
Dự giờ đột xuất về dạy-học
Hoàng Minh
tích hợp và tổ chức tập huấn
Ph.,
và các hoạt động ngoại khóa
Hiệu trưởng.
về nội dung PCTT. Đã tổ
chức dự giờ 2 tiết của 2 giáo
viên lớp 4, lớp 5 và 2 buổi
tập huấn cho giáo viên, sau
đó trao đổi rút kinh nghiệm,
với sự tham gia của đại diện
Ban đại diện cha mẹ học
sinh, Ủy ban nhân dân xã và
Đoàn thanh niên.

Tuyên truyền nâng cao nhận
Hoàng Minh
thức cho học sinh, giáo viên,
Ph.,
cán bộ, nhân viên và cộng
Hiệu trưởng.
đồng về PCTT. Đã tổ chức 1
buổi nói chuyện và chiếu
phim về PCTT.
Lên kế hoạch và tổ chức dạy
Hoàng Minh
bơi cho học sinh; Đã dạy
Ph.,
được 4 lớp, mỗi lớp 18 học
NSNN.
sinh.

Thời gian
thực
hiện

Bộ phận/
Đoàn
thể/cá
nhân
chủ trì

Cơ quan
phối hợp


Bắt
đầu

Hoàn
thành

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Ban giám
hiệu và Tổ
chuyên môn.

Ban đại diện
cha mẹ học
sinh; Ủy ban
nhân dân xã;
Đoàn thanh
niên.


Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Ban giám
hiệu và
Đoàn thanh
niên.

Đoàn thanh
niên; Hội phụ
nữ; Ủy ban
nhân dân xã.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Đoàn thanh
niên; Ban đại
Hiệu trưởng.

Kinh phí hoạt động

(nghìn đồng)

Từ nguồn
xã hội hóa

Nằm trong
khoản chi
thường
xuyên của
ngân sách
nhà nước
(NSNN) cho
tập huấn
giáo viên.

2.000
(Đoàn thanh
niên tài trợ
cho buổi nói
chuyện và
chiếu phim).
Chi thường
xuyên trong
diện cha mẹ

học sinh.

Tập huấn, diễn tập
1


2

Xây dựng phương án và tổ
chức diễn tập theo các kịch
bản của trường (như chằng,
chống trường lớp, cho học
sinh nghỉ học hoặc đưa học
sinh đến nơi học tạm,…khi
trường bị bão, ngập lụt).
Xây dựng phương án di
chuyển dụng cụ y tế, thư
viện, đồ dùng dạy-học và
một số trang thiết bị thiết yếu
lên tầng 2 khu Hiệu bộ để

Hoàng Minh
Ph.,
Hiệu trưởng.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Ban chỉ đạo

Đoàn thanh
niên; Ban đại
diện cha mẹ

học sinh; Ủy
ban nhân dân
xã.

Hoàng Minh
Ph.,
Hiệu trưởng.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Ban chỉ đạo

Đoàn thanh
niên; Ban đại
diện cha mẹ
học sinh.

Từ ngân
sách nhà
nước

11


Stt


Đầu việc

Người
chịu
trách
nhiệm

Thời gian
thực
hiện

Bộ phận/
Đoàn
thể/cá
nhân
chủ trì

Bắt
đầu

Hoàn
thành

Hoàng Minh
Ph.,
Hiệu trưởng.

Tháng
1/2017


Tháng
3/2017

Ban chỉ đạo

Hoàng Minh
Ph.,
Hiệu trưởng.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Ban chỉ đạo

Cơ quan
phối hợp

Kinh phí hoạt động
(nghìn đồng)

Từ nguồn
xã hội hóa

tránh ngập lụt.

3


4

Xây dựng phương án đưa các
em có nhà ở không an toàn
và tiếp nhận gia đình các em
và bà con trong cộng đồng
đến tránh bão tại trường.
Tổ chức diễn tập dọn rác,
cành cây, mảnh kính vỡ,
thanh kim loại, khung cửa sổ,
mái tôn, bùn đất…bao phủ
trong và xung quanh trường,
lớp sau bão, lũ lụt.

Đoàn thanh
niên; Ban đại
diện cha mẹ
học sinh; Hội
phụ nữ.
Đoàn thanh
niên; Ban đại
diện cha mẹ
học sinh; Hội
phụ nữ; Hội
cựu chiến
binh.

Dự trữ nhu yếu phẩm
45.000
Ban đại diện

cha mẹ học
sinh; Hội
phụ nữ; Hội
nông dân
(tài trợ).
8.000
Hội chữ
thập đỏ (tài
trợ).

1

Mua dự trữ lương thực, thực
phẩm: 2.000kg gạo, 200kg
rau, 100kg thịt lợn.

Hoàng Minh
Ph.,
Hiệu trưởng.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Ban đại diện
cha mẹ học

sinh; Hội phụ
nữ; Hội nông
dân.

2

Mua dự trữ 1 bồn chứa nước
Hoàng Minh
sạch 2.000 lít; 10 túi thuốc
Ph.,
làm lắng cặn nước, khử trùng Hiệu trưởng.
nước cloramine B; Cần kiểm
tra giếng khoan; Đã có bơm
tay cho giếng khoan còn tốt.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Hội chữ thập
đỏ; Đoàn
thanh niên.

3

Mua dự trữ 2 bình gas loại

12kg , 2 bếp gas, 50 cây nến,
10 đèn dầu hỏa, 5 lít dầu hỏa,
10 áo phao cứu hộ.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Đoàn thanh
niên.

4

Đã có: chăn, màn, chiếu, áo
mưa, 6 bộ sơ cấp cứu y tế với
các loại thuốc cơ bản (tại Hiệu trưởng.
phòng y tế trường), 2 áo
phao, đèn pin, pin dự trữ (cất
giữ tại nơi an toàn, dễ tìm),
và củi, đuốc. Sẽ kiểm tra lại
mọi thứ (1/2017).

Hoàng Minh
Ph.,
1/2017


Tháng

Tháng Ban chỉ đạo Trạm ý tế xã;
3/2017 Đoàn thanh
niên.

Tháng
1/2017

Hiệu trưởng

Ủy ban nhân
dân xã; Trạm
y tế xã; Mặt
trân tổ quốc;
Đoàn thanh

1

Đối ngoại
Phối hợp với chính quyền địa
phương, các tổ chức chính
trị, xã hội, các tổ chức quốc
tế và cộng đồng (nhằm tìm
kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ thực

Hoàng Minh
Ph.,
Hiệu trưởng.


Hoàng Minh
Ph.,
Hiệu trưởng.

Tháng
3/2017

12.000
Đoàn thanh
niên (tài
trợ).

12

Từ ngân
sách nhà
nước


Stt

Đầu việc

Người chịu Thời gian
thực
trách nhiệm
hiện
Bắt
đầu


Bộ phận/
Đoàn thể/cá
nhân
chủ trì

Cơ quan
phối hợp

Hoàn
thành

Kinh phí hoạt động
(nghìn đồng)

Từ nguồn
xã hội hóa

hiện ‘Kế hoạch ứng phó’ với
thiên tai của trường); Đã họp
với các bên liên quan và
lập
kế hoạch chi tiết.

Từ ngân
sách nhà
nước

niên; Hội phụ
nữ; Hội chữ
thập đỏ; Hội

cựu chiến
binh; Hội
nông dân;
Ban đại diện
cha mẹ học
sinh.

Các đầu việc theo Trụ cột 1
của “Trường học an toàn
phòng, chống thiên tai tại
Việt Nam”: Trụ cột 1: “Cơ
sở vật chất trường học an
toàn phòng, chống thiên
tai”:
Cơ sở vật chất, trang thiết
bị và tài chính
20.000
(trích quy
trường và tài
trợ của Hội
cựu chiến
binh).

1

Lập kế hoạch tu bổ nâng cấp
Hoàng Minh
cơ sở hạ tầng trường lớp; Đã
Ph.,
lập kế hoạch chi tiết và đãHiệu trưởng.

tiến hành sửa chữa một số
hạng mục đang xuống cấp
nghiêm trọng như nhà vệ
sinh, tường bao.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

2

Lập kế hoạch xây mới 2 dãy
Hoàng Minh
nhà 2 tầng thay thế các dãy
Ph.,
nhà cấp 4 hiện có; Đã gửi kế Hiệu trưởng.
hoạch chi tiết và thiết kế
cho
Ủy ban nhân dân xã và
Phòng GD&ĐT huyện đề
nghị duyệt kế hoạch và
cấp
kinh phí xây dựng.
Lập kế hoạch ứng phó chi
Hoàng Minh
tiết chuẩn bị nơi học tạm cho

Ph.,
học sinh khi một số phòng
Hiệu trưởng.
học của trường bị sập đổ
hoặc bị ngập lụt, và đường
đến trường bị ngập lụt; Đã
mượn được nhà dân và
Trung tâm học tập cộng đồng
xã, đã chuẩn bị đủ thuyền và
người đưa học sinh, giáo
viên đến nơi học tạm.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Cục cơ sở vật
chất, Bộ
GD&ĐT.

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017


Hiệu phó
phụ trách
chuyên môn.

Đoàn thanh
niên; Ban đại
diện cha mẹ
học sinh; Hội
phụ nữ; Hội
cựu chiến
binh.

Lập kế hoạch ứng phó chi
Hoàng Minh
tiết khi trường bị tốc mái; Đã Ph.,
mua sắm dự trữ trang thiết bị
để chằng chống nhà cửa và
nhờ 2 bác thợ mộc và Đoàn

Tháng
1/2017

Tháng
3/2017

Hiệu phó
phụ trách cơ
Hiệu trưởng.

Đoàn thanh

niên; Ban đại
sở vật chất. diện cha mẹ
học sinh; Hội
cựu chiến

3

4.
1

6.000.000
NSNN.


13


Stt

Đầu việc

Người
chịu
trách
nhiệm

Thời gian
thực
hiện
Bắt

đầu

Hoàn
thành

Bộ phận/
Đoàn
thể/cá
nhân
chủ trì

4.
3

4.
4

- Mua dự trữ trang thiết bị
Hoàng Minh Tháng
liên lạc: 3 bộ đàm; Đã có:
Ph.,
1/2017
loa phóng thanh, loa cầm tay Hiệu trưởng.
kèm pin mới, điện thoại,
Radio, TV, kẻng …;
- Mua dự trữ phương tiện
Hoàng Minh Tháng
cứu hộ: 1 thuyền (chở được
Ph.,
1/2017

10 người), 10m dây thừng
Hiệu trưởng.
nilon loại to; Đã mượn 1 cưa
máy, 1 cưa tay, cuốc,
xẻng,
xà beng, kìm, búa của 2
bác
thợ mộc: bác T., và bác
B.,
trong Ban đại diện cha
mẹ
học sinh.
- Mua dự trữ thiết bị chằng,
Hoàng Minh Tháng
chống nhà cửa: 500 mét dây
Ph.,
1/2017
thừng nilon loại to, 100 mét
Hiệu trưởng.
dây thừng nilon loại nhỏ, 50
cây tre, 10 cây gỗ bạch đàn
loại đường kính khoảng
10cm, 20 cuộn băng dính dán
cửa kính, 4 tấm ván gỗ;
- Kiểm tra lại thiết bị phòng
cháy, chữa cháy (1/2017).

Kinh phí hoạt động
(nghìn đồng)


Từ nguồn
xã hội hóa

thanh niên, Hội cựu
chiến
binh giúp đỡ.
4.
2

Cơ quan
phối hợp

Từ ngân
sách nhà
nước

binh.

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Đoàn thanh
niên.

2.000

Tháng
3/2017


Hiệu trưởng

Đoàn thanh
niên; Ban đại
diện cha mẹ
học sinh.

10.000

Tháng
3/2017

Hiệu trưởng

Đoàn thanh
niên; Ban đại
diện cha mẹ
học sinh; Hội
nông dân.

12.000

Tổng cộng 101.000
6.000.000
Tổng kinh phí dự kiến6.101.000 nghìn đồng
(Sáu tỉ một trăm linh
một triệu đồng).



14



×