Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 78 trang )

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN,
HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
Mã số: ĐTSV.HCH2017.10

Chủ nhiệm đề tài
Lớp
Cán bộ hướng dẫn

: Ngô Thị Hương Lan
: ĐH QLNN 14A
: ThS. Phùng Thị Thanh Loan

Hà Nội, tháng 5 năm 2017


Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN,
HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
Mã số: ĐTSV.HCH2017.10


Chủ nhiệm đề tài
: Ngô Thị Hương Lan
Thành viên tham gia : Triệu Thị Hoàng Anh
Đặng Thị Thúy Chinh
Nông Thị Huệ
Đoàn Mai Hương
Lớp
: ĐH QLNN 14A

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

2


Danh sách các thành viên tham gia thực hiện đề tài:
STT Họ và Tên

Lớp

Nhiệm vụ được giao

1

ĐH Quản lý nhà nước 14A

Chủ nhiệm đề tài, Tổng

ĐH Quản lý nhà nước 14A

hợp tài liệu

Khảo sát, thu thập và

ĐH Quản lý nhà nước 14A

phân tích tài liệu
Khảo sát, thu thập tài

ĐH Quản lý nhà nước 14A

liệu
Khảo sát, thu thập tài

ĐH Quản lý nhà nước 14A

liệu
Tổng hợp bài. Khảo sát,

2
3
5
4

Ngô Thị Hương Lan
Triệu Thị Hoàng Anh
Đặng Thị Thúy Chinh
Nông Thị Huệ
Đoàn Mai Hương

thu thập tài liệu


3


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu với đề tài “Nâng cao chất
lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang” là công trình nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong suốt thời gian qua.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin trong
đề tài nghiên cứu này.


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình khảo sát, thu thập tài liệu và xử lý thông tin để thực hiện đề tài
“Nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang” chúng tôi đã nhận nhiều sự giúp đỡ từ một số cán bộ xã và
các thầy cô, giảng viên tại trường. Nhân đây tôi xin cảm ơn đến các thầy cô. Đặc biệt
là cô Phùng Thị Thanh Loan bởi cô là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho chúng
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhưng bởi là sinh viên năm ba còn
ngồi trên ghế nhà trường trình độ nghiên cứu còn hạn hẹp với những hiểu biết còn
mang tính lý thuyết do chưa tiếp cận được nhiều với thực tế cho nên không thể tránh
khỏi những sơ xuất và thiếu sót. Vì thế chúng tôi rất mong nhận được lời đóng góp
quý báu của các thầy các cô cũng như của các bạn độc giả.
Chúng tôi tin rằng những ý kiến đóng góp quý báu của mọi người giúp chúng
tôi nhận ra những thiếu sót và hạn chế của mình. Từ đó chúng tôi có sự hiểu biết cũng
như nguồn tri thức quý giá đem lại nguồn tư liệu mới trên con đường học tập nghiên
cứu để thành công hơn nữa trong những đề tài tiếp theo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!



BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa chữ viết tắt

1

BCH

Ban chấp hành

2

CCB

Cựu chiến binh

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CQNN


Cơ quan Nhà nước

5

HĐND

Hội đồng Nhân dân

6

KT – XH

Kinh tế - xã hội

7

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

8

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

9

UBND


Ủy ban Nhân dân

UDCNTT

Ứng dụng công nghệ thông tin

10


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................5
BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.................................................................6
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................9
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cứu của đề tài.....................................................................10
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................10
2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................10
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu................................................................................................10
4. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................................11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................................11
6. Lịch sử nghiên cứu của đề tài..................................................................................................11
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................13
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................................................13
9. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................................13

Chương 1.................................................................................................................... 14
1.1.4.Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND xã.............................................................................18
1.1.4.1.Yếu tố chủ quan................................................................................................................................. 18
1.1.4.2.Yếu tố khách quan.............................................................................................................................. 19


Chương 2.................................................................................................................... 27
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN
THUẬN HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG.............................................27
2.1.1. Khái quát chung về Xã Yên Thuận......................................................................................................... 27
2.1.1.2.Đặc điểm địa hình, khí hậu:............................................................................................................... 27
2.1.1.3.Dân số, lao động và dân tộc............................................................................................................... 28
2.3.4.1.Chất lượng thực thi công việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân qua các kỳ họp..................................38
2.3.4.3.Chất lượng thực thi công việc của đại biểu biểu Hội đồng Nhân dân thông qua hoạt động giám sát.. 43

Chương 3.................................................................................................................... 53
3.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân..................................................53
3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân........................................54
3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân.................56
3.3.4. Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin...............................................................60

3.4.Một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận,
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang..............................................................................................62
3.4.1.Xây dựng và hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cho đai biểu Hội đồng nhân dân...............................62
3.4.3.Tổ chức tham quan các mô hình Hội đồng nhân dân tiêu biểu..............................................................64

KẾT LUẬN.................................................................................................................67


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................69
PHỤ LỤC...................................................................................................................70

8


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bộ máy Nhà nước ta, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước
ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân
dân địa phương, thay mặt nhân dân địa phương trong việc thực thi quyền lực Nhà nước
ở địa phương. Với tính chất đó, HĐND nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc đảm bảo quyền lực nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả
hoạt động của bộ máy Nhà nước. Vì vậy, nâng cao chất lượng của Đại biểu HĐND xã
là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản của quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy
Nhà nước cấp cơ sở.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: Nâng cao chất
lượng của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai
trò giám sát của Hội đồng nhân dân. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân
định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. Như vậy Đảng
và Nhà nước đã có tầm nhìn chiến lược để xây dựng chính quyền địa phương vững
mạnh. Trước hết muốn xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh thì phải không
ngừng nâng cao chất lượng của Đại biểu Hội đồng nhân dân mà trước hết là ở cấp cơ
sở - cấp xã.
Cơ sở lý giải cho yêu cầu này xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của đội
ngũ đại biểu HĐND cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, là cấp mà mỗi động thái của đại
biểu HĐND đều tác động trực tiếp tới người dân, đều có khả năng gây ra những hệ quả
hoặc tích cực hoặc tiêu cực tới thái độ và lòng tin của nhân dân vào chế độ chính trị.
Xét thấy chất lượng đại biểu HĐND xã trên phạm vi cả nước còn thiếu sót vì vậy nhu
cầu nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND xã lại càng trở nên cấp bách. Xã Yên
Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là một trong số đó. Vì là một xã miền núi
đang trong quá trình phát triển nên còn rất nhiều vướng mắc về hoạt động của đại biểu
Hội đồng nhân dân như chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật
định, vai trò đại diện nhân dân của từng đại biểu còn hạn chế. Và bản thân người đại
biểu trong quá trình hoạt động còn chưa thực sự gần dân, sát dân.
Do vậy, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND trên địa bàn này là một yêu cầu

cấp thiết. Trong bối cảnh đó, hiện nay tại xã Yên Thuận, huyên Hàm Yên, tỉnh Tuyên

9


Quang chưa có đề tài nào nguyên cứu về vấn đề này khiến cho nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn về chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND xã còn bị bỏ ngỏ. Vì vậy chúng
tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên
Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ”làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm
góp phần khắc phục khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu, góp thêm căn cứ để xây
dựng các luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND xã ở
nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đại biểu Hội
đồng nhân dân xã tiến tới xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về số lượng, cơ cấu, chất lượng, đạo đức, ý thức và chất
lượng thực thi công việc của đại biểu HĐND xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang
Phạm vi không gian: Xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Phạm vi thời gian: 2016 – 2017.
Đề tài chọn thời gian nghiên cứu theo nhiệm kỳ 2016 – 2021 và dựa trên Luật
Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 làm cơ sở chính để nghiên cứu. Nhưng
đến ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015
mới chính thức có hiệu lực vì vậy nhóm thực hiện chọn thời gian nghiên cứu từ năm
2016 đến nay để nghiên cứu.
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận, thực trạng và tình hình tổ chức hoạt động của đại biểu

Hội đồng nhân dân từ đó đánh giá và đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng
đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Đưa ra một số cơ sở lý thuyết về HĐND và đại biểu Hội đồng nhân dân. Xác
định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đại biểu HĐND. Đánh giá thực
trạng hiện nay của đại biểu Hội đồng nhân dân. Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng
cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên,
tỉnh Tuyên Quang.

10


4. Giả thuyết nghiên cứu
Qua quá trình khảo sát thực tế và nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu xây dựng
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng Nhân
dân cấp xã trên sự nghiên cứu và phân tích thực trạng về đại biểu Hội đồng Nhân dân
xã Yên Thuận.
Chất lượng đại biểu HĐND xã Yên Thuận hiện nay còn thấp trên cơ sở so sánh
với tiêu chuẩn chung của cả nước và ý kiến đánh giá của người dân tại địa phương.
Giả thuyết được nhóm phân tích là làm rõ trong chương 2 của đề tài.
Phát hiện những vấn đề khó khăn, vướng mắc, chồng chéo trong hoạt động của
HĐND xã và đưa ra các giải pháp cho phù hợp.
Để nâng cao chất lượng đại biểu HĐND của xã Yên Thuận, Huyện Hàm Yên,
Tỉnh Tuyên Quang cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan, nâng cao
hiệu quả quản lý và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, nâng cao các giải pháp để hoàn
thiện đội ngũ đại biểu HĐND xã, đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân
dân và phát triển, hoàn thiện năng lực của đội ngũ đại biểu HĐND. Đồng thời tiếp tục
khẳng định vị trí, vai trò của HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, làm
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Giả thuyết này được
nhóm nghiên cứu phân tích và làm rõ ở chương 3.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng của đại
biểu HĐND xã.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đại biểu HĐND xã Yên Thuận, huyện Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2011 – 2016.
- Đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng đại biểu HĐND xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
6. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây có rất nhiều cuốn sách, bài báo hay những đề tài
nghiên cứu khoa học nghiên cứu về thực trạng và đề cập một số giải pháp để nâng cao
chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. Có thể kể
đến những công trình nghiên cứu như sau:
- “ Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt
Nam” do PGS.TS Lê Minh Thông và PGS.TS Nguyễn Như Phát đồng chủ biên NXB

11


Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2002. Trong công trình này các tác giả đã đề cập
nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn chính quyền ở Việt Nam.
- “ Phương thức và kĩ năng hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong
chương trình tập huấn Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 1999-2004” do
PGS.TS Bùi Thế Vĩnh chủ biên - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Với công trình này,
tác giả nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và phương thức, kỹ năng
của đại biểu Hội đồng nhân dân được nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ.
- Luận án Tiến sĩ “Nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng Nhân dân cấp
tỉnh trong điều kiện đổi mới của Việt Nam hiện nay”, của Vũ Mạnh Thông. Trong luận
án của mình, tác giả đã khái quát sự ra đời, phát triển của Hội đồng nhân dân các cấp,
đồng thời nhấn mạnh vai trò và vị thế của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh qua hoạt động
của mình góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh.
- Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ công chức tỉnh Thái Nguyên”, do tác giả Lương Thanh Nghị thực hiện và bảo
vệ thành công năm 2004. Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu có hệ thống về cơ
sở lý luận và thực trạng trình độ, đánh giá năng lực của cán bộ chính quyền cấp xã ở
tỉnh Thái Nguyên, qua đó chỉ rõ những bất cập, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã ở các tỉnh vùng dân tộc, vùng sâu ở nước ta hiện
nay. Đồng thời nêu ra một số giải pháp thiết thực nhằm đổi mới hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã trong thời kỳ hiện nay.
- “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” do GS.TSKH Đào Chí Úc chủ biên, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004. Trong đề
tài này tác giả tập trung phân tích và kiến nghị về mô hình tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương trong đó đặc biệt chú ý đến mô hình của Hội đồng Nhân dân
cấp xã.
Các công trình khoa học nói trên cho thấy vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị cơ sở đã được các nhà khoa học đề cập ở các khía cạnh và với các
mức độ khác nhau nội dung đã phần nào làm rõ vai trò của nâng cao chất lượng đại
biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cho đến nay vẫn tồn tại một
khoảng trống trong vấn đề nghiên cứu về chất lượng của chính đội ngũ đại biểu Hội
đồng nhân dân xã. Đặc biệt, từ góc độ của khoa học pháp lý, hiện chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và xuất phát từ thực tiễn về yêu cầu và

12


giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân ở xã. Đó
cũng chính là một trong những lý do để nhóm chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao chất
lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang” nhằm cung cấp tư liệu thực tế cho hoạt động nghiên cứu về chất lượng đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nói chung, đồng thời nâng cao chất lượng đại biểu Hội
đồng nhân dân xã Yên Thuận nói riêng.
7. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp tổng hợp tài liệu.
Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu.
Phương pháp khảo sát: nhóm tiến hành khảo sát người dân trên địa bàn xã Yên
Thuận về chất lượng của đại biểu HĐND.
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn một số đại biểu Hội đồng nhân dân đã và đang
làm việc trong Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân và các
thầy cô làm việc trong khoa Nhà nước và Pháp luật của trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
8. Đóng góp của đề tài
Thông qua các nội dung nghiên cứu góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn
về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ, chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân
cấp xã.
Qua đó tổng kết, đánh giá thực trạng chất lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân
xã, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
Chương 2: Thực trạng chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận,
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên
Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

13


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân xã
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Hội đồng nhân dân là tổ chức thuộc hệ
thống chính quyền nhà nước ở các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Được
thành lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở 3 cấp hành chính: tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (gọi tắt là cấp huyện); xã, phương, thị trấn trực thuộc cấp huyện (gọi tắt là cấp xã);
theo Sắc lệnh số 63/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 22.11.1945 và được quy định
trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 của Nhà nước Việt Nam”
Theo Khoản 1, Điều 113, Hiến pháp 2013 “Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ
của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên”
Khoản 1, Điều 6, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định:
“Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu
ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan
nhà nước cấp trên.”
Theo đó: HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở xã, bao gồm các đại biểu
HĐND do cử tri ở xã bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng , quyền làm chủ của
Nhân dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân trong xã cũng như cơ quan nhà nước
cấp trên.
1.1.1.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân xã
Theo quy định tại Điều 115 Hiến pháp năm 2013, đại biểu Hội đồng nhân dân là
người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với
cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt
động của mình và Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị.
Theo Khoản 2, Điều 5, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 : Đại biểu
Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa


14


phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Như vậy, đại biểu HĐND xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân trong xã, chịu trách nhiệm trước cử tri và Hội đồng nhân dân của xã đó về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
1.1.1.3. Chất lượng và chất lượng của Đại biểu Hội đồng nhân dân
Chất lượng là một phạm trù quen thuộc nhưng phức tạp, chính vì vậy có nhiều
định nghĩa khác nhau.
Theo Giáo sư Kaoru Ishikawa – Lý luận gia về quản lý chất lượng Nhật Bản :
“Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu
người sử dụng”
Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa
ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm,
hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên
quan”
Theo từ điểnTiếng Việt, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một
người, một sự vật, sự việc.
Như vậy, chất lượng có thể hiểu là cái tạo nên phẩm chất, giá trị vượt trội, hoàn
hảo của một người, một sự vật, sự việc nhằm đáp ứng yêu cầu nào đó.
Như vậy, chất lượng đại biểu HĐND xã có thể hiểu là tập hợp những phẩm
chất, khả năng phù hợp trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm trước Nhân
dân và cơ quan nhà nước cấp trên của đại biểu HĐND xã.
1.1.2. Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã
Vị trí, vai trò của Đại biểu HĐND được quy định tại khoản 1, điều 115 Hiến
pháp 2013: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực

hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân
dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện
Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân,
động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước”.

15


Đại biểu HĐND xã cử tri tin tưởng bầu ra, là cầu nối giữa nhân dân với Nhà
nước. Đại biểu được nhân dân tin tưởng bầu làm người đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của mình. Làm đại biểu dân cử là rất vinh dự nhưng trách nhiệm trước cử tri và
nhân dân cũng rất nặng nề. Đáp lại sự tin tưởng đó, đại biểu phải hát huy tốt vai trò,
thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp xúc, báo cáo cử tri về hoạt động của mình, trả lời những
yêu cầu , kiến nghị của cử tri, cần phải xem xét, đôn đốc giải quyết các khái nại, tố cáo
của nhân dân, không những thế còn phải phổ biến pháp luật đến toàn thể nhân dân
trong xã. Đây chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định góp phần làm cho Hội đồng nhân
dân xã hoạt động có hiệu quả.
Có thể thấy, vị trí, vai trò của đại biểu HĐND là vô cùng quan trọng. Nhất là
đối với HĐND xã – cơ quan quyền lực nhà nước gần dân, sát dân nhất.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu HĐND xã
Căn cứ vào tình hình nghiên cứu của đề tài cũng như tình hình thực tế tại địa
phương, có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã
như sau:
Thứ nhất, đại biểu HĐND xã phải đáp ứng được tiêu chí về phẩm chất chính trị.
Phẩm chất chính trị của đại biểu Hội đồng Nhân dân xã là tổng hợp các đặc tính cá
nhân đại biểu về mặt chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: Nhận thức chính trị, thái độ
chính trị và hành vi chính trị. Nhận thức chính trị của người đại biểu Hội đồng Nhân
dân xã là sự hiểu biết và tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm
chính trị, nền tảng tư tưởng chính trị, mục đích, lý tưởng của Đảng. Thái độ chính trị

của đại biểu là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói, việc làm của người đại biểu xuất phát
từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của
Đảng. Hành vi chính trị của đại biểu là hành động mang tính chính trị, như tiên phong,
gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt; đi đầu trong thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận
động nhân dân; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị…
Thứ hai phải kể đến khả năng thực thi công việc của đại biểu HĐND xã. Khả
năng thực thi công việc được đánh giá qua các kỳ họp, qua các kỳ tiếp xúc cử tri, tiếp
công dân và qua hoạt động giám sát của đại biểu.
Thứ ba, đại biểu HĐND phải có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
Phẩm chất đạo đức của người đại biểu HĐND xã bao gồm các yếu tố: Ý thức đạo đức,

16


thái độ đạo đức và hành vi đạo đức. Trong đó, ý thức đạo đức của người đại biểu là
những quan niệm, sự hiểu biết về các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới. Thái độ đạo đức của đại biểu do ý thức đạo
đức quy định, biểu hiện ra bên ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán, nghiêm
túc hay không nghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè
và nhân dân… Cuối cùng, hành vi đạo đức của đại biểu là những hành động, lời nói,
việc làm liên quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đối với
bản thân, gia đình, đồng nghiệp và nhân dân. Lối sống của đại biểu HĐND xã là cung
cách sinh hoạt, làm việc, những hoạt động, cách xử sự đã mang tính ổn định, trở thành
đặc điểm riêng của cá nhân. Lối sống do nhiều yếu tố quy định như giáo dục, nghề
nghiệp, điều kiện kinh tế, sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội, phẩm chất tâm - sinh lý và sự
rèn luyện của cá nhân… Lối sống gắn liền và là một biểu hiện đậm nét của cá nhân, vì
vậy, khi nhận diện và đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ nhất thiết phải xem xét
lối sống của họ.
Thứ tư, để nâng cao chất lượng đại biểu HĐND thì phải nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của đại biểu. Đây là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh
vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học.
Nếu thiếu kiến thức chuyên môn sẽ khó khăn khi giải quyết công việc, ảnh hưởng đến
hoạt động của người đại biểu.
Thứ năm, đại biểu HĐND cần phải đáp ứng yêu cầu về trình độ văn hóa. Trình
độ văn hóa là một khái niệm động nó phản ánh khả năng nhận thức và hoạt động cải
tạo thực tiễn của con người. Trình độ văn hóa hay trình độ giáo dục phổ thông của đại
biểu. Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); lớp 12/12 (đối với
người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).
Thứ sáu, đại biểu HĐND cũng cần phải có uy tín, kinh nghiệm công tác . Người
đại biểu có uy tín, kinh nghiệm là người làm việc lâu năm, gương mẫu thực hiện tốt
các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực sự là
“cầu nối” đưa những chủ trương, chính sách đến với bà con vùng sâu, vùng xa, vùng
còn nhiều khó khăn, được nhân dân và cấp trên tin tưởng.
Thứ bảy, cơ cấu về giới tính cũng là một trong những tiêu chí nâng cao chất
lượng đại biểu HĐND xã. Giới tính chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong,
nếp sống của con người. Những đặc điểm giới tính về sinh lý, tâm lý làm cho hành vi,

17


cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống của nam có nhiều có nhiều đặc điểm khác biệt so
với nữ: khác biệt trong dáng điệu, cách đi đứng, thói quen trong sinh hoạt, “lời ăn
tiếng nói” và thể hiện rất đa dạng, phụ thuộc vào phong tục, tập quán, đạo đức xã hội.
Hội đồng nhân dân phải có người đại diện cho các tầng lớp, các nhóm xã hội, trong đó
bao gồm cả phụ nữ. Sự tham gia của các đại biểu nữ trong các cơ quan quyền lực này
là cần thiết và có một tỷ lệ thích đáng không chỉ vì họ là một tầng lớp trong xã hội mà
còn bởi phụ nữ chiếm tỷ lệ hơn 50% dân số.
Thứ tám, tiêu chí dân tộc của đại biểu cũng cần quan tâm. Nước ta có 54 dân
tộc, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa khác nhau. Chính điều này, ảnh hưởng đến

cách ứng xử của đại biểu HĐND xã trước những vấn đề.
Thứ chín, độ tuổi cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng đại
biểu HĐND. Đại biểu Hội đồng nhân dân xã có độ tuổi từ 21 – 65 tuổi đối với nam và
21 – 60 tuổi đối với nữ. Tuổi của đại biểu ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thực thi
nhiệm vụ của người đại biểu. Những đại biểu trẻ sẽ có nhiệt huyết, sáng tạo, tiếp thu
được nhiều tư tưởng mới,…Trong khi đó, những đại biểu có độ tuổi cao hơn lại có bề
dày kinh nghiệm cả trong cuộc sống lẫn công việc.
Thứ mười, đại biểu HĐND phải có một sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình. Sức khỏe của đại biểu HĐND được quan tâm ngay từ khi ứng cử vào
HĐND, đại biểu phải có chứng nhận đủ sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền
trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm ứng cử. Chứng tỏ sức khỏe
cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng thực thi công vụ của người đại biểu.
Đây là những tiêu chí trực tiếp, quan trọng hàng đầu. Các tiêu chí này đều dựa
trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta
về đánh giá cán bộ.
Có được những tiêu chí như vậy mới đảm bảo được tính đại diện của HĐND xã
và nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND xã, tránh được bệnh hình thức, thiếu hiệu
quả trong hoạt động.
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND xã
1.1.4.1.Yếu tố chủ quan
Trình độ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đại biểu. Trình độ ở đây bao gồm
trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đại biểu. Có thể nói rằng, trình
độ của đại biểu tỉ lệ thuận với chất lượng đại biểu.

18


Quyền và nghĩa vụ của Đại biểu HĐND xã là công cụ pháp lý, là đòi hỏi đối với
họ khi thực hiện hoạt động này. Nếu thiếu các quyền cần thiết, thì hoạt động thực thi
công vụ sẽ gặp khó khăn và không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ. Nếu thiếu nghĩa

vụ, thì đại biểu không có định hướng làm việc, dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền hay
không hoàn thành nhiệm vụ.
Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, công việc là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng đại biểu. Thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân
cũng như các hoạt động hàng ngày của mình, đại biểu cần biết cách thu thập và xử lý
thông tin của mọi lĩnh vực đời sống ( kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng). Làm được điều này, người đại biểu sẽ có được thêm nhiều kiến thức, kinh
nghiệm thực tế để áp dụng vào hoạt động thực thi công việc, nhiệm vụ của mình, của
HĐND.
Độ tuổi, giới tính, lối sống và sức khỏe chi phối những hành vi, tác phong của
người đại biểu.
1.1.4.2.Yếu tố khách quan
Các chính sách phúc lợi như: chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe đại biểu,
chính sách sử dụng, bổ nhiệm đại biểu, chính sách về tập huấn, đào tạo, chính sách bảo
hiểm xã hội, chính sách tiền lương,..đều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đại biểu.
Như chính sách chăm sóc sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thể trạng
và chất lượng đại biểu.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ việc thực thi công vụ cũng là một yếu tố góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng đại biểu HĐND. Cơ sở vật chất, kỹ thuật bao
gồm tất cả các trang thiết bị, công nghệ, giải pháp kỹ thuật phục vụ quá trình giám sát
tại kỳ họp. Các tài liệu được thể hiện trên các dạng vật chất truyền thống như: giấy,
đĩa, băng Video... cũng cần có hệ thống chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời. Cơ sở vật
chất, kỹ thuật không chỉ phục vụ tại kỳ họp, mà còn phải phục vụ cho việc tiếp xúc cử tri,
tiếp công dân, xử lý và tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, hoạt động giám sát của đại biểu.
1.1.5. Yêu cầu cụ thể nâng cao chất lượng đại biểu HĐND xã
Trong cùng một cơ cấu đại biểu phải chọn người có trình độ tốt nhất, có uy tín
nhất. Nâng cao chất lượng đại biểu phải nâng cao trên các phương diện:
Về chuyên môn: đại biểu phải nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chất
lượng thực thi công việc.Để đạt được điều này, bản thân người đại biểu cần phải tự rèn


19


luyện, cấp trên cần cung cấp các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt
động chuyên môn. Đại biểu cũng phải có ý kiến độc lập, có khả năng tham mưu cho
HĐND xã ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
Về phẩm chất chính trị: đại biểu Hội đồng Nhân dân phải có một trình độ lý
luận chính trị nhất định, phải nâng cao bản lĩnh để đấu tranh chống lại những biểu hiện
suy thoái về lối sống, đạo đức, thể hiện được vai trò người đại diện cao nhất của nhân
dân trong địa phương.
Về phẩm chất đạo đức, lối sống, sức khỏe: đại biểu Hội đồng Nhân dân xã phải
luôn rèn luyện, trau dồi là những người có đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng,
xứng đáng là người đại diện cho nhân dân. Phải có lối sống lành mạnh để tạo dựng
niềm tin cho nhân dân. Người đại biểu cũng cần rèn luyện sức khỏe để tăng khả năng
thực thi công vụ của mình.
1.2. Cơ sở pháp lý
Các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng những quy định về chất lượng
của HĐND xã:
Tại Điều 115, Hiến pháp năm 2013 khẳng định vinh dự, trách nhiệm, nhiệm vụ,
quyền hạn của đại biểu HĐND trước nhân dân và cử tri.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 vào ngày 01 tháng 01 năm
2016 đã cụ thể hóa điều 115, Hiến pháp năm 2013 về trách nhiệm và quyền hạn của
đại biểu HĐND xã được quy định ( Điều 93 đến Điều 103). Cụ thể như sau:
 Trách nhiệm tham dự kỳ họp HĐND xã
Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp
HĐND xã, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND xã.
Đại biểu HĐND xã không tham dự kỳ họp, phiên họp phải có lý do và phải báo
cáo trước với Chủ tịch HĐND xã. Trường hợp đại biểu HĐND xã không tham dự các
kỳ họp liên tục trong 1 năm mà không có lý do thì Thường trực HĐND xã phải báo

cáo HĐND xã để bãi nhiệm đại biểu HĐND xã đó.
 Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã
Đại biểu HĐND xã phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình,
chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến,
nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực

20


hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động
của mình và của HĐND xã nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị
của cử tri.
Sau mỗi kỳ họp HĐND xã, đại biểu HĐND xã có trách nhiệm báo cáo với cử tri
về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND xã, vận động
và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
Trách nhiệm của đại biểu HĐND xã trong việc tiếp công dân, tiếp nhận
và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu HĐND xã có trách
nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo
cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải
quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu HĐND xã về kết
quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật
quy định.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không
đúng pháp luật, đại biểu HĐND xã có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu HĐND xã yêu
cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức,
đơn vị đó giải quyết.
 Quyền chất vấn của đại biểu HĐND xã

Đại biểu HĐND xã có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã. Người bị chất vấn phải trả lời
về những vấn đề mà đại biểu HĐND xã chất vấn.
Trong thời gian HĐND xã họp, đại biểu HĐND xã gửi chất vấn đến Thường
trực HĐND xã. Người bị chất vấn phải trả lời trước HĐND xã tại kỳ họp đó. Trong
trường hợp cần điều tra, xác minh thì HĐND xã có thể quyết định cho trả lời tại kỳ
họp sau của HĐND xã hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và
Thường trực HĐND.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND xã, chất vấn của đại biểu HĐND xã
được gửi đến Thường trực HĐND xã để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định
thời hạn trả lời chất vấn.

21


 Quyền kiến nghị của đại biểu HĐND xã
Đại biểu HĐND xã có quyền kiến nghị HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm đối với
người giữ chức vụ do HĐND xã bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp gửi của
HĐND xã và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.
Kiến nghị của đại biểu HĐND xã được gửi bằng văn bản đến Thường trực
HĐND xã, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.
Thường trực HĐND xã có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại
biểu HĐND xã theo thẩm quyền và báo cáo HĐND xã trong các trường hợp quy định
hoặc trong trường hợp khác mà Thường trực HĐND xã xét thấy cần thiết. Trường
hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu HĐND xã trở lên kiến nghị HĐND xã bỏ phiếu
tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do HĐND xã bầu, kiến nghị HĐND xã họp
bất thường hoặc họp kín thì Thường trực HĐND xã báo cáo để HĐND xã xem xét,
quyết định .
Số lượng kiến nghị cần thiết là tổng số kiến nghị mà Thường trực HĐND xã
tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày

khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp HĐND xã về nội
dung có liên quan trong trường hợp đại biểu HĐND xã kiến nghị HĐND xã tổ chức
phiên họp kín.
Đại biểu HĐND xã có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng
biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà
nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Quyền của đại biểu HĐND xã khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu HĐND xã có quyền
yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời
chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật .
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu HĐND xã
quy định, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu
HĐND biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu HĐND có
quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.
 Quyền của đại biểu HĐND xã trong việc yêu cầu cung cấp thông tin

22


Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu HĐND xã có quyền
yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những
vấn đề mà đại biểu HĐND xã yêu cầu theo quy định của pháp luật.
 Quyền miễn trừ của đại biểu HĐND xã
Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu HĐND xã, khám xét nơi ở và nơi
làm việc của đại biểu HĐND xã nếu không có sự đồng ý của HĐND xã hoặc trong
thời gian HĐND xã không họp, không có sự đồng ý của Thường trực HĐND xã.
Trường hợp đại biểu HĐND xã bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm

giữ phải lập tức báo cáo để HĐND xã hoặc Thường trực HĐND xã xem xét, quyết
định.
Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu HĐND

Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu HĐND xã không còn công tác và không cư trú tại
đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Đại biểu HĐND xã có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc
vì lý do khác.
Việc chấp nhận đại biểu HĐND xã thôi làm nhiệm vụ đại biểu do HĐND xã
xem xét, quyết định.
Trường hợp đại biểu HĐND xã bị khởi tố bị can thì Thường trực HĐND xã
quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND xã
đó.
Đại biểu HĐND xã được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi
phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án
đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp
luật tuyên bố đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
Đại biểu HĐND xã bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương
nhiên mất quyền đại biểu HĐND xã kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu
lực pháp luật.

23


Đại biểu HĐND xã đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểu
thì đương nhiên thôi đảm nhiệm các chức vụ trong Thường trực HĐND xã, Ban của
HĐND xã.
 Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu HĐND
Đại biểu HĐND xã hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả
lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Hội đồng

Nhân dân xã.
Đại biểu HĐND xã hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần
ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND
xã. Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu HĐND xã hoạt động không chuyên
trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của
đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương,
phụ cấp, các chế độ khác. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm
việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu HĐND xã
làm nhiệm vụ.
Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
của đại biểu HĐND xã.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạo
điều kiện để đại biểu HĐND xã tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến
nghị của nhân dân với HĐND xã.
Đại biểu HĐND xã được cấp hoạt động phí hằng tháng và được hỗ trợ các điều
kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu.
Luật đã quy định số lượng đại biểu HĐND xã ( Điều 32) :
“ 1. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã
bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo
nguyên tắc sau đây:
a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu
mười lăm đại biểu;
b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân
được bầu hai mươi đại biểu;

24



c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân
được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được
bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
d) Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn nghìn
dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai
nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại
biểu.”
Căn cứ Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tiêu
chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
“Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công
cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu
chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,
mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác
và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội
đồng nhân dân.
Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân
tín nhiệm”
Nghị quyết số:759/2014/UBTVQH13 ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy
định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc
hội, Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.
Những văn bản quy phạm pháp luật này thể hiện là cơ sở pháp lý quy địnhvvai
trò nhiệm vụ cũng như những quyền lợi của đại biểu HĐND xã, là căn cứ để đưa ra
những tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu, góp phần giúp đại biểu HĐND làm đúng,
đủ trách nhiệm trong việc phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc.

25



×