Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.25 KB, 61 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỄN ĐÔNG GIANG

TÊN ĐỀ ÁN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ VĨNH
YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
TÊN ĐỀ ÁN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Người thực hiện: Nguyễn Đông Giang
Lớp: B9-14
Chức vụ: Phó Trưởng phòng
Đơn vị công tác: Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Vĩnh Yên
– Tỉnh Vĩnh Phúc
Người hướng dẫn: ThS Đặng Trường Xuân

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đề án, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy
giáo – Giảng viên chính- ThS Đặng Trường Xuân, người đã rất nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề án. Đồng thời cũng
hết sức chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học và Khoa
học lãnh đạo quản lý - Học viện Chính trị Khu vực I, đã tạo điều kiện, giúp đỡ
em hoàn thành đề án cũng như tất cả các thầy, cô giáo thuộc các Khoa, phòng,
ban - Học viện Chính trị Khu vực I đã giúp đỡ em hoàn thành chương trình học
tập Cao cấp Lý luận Chính trị hệ tập trung.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan Thành ủy, UBND Thành phố
Vĩnh Yên ; Đảng ủy, chi ủy các phường xã, cơ quan, đơn vị; cán bộ Trung tâm
Thông tin tư liệu thư viện Học viện Chính trị Khu vực I; đã cung cấp những tư
liệu hết sức quý báu để em hoàn thành đề án này.
Quá trình thực hiện đề án do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, không
tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự góp ý chân thành của thầy, cô giáo và
bạn bè để đề án được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Học viên

Nguyễn Đông Giang

MỤC LỤC



5
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết/Lý do xây dựng đề án.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ra nhiều nghị quyết về đổi mới và nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức và cán bộ, đã xây dựng và tổ chức chỉ
đạo thực hiện Chiến lược cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng, đặc biệt là Cương lĩnh và Chiến lược đều
nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức và chất lượng cán bộ, đặt công tác này ở
vị trí chiến lược trên quan điểm coi con người là chủ thể, là trung tâm của phát
triển, là mục tiêu và động lực của đổi mới.
Nếu phát triển nhanh và bền vững là điểm xuyên suốt trong hệ quan điểm
phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020), hướng tầm nhìn tới giữa thế kỷ XXI,
thì thực chất của phát triển bền vững là phát triển bền vững con người.
Chiến lược cũng nêu lên những đột phá để vượt qua những điểm nghẽn của
phát triển. Đó là đột phá thể chế, trước hết là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,
tạo ra môi trường lành mạnh để phát triển sản xuất - kinh doanh của các doanh
nghiệp và doanh nhân cũng như bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân; đột
phá về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế theo hướng tái
cấu trúc kinh tế, thay đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, kết hợp
phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu… và một đột phá đặc biệt
quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Sự nhất quán trong quan điểm của Đảng là coi trọng nhân tố con người,
nguồn lực con người. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết
định. Chiến lược phát triển con người Việt Nam, trong đó có chiến lược cán bộ ở
tầm chiến lược của mọi chiến lược trong phát triển.
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vĩnh Yên là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên thực hiện chức năng tham


6
mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở
Tài nguyên và Môi trường.
Trong quá trình phát triển thành phố, yêu cầu mà thực tiễn đặt ra đối với
phòng Tài nguyên và môi trường nói chung và đội ngũ cán bộ công chức ngành
Tài nguyên và môi trường là rất cao, song thực trạng ở thành phố Vĩnh Yên còn
nhiều hạn chế và bất cập. Một bộ phận cán bộ chưa được đào tạo bài bản hoặc
đào tạo chắp vá, thiếu sự quy hoạch tổng thể trong một thời gian dài. Mặt khác,
cơ chế thị trường cũng tác động nhất định đối với đạo đức, phong cách, lối sống
của đội ngũ cán bộ cơ sở, đòi hỏi phải quan tâm rèn luyện tư cách đạo đức đối
với cán bộ một cách thường xuyên.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, tôi chọn đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2015 - 2020” để làm đề án tốt nghiệp khoá học Cao cấp lý luận
chính trị. Qua đề án này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức trong ngành ở cơ sở trong thời gian tới và góp phần vào
sự phát triển chung của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
2. Mục tiêu của đề án
1.1 Mục tiêu chung
Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi
trường của thành phố Vĩnh được đào tạo đạt 100% tiêu chuẩn về trình độ, năng
lực, đạo đức theo quy định.. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành có
bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ quản lý ngành tài nguyên và môi trường góp phần thúc đẩy sự phát


7
triển của thành phố nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước nói chung.

Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ,
công chức làm việc trong ngành tài nguyên và môi trường của thành phố Vĩnh
Yên. Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế của
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố trong thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của ngành để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để
góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ; phát huy những
mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạn chế.
1.2 Mục tiêu cụ thể.
* Đánh giá thực trạng cán bộ ngành tài nguyên và môi trường trong giai
đoạn vừa qua. Đưa ra những giải pháp và lộ trình cụ thể để thực hiện đề án.
* Nâng cao chất lượng cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường về
chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận và chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
Công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường quyết tâm học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phấn đấu thực hiện các chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp sau đây:
- Với Tổ quốc: trung thành, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
+ Tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng cách mạng, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết
chống lại những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, độc lập
của Tổ quốc; tích cực và sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Tận tâm, tận lực đóng góp công sức, trí tuệ cho công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên và môi trường, xây dựng ngành tài nguyên và môi trường
chính quy, hiện đại, hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển
bền vững đất nước.
- Với nhân dân: gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu
dân, phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.



8
+ Nắm vững quan điểm vì dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân.
+ Gần gũi với nhân dân, khi giao tiếp với công dân phải có thái độ lịch sự,
nghiêm túc, khiêm tốn, tôn trọng, lắng nghe, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn
mực, rõ ràng; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho
nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ; công tâm, khách quan, tận tình hướng dẫn
nhân dân thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định khi giải quyết công việc.
+ Tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân sống và làm việc theo đúng
các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Với công việc: hiểu biết, trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề, vượt khó để
hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phục vụ phát
triển bền vững của đất nước.
+ Nhận thức rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa công việc được giao; nắm vững
chuyên môn, thường xuyên cập nhật quy định của pháp luật; không ngừng học
tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và nghiên cứu, đề xuất cải tiến, nâng
cao chất lượng, hiệu quả công việc.
+ Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu
quả, thời gian theo quy định; báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền về những
khó khăn, vướng mắc; chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình; khi mắc
khuyết điểm, sai lầm phải dũng cảm tự phê bình, dám nhận khuyết điểm và
nghiêm túc sửa chữa.
+ Yêu ngành, yêu nghề, tự hào với công việc mình đang làm; tận tụy với
công việc, chủ động, sáng tạo, không ngừng cống hiến trí tuệ, tài năng; vượt qua
khó khăn hoàn thành tốt công việc được giao.
- Với đồng nghiệp: đoàn kết, chân tình, thẳng thắn, hợp tác, giúp nhau
cùng tiến bộ.
+ Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chân thành, hỗ trợ, phối hợp với nhau trong
công việc và cuộc sống; tôn trọng tập thể, mình vì mọi người; chống chia rẽ, bè

phái, đố kỵ, chủ nghĩa cá nhân và cục bộ địa phương.


9
+ Thẳng thắn tự phê bình và phê bình, góp ý với thái độ tích cực, cầu tiến để
cùng nhau rút kinh nghiệm, sửa chữa, thực hiện công việc với chất lượng tốt hơn.
+ Phục tùng, chấp hành quyết định của cấp trên và của tổ chức.
+ Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý không được lạm dụng chức vụ
để trục lợi; nắm bắt kịp thời tâm lý, phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng
tạo, chủ động của công chức, viên chức; thực hành dân chủ, tạo điều kiện học
tập, tôn trọng và xây dựng niềm tin cho công chức, viên chức; bảo vệ danh dự
của công chức, viên chức khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.
- Với bản thân: nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật, có ý thức sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
+ Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm;
thường xuyên tự rèn luyện để có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, khiêm
tốn, biết yêu thương những người xung quanh, thường xuyên thực hiện tự phê
bình và phê bình.
+ Gương mẫu chấp hành nội quy, quy định, kỷ cương, kỷ luật của cơ
quan, đoàn thể, nơi cư trú; thực hiện nghiêm các quy định về những điều công
chức, viên chức không được làm theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức, Luật
Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí và các quy định khác của pháp luật.
+ Gương mẫu trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, sống thân
thiện với môi trường; giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường.
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình chấp hành
đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Giới hạn của đề án.
- Đối tượng của đề án:

Đề án nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ngành tài
nguyên và môi trường, trên các phương diện: Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo
đức, trình độ, năng lực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của ngành
trên địa bàn và các quy định của địa phương…


10
Đối tượng nghiên cứu của đề án là các Chức danh công chức ngành tài
nguyên môi trường của UBND thành phố Vĩnh Yên, bao gồm cán bộ công chức
phòng tài nguyên và môi trường thành phố và công chức địa chính cấp xã,
phường.
- Không gian: Đề án tập trung nghiên cứu trong phạm vi thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian: Khảo sát và đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ công
chức ngành tài nguyên và môi trường thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2015-2020.

B.

NỘI DUNG.

1.Cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiển xây
dựng đề án.
1.1.Cơ sở khoa học.
Ở nước ta, khái niệm “cán bộ”, “công chức” có từ lâu. Nhưng chỉ đến năm
1950, sau 05 năm đất nước ta giành độc lập thì khái niệm đó mới xuất hiện trong
văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Văn bản đầu tiên là Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định quy chế công chức Việt Nam. Điều 1 của
Sắc lệnh ghi: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để

giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong nước hay ở
nước ngoài đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do
Chính phủ quy định”.


11
Trải qua diễn biến phát triển của đất nước, các khái niện trên cũng có
nhiều cách gọi, được thể hiện dưới nhiều thể loại văn bản khác nhau. Cuối
những năm 80 của thế kỷ trước, khái niệm “cán bộ, công chức” được gọi chung
là “cán bộ, công nhân viên chức nhà nước”. Khái niệm này được gọi chung cho
tất cả những người làm việc cho Nhà nước, không có sự phân biệt rõ ràng. Đội
ngũ này được hình thành từ nhiều con đường, có thể do bầu cử, có thể do phân
công sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, có thể do tuyển dụng, bổ
nhiệm…
Đến thời kỳ đổi mới (sau năm 1986), trước yêu cầu khách quan cải cách
nền hành chính và đòi hỏi phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước,
khái niệm công chức được sử dụng trở lại trong Nghị định 169/HĐBT ngày
25/5/1991 của Chính phủ. Nghị định nêu rõ: “Công dân Việt nam được tuyển
dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà
nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp
vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà
nước”.
Năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời, là văn bản pháp lý cao
nhất của nước ta về cán bộ, công chức. Dưới Pháp lệnh là Nghị định số
95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Nghị định đã cụ thể hóa khái niệm công chức“là công dân Việt Nam, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển
dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo
trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự
nghiệp; những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân

dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và
công nhân quốc phòng”.


12
* Khái niệm cán bộ được quy định trong Luật cán bộ, công chức năm
2008 của Quốc Hội như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
* Khái niệm công chức hiện nay đã được quy định theo Luật cán bộ, công
chức năm 2008 và Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ và
Thông tư 08/2011/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy
định những người là công chức ngày 2/6/2011 do Bộ Nội vụ ban hành như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định
này.
Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện:
- Ở cấp tỉnh:
+ Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng,
cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm
việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ
chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;

+ Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và
người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc


13
cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
thuộc Ủy ban nhân dân.
- Ở cấp huyện:
+ Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn
phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân
dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;
+ Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
* Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá
phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ được giao.
Công tác đánh giá cán bộ, công chức là công tác vô cùng phức tạp, nhạy
cảm, là cơ sở cho việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính
sách đối với cán bộ, công chứ
12. Cơ sở chính trị, pháp lý.
1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Leenin về vai trò của cán bộ và
công tác cán bộ trong sự nghiệp cách mạng.
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ và
xây dựng ĐNCB của giai cấp vô sản. Từ kinh nghiệm rút ra trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người và qua quá trình truyền bá lý luận khoa học vào
phong trào vô sản, hai ông khẳng định: “Tư tưởng căn bản không thực hiện được
gì hết, muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng

thực tiễn”. Theo luận điểm trên, “Lực lượng thực tiễn” được hiểu là toàn bộ quần
chúng vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột đang hành


14
động với những hình thức khác nhau trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản và
các giai cấp bóc lột khác. Còn “những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”
được hiểu là những người định hướng, dẫn dắt hành động của quần chúng vô
sản, đó là những đại biểu ưu tú nhất, lãnh tụ của phong trào công nhân đã được
giác ngộ lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và là những người cộng sản đầu
tiên của giai cấp vô sản. Kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen
về vấn đề cán bộ, V.I.Lênin cho rằng: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp
nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ
của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo phong trào”. Như vậy, theo Lênin, mỗi giai cấp muốn giành
được quyền thống trị thì trong hàng ngũ của mình phải có những nhà lãnh đạo có
khả năng dẫn dắt phong trào và khi đã có đường lối đúng thì cán bộ là khâu
quyết định để biến đường lối đó thành hiện thực cách mạng. Khi đã giành được
chính quyền, lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin lại khẳng
định: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh, hiện nay đó là then
chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy
lộn”. Lênin cho rằng, nhiệm vụ chính 2 của cách mạng lúc này không chỉ là ra
nghị quyết, mà cần phải có những người tổ chức thực hiện nghị quyết, những
cán bộ cách mạng. Như vậy, theo Lênin, vị trí, vai trò của cán bộ gắn chặt với
vai trò lãnh đạo của Đảng. Đường lối chủ trương của Đảng có trở thành hiện
thực cách mạng? Vai trò lãnh đạo và sức mạnh của Đảng có được tăng cường?
Đảng có tồn tại, phát triển? chính là ở đội ngũ cán bộ.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Nga, Lênin đặc biệt quan tâm tới việc
xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt đầu tiên của Đảng cộng sản Bônsêvich Nga,
những người giúp Đảng “đảo ngược nước Nga”. Lênin đánh giá rất cao vị trí, vai

trò của cán bộ trong hàng ngũ Đảng và khẳng định: trong lịch sử chưa hề có một
giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàng


15
ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng
tổ chức lãnh đạo phong trào. Và như vậy, rõ ràng Cách mạng tháng Mười Nga
chỉ có thể thành công trên cơ sở có đội ngũ cán bộ được đào tạo như vậy.
Khi Đảng chưa có chính quyền, vấn đề cán bộ đã rất được quan tâm, khi
có chính quyền, vấn đề cán bộ càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn. Đảng
phải gấp rút lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ về số lượng và
chất lượng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Những vấn đề quan trọng về cán bộ
và công tác cán bộ đã được V.I.Lênin bàn đến nhiều ở giai đoạn các chính Đảng
Cộng sản đã giành được Chính quyền và tập trung ở thời kỳ sau khi chính quyền
được thiết lập trong cả nước, khi nước Nga bước vào thời kỳ ổn định xây dựng
chế độ xã hội mới.
Cách mạng tháng Mười Nga là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử
phát triển của nhân loại, đưa Đảng Bônsêvích Nga trở thành Đảng cầm quyền.
Sự nghiệp cách mạng mới đặt ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng một đội ngũ
cán bộ đảm đương được nhiệm vụ xây dựng, kiến thiết đất nước sau chiến tranh
và đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. Theo tinh thần đó, Lênin và Đảng
Bônsêvích đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ cách mạng giữ vững thành quả
Cách mạng tháng Mười vĩ đại.
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về cán bộ và
công tác cán bộ.
Hồ Chí Minh là một trong những người tham gia thành lập ĐCS Pháp
năm 1920; là người sáng lập ĐCS Việt Nam đầu năm 1930; là cán bộ của Ban
Phương Đông Quốc tế Cộng sản. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của ĐCS Việt Nam,
suốt cả cuộc đời chăm lo lãnh đạo, rèn luyện Đảng, đồng thời là một chiến sĩ
kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Trong hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc
xây dựng đội ngũ cán bộ để có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của


16
Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối
với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Về vị trí của cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là giây chuyền của bộ
máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của
Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời
đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt
chính sách cho đúng”. Như vậy, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách
mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do
Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công, và quyền lực của cán bộ cũng như nhiệm
vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho.
Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: cán bộ là cái gốc
của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay
kém. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh
tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai
trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.
Luận điểm khái quát nhất của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ là:
cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành, là trâu ngựa
của nhân dân.
Trong quá trình xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công
tác chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định thành công tới toàn bộ
công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng. Khi nào, nơi nào làm tốt
công tác cán bộ thì khi đó, nơi đó cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được
thắng lợi, và ngược lại. Với quan điểm đó, cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn
luôn chú trọng đến công tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, huấn luyện, thử thách,
rèn luyện, sử dụng, đãi ngộ. Sau năm 1920, khi đã trở thành người cộng sản, tìm

thấy con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí Minh đã tích cực chuẩn bị cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam. Một trong những


17
nhiệm vụ quan trọng của Hồ Chí Minh là tìm kiếm những thanh niên Việt Nam
yêu nước, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện họ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên; gửi những người ưu tú hoặc có nhiều triển vọng tốt vào đạo
tại các trường của Trung Quốc và của Quốc tế Cộng sản. Từ khi thành lập ĐCS
Việt Nam đầu năm 1930 trở đi, Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý huấn luyện và xây
dựng lực lượng cán bộ. Chính do như vậy, cho nên Đảng đã lãnh đạo thành công
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Hồ Chí Minh nêu ra quan điểm toàn diện khi xem xét để đề bạt, bổ nhiệm
cán bộ: Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi quần
chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy
xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không
được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la, chỉ
nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại.
Hồ Chí Minh phê phán những bệnh sau đây:
- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, vì cho họ tốt hơn
người bên ngoài;
- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người
chính trực;
- 3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người
tính tình không hợp với mình.
Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm dùng cán bộ đúng với 5 nội dung:
– Phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể có thái độ và tinh thần chí công
vô tư đối với cán bộ, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi.
– Phải có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gụi với những người mà mình

không ưa.
– Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những cán bộ còn


18
kém, giúp cho họ tiến bộ.
– Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cán bộ tốt.
– Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, cán bộ mới vui lòng gần gụi mình.
Từ những quan điểm nêu trên, đổi mới cán bộ và công tác cán bộ là nhiệm
vụ đặc biệt quan trọng phải tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình gần 30
năm đổi mới đất nước vừa qua, là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng
Đảng. Trước những yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế của đất nước, công tác cán bộ đòi hỏi phải có nhận thức mới, cả về quan
điểm, tổ chức, phương pháp, quy chế quản lý và các chính sách về cán bộ. Đại
hội VIII của Đảng (1996) đã chỉ rõ: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về
lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn.
Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp và
các chuyên gia, trước hết là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị”. Quyết
định số 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ đã nêu ra những định hướng cơ bản về chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, xây
dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Cụ thể là:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ đường lối chính trị, đường
lối đổi mới của Đảng trong thời kỳ mới, trọng tâm là phải bám sát yêu cầu,
nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ phải trên cơ sở giữ vững và tăng cường bản
chất giai cấp công nhân theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc.
+ Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng
nhân dân để tuyển chọn, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với xây dựng tổ chức, đổi mới cơ

chế, chính sách, phương thức và lề lối làm việc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về


19
chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
đã nêu lên những quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ mới.
Thứ nhất, phải nắm vững nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác
cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ
chức thành viên trong hệ thống chính trị.
- Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ
cán bộ cho cả hệ thống chính trị và trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội, đó là:
+ Định ra đường lối, chính sách cán bộ.
+ Quyết định bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà
nước, đoàn thể, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Quyết định sự phân công, phân cấp quản lý cán bộ.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp là nhân tố quyết định sự thành
công của công tác cán bộ. Thực tiễn những năm đổi mới cho thấy, lúc nào, ở
đâu, cấp uỷ và trước hết là người lãnh đạo chủ chốt có quan điểm đúng đắn về
công tác cán bộ thì ở đó việc đánh giá, quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng cán bộ
thu được kết quả.
Thứ hai, phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của
Đảng trong công tác cán bộ. Đây là vấn đề cơ bản, xuyên suốt, có tính nguyên
tắc của Đảng ta trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong xây dựng đội ngũ
cán bộ.
Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong công tác cán
bộ thể hiện ở các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ theo quan điểm của giai cấp công nhân.
- Gắn cán bộ với tổ chức và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân

chủ trong công tác cán bộ.
- Cùng với việc bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ xuất thân từ giai cấp công


20
nhân, phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ
chức kỷ luật của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ.
- Đội ngũ cán bộ ở thời kỳ mới phải là những người có phẩm chất chính
trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức tổ chức kỷ luật, gắn bó với nhân dân,
gương mẫu trong đạo đức, lối sống.
Thứ ba, phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm
cá nhân trong công tác cán bộ.
Trong công tác cán bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện ở
những điểm sau:
- Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, khen thưởng, kỷ
luật, nghỉ hưu,... đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý thì tập thể cấp
uỷ hoặc thường vụ cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng quyết định theo
đa số.
- Các cơ quan chức năng và cá nhân có thể giới thiệu, tiến cử cán bộ cho
Đảng, nhưng phải chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình.
- Cấp uỷ viên, đảng viên là thủ trưởng cơ quan đơn vị là người chịu trách
nhiệm trước cấp uỷ về công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Cán bộ đảng viên có quyền đề xuất những nguyện vọng của mình với
cấp uỷ quản lý, nhưng khi có nghị quyết phải tuyệt đối chấp hành.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đề cập nhiều vấn đề xoay quanh
công tác xây dựng Đảng. Trong bốn nhóm giải pháp quan trọng thực hiện Nghị
quyết, có nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng.
Trong nhóm giải pháp này, Đảng ta chỉ rõ: “Làm tốt kiểm điểm để có căn

cứ xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị và chuẩn bị quy
hoạch cấp ủy, các chức danh chủ chốt các cấp nhiệm kỳ tới”. Trong công tác tổ


21
chức cán bộ, việc kiểm điểm, xem xét, đánh giá, sàng lọc cán bộ luôn được Đảng
ta quan tâm. Muốn thực hiện sàng lọc đội ngũ cán bộ được tốt, phải qua ba công
đoạn: đánh giá cán bộ; sàng lọc cán bộ; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ.
1.1

Cơ sở thực tiễn.

Ngành Tài nguyên và môi trường thành phố hiện nay có 2 bộ phận chính
nằm ở phòng Tài nguyên và môi trường và bộ phận thuộc xã, phường quản lý.
Tổng số cán bộ công chức và lao động hợp đồng hiện nay là 30 người, trong đó:
- Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố: 17 người.
- Cán bộ địa chính và môi trường cấp xã, phường: 13 người.
Cụ thể về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị như sau:
+ Tổng số nam: 17; tổng số nữ: 13;
+ Tổng số biên chế công chức: 20; lao động hợp đồng: 10.
+ Trình độ Đại học:27; Thạc sỹ: 03.
+ Sơ cấp chính trị: 23; Trung cấp chính trị: 6; Cao cấp chính trị: 1.
+ Cán sự: 24; Chuyên viên: 6; Chuyên viên chính: 0.
+ Đảng viên: 11; Đoàn viên: 19.
+ Trình độ ngoại ngữ và tin học cơ bản đạt chứng chỉ B và C.
1.

Nội dung thực hiện của đề án.
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án.
Thành phố Vĩnh Yên có diện tích tự nhiên là 50,81 km 2, chiếm 4,1% diện


tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc; có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 07
phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm và
Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù).
Thành phố nằm trong tọa độ địa lý từ 105 032’54” đến 105o38’19” Kinh độ
Đông và từ 21015’19” đến 21020’19” Vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương.
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.


22
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.
Thành phố Vĩnh Yên nằm cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây
Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng
Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km
về phía Nam và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam.
Lợi thế của thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi
tập trung các đầu mối giao thông như quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Vĩnh Yên; là cầu nối
giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Những năm gần
đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia
liên quan đến Vĩnh Phúc đã làm cho thành phố Vĩnh Yên có điều kiện mở rộng
mối liên kết kinh tế với các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp và những
thành phố lớn như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. Vì vậy vai trò quan trọng của thành
phố Vĩnh Yên trong vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
ngày càng được nâng lên.
Thành phố Vĩnh Yên có địa hình vùng đồi thấp, thoải, độ cao từ 9m đến
30m so với mặt nước biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là Hồ Đàm Vạc. Địa
hình có độ dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng:

- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm xã Định Trung và
phường Khai Quang, độ cao trung bình 26 m so với mặt nước biển, với nhiều
quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây
Nam.
- Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố gồm
có xã Thanh Trù, phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp. Đây là khu vực có địa
hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 - 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt
nước lớn.


23
- Các nguồn tài nguyên trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
+ Tài nguyên đất: Đất của thành phố Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được
nâng lên, có tầng dầy đất pha cát, lẫn ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn
quả. Đất đai của thành phố được hình thành từ 2 nguồn gốc: Đất thủy thành và
đất địa thành.
+ Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của thành phố gồm nguồn nước mặt
và nước ngầm. Nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên chủ yếu là lưu vực
sông Cà Lồ và Đầm Vạc; ngoài ra nguồn nước mặt còn có ở các sông, ao hồ
khác trên địa bàn thành phố.
+ Tài nguyên rừng: Rừng của thành phố có 143,46 ha; toàn bộ diện tích là
rừng sản xuất trên địa bàn xã Định Trung, phường Khai Quang và Đồng Tâm;
ngoài ra còn ở Hội Hợp có 1,48 ha; nhìn chung rừng của thành phố có tỷ lệ che
phủ thấp, ít động thực vật quý hiếm, trữ lượng khai thác lâm sản không nhiều.
+ Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ít
về chủng loại và trữ lượng. Nhóm khoáng sản phi kim chủ yếu là cao lanh, có
trữ lượng thăm dò khoảng 7 triệu tấn ở xã Định Trung; do trữ lượng không lớn
và nằm trong địa bàn thành phố nên việc khai thác không có hiệu quả kinh tế.
Nhóm vật liệu xây dựng có đất sét, đá làm xây dựng, cuội cát sỏi; mỏ đất sét ở
Đầm Vạc ....

+ Tài nguyên du lịch: Thành phố Vĩnh Yên có vùng hồ Đầm Vạc rộng lớn
ở phía Nam, đã tạo một lợi thế cho thành phố về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Ngoài ra thành phố Vĩnh Yên nằm gần với khu du lịch Tam Đảo ở phía Bắc, là
nơi du lịch nổi tiếng của cả nước; vì vậy thành phố có thêm tiềm năng để phát
triển tuyến du lịch cho khách thăm quan, nghỉ dưỡng cho du khách trên tuyến đi
Tam đảo.
+ Tài nguyên nhân văn: Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng đất cổ xưa,
có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời; trong quá trình dựng nước và giữ nước,


24
nhân dân thành phố đã đóng góp nhiều của cải, xương máu cho sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của dân tộc và xây dựng quê hương giàu đẹp, nhân dân thành phố
Vĩnh Yên luôn luôn tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha
ông.
- Thực trạng môi trường của thành phố.
Môi trường không khí của thành phố nhìn chung là trong lành, nhiều chỉ
tiêu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên khu vực ô nhiễm chỉ là cục bộ, có
tính thời gian trong xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp và một số làng
nghề trên địa bàn, có tác động xấu đối với sức khoẻ con người, ảnh hưởng xấu
đến các hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu. Tốc độ công nghiệp hoá mạnh và
việc đô thị hoá nhanh càng làm tăng thêm các nguồn gây ô nhiễm môi trường
không khí.
Các hoạt động sản xuất công nghiệp luôn là một trong những nguồn thải gây
ô nhiễm môi trường không khí rất lớn, đặc biệt đối với việc phát thải các khí như
SO2, NO2, CO2. Đối với khu vực sản xuất công nghiệp, theo kết quả quan trắc của
Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2008, cho thấy: Khu công nghiệp Khai Quang
có 1/1 vị trí quan trắc có nồng độ Bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1 đến 1,23 lần;
tiếng ồn dao động trong khoảng từ 63,3 đến 76 dBA vượt TCCP hơn 1 lần; các
thông số ô nhiễm về khí thải đều nằm trong giới hạn cho phép.

2.2 Thực trạng ngành Tài nguyên và môi trường hiện nay của thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.1 Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi
trường năm 2014.
- Công tác lãnh chỉ đạo của UBND thành phố.
UBND thành phố đã có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai
thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, tài
nguyên và môi trường.


25
UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 15/KH-UBND thực hiện
chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 30/9/2013 của Ban chấp hành Đảng
bộ thành phố về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá XI nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp
về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường, nâng cao năng lực, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước,
nhất là ở các đơn vị xã, phường cũng như nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật của cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường, đồng thời, xử lý kịp thời với các hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Để triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013, UBND thành phố đã ban
hành kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 26/5/2014 về việc triển khai thi hành Luật
đất đai năm 2013 trong đó đề ra các nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của các
phòng, ban, đơn vị để kịp thời tuyên truyền phổ biến những điểm mới của Luật
Đất đai năm 2013 cũng như triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 một cách
đồng bộ, hiệu quả, đúng luật.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực
đất đai, môi trường:
Công tác truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đất

đai và môi trường được UBND thành phố tăng cường chỉ đạo các cấp, ngành
chức năng của thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả, cụ thể:
+ Trong lĩnh vực quản lý đất đai:
Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực từ ngày
01/7/2014) thay thế Luật Đất đai năm 2003. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả,
Luật đất đai năm 2013, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 84/KHUBND ngày 26/5/2014 về việc triển khai thi hành Luật đất đai năm 2013 trong


×