Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ÐẠO QUẬN HÀ ÐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.15 KB, 66 trang )

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA VĂN HÓA THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN
TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ÐẠO - QUẬN HÀ ÐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài

: Vũ Thị Lan

Lớp

: 1411KHTA

Cán bộ hướng dẫn

: ThS. Ngô Thị Thu Huyền

Hà Nội, tháng 5 năm 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt
GV
Trường
CSDL
NDT


SGK
SNV
STK
TL
KTTT
THPT
KHTN
Văn học NT
KHCN
Văn hóa XH

Tên đầy đủ
Giáo viên
Trường THPT Trần Hưng Đạo –
Hà Đông – Hà Nội.
Cơ sở dữ liệu
Người dùng tin
Sách giáo khoa
Sách nghiệp vụ
Sách tham khảo
Tỷ lệ
Kiến thức thông tin
Trung học phổ thông
Khoa học tự nhiên
Văn học nghệ thuật
Khoa học công nghệ
Văn hóa xã hội


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thông tin là một nhu cầu và thuộc tính của loài người. Thông tin gắn
bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, góp phần quan
trọng trong sự tiến hoá của nhân loại.
Xã hội càng phát triển thì vai trò của thông tin càng trở nên quan trọng,
là nguồn lực của sự phát triển của mỗi quốc gia, tạo nên ưu thế về mặt kinh tế,
chính trị, văn hoá,... của một quốc gia. Người dùng tin là một bộ phận quan
trọng không thể tách rời của bất kỳ hệ thống thông tin nào. Họ vừa là đối
tượng phục vụ, vừa là khách hàng, là người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ
của các cơ quan thông tin và là người tham gia sản sinh các thông tin mới.
Người dùng tin và nhu cầu tin là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của hoạt động thông tin tư liệu. Nghiên cứu nhu cầu tin và
người dùng tin luôn là yêu cầu cấp thiết để thư viện có thể nắm bắt được đầy
đủ và chính xác đặc điểm và nhu cầu của các đối tượng người dùng tin khi
đến thư viện nhằm nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu thông tin của người
dùng tin. Muốn cho sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện có hiệu quả và chất
lượng cao thì cơ quan Trung tâm Thư viện phải nắm vững đặc điểm người
dùng tin và nhu cầu tin của họ.
Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông là một trong những trường
trọng điểm của Quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội với những đối tượng
người dùng tin đặc thù, đó là: Cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên và học
sinh. Với bề dày lịch sử truyền thống cùng sự quan tâm của ban lãnh đạo các
cấp, Trường THPT Trần Hưng Đạo xứng đáng một môi trường học tập có chất
lượng và hiệu quả cao. Đạt được thành quả đó ngoài sự nỗ lực phấn đấu
không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên, học sinh của Trường thì không thể
không kể đến hoạt động của thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu tin các đối
tượng người dùng tin . Tuy nhiên trong thực tế việc đáp ứng nhu cầu tin của
3



người dùng tin tại Trường THPT Trần Hưng Đạo vẫn còn nhiều thiếu sót nhất
định do những hạn chế về các mặt như: Cơ sở vật chất, trình độ cán bộ, kinh
phí hoạt động,...Trong khi đó, lượng bạn đọc đến với thư viện của Trường
THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội ngày càng đa dạng, phong phú về
nhu cầu tin nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí.
Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về nhu cầu tin của NDT tại
Trường THPT Trần Hưng Đạo - Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội” làm đề
tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Tình hình nghiên cứu trong nước: Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều đề
tài nghiên cứu khoa học, luận văn cao học nghiên cứu về nhu cầu tin. Các đề
tài khoa học này tập trung nghiên cứu về đặc điểm người dùng tin, nhu cầu tin
và các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu tin tại các cơ quan. Các nghiên cứu
tiêu biểu như:
“Nghiên cứu nhu cầu tin ở Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
trẻ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (2008).
“Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các
trường đại học ở Hà Nội” của tác giả Bùi Thị Ánh Tuyết (2014).
“ Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao
đẳng kỹ thuật Cao Thắng” của tác giả Trần Thị Huệ (2013),…
Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Nghiên cứu về nhu cầu tin, có nhiều
đề tài nghiên cứu về nhu cầu tin, tiêu biểu như:
“The private demand for nursing home care” (Nhu cầu tin trong viện
dưỡng lão) của tác giả Nyman J.A. (1989)
“The demand for business information in an academic library: An
analysis of the library enquiry service of the City University Business School”
(Nhu cầu thông tin kinh doanh trong một thư viện đại học: Một phân tích về các
dịch vụ điều tra thư viện của Đại học Kinh tế) của tác giả Gerry M.Smith (2006)
4



Các nghiên cứu trên chỉ rõ về đặc điểm, nhu cầu tin và các dịch vụ
cung cấp thông tin tại một cơ quan tổ chức nhất định.
Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về nhu cầu tin
tại Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – thành phố Hà Nội. Do đó, đây
là đề tài mới, không bị trùng lặp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin: Cán bộ, nhân viên, giáo viên,
và học sinh tại Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Trường THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông – thành phố Hà
Nội.
Thời gian: Năm học 2016 – 2017.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Trên cơ sở khảo sát nhu cầu tin tại Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà
Đông – thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu tin
của bạn đọc tại Thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Thành
phố Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu nhu cầu tin của NDT tại Trường THPT Trần Hưng Đạo –
Hà Đông – Hà Nội.
Nghiên cứu đặc điểm của NDT tại trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà
Đông – Hà Nội.
Giải pháp đáp ứng nhu cầu tin của NDT tại Trường THPT Trần Hưng
Đạo – Hà Đông – Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa
5



duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng
và Nhà nước về công tác thư viện.
Phương pháp cụ thể:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp thống kê số liệu.
Phân tích tổng hợp tài liệu.
Phương pháp quan sát và phỏng vấn.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài:
Về ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu làm phong phú thêm các đề tài về nhu cầu tin nói chung và
nhu cầu tin của người dùng tin tại các khối trường THPT nói riêng.
Đề tài làm sáng tỏ đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của các
nhóm người dùng tin tại Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội.
Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đáp ứng
nhu cầu tin của người dùng tin tại trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông –
Hà Nội.
Đề tài có thể sử dụng vào mục đích tham khảo, nghiên cứu, học tập.
Về ý nghĩa thực tiễn:
Các giải pháp mà đề tài đưa ra phù hợp với thực tiễn và có thể áp dụng
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại
Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội.
7. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Bố cục của
đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nhu cầu tin và hoạt động thông tin thư
viện tại Trường THPT Trần Hưng Đạo – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin của NDT tại Trường THPT Trần
Hưng Đạo – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội.

6


Chương 3: Giải pháp đáp ứng nhu cầu tin của NDT tại Trường THPT
Trần Hưng Đạo – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội.

7


Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN VÀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO –
QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1.

Khái niệm

1.1.1. Nhu cầu
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Nhu cầu là một hiện tượng
tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về
vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm
sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Theo Tâm lý học Macxit, nhu cầu gồm có: Nhu cầu vật chất, nhu cầu
tinh thần và nhu cầu xã hội.
Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại cơ thể, đây là những nhu cầu
cơ sở và sơ đẳng nhất của con người như: ăn uống, ở, mặc,…
Nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ.
Nhu cầu vật chất thường gắn liền với nhu cầu tinh thần, con người
thường thích ăn ngon hơn, mặc đep hơn, ở tốt hơn,… đó là nhu cầu thẩm mỹ.

Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu mà con người cần có kiến thức về cuộc
sống xung quanh mình như tự nhiên, kinh tế, xã hội,…
Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan hệ giữa người này và người khác:
giữa cá nhân và nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác.
Nhu cầu tin
Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu đặt biệt của con người. Nhu cầu tin là
sự đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông
tin để duy trì hoạt động sống của con người. Nhu cầu tin là đòi hỏi khách
quan của con người muốn được tiếp nhận và sử dụng thông tin phục vụ cho
các hoạt động sống của mình. [6, tr 19]
8


Mỗi cá nhân khác nhau có nhu cầu đọc và nhu cầu tin khác nhau, đó là
tâm lý và nhân cách của mỗi con người cụ thể và mỗi nhóm người dùng tin cụ
thể.
Càng được thỏa mãn thì nhu cầu tin càng phát triển. Nhu cầu tin phát
triển sẽ kích thích hoạt động của con người đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời
kích thích các nhu cầu khác phát triển. Vì vậy nhu cầu tin là một trong những
động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vai trò của nhu cầu tin:
Là cơ sở quan trọng cho việc xác định chính sách bổ sung nguồn lực
thông tin phù hợp với đối tượng phục vụ. Thật vậy, dựa vào việc đáp ứng nhu
cầu đọc, nhu cầu sử dụng thông tin của bạn đọc mà mỗi thư viện và trung tâm
thông tin sẽ xem xét đến mức độ thỏa mãn hoạt động nghiên cứu, học tập, giải
trí của người đọc, người dùng tin để từ đó xây dựng chính sách bổ sung hợp
lý.
Là cơ sở cho cơ quan thông tin thư viện tạo ra sản phẩm và dịch vụ
thông tin phức hợp. Dựa vào việc nghiên cứu kỹ nhu cầu đọc và nhu cầu tin
của bạn đọc và người dùng tin mà các cơ quan thông tin thư viện hiểu được

các loại sản phẩm và dịch vụ thư viện nào cần thiết cho các đối tượng bạn đọc
khác nhau.
Là tiêu chuẩn thước đo điều chỉnh thường xuyên các hoạt động của cơ
quan thông tin thư viện. Thông qua việc đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc,
người dùng tin thì thư viện sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi về vốn tài liệu, xử
lý nghiệp vụ tài liệu, sản phẩm dịch vụ thư viện, phương thức giới thiệu tài
liệu với bạn đọc để từ đó điều chỉnh hoạt động cho phù hợp hơn.
1.1.2. Yêu cầu tin
“Yêu cầu tin là một dạng tồn tại cụ thể của nhu cầu tin” [6].
Nói cách khác yêu cầu tin là sự cụ thể hóa của nhu cầu tin. Chẳng hạn
như bạn đọc có nhu cầu sử dụng tài liệu về lĩnh vực văn hóa Việt Nam, nhu
9


cầu này được cụ thể hóa thành các yêu cầu tin thông qua việc sử dụng phiếu
yêu cầu để được sử dụng các tài liệu cụ thể của các tác giả mà có nội dung về
lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam.
Như vậy nhu cầu tin và yêu cầu tin có mối quan hệ mật thiết với nhau,
bổ sung và hỗ trợ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dung tin.
1.1.3. Người dùng tin
Người dùng tin hay còn gọi là người đọc/bạn đọc trong các cơ quan
thông tin thư viện, là người sử dụng thông tin/tài liệu để thỏa mãn nhu cầu
của mình thông qua các loại hình và sản phẩm thông tin khác nhau. Người
dùng tin là con người cụ thể trong một xã hội cụ thể, có nhu cầu tin, sử dụng
thông tin để thỏa mãn nhu cầu tin của mình. [6, tr.16]
NDT trước hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin.
Đồng thời, người có nhu cầu tin chỉ có thể trở thành người dùng tin khi họ sử
dụng thông tin hoặc có điều kiện sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của
mình.
Vai trò của người dùng tin:

NDT là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu trong hoạt
động thông tin thư viện. Người dung tin có mối quan hệ mật thiết với các
thành tố cấu tạo nên hoạt động của một thư viện hoặc trung tâm thông tin
như: Vốn tài liệu, cơ sở vật chất trang thiết bị, cán bộ thư viện. Nếu không có
người dung tin thì sẽ không thể triển khai được các hoạt động của thư viện
hoặc trung tâm thông tin.
NDT là người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện nhằm thỏa
mãn nhu cầu thông tin của bản thân. Thông qua sử dụng các sản phẩm và dịch
vụ thư viện, người dùng tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ
quan thông tin thư viện.
1.2.

Đặc điểm NDT và vốn tài liệu tại trường THPT

1.2.1. Đặc điểm NDT tại trường THPT
10


Đối tượng NDT tại các thư viện trường THPT là giáo viên, học sinh và
các nhân viên trong trường. Mỗi đối tượng NDT đều có những đặc điểm riêng
biệt về nhu cầu, trình độ và tâm sinh ly nên đòi hỏi về sử dụng thông tin thuộc
các lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu về học tập, nghiên cứu, giải trí khác nhau.
NDT là giáo viên:
Đây là đối tượng chiếm số lượng tương đối nhiều trong tổng số người
dung tin là cán bộ nhân viên trong các trường THPT. GV tại các trường THPT
đều có trình độ đào tạo sư phạm từ bậc cao đẳng trở lên và có sự chuyên môn
hóa trong giảng dạy các môn học nhất định. Mỗi giáo viên sẽ có thế mạnh ở
một số những môn học nhất định và được phân công giảng dạy theo quy định.
Vì vậy nhu cầu tin của họ đối với các môn học được giảng dạy luôn được xác
định. Họ có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về các môn học mà mình phụ trách

thuộc các khối học. Bên cạnh đó, họ cũng có nhu cầu tìm hiểu các loại tài liệu
hướng dẫn giảng dạy, lý luận sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng
dạy truyền đạt kiến thức cho học sinh.
NDT là cán bộ nhân viên thuộc các phòng ban trong Trường:
Đây là những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc các
phòng ban như: Phòng tài chính, văn phòng, phòng y tế, phòng thư viện,…Do
đặc thù về nghề nghiệp nên họ thường có nhu cầu sử dụng thông tin về lĩnh
vực do bản thân đảm nhiệm như: Tài chính kế toán, chính trị xã hội, giáo dục,
y tế,….Khi có thời gian rỗi, họ có thể sử dụng các tài liệu giải trí như: Văn
học nghệ thuật, lịch sử,…
NDT là học sinh:
Đây là số người dùng tin chiếm số lượng đông đảo nhất trong tổng số
bạn đọc tại các trường THPT. Đặc thù bạn đọc này là phần lớn thời gian phục
vụ mục đích học tập. Do đó họ thường có nhu cầu đọc các tài liệu liên quan
đến các môn học tại trường như: Sách giáo khoa, sách tham khảo,… Bên cạnh
đó học sinh thường có nhu cầu sử dụng tài liệu giải trí khi nghỉ giữa giờ thuộc
11


các lĩnh vực như: Văn học, thể dục thể thao,...
1.2.2. Đặc điểm về vốn tài liệu tại trường THPT
Loại hình tài liệu
Sách giáo khoa: Đây là loại hình tài liệu truyền thống chủ yếu được sử
dụng trong khối trường học nói chung và trường trung học phổ thông nói
riêng. Loại hình này chiếm số lượng chủ yếu trong các thư viện trường học.
Sách giáo khoa thực chất là sách chuẩn được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm
duyệt về nội dung và hình thức chặt chẽ trước khi cho phép phát hành sử dụng
rộng rãi trong các bậc học thuộc khối phổ thông. Sách giáo khoa là sách học
tập chủ yếu, bắt buộc phải có và được sử dụng của học sinh, giáo viên có nội
dung về một môn học nhất định trong chương trình giáo dục đào tạo theo quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó các thư viện trường học rất quan tâm
và luôn cập nhật bổ sung sách giáo khoa các môn học thuộc các khối lớp học
vào đầu năm học mới.
Sách hướng dẫn nghiệp vụ: Đối tượng người sử dụng loại sách này chủ
yếu là giáo viên phụ trách giảng dạy các môn học tại trường học. Loại sách
này bắt buộc phải có và là một trong số các tiêu chuẩn của một thư viện
trường học nói chung và thư viện trường phổ thông nói riêng. Sách có nội
dung hướng dẫn phương pháp, kỹ năng giảng dạy hiệu quả các môn học khác
nhau để giáo viên có thể áp dụng vào thực tế công việc của mình.
Sách tham khảo: Đây là loại sách có nội dung phong phú về nhiều lĩnh
vực khác nhau để người dùng tin có thể sử dụng vào mục đích tham khảo,
nghiên cứu. Trong khối thư viện trường học loại sách này chủ yếu về các vấn
đề như: Sách kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
sách tra cứu, sách lý luận giáo dục, sách chính trị xã hội,…
Báo, tạp chí: Thông thường các thư viện trường học nói chung và thư
viện trường phổ thông thường có một khối lượng nhỏ loại hình tài liệu này.
Tạp chí có nội dung về lĩnh vực giáo dục đào tạo và giải trí như: Tạp chí giáo
12


dục, tạp chí văn học nghệ thuật, tri thức trẻ, hoa học trò,…Loại hình báo được
đề cập ở đây chủ yếu là báo ngày hoặc báo tuần chiếm số lượng nhỏ.
CSDL: Đây là loại hình tài liệu điện tử và không phải bất kỳ thư viện
nào cũng có loại tài liệu này.
Ngôn ngữ của vốn tài liệu
Ngôn ngữ tài liệu được sử dụng trong trường THPT chủ yếu là tài liệu
tiếng Việt do đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, giáo viên, nhân viên
người Việt Nam, chương trình học tập và khả năng sử dụng ngoại văn của
những đối tượng này còn nhiều hạn chế nhất định. Tuy nhiên đối với một số
thư viện của trường học quốc tế, số lượng sách ngoại văn sẽ chiếm số lượng

lớn do đối tượng người sử dụng chủ yếu là học sinh, giáo viên nước ngoài và
kinh phí dành cho bổ sung tương đối lớn được cung cấp thường xuyên.
Bên cạnh đó một số thư viện các trường THPT cũng có một số tài liệu
ngoại văn sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp,...tuy số
lượng không nhiều và kinh phí bổ sung còn hạn chế.
1.3.

Giới thiệu về trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội
và Thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội

1.3.1. Khái quát về trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội
Mang tên vị tướng lừng danh, vị anh hùng dân tộc, trường THPT Trần
Hưng Đạo - Hà Đông trực thuộc thành phố Hà Nội đã có 31 năm phát triển
vững mạnh đáng tự hào.
Kể từ ngày thành lập (tháng 8 năm 1985) theo quyết định 553 của
UBND tỉnh Hà Sơn Bình (nay thuộc Hà Nội), đến nay trường THPT Trần
Hưng Đạo đã có 31 năm xây dựng và trưởng thành. Đó là 31 năm phấn đấu
không ngừng nghỉ của tất cả các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như
các thế hệ học sinh, đặc biệt là các thế hệ lãnh đạo để hôm nay trường THPT
Trần Hưng Đạo có thể sánh vai với các trường bạn.
Tiền thân của Trường là Trường PTTH Kỹ thuật Bắc Thanh Oai.
13


Trường vừa thành lập nên cơ sở vật chất vô vàn thiếu thốn. Thầy, trò phải học
nhờ mặt bằng của Hợp tác xã sơn mài Huyền Kỳ thuộc xã Phú Lãm, huyện
Thanh Oai. Nơi học cũng chỉ có 6 phòng học, một phòng làm việc và tất cả
đều chỉ là nhà cấp 4 sơ sài. Việc tuyển sinh cũng đầy khó khăn do sáu xã
tuyển sinh gồm : Bích Hòa, Đồng Mai, Cự Khê, Phú Lương, Phú Lãm, Biên
Giang của huyện Thanh Oai và Yên Nghĩa (huyện Hoài Đức), đây đều là

những xã nghèo thuần nông nên việc chăm lo, quan tâm đến việc học hành
của con em rất hạn chế.
Tuy khó khăn vẫn chồng chất, thầy trò vẫn nỗ lực cố gắng không
ngừng. Ngày 07 tháng 01 năm 1987, UBND tỉnh Hà Sơn Bình ký quyết định
giao đất cho trường. Tổng diện tích là 11.280 m2 thuộc thôn Quang Lãm, xã
Phú Lãm, huyện Thanh Oai. Cũng năm này, trường được UBND huyện Thanh
Oai và sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tây đổi tên trường PTTH Kỹ thuật Bắc
Thanh Oai thành Trường THPT Trần Hưng Đạo. Từ đây, trường vinh dự
mang tên vị anh hùng dân tộc. Cũng từ đây, nhà trường càng quyết tâm phấn
đấu đi lân để xứng đáng với vị anh hùng dân tộc.
Với hơn 31 năm xây dựng và trưởng thành của Trường là một chặng
đường phấn đấu đi lên đầy khó khăn song cũng đầy vinh quang. Với sự cố
gắng vươn lên không ngừng của cả thầy và trò, Trường đã dần khẳng định
mình lấy lại niềm tin trong nhân dân. Từ một trường tốp sau trong khu vực,
trường đã vươn lên thành điểm sang trong công tác nâng cao chất lượng giáo
dục, khẳng định được thương hiệu, uy tín của trường trong khu vực Hà Đông
cũng như trong sự nghiệp giáo dục của Thủ đô và cả nước. Nhà trường giờ
đây có thể tự tin đua tài với các trường trong thành phố. Đó là niềm kiêu hãnh
tự hào của tất cả các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong suốt
31 năm qua.

14


(Nguồn ảnh: c3tranhungdao.com)
1.3.2. Giới thiệu về thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà
Nội
Chức năng, nhiệm vụ:
Thư viện Trường lúc mới được thành lập cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của Ban lãnh đạo, các giáo viên, nhân viên

học sinh trong nhà trường, thư viện đã được xây dựng và phát triển. Năm
2014, thư viện được Nhà trường bố trí và di chuyển lên tòa nhà 6 tầng khang
trang mới xây dựng, với diện tích 90 m2. Trang thiết bị cũng được nhà
trường đầu tư đầy đủ và hiện đại. Thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo –
Hà Đông – Hà Nội đã đạt chuẩn vào năm học 2013 – 2014.
Chức năng:
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về khoa học thư viện xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng

15


thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và nếp
sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường.
Ngoài chức năng, thư viện cũng có một số nhiệm vụ chính như sau:
Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa,
sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra
cứu và các sách báo cần thiết khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh
những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào
tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến
thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện.
Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư
viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học;
tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ
thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất
là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo.

Tổ chức và quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý
chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát; thường xuyên
thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài
liệu, tư liệu mới. Sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo
đúng mục đích, có kế hoạch chủ động đón đầu, tiếp thu sự phát triển của
mạng lưới thông tin – thư viện điện tử, từng bước đưa các thiết bị hiện đại
phục vụ công tác quản lý thư viện phục vụ bạn đọc.
Đội ngũ cán bộ:
Thư viện có 01 nhân viên, tốt nghiệp loại: Khá, chuyên ngành Thông
tin – Thư viện, Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội.

16


Vốn tài liệu:
Đây là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành nên hoạt động thư viện.
Vốn tài liệu của thư viện Trường được thể hiện trong bảng số liệu sau đây:
1. Sách Giáo khoa (SGK).

2.

3.

4.
5.

- Tổng số: 2802 bản ; mua mới: 48 bản
- Tỷ lệ (TL) học sinh có đủ SGK:100%
- TL SGK cấp cho GV: 100 %
Sách nghiệp vụ (SNV):

- Tổng số: 983bản; mua mới: 9 bản
- TL GV có đủ SNV: 100 %
Sách tham khảo (STK):
- Tổng số: 4878 bản ; mua mới:88 bản
- TL STK mới mua trong năm học: 88%
- TL STK: 4 bản/ học sinh
Băng đĩa giáo khoa: 20 chiếc
Báo, tạp chí: 06 loại.
Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất ở đây là trụ sở, trang thiết bị tạo nên môi trường học tập
nghiên cứu cho các đối tượng NDT tại Trường. Cơ sở vật chất của thư viện
Trường được thể hiện trong bảng số liệu sau đây:
1- Tổng diện tích thư viện: 90 m2
2- Diện tích phòng đọc giáo viên:20 m2; Phòng đọc học sinh: 40 m2
3- Diện tích kho sách: 30 m2.
4- Số chỗ ngồi cho giáo viên: 20 ; Số chỗ ngồi cho học sinh:20
5- Số tủ trưng bày, giới thiệu sách, mục lục:02 chiếc
6- Giá sách, báo: 10 chiếc; Bảng:01 chiếc
7- Số máy tính: 06 bộ ; Máy in: 01 chiếc
Chương 2.
THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NDT
TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – QUẬN HÀ ĐÔNG –

17


THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Các nhóm NDT và nhu cầu tin của NDT tại Trường THPT
Trần Hưng Đạo - Hà Đông – Hà Nội
2.1.1. Các nhóm NDT tại Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông –

Hà Nội
Nhóm người dùng tin là học sinh:
Đây là nhóm người dùng tin có số lượng đông đảo nhất trong tổng số
người dùng tin tại trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội. Trong
trường có 1232 học sinh, chiếm 92% tổng số NDT.
Số NDT này có độ tuổi rất trẻ từ 15 đến 20 tuổi, chủ yếu là thanh thiếu
niên đang độ tuổi trưởng thành. Họ rất ham học hỏi và khám phá những điều
mới lạ.
Học sinh được tổ chức thành các khối lớp: khối 10, khối 11, khối 12.
Mỗi khối lại gồm nhiều lớp học.
Nhóm người dùng tin là giáo viên và cán bộ nhân viên:
Giáo viên là những người làm công tác dạy học truyền đạt kiến thức
cho học sinh. Nhóm NDT chiếm tỷ lệ tương đối đông, có 79 giáo viên trong
trường, chiếm tỷ lệ 5,9% tổng số người dùng tin. Họ có trình độ học vấn
chuyên ngành để phụ trách dạy các môn học chuyên biệt thuộc các khối lớp
khác nhau.
Cán bộ và nhân viên là nhóm NDT chiếm tỷ lệ không lớn, có 29 cán bộ
nhân viên, chiếm 2,1% trong tổng số NDT. Họ là những người làm công tác
quản lý, những người làm việc trong các phòng ban chức năng như: Phòng
Tài chính, phòng y tế,….
Nhóm người dùng tin này có độ tuổi chủ yếu từ 21 đến 40 tuổi. Đây là
độ tuổi trưởng thành với kỹ năng chuyên môn ngày càng được vững chắc hơn
theo thời gian. Một số lượng nhỏ người dùng tin trong nhóm này có độ tuổi
trên 40 tuổi. Đây là những người làm công tác quản lý, nhân viên giáo viên có
18


thâm niên công tác dài với nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn tốt.
2.1.2. Đặc điểm chung về nhu cầu tin của NDT tại Trường THPT Trần
Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội

Tần suất lên thư viện:
NDT tại trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội thường
dành từ 2-3 lần/tuần để lên thư viện sử dụng tài liệu và nghiên cứu (chiếm
tổng số 32,7% tổng số NDT).
Bảng thống kê tần suất lên thư viện của NDT
Tần suất
Hàng ngày
2-3 lần/tuần
1-2 lần/tháng
Ít hơn

Số câu trả lời
23
49
41
37

19

Tỷ lệ %
15.3
32.7
27.3
24.7


Mục đích lên thư viện:
NDT tại Trường THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông – Hà Nội lên thư
viện Trường có nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thời gian
và công việc thực tế. Trong đó mục đích học tập chiếm tỷ lệ cao nhất với 88%

trong tổng số NDT.
Bảng thống kê mục đích lên thư viện của NDT
Mục đích
Học tập
Nghiên cứu
Giải trí

Số câu trả lời
132
33
77

Tỷ lệ %
88
22
51.3

Địa điểm lên sử dụng thông tin:
Các đối tượng NDT của Trường thường tìm thông tin ở nhiều địa điểm
cung cấp thông tin khác nhau, trong đó chủ yếu họ tìm thông tin trên mạng xã
hội (chiếm tỷ lệ hơn 45% trong tổng số NDT) và tìm tin trên thư viện của
Trường (chiếm tỷ lệ hơn 28% trong tổng số NDT).

20


Bảng thống kê địa điểm tìm kiếm thông tin của NDT
Địa điểm
Số lượng câu trả lời
Tỷ lệ %


Thư viện
Trường
42
28

Các phòng ban
chức năng
31
20.7

Internet
68
45.3

Khác
9
6

Nội dung tài liệu:
Các nhóm NDT của Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà
Nội có nhu cầu thông tin về nội dung, loại hình tài liệu tương đối phong phú
và đa dạng do mỗi đối tượng NDT có đặc điểm và nhu cầu khác biệt do tính
chất công việc mang lại. Trong đó nhu cầu sử dụng thông tin về lĩnh vực khoa
học công nghệ và khoa học tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất do tác động của
khoa học công nghệ đến đời sống và định hướng nghề nghiệp của học sinh
sau khi tốt nghiệp phổ thông.

21



Bảng thống kê nhu cầu thông tin theo nội dung của NDT
Lĩnh vực
Khoa học tự nhiên
Văn hóa xã hội
Y tế giáo dục
Văn học nghệ thuật
Khoa học công nghệ
Chính trị xã hội

Số lượng câu trả lời
120
98
88
95
104
92

Tỷ lệ %
80
65.3
59
63.3
69.3
61.3

Loại hình tài liệu:
Đặc trưng của thư viện trường học nói chung có nhưng loại hình tài liệu
chủ yếu sau đây: Sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo,
báo, tạp chí. Thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo có đầy đủ các loại tài liệu

này tuy số lượng không nhiều. Trong đó nhu cầu về sách giáo khoa và sách
tham khảo là chủ yếu bởi tính chất công việc của các đối tượng NDT liên
quan đến hoạt động giáo dục đào tạo.
Bảng thống kê nhu cầu tin về loại hình tài liệu thư viện của NDT
Loại hình
Sách giáo khoa
Sách tham khảo
Sách nghiệp vụ GV
Báo tạp chí
CSDL

Số lượng câu trả lời
130
120
42
96
0

Tỷ lệ %
81.3
75
28
64
0

Ngôn ngữ tài liệu:
NDT tại trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội có nhu cầu
sử dụng tài liệu chủ yếu viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt (chiếm tỷ lệ 100%
trong tổng số NDT) và có một số lượng tương đối NDT có khả năng sử dụng
tài liệu bằng tiếng Anh (chiếm tỷ lệ 66% tổng số NDT).

Bảng thống kê nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tài liệu của NDT
Ngôn ngữ

Tỷ lệ %
22


Tiếng Anh
Tiếng Việt
Tiếng Pháp
Ngôn ngữ khác

100
66
0
0

Nguồn thu thập thông tin:
NDT tại Trường Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội tìm thông tin từ
nhiều nguồn/kênh thông tin khác nhau, trong đó chủ yếu từ công cụ tra cứu
trên thư viện Trường (chiếm tỷ lệ trên 55% trong tổng số NDT) và trên
internet (chiếm tỷ lệ 28% trong tổng số NDT).
Bảng thống kê tình hình sử dụng các nguồn thu thập thông tin của NDT
Phương thức thu thập

Số lượng câu trả lời

Tỷ lệ %

Công cụ tra cứu thư viện


83

55.3

Internet

42

28

Trao đổi bạn bè

20

13.6

CSDL trực tuyến

0

0

Sản phẩm và dịch vụ thư viện:
Các đối tượng NDT thường sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đa dạng
phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tin của mình. Loại hình sản phẩm thư viện
mà NDT sử dụng thường xuyên là danh mục tài liệu và mục lục chữ cái của
tài liệu (chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số nhu cầu NDT).
Bảng thống kê tình hình sử dụng các sản phẩm thư viện của NDT
Sản phẩm thư viện


Số lượng câu trả lời

Tỷ lệ %

Mục lục

85

56.7

Danh mục tài liệu

100

66.7

Thư mục

88

58.7

23


CSDL

0


0

Các dịch vụ thư viện mà NDT thường hay sử dụng là đọc tại chỗ, mượn
về nhà và tra cứu trên internet, trong đó tra cứu trên internet chiếm tỷ lệ cao
nhất là 79.3% trong tổng số nhu cầu của NDT.
Bảng thống kê mức độ sử dụng các dịch vụ thư viện của NDT
Dịch vụ thư viện

Số lượng phiếu

Tỷ lệ %

Đọc tại chỗ

109

72.7

Mượn về nhà

99

66

Tra cứu trên internet

119

79.3


Tra cứu trên CSDL thư viện

0

0

Photocopy

82

52.7

2.2. Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT tại
Trường THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông – Hà Nội
2.2.1. Vốn tài liệu
Lĩnh vực nội dung của tài liệu:
NDT là học sinh:
Nhóm người dùng tin này có nhu cầu đọc các tài liệu thuộc nhiều lĩnh
vực như: Văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, chính trị xã hội,…Nhu cầu
tin của họ rất đa dạng và phong phú. Theo kết quả điều tra, trong số đó nhu
cầu đọc tài liệu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ
chiếm tỷ lệ cao nhất (Linh vực khoa học tự nhiên chiếm tỷ lệ 80.5% tổng số
NDT học sinh; Lĩnh vực khoa học công nghệ chiếm hơn 81% trong tổng số
người dùng tin học sinh).

24


Bảng thống kê nhu cầu thông tin về nội dung của học sinh
Số câu trả lời


Tỷ lệ %

Khoa học tự nhiên

70

80.5

Văn hóa xã hội

50

57.5

Y tế giáo dục

28

32.2

Văn học nghệ thuật

40

46

Khoa học công nghệ

71


81.6

NDT là giáo viên:
Đối tượng NDT này có nhu cầu đọc tài liệu đa dạng và phong phú.
Trong đó nhu cầu đọc tài liệu về mảng y tế giáo dục và văn học nghệ thuật
chiếm tỷ lệ cao nhất (Mảng y tế, giáo dục chiếm tỷ lệ 100% và mảng văn học
nghệ thuật chiếm tỷ lệ trên 94% trong tổng số NDT giáo viên).

25


×