Đề cương chi tiết
Đề tài:
“Nghiệp vụ cho vay tín chấp – Không tài sản đảm
bảo .Thực trạng và giải pháp tại chi nhánh ngân hàng
thương mại cổ phần ngoài quốc doanh( VPBank) 97
Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà
Nội”.
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Tú
Sinh viên: Nguyễn Thị Lam
Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46 C
Khoa: Ngân hàng – Tài chính.
Lời mở đầu
Trong xã hội hiện nay Ngân hàng đang là một tổ chức tín dụng
hoạt động mạnh và rất có ưu thế trong giới kinh tế. Có rất nhiều mối quan
tâm của thượng khách cũng như doanh nghiệp lớn trong xã hội. Đến với
Ngân hàng có thể giúp cho khách hàng nhiều tiện ích. Khách hàng sử
dụng dịch vụ của Ngân hàng có thể vì những mục đích khác nhau, nhưng
Ngân hàng luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm
dịch vụ tốt nhất. Đáp ứng được nhu cầu tối đa cho khách hàng của mình.
Để có được như thế Ngân hàng phải có được quy mô tương đối lớn và sự
hoạt động phải mạnh mẽ trên toàn hệ thống. Nói đến các hoạt động của
Ngân hàng chúng ta luôn biết rằng, các nghiệp vụ tín dụng chiếm tỷ lệ rất
lớn và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Tín
dụng là nguồn tạo ra thu nhập chính, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển
của Ngân hàng. Một hoạt động như vậy luôn được quan tâm. Họ có
những quy định và có những chiến lược hành động riêng để đảm bảo đem
lại lợi ích lớn nhất cho tổ chức tín dụng của mình. Là một sinh viên của
khoa Ngân hàng - tài chính nên tôi rất quan tâm đến những lĩnh vực như
vậy. Nhưng với một sự đam mê tìm hiểu về lĩnh vực tín dụng của Ngân
hàng. Nhất là Nghiệp vụ cho vay tín chấp - không tài sản đảm bảo là một
chủ đề mà tôi đang rất muốn tìm hiểu. Bởi chính bản chất của nó, rủi ro
song lại được chú trọng và phát triển. Để giải quyết được những thắc mắc
cũng như muốn đi sâu tìm hiểu về hoạt động của Ngân hàng nên tôi đã
thực tập tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc
doanh( VPBank ), 97 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà
Nội. Trong quá trình thực tập tôi được hướng dẫn của cô Trần Thị Thanh
Tú cùng với sự giúp đỡ của các anh chị ở bộ phận tín dụng tại
VPBank.Tiếp xúc trực tiếp quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ tại một
tổ chức tín dụng đang hoạt động trên thị trường, kết hợp với những kiến
thức được học trên sách vở. Sẽ giúp tôi có được kiến thức tổng quát là
hành trang cho những công việc trên bước đường sau khi tốt nghiệp của
mình. Tuy nhiền do bị giời hạn bởi thời gian, trình độ và tài liệu nên bài
viết của tôi còn có nhiều sơ xuất. Mong thầy cô, anh chị, và các bạn đóng
góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thanh Tú đã giúp em hoàn
thành được chuyên đề này.
Sinh viên:
Nguyễn Thị Lam
Chương I.
Giới thiệu và phương pháp nghiên cứu
1.1.Giới thiệu chung.
1.1.1. Khái niệm.
1.1.1.1.Ngân hàng.
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục
các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc là tín dụng, tiết kiệm,
dịch vụ thanh toán và thực hiện chức năng tài chính nhất so với
bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.1.2. Tín dụng.
Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho khách
hàng. Là quan hệ vay mượn dựa trên sự tin tưởng và hoàn trả.
1.1.2. Các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Phân loại tín dụng Ngân hàng.
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng Ngân hàng
thương mại. Sau đây là một vài cách phân loại chủ yếu:
1.1.2.1.1.Phân loại theo hình thức
1.1.2.1.1.1. Chiết khấu.
Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền
cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi
phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa
đến hạn
1.1.2.1.1.2. Cho vay.
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với
cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời
gian xác định.
1.1.2.1.1.3. Bảo lãnh.
Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ
tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền
ra song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để
thu lợi.
1.1.2.1.1.4. Cho thuê.
Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho
khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định. Sau thời gian
nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
1.1.2.1.2. Phân loại theo tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có
được nguồn thu nợ thứ 2 bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn
thu nợ thứ nhất không có hoặc không đủ. Tín dụng có thể được
chia thành:
1.1.2.1.2.1. Cho vay có tài sản đảm bảo.
Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về
việc dùng tài sản mà mình đang sở dụng, hoặc khả năng trả nợ
của người thứ 3 để trả nợ cho ngân hàng.
1.1.2.1.2.2. Cho vay không tài sản đảm bảo.
Loại tín dụng này được cấp cho các khách hàng có uy tín,
thương là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài
chính vững mạnh, ít sảy ra tình trạn nợ nần dây dưa, hoặc món
vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.
1.1.2.1.3. Phân loại tín dụng theo rủi ro.
Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu
các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro.
1.1.2.1.4. Phân loại theo thời gian.
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân
hàng vì thời gian liên quan mật thiết dến tính an toàn và snh lợi
của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.Theo
thời gian tín dụng được chia thành;
*Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống;
*Tín dụng trung hạn: Từ 1 năm đến 5 năm;
*Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm.