Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN hướng dẫn nội dung, kế hoạch tổ chức các cuộc thi giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.9 KB, 7 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 1250/SGDĐT-GDMN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 17 tháng 9 năm 2013

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HỘI THI
GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2013 – 2014
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về dinh dưỡng và sức khoẻ
trẻ mầm non” trên mạng Internet, Hội thi “Chung tay bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển, đảo Việt Nam” cấp trường và Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” các cấp, như sau:
I- HỘI THI “TÌM HIỂU VỀ DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ TRẺ MẦM NON”

1- Mục đích:
- Nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non cho
cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và các bậc phụ huynh;
- Nâng cao năng lực quản lý chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho
cán bộ quản lý và người phụ trách dinh dưỡng trong các trường mầm non;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ ở các trường mầm non;
- Tạo kênh thông tin để cán bộ quản lý, giáo viên mầm non có thể học hỏi, giao
lưu, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm
non.
2- Nội dung thi:
- Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ.
- Nhu cầu, chế độ dinh dưỡng của trẻ mầm non.


- Cách xây dựng, quản lý khẩu phần và chế biến các món ăn cho trẻ.
- Cách phòng chống các bệnh có liên quan đến chế độ chăm sóc dinh dưỡng ở trẻ
(suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì, thiếu vitamin A, còi xương…)
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến thức ăn cho trẻ.
3- Đối tượng, hình thức và thời gian:
a. Đối tượng:
Tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, mỗi cơ sở được đăng ký một mã dự thi.
b. Hình thức:


Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến trên mạng Internet
(Qua website: www.dinhduongmamnon.vn)
c. Thời gian: Cuộc thi được tổ chức qua 03 vòng thi như sau:
Vòng 1 – Cấp huyện: từ ngày 07/10/2013 đến hết ngày 11/10/2013.
Vòng 2 – Cấp tỉnh: từ ngày 14/10/2013 đến hết ngày 18/10/2013.
Vòng 3 – chung kết: từ ngày 21/10/2013 đến hết ngày 25/10/2013.
* Lưu ý: 100% cơ sở GDMN tham gia thi, khuyến khích mỗi cơ sở có nhiều
cá nhân tham gia dự thi.
II- HỘI THI “CHUNG TAY BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
VIỆT NAM”

1- Mục đích, yêu cầu:
a. Mục đích:
- Góp phần nâng cao nhận thức của trẻ em, giáo viên, phụ huynh và toàn thể
nhân dân về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển,
đảo; góp phần khơi dậy và vun đắp tình yêu biển, đảo, quê hương đất nước; trau dồi
ý thức gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo Việt Nam; xây dựng thói
quen và hành vi tiết kiệm tài nguyên, ứng xử đúng đối với môi trường biển, đảo.
- Thông qua hội thi nhằm tuyên truyền các kiến thức về: Biển, Đảo Việt Nam;
Lợi ích của biển, đảo; Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ môi trường biển,

đảo; đồng thời tuyên truyền về chương trình GDMN và hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ của các trường mầm non ....tới các bậc phụ huynh và toàn thể nhân dân.
b. Yêu cầu:
- Tuyên truyền nội dung, kế hoạch tổ chức hội thi tới các ban, ngành, đoàn
thể, các bậc phụ huynh và toàn thể nhân dân.
- Phát động phong trào sưu tầm, sáng tác tranh, ảnh, bài hát, bài thơ, câu đố...
về biển, đảo Việt Nam, làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên liệu có ở biển, đảo.
- Tổ chức hội thi nhẹ nhàng, sinh động có tác dụng phổ biến kiến thức, khơi
dậy tình yêu biển, đảo, quê hương, đất nước một cách sâu rộng trong cộng đồng.
2- Nội dung, hình thức và thời gian tổ chức Hội thi
a- Đối tượng: phụ huynh, giáo viên và trẻ mẫu giáo.
b- Số lượng: mỗi trường nên tổ chức 3 đội chơi, mỗi đội có 5 – 7 thành viên.
c- Nội dung thi: kiến thức về biển, đảo Việt Nam, lợi ích của biển, đảo và ý
thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo.
d- Hình thức, thời gian:
- Hình thức: thi theo hình thức sân khấu hoá, chia làm 3 phần


+ Phần thi chào hỏi: thời gian cho mỗi đội không quá 10 phút; sử dụng các
hình thức nghệ thuật để giới thiệu ngắn gọn về địa phương, trường, lớp, thành viên
đội chơi gắn với nội dung hội thi và thể hiện được năng khiếu của toàn đội.
+ Phần thi hiểu biết: thời gian không quá 7 phút; trẻ, phụ huynh, giáo viên
của các đội chơi cùng trả lời khoảng 10 câu hỏi về biển, đảo Việt Nam, các lợi ích
của biển, đảo, các hành động bảo vệ biển, đảo Việt Nam, các hành vi ứng xử đúng
đối với môi trường biển, đảo.... theo hình thức trắc nghiệm.
+ Phần thi chung sức: thời gian cho mỗi đội không quá 10 phút; trẻ, phụ
huynh, giáo viên phối hợp chơi một trò chơi theo yêu cầu của Ban Giám khảo.
Ví dụ: trò chơi Vận chuyển nước ngọt ra Đảo Trường Sa; trò chơi chọn hình
ảnh đúng – sai về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo hoặc chọn các con vật
sống ở biển; trò chơi ghép tranh (Hòn đảo, Bãi biển, ngọn Hải đăng, tầu đánh cá...);

trò chơi cùng nhau ra thăm đảo (cả đội phối hợp mang quà, vượt qua một số chướng
ngại vật để ra đảo)...
- Thời gian tổ chức Hội thi: hoàn thành trước 31/12/2013.
*Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả của công tác tuyên truyền và đảm bảo an toàn
cho trẻ, hội thi chỉ tổ chức ở cấp trường, các huyện không tổ chức thi theo hình thức
cụm trường.
III- HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
1- Mục đích, yêu cầu:
a. Mục đích:
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giáo viên gặp gỡ giao lưu, thể hiện
năng lực, trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, khai
thác, sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng, đồ chơi trong việc thực hiện
chương trình giáo dục mầm non (GDMN).
- Đẩy mạnh phong trào thi đua trong trường học, nhân rộng điển hình tiên
tiến trong hoạt động chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng GDMN.
- Kết quả Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng đội ngũ,
đánh giá công tác triển khai, tổ chức thực hiện chương trình GDMN của các cấp
quản lý giáo dục.
- Tuyển chọn, suy tôn và công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi các cấp.
b. Yêu cầu:
- Triển khai nội dung, kế hoạch tổ chức các Hội thi đến 100% cán bộ quản lý
và giáo viên mầm non trong toàn ngành.
- Việc tổ chức Hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng,
khoa học có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi,
phổ biến kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ.


2- Nội dung, hình thức và đối tượng dự thi
a. Nội dung, hình thức thi:
Mỗi giáo viên dự thi phải thực hiện đủ 2 bài thi:

- Bài thi kiểm tra năng lực: giáo viên làm một bài thi viết (kết hợp 2 hình
thức tự luận và trắc nghiệm) để kiểm tra năng lực hiểu biết một số văn bản mới về
GDMN, kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ và nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan
đến phạm vi chương trình GDMN.
- Bài thi thực hành:
+) Cấp trường: mỗi giáo viên tổ chức 1 hoạt động học đối với mẫu giáo hoặc
chơi – tập đối với nhà trẻ, theo Chương trình GDMN.
+) Cấp huyện: mỗi giáo viên tổ chức 2 hoạt động học đối với mẫu giáo hoặc
chơi – tập đối với nhà trẻ theo Chương trình GDMN.
+) Cấp tỉnh: mỗi giáo viên tổ chức 2 hoạt động học đối với mẫu giáo hoặc
chơi – tập đối với nhà trẻ theo Chương trình GDMN.
b. Số lượng, đối tượng dự thi:
- Hội thi cấp trường, cấp huyện do Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
- Hội thi cấp tỉnh: mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo chọn 2 giáo viên, 1 giáo
viên dạy khối mẫu giáo 3 tuổi, 1 giáo viên dạy khối nhà trẻ năm học 2013 –
2014.
c. Điều kiện dự thi:
- Giáo viên dự thi phải có trình độ Trung cấp Sư phạm Mầm non trở lên, có
thời gian liên tục trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ từ 2 năm trở lên, được xếp loại
Khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Giáo viên dự thi phải có ít nhất 1 SKKN hoặc sáng tạo kỹ thuật được nhà
trường xếp loại Khá trở lên trong năm học 2011 – 2012 hoặc 2012 – 2013;
- Giáo viên dự thi cấp huyện phải có ít nhất 1 lần đạt Giáo viên dạy giỏi cấp
trường trong 2 năm trước liền kề.
- Giáo viên dự thi cấp tỉnh phải có ít nhất 1 lần đạt Giáo viên dạy giỏi cấp
huyện trong 3 năm trước liền kề.
3- Đánh giá, xét giải và thời gian tổ chức Hội thi
a. Đánh giá:
Đánh giá bài thực hành theo Phiếu đánh giá tổ chức hoạt động của giáo viên
mầm non (theo mẫu gửi kèm). Đánh giá bài thi kiểm tra năng lực theo thang điểm

10.
Giáo viên có điểm bài thi kiểm tra năng lực đạt 8,0 điểm trở lên và các bài thi
thực hành đạt Khá trở lên, trong đó có ít nhất 1 bài đạt Giỏi, được công nhận danh
hiệu Giáo viên dạy giỏi (cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh).


b. Cơ cấu giải Hội thi cấp tỉnh:
* Giải đồng đội:
- 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba.
- Cách xét: tổng điểm cả 2 phần thi của các cá nhân, và điểm thưởng cá nhân
đạt giải (giải Nhất cộng 2,0 điểm, giải Nhì cộng 1,5 điểm, giải Ba cộng 1,0 điểm,
giải Khuyến khích cộng 0,5 điểm) lấy từ cao xuống thấp.
* Giải cá nhân:
- 2 giải Nhất, 6 giải Nhì, 10 giải Ba, còn lại giải Khuyến khích.
- Cách xét:
+ Chỉ xét giải đối với cá nhân đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh;
+ Xét giải theo 2 nhóm, nhóm giáo viên khối nhà trẻ và nhóm giáo viên khối
3 tuổi, tính theo tổng điểm 2 phần thi, lấy từ cao xuống thấp.
+ Nếu các cá nhân có tổng điểm 2 phần thi bằng nhau thì cá nhân nào có tổng
điểm bài thi thực hành cao hơn sẽ được chọn xét giải.
+ Nếu các cá nhân có cả điểm bài thi thực hành và điểm bài thi kiểm tra năng
lực bằng nhau thì xét đối với giáo viên có cả 2 bài thực hành đạt Giỏi, nếu vẫn trùng
nhau thì Ban tổ chức Hội thi sẽ thống nhất quyết định.
c. Thời gian:
- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường: tháng 11/2013.
- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: tháng 01/2014.
- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: tháng 3/2014.
Trên đây là hướng dẫn tổ chức các Hội thi năm học 2013 – 2014, yêu cầu
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, thị xã triển khai nghiêm túc, xây
dựng kế hoạch tổ chức các hội thi (có thời gian, địa điểm cụ thể), gửi về Sở Giáo

dục và Đào tạo trước ngày 30/10/2013 (qua đ/c Vũ Thị Năm, Phòng GDMN).
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc cần báo cáo kịp thời
về Sở Giáo dục và Đào tạo để được giải quyết ./.
Nơi nhận:
-Phòng GD&ĐT các huyện, TP, TX;
- LĐ-CV Phòng GDMN;
- Website Sở GD&ĐT;
- Lưu Phòng GDMN, VP.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(đã ký)
Đoàn Thị Minh Công


PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2013 - 2014
Họ và tên giáo viên dạy: ……………………………….......................................
Trường MN……………………………….; Huyện (TP, TX):…………………..
Tên đề tài: ……………………………...............................; Dạy lớp ……………
Họ và tên Giám khảo: …………………………………………………………….
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM
CHUẨN

1. Chuẩn bị:
1.1 Giáo án trình bầy rõ ràng, đúng nội dung, có tính sáng tạo phù hợp
với thực tế.
1.2 Có đủ đồ dùng cho cô và trẻ, đảm bảo tính sư phạm, thuận tiện, an

toàn trong sử dụng.
1.3 Địa điểm tổ chức hoạt động phù hợp, sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ hợp lý
2. Nội dung:
2.1 Giáo viên nắm chắc yêu cầu và kiến thức cơ bản của hoạt động.
2.2 Kiến thức đảm bảo chính xác, hệ thống, khoa học theo đặc trưng của
hoạt động.
2.3 Lựa chọn nội dung giáo dục tích hợp hợp lý, phù hợp, hiệu quả, gắn
với đời sống thực tế xung quanh trẻ.
3. Phương pháp:
3.1 Sử dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với đặc trưng và đảm
bảo hiệu quả của hoạt động.
3.2 Hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với các đối tượng, phát huy
tính tích cực của trẻ, quan tâm đến trẻ khuyết tật học hoà nhập (nếu có).
3.3 Bao quát lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ, xử lý các tình huống sư
phạm khéo léo, kịp thời.
3.4 Khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học thiết thực, hiệu quả.
3.5 Đảm bảo thời gian của hoạt động, phân bố thời gian hợp lý.
3.6 Lời giảng mạch lạc, truyền cảm, không ngọng, lắp.
3.7 Tác phong nhẹ nhàng, linh hoạt, tình cảm, yêu thương, tôn trọng trẻ.
4. Kết quả:
4.1 Hoạt động diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lý của trẻ.
4.2 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học.
4.3 Đa số trẻ đạt được kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của hoạt động.

3
1

Tổng điểm

ĐIỂM

ĐẠT

1
1
6
1
3
2
8
1
1
1
1
1
2
1
3
0,5
1,0
1,5

20

*Ghi chú: đạt 17-20 điểm xếp loại Giỏi; đạt 13-dưới 17 điểm xếp loại Khá; đạt 10-dưới 13 điểm
xếp loại TB; đạt dưới 10 điểm hoặc giáo viên ngọng, lắp xếp loại Không đạt yêu cầu.


ĐÁNH GIÁ CHUNG
*Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
*Hạn chế:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
*Xếp loại:
Tổng điểm đạt: ……../20; Xếp loại: ……………………..
Ngày ………tháng 3 năm 2014
GIÁM KHẢO

(ký, ghi rõ họ tên)



×