Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

LÝ LUẬN NHẬN THỨC của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NHẬN THỨC và HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.49 KB, 29 trang )

1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời của lý luận nhận thức duy vật biện chứng đã tạo nên một
bước ngoặt lớn trong sự phát triển triết học Mác. C.Mác, Ph.Ăngghen đã kế
thừa những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và thực tiễn xã hội để xây dựng
nên lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định vai trò
của nhận thức con người trong cải tạo thế giới. Nhận thức là một quá trình
phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức
về hiện thực khách quan. Thế giới vật chất tồn tại khách quan ở ngoài và độc
lập đối với ý thức của con người, tác động vào các giác quan sinh ra cảm giác,
hình thành ý thức. Con người (cá nhân, nhóm người, giai cấp, dân tộc hoặc cả
nhân loại) là chủ thể tích cực, sáng tạo của nhận thức. Khi nhận thức, các yếu
tố của chủ thể như lợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm chất đạo đức ….
của con người đều tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độ khác
nhau và ảnh hưởng đến kết quả nhận thức. Còn khách thể nhận thức là một bộ
phận nào đó của hiện thực mà nhận thức hướng tới nắm bắt, phản ánh, nó
nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức. Do vậy, khách thể nhận
thức không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực khách quan, phạm vi của khách
thể được mở rộng đến đâu là tùy theo sự phát triển của nhận thức, của khoa
học, trước hết là của thực tiễn. Vai trò của nhận thức luận không chỉ thể hiện
đối với mỗi cá nhân mà còn với tập thể, với cả cộng đồng xã hội. Nhận thức
với trình độ cao là nhận thức lý luận sẽ đem lại các tri thức lý luận hay hệ
thống lý luận và có tác động to lớn, tối quan trọng đối với hoạt động thực tiễn
của con người. Do tính phổ biến, lý luận có thể dẫn đường cho hoạt động thực
tiễn của cả giai cấp xã hội; nhưng khi lạc hậu, do tính phổ biến, lý luận có sự
kìm hãm lớn trên diện rộng, cả xã hội có thể mất phương hướng. Cùng với
phép biện chứng, lôgíc học, nhận thức luận mácxít có vai trò đặc biệt quan



2

trọng đối với việc xây dựng, khái quát và giải thích đúng đắn 2 những thành
tựu mới của khoa học. Ngày nay khi khoa học tự nhiên đang ra sức tìm kiếm
một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới thì việc chú ý đến những vấn
đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Đó là khả năng tổng hợp ở trình
độ cao, khả năng nắm bắt và vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo các
nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng với tư cách phương pháp
luận và nguyên tắc chung mà tư duy phải tuân theo trong nhận thức và giải
quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Trong thời đại phát triển mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, vai trò của nhận
thức luận đã tăng lên hơn bao giờ hết. Việc hiểu đúng và nắm vững lý luận
nhận thức mácxít là một điều kiện cần thiết để xem xét bản chất của đối
tượng, đạt được những hiểu biết khái niệm, lý luận khoa học về đối tượng,
góp phần giải quyết được những vấn đề của thực tiễn. Thiết nghĩ việc quay
trở về với lịch sử phát triển tư tưởng của các nhà kinh điển về nhận thức là
một điều cần thiết đối với những ai đã và đang tham gia vào hoạt động lý
luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Vạch ra nội dung lý luận nhận thức của chủ
nghĩa duy vật biện chứng về mặt lịch sử.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển lý luận nhận thức
của C. Mác và Ph. Ăngghen.
Hai là, tìm hiểu quá trình V.I.Lênin phát triển lý luận nhận thức của chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là nhận thức luận do C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin sáng lập và phát triển.



3

5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: sự hình thành và phát triển lý luận
nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cơ bản là kết hợp giữa phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgíc cùng với các phương pháp nghiên cứu khác dựa trên sự
kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN NHẬN THỨC
CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN
1. Tiền đề lịch sử của sự hình thành lý luận nhận thức của Mác và
Ăngghen
Với sự ra đời và phát triển của đại công nghiệp, vào những năm 40 của
thế kỷ XIX ở Tây Âu, chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn phát triển mới,
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng lớn lên nhanh chóng, mạnh mẽ
trong lòng xã hội phong kiến. Đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã chứng
minh một cách hùng hồn mối liên hệ chặt chẽ giữa tự nhiên, xã hội và con
người. Do đó việc đòi hỏi nhận thức của con người phải tuân theo quy luật và
vận động trong sự thống nhất với những quy luật của tự nhiên và xã hội đã trở
thành tất yếu. Trong khoảng thời gian này, một xu hướng chính trị mới xuất
hiện cùng với sự hình thành hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa là cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản đầu thế kỷ XIX. Họ nhận thấy cần phải thoát
khỏi sự trói buộc của ý thức hệ tư sản cũ để hình thành nên một hệ tư tưởng
của riêng mình, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội và đòi hỏi cần thiết phải



4

có một lý luận tiên tiến khoa học để dẫn đường cho cuộc đấu tranh của họ.
Những yêu cầu của thực tiễn xã hội đó, cùng với những thay đổi về kinh tế đã
tạo tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác và sự phát triển khoa học tự nhiên
vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Song, để triết học Mác ra đời với tư
cách là một hệ thống lý luận khoa học thì nhất thiết phải nói đến vai trò của
triết học trước Mác bao gồm cả hệ thống duy vật và duy tâm. Chính vì vậy,
bên cạnh tiền đề về khoa học tự nhiên, khi đề cập đến nguồn gốc cho sự hình
13 thành và phát triển lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác không thể bỏ
qua một yếu tố rất cơ bản và quan trọng đó là tiền đề triết học trước Mác.
1.1. Tiền đề triết học
Tiền đề triết học đầu tiên phải kể đến là triết học cổ điển Đức với hai
nhà triết học tiêu biểu là Immanuel Kant và Georg Wilhelm Friedrich Hegel.
Đóng góp đáng kể của hai nhà triết học người Đức đối với lịch sử hình thành
và phát triển lý luận nhận thức mácxít là ở những vấn đề về nhiệm vụ của triết
học lý luận (đối với Cantơ đó là nhận thức luận); nghiên cứu các hình thức,
khả năng và giới hạn nhận thức của con người; và đặc biệt là vai trò của phép
biện chứng trong triết học Hêghen biểu hiện ra là lý luận nhận thức và là hình
thức cao nhất của lôgíc học, của tư duy lôgíc trước Mác. Immanuel Kant
(1724 - 1804), người sáng lập lên nền triết học cổ điển Đức. Ông hướng đến
mục đích xây dựng một nền tảng thế giới quan mới cho con người, xác định
đối tượng và giới hạn của tri thức con người trong lí luận nhận thức và lôgíc
học. Trước tiên Cantơ thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới các “vật tự
nó” ở bên ngoài con người không nhận thức được, mọi tri thức của con người
không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan tức “vật tự nó”. Ở đây, mặc
dù Cantơ đã đặt giới hạn nhận thức của con người trước “vật tự nó” nhưng
quan điểm này của ông lại chứa đựng một ý nghĩa nhất định, nó đã đặt ra vấn



5

đề về tính phức tạp, đầy nghịch lý của quá trình con người nhận thức thế giới
cũng như mối quan hệ “con người- thế giới” nói chung.
Thứ hai, dựa trên khuynh hướng duy lý của Đềcáctơ, Lépnít và khoa
học tự nhiên thế kỷ XVII- XVIII, hơn ai hết, ông nhận thấy vai trò đặc biệt
của tri thức lý luận đối với khoa học với hai đặc tính là phổ quát và tất yếu,
coi đây là nền tảng của quá trình nhận thức chân lý của con người, vì vậy
Cantơ coi nhiệm vụ cơ bản của triết học lý luận là luận chứng các mệnh đề
tiên nghiệm tổng hợp có được như thế nào. Tức là làm rõ các tri thức lý luận
của khoa học có được như thế nào. Việc xác định nhiệm vụ cơ bản của triết
học nhằm luận 14 chứng cơ sở của tri thức lý luận một cách có hệ thống là
một trong những thành tựu vĩ đại của triết học Cantơ.
Thứ ba, trong triết học lý luận của mình Cantơ cho rằng nhận thức luận
không phải là nghiên cứu quá trình nhận thức của con người, khám phá ra bản
chất đích thực của tự nhiên mà là hoạt động nhận thức của con người như một
chủ thể trong khuôn khổ hiện tượng luận. Hiện tượng luận là giới hạn của mọi
tri thức con người. Bởi vì theo ông, những gì mà con người biết được về sự
vật chỉ là hình ảnh, quan niệm của con người về chúng, chứ chưa phải là bản
thân các sự vật tồn tại trên thực tế, cái mà ông gọi “vật tự nó”. Và vì chúng ta
chỉ biết được về sự vật thông qua các giác quan của mình, những gì là sự biểu
hiện bên ngoài, tức là hiện tượng cho nên không bao giờ con người có thể
nhận biết được bản chất đích thực của sự vật cả. Không gian và thời gian là
những điều kiện tiên quyết cho tri thức. Luận điểm của Cantơ: Ý niệm không
có nội dung là rỗng tuếch, trực quan không có khái niệm là mù quáng, đã đưa
ra một liên hệ quan trọng về bản chất của nhận thức mà các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác cần phải làm sáng tỏ. Khẳng định những điểm tích cực của triết
học Cantơ, đặc biệt là việc thừa nhận tính khách quan của “vật tự nó” đối với



6

nhận thức của con người vì vậy, như Ph.Ăngghen đã nói, triết học lý luận của
Cantơ vẫn có đóng góp đáng kể đối với sự phát triển triết học.
1.2. Tiền đề khoa học tự nhiên
Những thành tựu của khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX có vai trò quan trọng không thể thiếu được cho lịch sử hình thành và
phát triển nhận thức luận mácxít. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên
làm bộc lộ rõ tính hạn chế, chật hẹp và bất lực của phương pháp tư duy siêu
hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học
để phát triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật trong
việc giải thích thế giới, tạo điều kiện cho việc xây dựng một hệ thống lý luận
về nhận thức một cách khoa học. Trong số những thành tựu của khoa học tự
nhiên thời đó, Ăngghen nêu bật ý nghĩa của ba phát minh lớn “đã làm cho
kiến thức của chúng ta về mối liên hệ của các quá trình tự nhiên tiến lên
những bước tiến khổng lồ”: phát minh thứ nhất là sự chứng minh được sự
chuyển hóa năng lượng, bắt nguồn từ sự phát hiện ra đương lượng cơ giới của
nhiệt (do Rôbơc Mayơ, Giulơ và Cônđinh), R.Maye đã nêu quy luật bảo toàn
và chuyển hóa năng lượng, sau này Lômonôxốp là người tổng hợp lại đưa ra
định luật về bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Phát minh thứ hai là phát
hiện của Svannơ và Slaiđen ra tế bào hữu cơ, coi đó là một đơn vị mà từ đó
mọi cơ thể, trừ những thể thấp nhất, sinh ra và lớn lên bằng cách sinh đôi và
phân hóa. Phát hiện vĩ đại thứ ba, học thuyết về sự tiến hóa, học thuyết này
được Đácuyn xây dựng lên và trình bày lần đầu tiên một cách có hệ thống.
Những phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ
XX đã đánh tan quan niệm cơ học về bức tranh của thế giới tự nhiên thế kỷ 19
XVII-XVIII làm cho “quan niệm mới về giới tự nhiên được hoàn thành trên
những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì là cố định
đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn



7

tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn
bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu”.
2. Sự hình thành những quan điểm về nhận thức của Mác và
Ăngghen (giai đoạn 1843- 1846)
Cuộc cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện trong triết học và việc
các ông cải tạo có phê phán những thành tựu trước kia của tư tưởng loài người
không phải là những nhiệm vụ khác nhau, bài trừ lẫn nhau. Trái lại, như
Lênin đã nhấn mạnh: “Tất cả thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp
những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của loài người đã đặt ra”.
Bắt đầu từ năm 1839, Mác say sưa đi vào lĩnh vực lịch sử triết học cổ
đại. Tập bút ký của ông về lịch sử triết học phái Êpiquya, phái khắc kỷ và phái
hoài nghi chứng tỏ điều đó. Ông có ý định viết một công trình nghiên cứu
chuyên về ba trào lưu triết học ấy, những trào lưu triết học đã phát triển trong
thời kỳ tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng về sau Mác chỉ hạn chế trong phạm vi
hẹp hơn của những vấn đề dùng làm chủ đề cho Luận án tiến sỹ của ông- “ Sự
khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của
Êpiquya”, và đây cũng chính là xuất phát điểm cho quá trình hình thành nhận
thức luận của Mác. Ngay từ “Tập bút ký” đầu tay cũng như “Bản luận án”
Mác đã để tâm vào giải quyết vấn đề làm ông băn khoăn là vấn đề quan hệ
của triết học với hoạt động thực tiễn, vấn đề vai trò của triết học trong sự phát
triển của xã hội, trong việc thực hiện công cuộc cải tạo xã hội. Mặc dù thời
điểm này tầm ảnh hưởng của quan điểm duy tâm vẫn còn rất lớn, nhưng ngay
việc lựa chọn chủ đề của luận án cũng đã nói lên sự phân kỳ đã bắt đầu giữa
ông và Hêghen, một người có thái độ miệt thị đối với các nhà duy vật cổ đại
Hylạp, đặc biệt là đối với Êpiquya. Song điều quan trọng là trong bản luận án,
ông bộc lộ rõ sự cố gắng vượt ra ngoài giới hạn quan niệm một bên là của



8

Hêghen và một bên là của phái Hêghen trẻ về vấn đề quan hệ của tư duy đối
với hiện thực xung quanh bên ngoài.
Nếu Hêghen quả quyết rằng tư duy phù hợp với tồn tại vì nó có ý thức
đầy đủ về bản chất sáng tạo của bản thân nó “cái gì hợp lý thì hiện thực và cái
gì hiện thực thì hợp lý”, thì Mác đại diện cho phái Hêghen trẻ đã đem lý tính
phê phán đối lập với thế giới “chưa được phê phán”, cho rằng mâu thuẫn giữa
ý thức có tính chất phê phán và tồn tại, xét đến cùng, là biến đổi tồn tại một
cách hợp lý, nâng tồn tại lên trình độ yêu cầu của lý tính. Sự thống nhất của ý
thức về hiện thực bên ngoài theo Mác cần phải trải qua những trình độ khác
nhau: sự hòa hợp; kết quả của sự phát triển của sự tự ý thức được thay thế
bằng một cuộc xung đột rất sâu sắc, cuộc xung đột này không thể giải quyết
bằng con đường lý luận (con đường phê phán) mà phải bằng thực tiễn. Những
lập luận này của Mác còn xa với quan niệm duy vật về ý thức và
sự tự ý thức với tính cách là những quan hệ nhất định của chủ thể đối với hiện
thực khách quan. Nhưng ở đây đã chứa đựng mầm mống của quan niệm sâu
sắc về mối tương quan biện chứng giữa hoạt động có ý thức của con người
với những tiền đề khách quan và kết quả của hoạt động đó, hay nói cách khác
mầm mống về mối tương quan giữa lý luận và thực tiễn, một trong những nội
dung của lý luận nhận thức duy vật biện chứng đã xuất hiện.
Mùa xuân năm 1843 “Báo sông Ranh” bị chính phủ Phổ đóng cửa vì
tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Mác rời Côlônhơ đi Cơraixơnắc. Ở đây ông
chuyên chú nghiên cứu lịch sử hiện đại nhất là lịch sử cách mạng tư sản Pháp
1789-1794, đọc tác phẩm của các nhà duy vật Pháp như Rútxô, Môngtexkiơ
và chẳng bao lâu tiến tới chỗ xét lại triết học pháp quyền của Hêghen một
cách có phê phán. Nhờ công tác ở “Báo sông Ranh” ông thấy rõ ràng là cần
phải xét lại triết học đó. Kết quả của hoạt động đó của Mác được thể hiện

trong tác phẩm lớn đầu tay của Mác là “Góp phần phê phán triết học pháp


9

quyền của Hêghen” và “Lời nói đầu” của nó. Với tác phẩm này Mác bước đầu
xác lập nguyên tắc duy vật cơ bản đầu tiên cho lý luận nhận thức mácxít. 22
Nếu Hêghen coi cơ sở của xã hội là nhà nước và cái xuyên qua, quy định
mọi hiện tượng, quan hệ xã hội là “ý niệm hiện thực của nó” vì vậy, “lẽ ra
phải chỉ rõ nhà nước là hiện thực cao nhất của con người, là hiện thực xã hội
cao nhất của con người”, thì “Hêghen lại suy tôn con người kinh nghiệm đơn
nhất, con người kinh nghiệm, lên thành hiện thực cao nhất của nhà nước.”.
Còn theo Mác, con người có phẩm chất xã hội đó chính là con người hiện
thực, nhân dân hiện thực, là những con người mà trong hoạt động sống của
mình đã tạo nên, quyết định những lĩnh vực sinh hoạt xã hội khác, trong đó có
nhà nước, chế độ chính trị của xã hội, khẳng định bản chất con người hiện
thực “Con người bao giờ cũng vẫn là bản chất của tất cả những tổ
chức xã hội ấy, nhưng những tổ chức này lại cũng thể hiện ra là tính phổ biến
hiện thực của con người, do đó cũng là cái chung của mọi người”. Nhận thức
này của Mác đã phơi bày nguồn gốc sai lầm của triết học pháp quyền Hêghen
và đồng thời chỉ ra, hiểu biết của Mác sẽ dẫn ông gần đến quan niệm duy vật
về đời sống xã hội. Tuy những tư tưởng này chỉ mang tính chất sơ khai, chưa
thật rõ ràng thông qua việc phê phán “triết học pháp quyền của Hêghen”
nhưng những quan niệm duy vật về đời sống xã hội là bước đệm quan trọng
để từ lĩnh vực xã hội Mác bước vào lĩnh vực hoạt động tinh thần, xây dựng
một quan điểm duy vật chắc chắn cho hoạt động nhận thức, phản ánh thế giới
với tư cách là một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn. Trong việc đề xuất những
tư tưởng đầu tiên về nhận thức Mác đã khẳng định vai trò của lý luận triết học
mà cụ thể là lý luận cách mạng trong “Lời nói đầu của Góp phần phê phán
triết học pháp quyền của Hêghen”.

Cũng cần thấy rằng, ngay trong giai đoạn đầu tiên này, bằng việc khẳng
định vai trò của lao động, xem nó như là yếu tố để giải thích sự phát triển của


10

con người, xã hội gắn liền với hoạt động bản chất của con người, Mác đã hiểu
thực tiễn chính là lao động và “công nghiệp chính là lao động hoàn bị”. Cơ sở
quyết định sự phát triển của con người và xã hội loài người chính là lao động
sản xuất, đó là hoạt động con người tác động, cải biến giới tự nhiên và do vậy
sẽ sáng tạo ra chính bản thân con người và lịch sử toàn thế giới. Hoạt động
lao động sản xuất này, theo Mác là quá trình hai mặt, hai chiều, không chỉ con
người đối tượng hóa bản thân mình tức là đối tượng hóa, mà còn là quá trình
chủ thể hóa đối tượng, và do vậy nó là hoạt động mang tính khách quan, cảm
tính để “tâm lý con người đã bày ra trước mắt chúng ta một cách cảm tính”.
3. Mác và Ăngghen phát triển lý luận nhận thức
3.1 Mác và Ăngghen phát triển lý luận nhận thức trong nghiên cứu kinh
tế chính trị học. Sau khi có được những điều kiện và tiền đề cần thiết, nhận
thức luận duy vật đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển với những nghiên
cứu đầu tiên của Mác và Ăngghen trong kinh tế chính trị học thể hiện ở tác
phẩm: “Các bản thảo kinh tế những năm 1857- 1858” và Lời nói đầu của nó.
“Các bản thảo kinh tế những năm 1857- 1858” có ý nghĩa như một “kế
hoạch”, “một dự án” nghiên cứu kinh tế rất toàn diện của Mác. Cùng với việc
thể hiện những quan điểm duy vật sâu sắc, trong tác phẩm này Mác đã phát
triển lý luận nhận thức ở vấn đề phương pháp luận của nhận thức, làm rõ
phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể. Ngay trong “Lời nói đầu” (trích các
bản thảo kinh tế năm 1857- 1858). Mác khẳng định phương pháp của khoa
kinh tế chính trị là: “từ cái cụ thể, cho sẵn trong biểu tượng, người ta đi tới
những trừu tượng ngày càng nghèo nàn hơn, cho tới khi đi đến những tính
quy định đơn giản nhất…cuối cùng, … không phải là một biểu tượng hỗn độn

về một tổng thể, mà là một tổng thể phong phú với rất nhiều tính quy định và
quan hệ”, rồi sau đó “cái tổng thể, như nó đã thể hiện trong trí óc với tư cách
là một tổng thể được tư duy, là một sản phẩm của bộ óc đang tư duy, bộ óc


11

này quán triệt được thế giới theo phương thức riêng vốn có của nó, theo một
phương thức khác với phương thức quán triệt thế giới này của nghệ thuật, tôn
giáo, tinh thần thực tiễn”; và “ngay cả trong phương pháp lý luận, chủ thể, xã
hội phải thường xuyên có mặt trong quan niệm của chúng ta như là một tiền
đề”.
Con đường thứ hai đó của nhận thức được Mác coi như là trình độ lý
luận cao hơn của quá trình nhận thức khoa học, vì việc nhận thức một cách
khoa học cái cụ thể, cái hoàn chỉnh, cái thống nhất trong vô số biểu hiện của
quá trình lịch sử của cái đó không thể thực hiện được một cách trực tiếp trong
giai đoạn thứ nhất của việc nghiên cứu nó, mà phải bước sang giai đoạn thứ
hai của quá trình đó- giai đoạn nhận thức cái cụ thể trong tính trừu tượng bằng
con đường tư duy: “phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là cái
phương pháp nhờ nó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể và tái tạo nó với tư
cách là một cái cụ thể trong tư duy.
Tuy nhiên, đối với Mác “từ trừu tượng đến cụ thể” không phải là quá
trình thuần túy của tư duy, mà trước hết đó chính là quá trình phát triển khách
quan của đối tượng. Quá trình ấy bắt đầu từ cái trừu tượng xuất phát, là từ “tế
bào mầm” để đi đến cái cụ thể, tức là toàn bộ đối tượng ở trạng thái trưởng
thành, phát triển nhất. Vậy để mô tả đúng quá trình ấy của sự vật thì người ta
phải áp dụng phương pháp nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương
pháp do chính sự phát triển của đối tượng quy định, cho nên việc tái hiện quá
trình phát triển khách quan đó trong tư duy được biểu hiện thành quan hệ giữa
cái trừu tượng và cái cụ thể về lý luận: “cái tổng thể, như nó đã thể hiện trong

trí óc với tư cách là một tổng thể được tư duy, là một sản phẩm của bộ óc
đang tư duy, bộ óc này quán triệt được thế giới theo phương thức riêng vốn có
của nó, theo một phương thức khác với phương thức quán triệt thế giới này
của nghệ thuật, tôn giáo, tinh thần thực tiễn”; “ngay cả trong phương pháp lý


12

luận, chủ thể, xã hội phải thường xuyên có mặt trong quan niệm của chúng ta
như là một tiền đề”.
Có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của khoa học và những thành
tựu của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lý luận nhận thức
mácxít đã thực sự khẳng định được vai trò và sức mạnh to lớn của nó trong
việc nhận thức thế giới và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa
học. Đến giai đoạn này những nguyên tắc cơ bản thuộc nội dung của lý luận
nhận thức như nguyên tắc duy vật khẳng định nhận thức là sự phản ánh thế
giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan; quan điểm cho rằng nhận thức trên cơ sở thực tiễn; cùng với vấn
đề về bản chất của nhận thức đã được Ph.Ăngghen làm rõ trong sự phê phán
những quan điểm sai trái, phản khoa học của Đuyrinh, trong mối liên hệ chặt
chẽ với khoa học tự nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng mỗi thành tựu của
khoa học không thể tách rời với mỗi bước phát triển của tư duy lý luận.
CHƢƠNG 2.
PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
1.1. Phép biện chứng
* Sự đối lập giữa hai quan điểm biện chứng và siêu hình trong việc
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới:
Tiêu chí so sánh
Xem xét sự vật

như thế nào?
Tại sao có vận

Quan điểm siêu hình

Quan điểm biện chứng

Mọi sự vật hiện tượng tồn Mọi sự vật hiện tượng tồn tại
tại cô lập, tách rời, không trong mối quan hệ tác động
có mối quan hệ.

qua lại lẫn nhau

Vận động là do tác động từ Vận động là tự vận động, do


13

động?

bên ngoài, nguyên nhân sự đấu tranh giữa các mặt
bên ngoài.
Do những nguyên nhân

Nguồn gốc của

bên ngoài, nếu có sự phát

sự phát triên?


triển chỉ là sự thay đổi về
lượng.

đối lập trong bản thân sự vật.
Vận động là tự nó, mâu
thuẫn là nguồn gốc của sự
phát triển.

Chỉ thay đổi về lượng, Phát triển từ thấp đến cao, từ
Quá trình phát
triển diễn ra như
thế nào?

không có sự thay đổi về đơn giản đến phức tạp, từ
chất, không có sự vật mới kém hoàn thiện đến hoàn
ra đời. Sự phát triển diễn ra thiện hơn. Trong quá trình
trong một vòng tuần hoàn phát triển sự vật mới ra đời
khép kín.

thay thế sự vật cũ.

Giúp con người có thể đi Phương pháp biện chứng
sâu nghiên cứu bản chất phản ánh hiện thực đúng như
Giá trị phương
pháp?

của từng sự vật, hiện tượng nó tồn tại, do đó phương
riêng lẻ trong sự đứng im pháp tư duy biện chứng trở
tạm thời của nó, trong một thành công cụ hữu hiệu giúp
không gian và thời gian con người nhận thức và cải

xác định.
Chỉ có tác dụng trong một
phạm vi nhất định, không

Hạn chế của
phương pháp?

đánh giá được bản chất của
sự vật hiện tượng vì hiện
thực không rời rạc và
ngưng đọng như phương
pháp này quan niệm.

* Khái niệm phép biện chứng:

tạo thế giới.


14

- Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác,
chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng,
quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Biện chứng bao gồm:
+ Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất.
+ Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đời
sống ý thức của con người.
Ph.Ăng ghen viết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong
toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện
chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên …”

- Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của
thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ
thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.
Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về sự vật,
hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và tách rời.
1.2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Trong lịch sử triết học, phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơ
bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển
Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin.
* Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép
biện chứng trong lịch sử triết học, là nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống
triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
Tiêu biểu nhất của phép biện chứng chất phát thời cổ đại là các nhà triết học
Hy Lạp cổ đại, như: nhà triết học duy tâm Platon, Hêraclit. Hêraclit coi sự


15

biến đổi của thế giới như một dòng chảy. Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi
vật đều biến đổi”. “Người ta không thể tắm được hai lần trong cùng một dòng
sông”…
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại có đặc điểm là: Nhận thức
đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành tựu của
khoa học mà bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, là kết quả của
sự quan sát trực tiếp. Do đó, chưa đạt tới trình độ phân tích giới tự nhiên,
chưa chứng minh được mối liên hệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên.
- Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi
vào nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của giới tự nhiên dẫn đến sự ra đời của

phương pháp siêu hình và phương pháp này trở thành thống trị trong tư duy
triết học và nghiên cứu khoa học vào thế kỷ XVIII.
* Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và
hoàn thiện ở hệ thống triết học của G.Hêghen.
- Triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của
phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Tính duy tâm trong triết học
của G.Hêghen được biểu hiện ở chỗ, ông coi phép biện chứng là quá trình
phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở
của biện chứng khách quan. Ông cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi
đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó
trong tồn tại tinh thần. Tinh thần, tư tưởng, ý niệm tuyệt đối là cái có trước,
thế giới hiện thực chỉ là bản sao chép của ý niệm.
Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã
mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành
người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận
động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược


16

đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý
của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”
2. Phép biện chứng duy vật
2.1. Khái niệm phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở
kế thừa có phê phán hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của
G.W.Ph.Hêghen, là phép biện chứng dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật,
xuất phát từ biện chứng khách quan của tự nhiên và xã hội.
Theo Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng ... là môn khoa học về những quy

luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người
và của tư duy”.
2.2. Đặc trƣng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
* Đặc trưng:
- Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép
biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.
Với đặc trưng này phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin chẳng
những có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm của G.Hêghen
mà còn có sự khác biệt về trình độ so với phép biện chứng duy vật cổ đại.
- Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin có sự
thống nhất giữa nội dung của thế giới quan (duy vật biện chứng) với phương
pháp luận (biện chứng duy vật) do đó, nó không dừng lại ở sự giải thích thế
giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
* Vai trò:
Với những đặc trưng cơ bản trên mà phép biện chứng duy vật giữ vai
trò là nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận
triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và tính cách mạng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương


17

pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu
khoa học
CHƢƠNG 3.
LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
1.1. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
- Khái niệm thực tiễn:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử

- xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động cơ bản của hoạt động thực
tiễn có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội và là cơ sở cho
các hoạt động khác của thực tiễn.
+ Hoạt động chính trị xã hội: nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ
xã hội (đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hoà
bình...), đây là hình thức cao nhất của hoạt động thực tiễn.
+ Hoạt động quan sát, thực nghiệm khoa học: đây là hình thức đặc biệt
của hoạt động thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện nhân tạo để tạo
ra cơ sở nhận thức, làm biến đổi tự nhiên và xã hội.
1.2. Nhận thức và các trình độ của nhận thức
- Khái niệm nhận thức:
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế
giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra
những tri thức về thế giới khách quan.
Quan điểm này xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản sau đây:


18

+ Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan đối lập với ý
thức của con người.
+ Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới
khách quan, coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu
óc con người và cải biến đi ở đó.
+ Ba là, khẳng định phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực,
tự giác và sáng tạo. Quá trình đó đi từ cái chưa biết đến biết, từ biết ít đến
biết nhiều ...
- Các trình độ nhận thức:

Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình, đó là
quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận,
từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học,...
+ Nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từ quan sát
trực tiếp các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hoặc qua các thí
nghiệm khoa học nhằm đưa lại những tri thức kinh nghiệm (gồm tri thức kinh
nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học).
+ Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính
hệ thống trong việc khái quát bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng.
+ Nhận thức thông thường là nhận thức được hình thành một cách tư
phát, trực tiếp từ trong hoạt động hằng ngày của con người. Nhận thức thông
thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống thực
tế hằng ngày. Vì thế, nó có vai trò thường xuyên và phổ biến chi phối hoạt
động của con người trong đời sống xã hội.
+ Nhận thức khoa học là nhận thức được hình thành một cách tự giác
và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu của đối
tượng nghiên cứu. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng,
khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực.


19

1.3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là động lực, mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
- Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức
+ Mọi tri thức đều được bắt nguồn từ thực tiễn. Nếu như không có hoạt
động thực tiễn loài người sẽ không có sự hiểu biết nào hết.
+ Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn mới làm cho các giác quan của
con người trở nên hoàn thiện hơn. Đồng thời cũng thông qua hoạt động thực

tiễn con người chế tạo ra các phương tiện công cụ nhằm hỗ trợ cho các giác
quan, giúp cho các quá trình nhận thức phát triển.
+ Tri thức do nhận thức đem lại chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi
được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Như vậy, nhận thức
không phải là để nhận thức mà có mục đích cuối cùng, đó là giúp cho con
người trong hoạt động và biến đổi thế giới.
- Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của
nhận thức
+ Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm cho sự vật, hiện tượng
bộc lộ những thuộc tính, những liên hệ, trên cơ sở đó con người nhận thức
chúng. Như vậy, thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức
nắm được bản chất, các quy luật của thế giới.
+ Thực tiễn còn làm hoàn thiện giác quan của con người, tạo ra những
phương tiện làm tăng khả năng nhận biết của các giác quan, nhờ đó nó thức đẩy
nhận thức phát triển.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình phát
triển nhận thức.
Mọi sự vận động và biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể
vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn. Chính thực tiễn có vai trò là tiêu


20

chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng
thời nó bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
- Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức
Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng
vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là
nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của
mình.

2. Con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý
2.1. Quan điểm của V.I.Lênin về con đƣờng biện chứng của sự nhận
thức chân lý
Lênin chỉ rõ “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” (V.I.Lênin - Bút ký triết
học, 1963, tr.189).
- Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính và mối quan hệ
giữa chúng
Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đây
là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Trong giai đoạn này, nhận thức
được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.
+ Cảm giác: là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức, là nguồn gốc
của mọi hiểu biết, cảm giác xuất hiện, khi con người trực tiếp tiếp xúc với sự
vật, mỗi một giác quan đem lại cho ta một hoặc một vài thuộc tính nào đó của
sự vật. Nhưng giữa chúng còn rời rạc, lẻ tẻ.
+ Tri giác: là sự tổng hợp nhiều cảm giác, nó đem lại cho chúng ta hình
ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật, từ những tài liệu ở giai đoạn cảm giác mang lại,
lúc này các thuộc tính của sự vật được liên kết lại với nhau cho chúng ta hình


21

ảnh của sự vật. Ở giai đoạn này con người vẫn phải trực tiếp tiếp xúc với sự
vật.
+ Biểu tượng: là hình ảnh của sự vật được lưu lại trong trí nhớ, lúc này
con người không cần trực tiếp tiếp xúc với sự vật nữa nhưng đã có thể tưởng
tượng ra trong óc của mình hình ảnh khái quát về sự vật.
Tuy nhiên, ở giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn phản ánh trực
tiếp hiện thực khách quan, nó mới phản ánh được cái bên ngoài, cái hiện

tượng của sự vật, nó chưa phản ánh được cái chung, cái bản chất. Vì vậy, đòi
hỏi quá trình nhận thức phải phát triển lên bước mới cao hơn.
Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là
sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc
điểm bản chất của sự vật khách quan. Nhận thức lý tính được thực hiện thông
qua ba hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán và suy lý (suy luận).
+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những
đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái
quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp sự
vật. Khái niệm là cơ sở để hình thành các phán đoán trong quá trình con
người tư duy về hiện thực khách quan.
+ Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau
để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối
tượng.
Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm
ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví
dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn
điện). Phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự bao quát rộng lớn nhất về
đối tượng.


22

+ Suy lý là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút
ra tri thức mới bằng phán đoán mới. Ví dụ, nếu liên kết phán đoán "Kim loại thì
dẫn điện" với phán đoán "Đồng là kim loại" ta rút ra được một phán đoán mới là
"Đồng dẫn điện".
Tùy theo sự kết hợp các phán đoán theo trật tự nào (từ phán đoán đơn
nhất qua phán đoán đặc thù, rồi tới phán đoán phổ biến hoặc ngược lại) mà
người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.

Giai đoạn nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp hiện thực
khách quan. Nó đã phản ánh được cái chung, cái bản chất, cái tất yếu của sự
vật.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính.
Nhận thức cảm tính khác nhận thức lý tính ở chỗ: nhận thức cảm tính là
giai đoạn thấp, phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức
cảm tính. Ngược lại, nhận thức lý tính là giai đoạn cao, phản ánh khách thể
một cách gián tiếp, khái quát, đem lại những tri thức về bản chất và quy luật
của khách thể.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là giai đoạn của một quá trình
nhận thức dựa trên cơ sở thực tiễn. Giữa chúng có sự tác động qua lại: nhận
thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính, nhận thức lý tính tác
động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn.
- Giai đoạn nhận thức lý tính đến thực tiễn
Giai đoạn nhận thức lý tính con người đã nhận thức được cái chung, cái
bản chất, cái tất yếu của sự vật, tức là nội dung của nó phản ánh thế giới
khách quan. Nhưng hình thức lại là quá trình tư duy chủ quan của con người.
Vì vậy, chưa biết được quá trình nhận thức đó là đúng hay sai. Muốn biết nó
là đúng hay sai chỉ có cách đưa vào thực tiễn để kiểm tra, chứng minh:


23

+ Nếu thực tiễn kiểm tra là đúng thì có tính chân lý
+ Nếu thực tiễn kiểm tra là sai đòi hỏi cẩn phải được nhận thức lại
- Khái quát tính quy luật chung của quá trình vận động, phát triển nhận
thức: là từ thực tiễn đến nhận thức - từ nhận thức đến thực tiễn - nhận thức,...
Đây là quá trình lặp đi lặp lại, không có điểm dừng cuối cùng, trình độ
nhận thức và thực tiễn ở chu kỳ sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó mà

quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy
đủ hơn và sâu sắc hơn về thực tại khách quan. Đây cũng chính là quan điểm
về tính tương đối của nhận thức của con người trong quá trình phản ánh thực
tế khách quan.
2.2. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn
- Khái niệm chân lý
Chân lý là những tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách
quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
- Các tính chất của chân lý:
+ Tính khách quan: Nội dung chân lý phản ánh là thế giới khách quan
nó lại được thực tiễn kiểm tra, chứng minh cho thấy nội dung chân lý phản
ánh là đúng với thế giới khách quan. Vì vậy chân lý mang tính khách quan.
+ Tính tuyệt đối: Chân lý tuyệt đối là những tri thức hoàn toàn đầy đủ
toàn diện và chính xác về thế giới khách quan.
+ Tính tương đối: Chân lý tương đối là những tri thức phản ánh đúng
đắn về thế giới khách quan nhưng chưa toàn diện, chưa bao quát hết mọi mặt
của hiện thực mà chỉ trong phạm vi, điều kiện nhất định.
Theo Lênin: nhận thức của con người có thể đạt tới chân lý tuyệt đối.
Nhưng chỉ gần tới mà thôi, từ thế hệ này sang thế hệ khác con người chỉ tiến
gần tới chứ không bao giờ đạt tới chân lý tuyệt đối.


24

+ Tính cụ thể của chân lý: bất kỳ chân lý nào cũng gắn với những điều
kiện lịch sử cụ thể – nếu thoát ly điều đó thì những tri thức được hình thành
trong quá trình nhận thức sẽ rơi vào sự trừu tượng thuần tuý vì thế nó không
phải là tri thức đúng đắn và không được coi là chân lý.
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
+ Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành

công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn chỉ có
thể thành công và có hiệu quả một khi con người vận dụng được tri thức đúng
đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình.
+ Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện
chứng trong quá trình vận động và phát triển của chân lý và thực tiễn: chân lý
phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ sự vận dụng đúng đắn chân
lý đạt được trong hoạt động thực tiễn.
CHƢƠNG 4.
Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRONG NHẬN THỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn
quán triệt quan điểm thực tiễn. Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên
cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực
tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.
Xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều,
máy móc, quan liêu. Nếu tuyệt đối hoá vai trò thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa
thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa.
Trong công tác, mỗi chúng ta phải nhìn nhận vào thực tiễn, gắn liền với
thực tiễn, mọi kế hoạch, phương án đều không được xa rời thực tiễn, có như
vậy thì với mang lại kết quả cao. Học phải đi đôi với hành, nghĩa là mang


25

những tri thức khoa học tiếp thu được áp dụng vào công tác phải biết vận
dụng sao cho khéo léo, cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tránh tình trạng
dập khuôn máy móc, duy ý chí để nhận lấy thất bại là điều không thể tránh
khỏi. Tuy nhiên trong mỗi công việc cần phải có lý luận dẫn đương, tránh
tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn mà xem nhẹ lý luận để rồi như người lọ mò
tìm đường đi mà không biết đâu là đích đến.

Xuất phát từ bản chất quá trình nhận thức, muốn cải tạo thế giới, phục vụ
lợi ích con người, thì quá trình nhận thức đó phải được thông qua hoạt động
thực tiễn nó mới cải tạo được hiện thực.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có lý tưởng để cải tạo cuộc sống,
nâng cao đời sống và hoàn thiện bản thân. Muốn những ý tưởng đó trở thành
hiện thực thì không có cách nào khác là phải “bắt tay vào làm” thì với mong
điều đó trở thành hiện thực. Nếu lý tưởng của anh có cao siêu và đẹp đẽ như
thế nào, nhưng không mang ra để hành động, gắn nó vào thực tiễn thì chỉ là lý
luận suông và mơ ước hão huyền. Vì vậy hãy biết hành động, đưng bao giờ để
“ước mơ mãi là mơ ước”.
Quan điểm biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa chân lý và thực
tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người cần xuất phát từ thực tiễn để
đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình. Đồng thời, phải
thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát
triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên.
Việc nắm vững nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Nó đòi
hỏi khi xem xét đánh giá mỗi sự vật hiện tượng mỗi việc làm của con người
phải dựa trên quan điểm lịch sử - cụ thể mà vận dụng lý luận chung cho phù
hợp.


×