Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và đáp án thi Cán bộ quản lí chuyên môn giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.97 KB, 3 trang )

ĐỀ THI CÁN BỘ QUẢN LÍ
CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC GIỎI
NĂM HỌC: 2008 - 2009
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Câu 1: ( 6 điểm) Đồng chí hãy nêu chủ đề năm học và những nhiệm vụ trọng tâm,
những vấn đề mới của cấp học trong năm học 2008 - 2009 và giai đoạn hiện nay.
Đồng chí hãy trình bày việc làm cụ thể của mình để thực hiện một trong những nhiệm
vụ trọng tâm đó.
Câu 2: ( 4 điểm) Đồng chí hãy trình bày mục đích và nguyên tắc đánh giá xếp loại
học sinh tiểu học theo yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục phổ thông hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung trả lời Điểm
Câu 1
* Năm học với chủ đề: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi
mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
0,5
* Nhiệm vụ trọng tâm:
1- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động "nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" và cuộc vận
động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
Chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
2- Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của
chương trình; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công
tác quản lí chỉ đạo; ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục.
3- Củng cố kết quả Phổ cập GD tiểu học - chống mù chữ, thực hiện
PCGDTH đúng độ tuổi một cách vững chắc; xây dựng trường chuẩn
quốc gia đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao.
4- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và


dạy học.
5- Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" nhằm tạo bước đột phá trong giáo dục
toàn diện cho học sinh.
1,5
* Những vấn đề mới:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình các môn học một cách
linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với thực tiễn nhà trường theo
chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng môn học, từng khối lớp.
- Coi trọng kĩ năng vận dụng thực hành của học sinh, giảm các yêu cầu
mang tính chuyên nghiệp và kĩ thuật. Đối với các môn học đánh giá
bằng điểm số, bài KT cuối kì và cuối năm chủ yếu sử dụng các câu
hỏi, các bài tập về kiến thức, kĩ năng của chương trình, không lạm
dụng các bài tập dạng trắc nghiệm.
- Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng các phần mềm
vào dạy học nhưng không được lạm dụng.
- Dạy nội dung giáo dục địa phương lồng ghép và tích hợp với các
môn học: Lịch sử, Địa lý, Đạo đức, ... theo hướng linh hoạt và đa
dạng.
- ....
1,0
* Nêu những việc làm cụ thể:
- Chọn một nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với thực tế và yêu cầu hiện
nay của nhà trường. Trình bày tính cấp thiết và tác dụng, hiệu quả của
nhiệm vụ đó.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.
- Báo cáo, thông qua kế hoạch với HT và Hội đồng nhà trường (Tuỳ
3,0
theo từng nhiệm vụ)
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ, phân công hướng dẫn công việc cho

từng cá nhân, bộ phận (nếu có)
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện qua từng giai đoạn, từng thời
điểm và rút kinh nghiệm; điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi cách thực
hiện, ...
Câu 2
* Khái niệm: Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học là quá
trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán
đoán về phẩm chất, hành vi, lối sống (hạnh kiểm) và năng lực học tập
các môn học, các hoạt động giáo dục (học lực) của học sinh.
0,5
* Mục đích đánh giá, xếp loại:
- Mục đích dạy học:
+ Thông qua kiểm tra, Gv thu thập được những thông tin về hoạt động
nhận thức, biểu hiện hành vi của học sinh trong quá trình dạy học để
đánh giá xem HS có đạt được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, hành vi,
thái độ theo chuẩn đề ra hay không từ đó điều chỉnh kịp thời hoạt động
dạy học của mình.
+ Kiểm tra, đánh giá giúp GV và nhà quản lí biết được thực trạng hay
trình độ xuất phát của học sinh có đủ điều kiện để lĩnh hội kiến thức,
kĩ năng mới hay chưa, từ đó có biện pháp bồi dưỡng, kèm cặp, giúp đỡ
học sinh.
+ Chẩn đoán sự phát triển năng lực học tập của học sinh thể hiện ở
việc nắm kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; từ đó
có biện pháp tác động đến từng đối tượng hay nhóm đối tượng để giúp
các em lĩnh hội tốt kiến thức.
- Mục đích giáo dục:
+ Giúp HS hình thành năng lực tự đánh giá, từ đó giúp các em tự tin
trong học tập, có ý chí vươn lên trong rèn luyện, tu dưỡng, có trách
nhiệm với bạn bè trong học tập.
+ Sự đánh giá kịp thời, chính xác kết hợp với thái độ cởi mở, thân

thiện của GV sẽ giúp HS hình thành những tình cảm, thái độ, hành vi
đạo đức tốt đẹp với môn học, với Thầy cô giáo và bạn bè.
2,0
* Nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
- Kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng.
- Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
- Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của
học sinh; xây dựng niềm tin và rèn luyện đạo đức theo truyền thống
Việt Nam cho học sinh.
1,5

×