Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

BAI 4 Bí thư chi bộ 2019 trình chiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 20 trang )

CÔNG TÁC ĐẢNG CỦA CHI ỦY

i

VÀ BÍ THƯ CHI BỘ TRONG THựC HIỆN NH ỆM VỤ PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO; XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI; QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ
I – SỰ CẦN THIẾT LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO; XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA, CON NGƯỜI; QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
Ở CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở
Từ khi giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng
Tám đến nay, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, giữ vai trò
lãnh đạo toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Để thực hiện vai trò lãnh đạo, trưóc hết Đảng xây dựng
các tổ chức cơ sở đảng theo hệ thống tổ chức hành chính nhà
nước; trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, trong lực
lượng vũ trang...


2. Vai trò quan trọng của các lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
xây dựng và phát triển văn hóa, con người; quản lý, bảo
vệ tài nguyên môi trường trong giai đoạn hiện nay
- Giáo dục và đào tạo là hoạt động riêng có của xã hội
loài người, theo đó, các thế hệ đi trước truyền thụ những tri
thức và kinh nghiệm thu được qua hoạt động thực tiễn cho
các thế hệ đi sau.
- Phát triển văn hóa, con người là mục tiêu cơ bản của


cách mạng trong mọi' giai đoạn phát triển, bởi văn hóa bao
gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra, phục vụ cho con người và “các phương thức sử
dụng chúng”.
- Vấn đề quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu đang là vấn đề lớn toàn cầu, tác
động đến tất cả các nước trên thế giới.


II. QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC,
ĐÀO TẠO; XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI; QUẢN
LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

1. Về phát triển giáo dục và đào tạo
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Hội nghị Trung ương
8 khóa XI đã xác định 7 quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục, đào tạo ở nước ta hiện nay.


Một là, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội.


Hai là, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi m Ới
những vấn đề lớn, cỐt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến
mục tiêu, nội dung, phương pháp, cƠ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm
thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia

của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả
các bậc học, ngành học.


Ba là, phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhằn tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với
hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.


Bốn là, phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ
khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan.


Năm là, đổi mới hệ thông giáo dục theo hướng mở, linh
hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữacác phướng
thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và
đào tạo.


Sáu là, chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo.
Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và
ngoài công lập, giữa các vùng, miền.
Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với
các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới,

hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách.
Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đàọ tạo.


Bảy là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát
triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước


2. Về xây dựng, phát triển văn hóa, con người
Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục
tiêu, động lực phát triển bền vững đất míốc. Văn hóa phải
được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.


Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn,
dân chủ và khoa học.


Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách
con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.
Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con
người có nhân cách, lối sống tôt đẹp, với cac đặc tính cơ bản:
yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù,
sáng tạo.


Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong

đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài
hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn
hóa và con người trong phat triển kinh tế.


Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của
toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quan lý, nhân dân là chủ
thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng


3. Về bảo vệ tài nguyên, môi trường
Một là, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cưòng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn
đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan
hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững
của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối',
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh và an sinh xã hội.


Hai là, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phải trên cơ sở
phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên
vùng. Vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu
dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản.


Ba là, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, là thách thức
nghiêm trọng đôi với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI ứng phó
với biến đổi khí hậu phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu;

không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi
mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững.


Bốn là, tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực,
nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước.
Tài nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá,
hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ;
khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, gắn với
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh tài
nguyên. Chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, vật
liệu mới, tái chế.


Năm là, môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi
trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát
triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo
phương châm ứng xử hài hòa vối thiên nhiên, theo quy luật tự
nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc- phục ồ
nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng
đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi
trường là đầu tư cho phát triển bền vững



×