Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bppccc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.85 KB, 5 trang )

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY & CHỮA CHÁY TẠI CHỔ
PHẦN I
THUYẾT TRÌNH PHƯƠNG ÁN

Tên cơ sở: Cửa hàng Gas Duy Hải
Địa chỉ: Thôn Phương Quý I - Xã Vinh Quang
Điện thoại: 060.3865187
A. ĐỊA DƯ DIỆN TÍCH
- Tổng diện tích xây dựng: 30m
2
- Phía đông giáp: Nhà dân
- Phía tây giáp: Nhà dân
- Phía nam giáp: Tỉnh lộ
- Phía bắc giáp: Nhà dân
B. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ
1. Đặc điểm kiến trúc xây dựng
Cửa hàng kinh doanh gas Duy Hải được xây dựng trên diện tích 30m
2
và được bố trí
như sau:
- Khu vực trưng bày, khu vực xếp hàng hóa và sinh hoạt cho nhân viên.
- Cơ sở xây bằng gạch kiên cố, tường dày 20cm, nền nhà bằng xi măng, trần bằng
mái tôn. Tại cơ sở bố trí ra vào bằng 01 cửa sắt rộng rãi: Rộng 3,5m ,cao 2,5 m. Bên cạch
cơ sở còn bố trí 01 đường luồng rộng, đi lại thuận tiện. Tại cơ sở bố trí hàng hóa và sinh
hoạt phù hợp, thoáng mát, an toàn.
2. Dân cư
Tổng số nhân viên: 02 người
Trong giờ hành chính: 02 người
Ngoài giờ hành chính: 02 người
Ngoài ra còn có khách hàng và người dân ở xung quanh.
3. Tính chất hoạt động kinh doanh


Là một cửa hàng chuyên kinh doanh gas và bếp gas, các mặt hàng này là chất dễ
cháy, dễ bay hơi, dễ bốc cháy nếu gặp ngọn lửa trần hoặc tia lửa điện. Nếu xảy ra cháy thì
gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tại cửa hàng thường xuyên dự trữ khoảng
………… bình gas với khối lượng………kg.
4. Đặc điểm giao thông
a. Đặc điểm giao thông bên trong cơ sở
Cửa hàng kinh doanh gas Duy Hải có mặt tiếp giáp với Tỉnh lộ, là đường giao thông
chính của xã Vinh Quang, các loại xe cơ giới lưu thông thường xuyên, dễ dàng. Vào cơ sở
bằng một lối đi rộng rãi thuận tiện cho các loại xe chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
1
b. Đặc điểm giao thông ngoài cơ sở
Từ Phòng Cảnh sát PCCC đến cơ sở có thể đi bằng đường quốc lộ và các đường nội
thị rộng rãi, bằng phẳng rất thuận lợi và dễ đi thuận tiện cho việc chữa cháy và di chuyển
tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Từ Phòng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp đến cơ sở khoảng 3,5km và có thể tiếp cận
bằng nhiều đường:
- Từ đường Phan Đình Phùng  Bà triệu  Hai Bà Trưng  Cơ sở
- Từ đường Phan Đình Phùng  Nguyễn Sinh Sắc  Hà Huy Tập  Hai Bà
Trưng  Cơ sở
5. Đặc điểm nguồn nước
a. Nguồn nước bên trong cơ sở
Cơ sở có một bồn chứa nước khoảng 1000 lít thường xuyên đầy nước và một vòi
thường xuyên có nước, khi xảy ra cháy có thể dùng nguồn nước này dùng để chữa cháy
ban đầu.
b. Nguồn nước ngoài cơ sở
Các nhà dân xung quanh cơ sở nhà nào cũng có bồn chứa nước thuận tiện cho việc
lấy nước để phục vụ cho công tác chữa cháy.
6. Tình hình sử dụng điện trong cơ sở
Hệ thống điện tại cửa hàng và điện dùng cho nhà làm việc sinh hoạt là hệ thống điện
một pha, được luồn vào ống nhựa cách điện.

Các dụng cụ điện gồm: Đèn chiếu sáng, quạt điện
Các cầu dao và cầu chì bảo vệ được dùng đúng bằng dây chảy cầu chì, đảm bảo khi
có sự cố về điện hoặc quá tải là tự ngắt theo quy định.
7. Thông tin liên lạc
Tại cơ sở có một máy điện thoại cố định: 060.3865187
Khi có sự cố xảy ra cơ sở điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp (114
hoặc 871265) rất thuận tiện
Và số điện thoại của Công an xã yêu cầu trợ giúp: 060.3864786
8. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy của cơ sở
Phương tiện chữa cháy của cơ sở được trang bị cụ thể như sau:
- Tại khu vực trưng bày niêm yết 01 bộ nội quy, tiêu lệnh chữa cháy
- Trong cơ sở bố trí và trang bị được 02 bình chữa cháy MFZ4
Ngoài ra cơ sở còn một số dụng cụ chữa cháy ban đầu như cát, nước, xẻng, xô…
DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
CỬA HÀNG KINH DOANH GAS DUY HẢI
STT Tên phương tiện Ký hiệu Số lượng Ghi chú
1 Bình bột MFZ4 02
2 Nội quy tiêu lệnh 01
2
9. Các biện pháp phòng cháy chủ yếu
Phòng cháy là công tác được đưa lên hàng đầu đối với ngành nghề kinh doanh gas
bởi tính chất nguy hiểm của mặt hàng là rất cao. Nó là trách nhiệm của mỗi nhân viên và
khách hàng, do vậy công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở luôn được chấp hành
nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy định phòng cháy và chữa cháy
Để đảm bảo công tác PCCC, mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy
định của cơ sở:
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về PCCC
- Hệ thống điện không được câu mắc thêm tránh tình trạng dẫn đến quá tải
- Khi ra khỏi phòng phải tắt hết các hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị tiêu thụ điện
- Tổ chức học và thực tập các tình huống trong phương án đề ra

- Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC tại chỗ để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy
nổ xảy ra. Mọi người cần nắm bắt được tính năng tác dụng và cách sử dụng thành thạo
phương tiện chữa cháy. Đồng thời thường xuyên kiểm tra bảo quản, phương tiện PCCC.
- Cơ sở thường xuyên nhắc nhở và phổ biến những quy định về an toàn PCCC tới
nhân viên và khách hàng đến cơ sở nhằm hạn chế các sự cố về cháy, nổ xảy ra.
10. Các biện pháp chữa cháy
- Nguyên tắc chữa cháy: Đánh kẻng báo động toàn cơ sở hoặc dùng mọi hình thức
để báo cháy, dùng các trang thiết bị PCCC hiện có để dập tắt đám cháy, cắt điện khu vực
xảy ra cháy, gọi điện cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số 114 hoặc 871265.
Phân công trách nhiệm từng người trong quá trình dập tắt đám cháy như: người sử dụng
phương tiện chữa cháy như bình chữa cháy, chăn chữa cháy, cát…người đi cứu ngươi bị
nạn và tài sản trong đám cháy. Huy động mọi người dùng xô múc nước tại chỗ để chữa
cháy.
- Ngăn không cho cháy lan sang khu vực lân cận
- Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến phải báo cáo rõ tình hình diễn biến của
đám cháy, thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Khi xe chưa cháy đến, nhân viên trong cơ sở phai ra đón xe và mở cổng cho xe
chưa cháy vào để tiếp cận với đám cháy.
- Thực hiện các nhiệm vụ chữa cháy theo lệnh của chỉ huy chữa cháy.
- Khi đám cháy được dập tắt phải tiến hành giữ nguyên hiện trường cháy để điều tra
nguyên nhân cháy và có biện pháp khắc phục sau đám cháy.
PHẦN II
GIẢ ĐINH TÌNH HUỐNG CHÁY
1.Giả đinh tình huống I: Cháy khi nhập gaz.
Địa điểm cháy: Tại nơi đang nhập gaz.
Nguyên nhân cháy: Do sơ xuất (do có người hút thuốc).
Thời gian xảy ra cháy: 10 giờ 30 phút
Kế hoạch tổ chức cứu chữa:
- Người phát hiện ra cháy phải hô to: Cháy!.....Cháy!.....Cháy!..
3

- Thời điểm này tại cửa hàng có 06 người: 02 người là nhân viên của cơ sở và 04
khách hàng.
- Nhiệm vụ dập tắt đám cháy như sau:
+ Sau khi nghe tiếng báo cháy thì cho phương tiện cung ứng gas rời khỏi vị trí
nhập hàng đến nơi an toàn
+ Người phát hiện ra cháy sử dụng bình chưa cháy rút kẹp chì, cầm vòi phun
hướng vào gốc lửa của đám cháy bóp cò dập tắt đám cháy.
+ Các nhân viên còn lại và khách hàng có mặt nhận được thông tin báo cháy thì
lập tức chạy đến và phân chia nhiệm vụ cụ thể như sau: Một người cúp cầu dao tổng của
nguồn điện, còn lại thì cùng nhau sử dụng các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện có
của cơ sở, hỗ trợ cùng dập tắt đám cháy, ngăn không cho đám cháy lan rộng sang khu vực
khác, hướng dẫn khách hàng ra khỏi khu vực nguy hiểm, di chuyển tài sản trong cơ sở đến
nơi an toàn để tránh tình trạng đám cháy lan sang các khu vực khác, nhân viên cúp điện
xong sau đó hỗ trợ cùng dập tắt đám cháy, các nhân viên khác cùng khách hàng phụ giúp
bằng cách dùng xô múc cát, chăn chiên nhúng nước phủ lên đám cháy để tránh ngọn lửa
lan rộng.
+ Nếu đám cháy phát triển lớn hơn không có khả năng dập tắt thì phải gọi cho
lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số 114 hoặc 871265 đến dập tắt đám cháy và báo
cho Công an xã theo số máy 060.3864786 để trợ giúp, báo cho chủ cửa hàng biết để hỗ trợ.
+ Sau khi lực lượng cháy chuyên nghiệp đến nơi thì người biết sự việc xảy ra
phải báo cáo lại cho chỉ huy chữa cháy rõ và thực hiện theo mệnh lệnh của người chỉ huy
chữa cháy.
+ Nếu có người bị thương thì phải đưa người bị thương ra nơi an toàn tổ chức sơ
cứu và đưa tới cơ sở y tế gần nhất(Trạm Y tế xã đối diện với cơ sở)
+ Sau khi đám cháy được lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp dập tắt, thì các
nhân viên của cơ sở phụ giúp, giữ nguyên hiện trường để cơ quan chức năng làm việc, sau
đó khắc phục hậu quả và phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC để có biện pháp phòng
ngừa tốt hơn không để cháy xảy ra lần sau.
2.Giả đinh tình huống II: Cháy do sự cố dùng thuốc của khách hàng.
Địa điểm cháy: Tại khu vực kinh doanh

Nguyên nhân cháy: Do khách hàng hút thuốc vô ý ném vào những vật liệu dễ cháy
gây cháy.
Thời gian xảy ra cháy: 19 giờ 10 phút
Kế hoạch tổ chức cứu chữa:
- Người phát hiện ra cháy phải hô to: Cháy!.....Cháy!.....Cháy!..
- Thời điểm này tại cửa hàng có 05 người: 02 người là nhân viên của cơ sở và 03
khách hàng.
- Nhiệm vụ dập tắt đám cháy như sau:
+ Người phát hiện ra cháy sử dụng bình chưa cháy rút kẹp chì, cầm vòi phun
hướng vào gốc lửa của đám cháy bóp cò dập tắt đám cháy.
+ Các nhân viên còn lại và khách hàng có mặt nhận được thông tin báo cháy thì
lập tức chạy đến và phân chia nhiệm vụ cụ thể như sau: Một người cúp cầu dao tổng của
4
nguồn điện, còn lại thì cùng nhau sử dụng các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện có
của cơ sở, hỗ trợ cùng dập tắt đám cháy, ngăn không cho đám cháy lan rộng sang khu vực
khác, một người sử dụng đèn pin cung cấp ánh sáng cho mọi người thực hiện nhiệm vụ
chữa cháy, hướng dẫn khách hàng ra khỏi khu vực nguy hiểm, di chuyển tài sản trong cơ
sở đến nơi an toàn
+ Sau khi nhân viên cúp điện xong hỗ trợ cùng dập tắt đám cháy, các nhân viên
khác cùng khách hàng phụ giúp bằng cách lấy bình chữa cháy khác hướng vào gốc của
ngọn lửa dập tắt đám cháy hoặc dùng xô múc cát tạt vào đám cháy. Đồng thời cùng di
chuyển tài sản và cùng dập đám cháy càng nhanh càng tốt.
+ Nếu đám cháy phát triển lớn hơn không có khả năng dập tắt thì phải gọi cho
lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số 114 hoặc 871265 đến dập tắt đám cháy và báo
cho Công an xã theo số máy 060.3864786 để trợ giúp, báo cho chủ cửa hàng biết để hỗ trợ.
+ Sau khi lực lượng cháy chuyên nghiệp đến nơi thì người biết sự việc xảy ra
phải báo cáo lại cho chỉ huy chữa cháy rõ và thực hiện theo mệnh lệnh của người chỉ huy
chữa cháy.
+ Nếu có người bị thương thì phải đưa người bị thương ra nơi an toàn tổ chức sơ
cứu và đưa tới cơ sở y tế gần nhất(Trạm Y tế xã đối diện với cơ sở)

+ Sau khi đám cháy được lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp dập tắt, thì các
nhân viên của cơ sở phụ giúp, giữ nguyên hiện trường để cơ quan chức năng làm việc, sau
đó khắc phục hậu quả và phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC để có biện pháp pòng ngừa
tốt hơn không để cháy xảy ra lần sau.
Chú ý:
- Nếu cơ sở không có bình chữa cháy hoặc bình chữa cháy đã hết tác dụng, thì người
phát hiện cháy phải tắt cầu dao tổng của hệ thống điện sau đó mới dùng chăn chiên, cát,
nước.. để dập tắt đám cháy
- Đây là tình huống phức tạp, nhân viên cần chú ý khi có sự cố cháy nổ phải thật
bình tĩnh, sử dụng các phương tiện chữa cháy một cách nhanh nhện đúng động tác để dập
tắt đám cháy một cách nhanh chóng.
- Phải thường xuyên quan tâm tới công tác nghiệp vụ PCCC tại cơ sở. Định kì cơ sở
cử nhân viên tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC để nâng cao hơn nữa về các biện pháp
phòng cháy và xử lý tình huống khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Kon Tum, ngày ….. tháng…… năm 200 Kon Tum, ngày ….. tháng…… năm 200
PHÒNG CẢNH SÁT PCCC CỬA HÀNG GAS DUY HẢI
DUYỆT PHƯƠNG ÁN NGƯỜI LẬP PHƯƠNG ÁN
Nguyễn Đình Ngôn
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×