Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh lào cai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.79 KB, 122 trang )

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HTNV

: Hoàn thành nhiệm vụ

HTTNV

: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

HTXSNV

: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

KT-XH

: Kinh tế, xã hội

LLCT

: Lý luận chính trị

TCCSĐ

: Tổ chức cơ sở Đảng

TH


: Tiểu học

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

TSVM

: Trong sạch vững mạnh

TSVMTB

: Trong sạch vững mạnh tiêu biểu


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.........................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................
Chương 1........................................................................................................
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ THÔN, BẢN......................
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN......................................................................
Chương 2........................................................................................................
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ.............................................
THÔN, BẢN Ở CÁC XÃ BIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY
.................................................................................................................

- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
.................................................................................................................
2.3. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với
chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới
tỉnh Lào Cai hiện nay............................................................................
Chương 3........................................................................................................
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
.................................................................................................................
ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ THÔN, BẢN Ở CÁC XÃ BIÊN GIỚI
TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY..........................
90
KẾT LUẬN....................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................
PHỤ LỤC 10....................................................................................................
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.................................................................
PHỤ LỤC 11....................................................................................................


PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.................................................................
PHỤ LỤC 12....................................................................................................
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA................................................


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bí thư chi bộ giữ vai trò lãnh đạo chi bộ giữa hai kỳ Đại hội, chịu trách
nhiệm trước chi ủy, đề xuất và tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo
của chi ủy; đối với bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai vai
trò này được thể hiện trong việc lãnh đạo chi bộ tập hợp, vận động, tổ chức,

hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, mà trực tiếp là của
cấp ủy và chính quyền xã. Đồng thời thực hiện việc lãnh đạo chi bộ tổ chức
thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân và lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt
động của các tổ chức đoàn thể trong thôn, bản ở các xã biên giới thực hiện
nhiệm vụ phát triển KT-XH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước.
Trong công tác lãnh đạo của Đảng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng
đội ngũ cán bộ, coi đó là khâu then chốt, khâu quyết định để tăng cường vai
trò lãnh đạo của Đảng. Hiện nay sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước ngày càng phức tạp, vai trò cán bộ ngày càng có ý nghĩa lớn, điều này
càng ý nghĩa hơn trong thực tiễn hiện nay về chất lượng cán bộ và chất lượng
công việc, hai vấn đề này có liên quan đến nhau nếu chất lượng cán bộ kém
thì chất lượng công việc kém và ngược lại. Vị trí, vai trò của đội ngũ bí thư
chi bộ nói chung và đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới nói riêng
và vô cùng quan trọng, bởi là người gần dân nhất và thực hiện vai trò người
đứng đầu chi ủy, chi bộ lãnh đạo chi bộ, các đoàn thể quần chúng và nhân dân
thực hiện nhiệm vụ chính trị ở thôn, bản. Để thực hiện được nhiệm vụ của
mình đáp ứng với thực tiễn trong công cuộc đổi mới đòi hỏi đội ngũ bí thư chi
bộ thôn, bản các xã biên giới phải đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng (phẩm
chất, trình độ, kỹ năng, khả năng hoàn thành nhiệm vụ …) vì vậy nâng cao


2
chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới tỉnh Lào Cai trong
giai đoạn hiện nay là tất yếu khách quan.
Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư đã có nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng, củng cố, nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng
viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW

ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ban Bí thư TW Đảng khóa X về nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ, các cấp ủy, tổ chức Đảng đã tập trung lãnh đạo, tạo
được một số chuyển biến tích cực về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng,
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
đảng viên. Qua đó làm cho các cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên nhận thức
sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng và của chi bộ; ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với
việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội
ngũ cán bộ, đảng viên.
Thực hiện chủ trương tăng cường công tác Xây dựng Đảng, Đảng bộ
tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các huyện, thành ủy đặc biệt chú trọng tới công tác
củng cố kiện toàn các chi bộ cơ sở, chi bộ thôn, bản các xã biên giới, các xã
vùng sâu, vùng xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương này
các cấp ủy Đảng đã bắt tay vào thực hiện một cách đồng bộ và có nhiều
chuyển biến tích cực từ việc kiện toàn đội ngũ bí thư chi bộ nói chung và đội
ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới nói riêng, hệ thống tổ chức cơ sở
Đảng các thôn, bản đã được kiện toàn; phương pháp công tác và phương
thức lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ thôn, bản đã được đổi mới... Tuy nhiên,
tổ chức cơ sở Đảng cấp thôn, bản vùng biên giới của tỉnh Lào Cai vẫn đứng
trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Chất lượng đội ngũ bí thư chi
bộ ở những vùng này vẫn còn những yếu kém và hạn chế cần khắc phục như:
học vấn giáo dục phổ thông còn chưa cao, tham gia các khóa đào tạo, bồi


3
dưỡng nghiệp vụ cấp ủy chưa thường xuyên, trình độ lý luận chính trị, trình
độ chuyên môn, năng lực quản lý và năng lực điều hành công việc thực tiễn
còn nhiều hạn chế. Để thực hiện được mục tiêu tăng cường khai thác mọi
tiềm năng, thế mạnh của các xã biên giới để đưa đồng bào thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng cuộc sống văn minh, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Để thực hiện nhiệm
vụ này, giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất là cần phải kiện toàn
và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng cơ sở đặc biệt là nâng
cao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới.
Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra đối
với bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã vùng biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay là
rất cần thiết. Với ý nghĩa trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng đội ngũ bí
thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các sách và bài viết đã được công bố
2.2.1. Các bài viết
Phan Diễn (2002), “Một số vấn đề quan trọng về công tác tổ chức và
cán bộ của Đảng hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (số 31). Nội dung bài viết tác
giả tổng kết những đánh giá của Trung ương khóa VII, khóa VIII và Kết luận
của Hội nghị TW6 khóa IX về công tác tổ chức - cán bộ. Tác giả phân tích chi
tiết những mặt làm được và những mặt hạn chế, yếu kém của các nội dung
công tác tổ chức; công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ; vấn đề xây dựng
tộc chức cơ sở Đảng. Tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
công tác tổ chức cán bộ.


4
Hoài Nhân (2002), “Nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở: những vấn đề
lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (số 12). Trong bài viết tác
giả nêu lên số liệu thống kê của tỉnh Bình Dương về trình độ mọi mặt của đội
ngũ cán bộ cơ sở, chỉ ra những bất cập cần phải khắc phục và những trăn trở
về đội ngũ cán bộ cơ sở trước những thực trạng về tình hoạt động và chất

lượng đội ngũ cán bộ cơ sở.
Trần Văn Phòng (2003), “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh
đạo chính trị hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị (số 5). Bài viết đã khái quát
và chỉ ra cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường,
thị trấn). Tác giả đã làm rõ thực trạng và đề ra các yêu cầu để nâng cao chất
lượng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở.
Nguyễn Công Huyên (2005), “Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn - thực
trạng và kiến nghị”, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 12). Bài viết đã nêu lên
những thuận lợi, khó khăn của việc áp dụng mô hình bí thư chi bộ kiêm
trưởng thôn, bản, cụm dân cư, qua nghiên cứu khảo sát tại ba tỉnh: Hà Tây,
Phú Thọ, Hà Giang. Tác giả đưa ra những giải pháp cho việc áp dụng mô hình
“Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn” theo từng vùng miền cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ.
Bùi Đức Lại (2005), “Vài suy nghĩ về người bí thư cấp ủy – người
đứng đầu kiểu mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 6). Trong bài viết tác giả nêu
lên vấn đề của người đứng đầu hiện nay có vị rí rất quan trọng trong đổi mới
tổ chức và công tác tổ chức đồng thời khẳng định trong việc đổi mới thể chế
người đứng đầu nói chung, nên bắt đầu từ vị trí bí thư cấp ủy.
Thủy Anh (2007), “Làm gì để nâng cao chất lượng bí thư chi bộ thôn,
bản, ấp”, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 12). Bài viết đã nêu lên những yếu tổ
ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản, ấp và những
vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn và bồi dưỡng người làm bí thư chi bộ đó là
cơ cấu về tuổi, thành phần dân tộc, giới tính, trình độ (học vấn, chuyên môn


5
nghiệp vụ, lý luận chính trị). Tác giả đã nghiên cứu khảo sát tại các tỉnh,
thành phố: Hà Tây, Hòa Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La, Sóc Trăng,
Thái Bình, Vĩnh Phúc… tác giả đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ “Bí thư chi bộ thôn, bản, ấp”.

2.1.2. Các sách chuyên khảo
Tiến sĩ Nguyễn Duy Hùng (2008), “Những vấn đề cơ bản về tổ chức và
hoạt động của chi bộ Đảng”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2008;
Nguyễn Đức Hùng (chủ biên) (2008) “Sổ tay Công tác Đảng dành cho
bí thư và cấp ủy viên chi bộ”, Nxb Lý luận chính trị;
Nguyễn Văn Học (chủ biên), (2012) “Nghiệp vụ công tác Đảng dành
cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở”, Nxb Chính trị - Hành chính
PGS,TS. Nguyễn Phú Trọng, (2012), “Xây dựng chỉnh đốn Đảng”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
PGS,TS. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên), PGS,TS. Trần Xuân Sầm,
(2001), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội Nội dung đề cập đến cơ sở lý luận của việc sử dụng tiêu
chuẩn cán bộ trong công tác cán bộ; những kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn
cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Tác giả đã đề ra
những quan điểm, phương hướng chung trong việc nâng cao chất lượng công
tác cán bộ.
“365 câu hỏi và trả lời về tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên”, Nxb
Chính trị quốc gia, năm 2004.
Những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề cơ bản
về tổ chức và hoạt động của chi bộ Đảng, về tổ chức cơ sở Đảng, về công tác
cán bộ. Tuy nhiên các công trình này mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn
trong công tác Xây dựng Đảng và TCCSĐ nói chung mà chưa đi sâu vào từng
địa phương cụ thể. Song, những công trình khoa học này nội dung cơ bản là


6
cơ sở và nguồn tư liệu quý giúp cho tác giả tham khảo và tiếp thu một cách có
chọn lọc trong việc nghiên cứu để thực hiện đề tài.
Tô Huy Rứa (chủ biên), Trần Khắc Việt (2003), “Làm người cộng sản

trong giai đoạn hiện nay”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách bàn rất
sâu về: tiêu chuẩn, tư cách người đảng viên cộng sản trong bối cảnh và điều
kiện mới. Tác giả đã hệ thống đầy đủ cơ sở lý luận, những quan điểm của C.
Mác; V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tiêu chuẩn, tư cách người đảng viên cộng sản và đối chiếu với và so
sánh với điều kiện hiện nay. Tác giả đã đưa ra những: yêu cầu, tiêu chuẩn, tư
cách người đảng viên cộng sản đồng thời đề ra những giải pháp chủ yếu để
xây dựng, rèn luyện tư cách người cộng sản trong giai đoạn cách mạng mới.
2.2. Các luận văn thạc sĩ
Triệu Thị Thúy (2012), “Chất lượng chi bộ thôn, bản ở tỉnh Bắc Cạn
trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam. Tác giả đã đánh giá khái quát chung về hoạt động của chi
bộ thôn, bản đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chi
bộ thôn, bản ở tỉnh Bắc Cạn.
Nguyễn Thành Nam (2012), “Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào
dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.
Tác giả đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở
ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2011, đồng thời đưa ra một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Chính trị cơ sở ở Lào
Cai.
Lưu Thị Sim (2012), “Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Lào
Cai”, Luận văn thạc sĩ Luật học. Tác giả đánh giá thực trạng về chất lượng
của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2011,
đồng thời đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của đội
ngũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh Lào Cai.


7
Hoàng Duyên (2013), “Công tác phát triển đảng viên của các Đảng bộ
xã biên giới tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng về
công tác phát triển đảng viên của các Đảng bộ các xã biên giới của tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2008-2012, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
công tác phát triển đảng viên ở các Đảng bộ xã biên giới tỉnh Lào Cai.
Đặng Minh Tâm (2013), “Xây dựng đội ngũ cán bộ xã người dân tộc
thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ xã là
người dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2008-2012, đồng thời đưa
ra một số giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã là người dân
tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai.
2.3. Các đề tài cấp bộ và cấp Nhà nước
2.3.1. Đề tài cấp Bộ
Nguyễn Minh Bích (chủ biên), (1998) “Thực trạng và những yêu cầu
xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao
phía Bắc nước ta hiện nay”, tháng 10 năm 1998, Hà Nội. Tác giả đã nghiên
cứu và đánh giá về chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng ở trong vùng
nông thôn của một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc ở nước ta trên một số
khía cạnh như: về chất lượng sinh hoạt, năng lực lãnh đạo của cán bộ cấp ủy,
sức chiến đấu của TCCSĐ đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn
của tổ chức cơ sở Đảng. Đề tài tập trung phân tích thực trạng TCCSĐ và xây
dựng một số giải pháp để củng cố và kiện toàn các TCCSĐ trong đó có đội
ngũ cán bộ nhằm nâng cao hoạt động của các TCCSĐ khu vực miền núi, vùng
cao phía Bắc ở nước ta.
2.3.2. Đề tài cấp Nhà nước
PGS,TS. Trần Xuân Sầm (chủ biên) (1994), KX 05-11: “Xác định cơ
cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị đổi mới” (1994)


8
của Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội. Đề tài đã được nghiệm thu và phát

hành sách năm 1998. Tác giả đã nêu lên thực trạng, nguyên nhân và những
luận cứ khoa học đồng thời tác giả đã đề ra các giải pháp cơ bản để xác định
cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
Trên nhiều góc độ nghiên cứu, các công trình khoa học đã đề cập ở
những mức độ khác nhau về chất lượng cán bộ cơ sở. Song chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ có hệ thống và đề cập cụ thể
đến chất lượng bí thư chi bộ và chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở
các xã biên giới của tỉnh Lào Cai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội
ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới, luận văn đề xuất một số quan
điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ
bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đáp ứng yêu cầu phát triển trong
thực tiễn hiện nay của tỉnh Lào Cai.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ
thôn, bản.
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong chất lượng đội ngũ bí
thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở
các xã biên giới của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.


9

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các hoạt động liên
quan đến công tác bí thư chi bộ thôn, bản của các xã biên giới của tỉnh Lào
Cai trong giai đoạn hiện nay. Trong đó luận văn đi sâu vào việc nghiên cứu
chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới từ các khâu trong
công tác cán bộ: tạo nguồn, bồi dưỡng đào tạo, quy hoạch và sử dụng...
- Về không gian: Các bí thư chi bộ thôn, bản thuộc Đảng bộ các xã biên
giới (không bao gồm: các phường, thị trấn) của tỉnh Lào Cai.
- Về thời gian: Nội dung tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá chất
lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản bản thuộc Đảng bộ các xã biên giới
(không bao gồm: các phường, thị trấn) của tỉnh Lào Cai từ 2009 đến 2014.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng và những quan điểm, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng và xây dựng Đảng (đặc biệt là những
quan điểm, tư tưởng về xây dựng đội ngũ cán bộ).
Cơ sở thực tiễn của luận văn là hoạt động lãnh đạo của đội ngũ bí thư
chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai từ năm 2009 đến nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể: lịch sử và logic;
phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh; điều tra, khảo sát, thống kê, tổng
kết thực tiễn…


10
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp khoa học của luận văn
Làm rõ quan niệm về chất lượng và tiêu chí đánh giá tiễn về chất lượng

của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai hiện nay.
Đánh giá đúng thực trạng về chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản
ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013.
Đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới
đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiến
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học
cho các cấp ủy Đảng ở địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện
toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở tỉnh
Lào Cai.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan tham mưu của Đảng bộ tỉnh Lào Cai tham khảo, vận dụng trong việc
nâng cao chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới phù
hợp với việc kiện toàn, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập ở trường Chính trị tỉnh Lào Cai và các Trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện, thành phố tỉnh Lào Cai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 3 chương 7 tiết.


11
Chương 1
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ THÔN, BẢN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ bí thư chi bộ
thôn, bản
1.1.1. Khái niệm bí thư chi bộ và đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản

Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi bộ được đại hội chi bộ hoặc chi ủy
bầu ra, thay mặt chi ủy thường ngày trực tiếp giải quyết mối quan hệ với các
đảng viên trong chi bộ, với người phụ trách đơn vị và các đoàn thể, đồng thời
giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên.
Thôn xã là nói chung về xóm làng; thôn xóm là nói chung về làng xóm
[51, tr.1185];
Bản là đơn vị dân cư nhỏ nhất ở một số vùng dân tộc thiểu số ở Bắc Bộ,
tương đương với làng. [51, tr.46];
Bản làng là xóm làng ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam. [51,
tr.46];
Từ những khái niệm trên có thể khái niệm thôn, bản là đơn vị dân cư nhỏ
nhất ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.
Khái niệm nông thôn được thống nhất quy định tại Thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban
nhân dân xã".
Khái niệm biên cương là “vùng biên giới”; biên giới là “Chỗ hết phần
đất của một nước và giáp với nước khác”. [44, tr 60].
Khái niệm “biên giới”, tại điểm 3 Điều 1 của Hiệp định về “Quy chế
quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc” ký ngày 18/11/2009
có hiệu lực từ ngày 14/7/2010; “Biên giới” hoặc “đường biên giới” có ý nghĩa


12
giống nhau chỉ đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định giới hạn
lãnh thổ trên đất liền (bao gồm lòng đất, vùng nước, vùng trời) của nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về
“Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, khu

vực biên giới đất liền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được hiểu là. “Khu
vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (viết gọn là
khu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã) có
một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên
đất liền”.
Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu:
Bí thư chi bộ thôn, bản là người đứng đầu chi ủy, chi bộ thuộc đơn vị
dân cư nhỏ nhất ở một số vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.
Bí thư chi bộ thôn, bản ở xã biên giới là người đứng đầu chi ủy, chi bộ
khu dân cư thôn, bản thuộc xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp với
đường biên giới quốc gia trên đất liền.
Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan
nhà nước [50, tr 105].
Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ
chức, phân biệt với người thường không có chức vụ [44, tr 106].
Từ khái niệm về cán bộ thì bí thư chi bộ nói chung và bí thư chi bộ thôn,
bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai được gọi là “cán bộ”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng và Nhà
nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thực hiện. Đồng thời có
trách nhiệm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tình hình thực tiễn của
quần chúng nhân dân báo cáo với Đảng và Nhà nước hiểu rõ để


13
xây dựng chính sách đúng phù hợp với nhân dân”. “Cán bộ là cái
gốc của mọi công việc. Công việc thành công hoặc thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém. [31, tr 269, 273]
Bí thư chi bộ là người có vị trí quan trọng, giữ vai trò quyết định trong
việc lãnh đạo chi bộ tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân và lãnh

đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong thôn, bản ở
các xã biên giới thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đúng
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là người
giữ vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng thực hiện
nhiệm vụ chính trị ở thôn, bản.
Theo từ điển tiếng Việt đội ngũ là hàng ngũ. [44, tr.374]
Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề
nghiệp, thành một lực lượng [44 tr 328]
Từ những khái niệm trên có thể hiểu như sau:
Đội ngũ bí thư chi bộ là những người đứng đầu các chi ủy, chi bộ lãnh
đạo chi bộ, cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị; thay mặt chi ủy
thường ngày trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa các đảng viên trong chi bộ
đồng thời phụ trách các đoàn thể quần chúng và giữ mối liên hệ chặt chẽ với
cấp ủy cấp trên trực tiếp.
Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản là những người đứng đầu các chi ủy, chi
bộ thôn, bản thuộc các xã ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, lãnh
đạo chi bộ thực hiện nhiệm vụ chính trị; thay mặt chi ủy thường ngày trực
tiếp giải quyết mối quan hệ giữa các đảng viên trong chi bộ đồng thời phụ
trách các đoàn thể quần chúng ở thôn, bản và giữ mối liên hệ chặt chẽ với
Đảng ủy xã.
Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới là những người đứng
đầu các chi ủy, chi bộ ở thôn, bản thuộc xã có một phần địa giới hành chính
trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.


14
1.1.2. Vị trí, vai trò của bí thư chi bộ thôn, bản
1.1.2.1. Là người đứng đầu, người đại diện cho chi ủy, chi bộ thôn, bản
Bí thư chi bộ thôn, bản là người đứng đầu chi ủy được Đại hội bầu ra, giữ
vai trò lãnh đạo chi bộ giữa hai kỳ Đại hội, nhưng là người đứng đầu chi ủy.

Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm trước chi ủy, đề xuất và tổ chức sinh
hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy, thay mặt chi ủy thường ngày
trực tiếp giải quyết mối quan hệ với các đảng viên trong chi bộ, với trưởng,
phó thôn, bản và các đoàn thể quần chúng, đồng thời giữ mối liên hệ chặt chẽ
với cấp ủy cấp trên, trực tiếp là Đảng ủy cơ sở (Đảng uỷ xã).
Bí thư chi bộ có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng chi bộ, chất
lượng sinh hoạt của chi bộ và toàn bộ các hoạt động nhiệm vụ chính trị của
chi bộ ở thôn, bản. Bí thư chi bộ tốt (có chất lượng tốt) sẽ có tác dụng quyết
định việc nâng cao chất lượng hoạt động của chi ủy, chi bộ từ đó có ảnh
hưởng tốt đến việc củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của
chi bộ ở thôn, bản.
1.1.2.2. Là người đứng đầu, người đại diện cho chi ủy, chi bộ trước
chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở thôn, bản
Thôn, bản các xã biên giới là nơi diễn ra mọi hoạt động trong đời sống
xã hội của cư dân nông thôn miền núi vô cùng phong phú và cùng rất phức
tạp, trách nhiệm của bí thư chi bộ cùng lãnh đạo các đoàn thể quần chúng
trong thôn, bản là rất nặng nề và khó khăn do đặc thù của điều kiện tự nhiên
và trình độ dân trí.
Bí thư chi bộ đóng vai trò mang tính quyết định trong việc đưa nghị
quyết vào cuộc sống, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đảng viên, bà con
nhân dân tích cực thực hiện nhiệm vụ ở thôn, bản. Bí thư chi bộ có vai trò
hướng dẫn về phương pháp công tác của trưởng, phó thôn, bản đồng thời có
trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống chính trị ở cơ sở tổ chức hoạt động
nhằm thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên và đông đảo quần chúng tham gia
thực hiện nhiệm vụ chính trị ở thôn, bản xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân


15
cư, xây dựng nông thôn mới, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc.

Đứng trước những khó khăn và trách nhiệm nặng nề của vị trí, vai trò
người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đó là người đứng đầu, người
đại diện cho chi ủy, chi bộ trước chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở
thôn, bản. Để đảm đương được vị trí của mình đòi hỏi mỗi người bí thư chi bộ
phải hội tụ đầy đủ các yếu tố của người cán bộ đó là: phẩm chất chính trị, đạo
đức, uy tín, năng lực, trình độ, kỹ năng công tác…
1.1.2.3. Là người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt
động của thôn, bản
Vai trò này được thể hiện trong việc lãnh đạo chi bộ tập hợp, vận động,
tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo
đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Sự
mẫu mực của người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới sẽ là tấm gương
sáng để thu phục quần chúng đoàn kết, tự giác, hăng hái thực hiện chủ trương,
nghị quyết lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Để thực hiện tốt vai trò này trong điều kiện hiện nay đòi hỏi đội ngũ bí
thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới phải nhạy bén với cái mới, có năng lực
đổi mới, có tinh thầm dũng cảm, quyết đoán, chủ động, sáng tạo, thật sự
gương mẫu, hướng dẫn đảng viên và quần chúng tổ chức thực hiện tốt nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Với vị trí và vai trò quan trọng như vậy người bí thư chi bộ phải luôn
giữ vững tinh thần đoàn kết thống nhất nội bộ, bởi vì nếu không giữ được sự
đoàn kết thống nhất nội bộ thì sẽ không tập hợp, vận động được quần chúng
nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thôn, bản
điều đó đồng nghĩa với việc bí thư chi bộ không hoàn thành nhiệm vụ chính
trị của mình và cả hệ thống chính trị ở cơ sở không hoàn thành nhiệm vụ.


16
1.1.2.4. Là người giữ trọng trách cao nhất ở chi ủy, chi bộ; đồng thời
là một đảng viên trong chi bộ

Là một đảng viên trong chi bộ, vì thế trước hết bí thư chi bộ phải thực
hiện xuất sắc 4 nhiệm vụ người đảng viên được quy định tại điều 2 Điều lệ
Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI đó là: “tuyệt đối trung thành với mục đích
lý tưởng cách mạng của Đảng; không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao
trình độ kiến thức; liên hệ chặt chẽ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân; tham gia xây dựng, bảo vệ và chấp hành nghiêm chỉnh, đường
lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết
thống nhất trong Đảng.”
Để thực hiện vai trò của mình là người giữ trọng trách cao nhất ở chi
ủy, chi bộ đồng thời là vai trò một đảng viên trong chi bộ, người bí thư chi bộ
thôn, bản ở các xã biên giới phải nêu cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của
mình trong việc thực hiện các công việc của chi bộ đồng thời phải tôn trọng
sự lãnh đạo tập thể của chi ủy, chi bộ thực sự gương mẫu chấp hành các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
các quyết định của tổ chức, luôn chủ động cùng với chi ủy góp phần tích cực
vào việc cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ở cơ sở vào thực tiễn ở thôn, bản mình. Đồng thời cùng
tập thể chi ủy, chi bộ lập kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm
cho nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm
chỉnh ở cơ sở.
1.1.3. Nhiệm vụ của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới
1.1.3.1. Đề xuất và tổ chức các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy,
chi bộ và trực tiếp làm công tác tư tưởng ở chi bộ và thôn, bản
Tổ chức các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chi ủy, chi bộ: để thực hiện
được tốt nhiệm vụ trọng trách này, người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên
giới cần phải thực hiện đảm bảo các yêu cầu sau:


17
Căn cứ vào nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ, tình hình thực tế chi bộ, sở

trường của từng chi ủy viên, bí thư chi bộ chủ động đề xuất với chi ủy, thống
nhất phân công công tác cho từng chi ủy viên, tạo điều kiện thuận lợi để phát
huy vai trò, trách nhiệm của từng chi ủy viên, nhất là những chi ủy viên là cán
bộ phụ trách các đoàn thể ở thôn, bản.
Bám sát tình hình hoạt động lãnh đạo của chi ủy, tăng cường kiểm tra,
đôn đốc và giúp đỡ các chi ủy viên làm tốt nhiệm vụ được phân công, bảo
đảm cho hoạt động lãnh đạo của chi bộ đạt hiệu quả các chương trình kế
hoạch đề ra; đồng thời báo cáo cấp ủy cấp trên xử lý những vấn đề nảy sinh
vượt quá khả năng, quyền hạn giải quyết.
Gương mẫu trong công tác và lối sống, lời nói và việc làm, xứng đáng
là hạt nhân, là trung tâm đoàn kết của tập thể chi ủy, chi bộ. Đây là nhân tố có
ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh chiến đấu, chất lượng hoạt động lãnh
đạo của chi bộ.
Thực hiện công tác tư tưởng ở chi bộ và thôn, bản: để thực hiện công
tác tư tưởng đạt hiệu quả, yêu cầu người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên
giới cần đảm bảo một số yêu cầu:
Nắm vững tình hình nhận thức, tư tưởng của đảng viên và quần chúng
nhân dân trong thôn, bản, tăng cường tiếp xúc với quần chúng, trực tiếp đối
thoại với quần chúng với phương châm “nói cho quần chúng nghe và nghe
quần chúng nói”; kịp thời giải đáp những vướng mắc về nhận thức tư tưởng,
uốn nắn những nhận thức tư tưởng có biểu hiện lệch lạc.
Gần gũi, cởi mở, chân thành với cán bộ, đảng viên và quần chúng, hòa
mình với mọi người, tạo sự đồng thuận, đoàn kết gắn bó trong chi bộ và thôn,
bản để hiểu đúng, hiểu sâu thực chất tình hình tư tưởng của đảng viên và quần
chúng, giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy và cơ quan tuyên giáo của
cấp ủy cấp trên (Ban tuyên vận của xã), nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động
công tác tư tưởng ở chi bộ đúng định hướng của Đảng.


18

Đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động triển khai các hoạt động chống lại
luận điệu xuyên tạc chia rẽ dân tộc nhằm phá hoại Đảng và Nhà nước ta của
các thế lực thù địch, góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch trên mọi lĩnh vực.
1.1.3.2. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thôn, bản
Trên thực tế hiện nay ở thôn, bản các xã biên giới việc giữ mối quan hệ
chặt chẽ mối quan hệ giữa bí thư chi bộ với người đứng đầu phụ trách công
tác đoàn thể và trưởng thôn, bản là vô cùng quan trọng, phải đặt lên nhiệm vụ
hàng đầu, bởi vì thôn, bản là nơi cụ thể hóa tổ chức thực hiện nghị quyết của
Đảng, để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương, yêu cầu bí thư chi bộ phải thường xuyên củng cố, giữ mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thôn, bản và trong từng trường
hợp cụ thể người bí thư chi bộ cần tranh thủ những người có uy tín trong thôn,
bản đó là: già làng, trưởng tộc… để thực hiện nhiệm vụ quản lý thống nhất và
điều hành các hoạt động ở thôn, bản nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội,
quốc phòng an nin. Mối quan hệ ở đây được hiểu là mối quan hệ về trách
nhiệm, tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ nhau, phát huy vai trò của các cá nhân lãnh
đạo tập thể để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân ở thôn, bản mình chứ không phải là mối quan hệ giữa lãnh đạo
và phục tùng.
Người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đang đứng trước nhiều
khó khăn, thử thách để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình họ phải tự mình
không ngừng học tập nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức cách mạng, kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn để tham gia vào việc kiểm
tra công tác của người đứng đầu phụ trách công tác đoàn thể và trưởng thôn,
bản (khi cần thiết) nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thống chính
trị ở cơ sở. Để mối quan hệ này bền chặt yêu cầu đối với bí thư chi bộ phải


19

xây dựng và bám sát quy chế hoạt động của chi ủy với người đứng đầu phụ
trách công tác đoàn thể và trưởng thôn, bản mang tính thống nhất.
1.1.3.3. Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ
Trọng tâm công tác của chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đó là việc
lãnh đạo chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của chi
bộ. Đồng thời tổ chức, quy tụ sức mạnh của cả hệ thống tổ chức đoàn thể
quần chúng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Đảng ta lãnh đạo
cách mạng bằng chủ trương, nghị quyết, vì vậy việc chuẩn bị nghị quyết,
thông qua nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là nội dung trọng yếu
trong phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp. Nguyên tắc hoạt động
lãnh đạo của Đảng là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, do đó bí thư chi
bộ có trách nhiệm chủ trì việc chuẩn bị (dự thảo) nghị quyết, tổ chức thông
qua nghị quyết và sau đó triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết.
Chủ trì việc chuẩn bị ra nghị quyết của chi bộ là nhiệm vụ cơ bản,
quan trọng nhất của người bí thư chi bộ, muốn hoàn thành tốt trọng trách này,
bí thư chi bộ phải nắm vững nội dung, tính chất của mỗi một loại hình sinh
hoạt để chuẩn bị nội dung và vận dụng các hình thức, biện pháp tiến hành cho
phù hợp. Để chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt chi bộ phải bám sát tình hình của
thôn, bản, sự chỉ đạo của Đảng ủy xã, chuẩn bị nội dung đưa ra chi bộ thảo
luận, quyết định. Để đảm bảo nghị quyết khi ra đời sát với tình hình thực tế
của cơ sở, có tính khả thi cao, quá trình ra nghị quyết bí thư chi bộ phải biết
huy động sức mạnh của tập thể chi ủy, đó là sản phẩm của trí tuệ tập thể và
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi chủ trì ra nghị quyết đó là: chuẩn bị
nội dung sinh hoạt chi ủy; chủ trì sinh hoạt chi ủy; chuẩn bị nội dung sinh
hoạt thường kỳ của chi bộ; chủ trì nội dung sinh hoạt chi bộ, ra nghị quyết.


20
1.2. Đặc điểm đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các

xã biên giới
Phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống: đội ngũ bí thư chi bộ thôn,
bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai có phẩm chất chính trị đạo đức tốt,
trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại đa số họ là những người chất phác, thật thà trong từng lời nói, cử chỉ,
hành động, sống giản dị, luôn sống hòa đồng, gần gũi nhân dân và được nhân
dân tín nhiệm là những người có lòng nhiệt tình cách mạng, tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn là người đi đầu gương mẫu chấp hành các
quy định của Nhà nước. Họ là những người có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về
vị trí, yêu cầu công tác của mình và tự rèn luyện trau dồi đạo đức cách mạng, tự
học tập nâng cao trình độ để phù hợp với điều kiện ở cơ sở trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trình độ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ: đội ngũ bí thư chi bộ thôn,
bản ở các xã biên giới có trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị còn thấp so với yêu cầu của thực tiễn.
Từ đặc điểm về trình độ còn hạn chế như vậy dẫn đến khả năng cụ thể hóa
nhận thức cá nhân về khoa học, lý luận đúng đắn còn nhiều hạn chế, dẫn đến
khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã
biên giới của tỉnh Lào Cai chưa cao.
Uy tín và khả năng quy tụ cán bộ: đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các
xã biên giới của tỉnh Lào Cai có những điểm chung như đội ngũ bí thư chi bộ
thôn, bản khác ở các xã trong địa bàn của tỉnh. Họ là những người am hiểu
thông thạo các phong tục, tập quán của đồng bào nơi họ đang sinh sống, vì
vậy họ luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ở
địa phương. Đại đa số họ là những người có uy tín với đảng viên, bà con nhân
dân ở thôn, bản và họ có khả năng quy tụ đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, tìm


21
tòi, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế gia đình để hướng dẫn các hộ nhân

dân trong thôn, bản cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thành phần xuất thân: đây là đặc điểm chung nhất của đội ngũ bí thư
chi bộ thôn, bản ở các xã của các tỉnh miền núi phía Bắc cũng như thôn, bản,
tổ dân phố trong tỉnh Lào Cai. Đại đa số họ là người dân sinh ra và lớn lên tại
thôn, bản dó đó họ có mối quan hệ dòng tộc, làng, bản về mọi mặt của đời
sống xã hội. Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản chủ yếu là xuất thân từ nông dân
và một số lượng nhỏ là cán bộ công chức cấp xã kiêm nhiệm, quân nhân xuất
ngũ và cán bộ hưu trí.
Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản đa số là đồng bào dân tộc ít người
Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai so với
các chi bộ trực thuộc cấp xã trong tỉnh cũng như ở các chi bộ nông thôn vùng
thấp đó là thành phần dân tộc. Điều kiện dân số ở Lào Cai chiếm tỷ lệ 64,09%
là đồng bào dân tộc ít người, do đó đội ngũ đảng viên ở chi bộ thôn, bản các
xã biên giới chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người với đặc thù đội ngũ bí thư
chi bộ thôn, bản chủ yếu là người sinh ra và lớn lên cống hiến và trưởng thành
tại thôn, bản đó đây là lực lượng nguồn cơ bản của cán bộ chủ chốt ở thôn,
bản. Trong tổng số đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào
Cai hiện nay là 231 đ/c, dân tộc kinh 61 đ/c chiếm tỷ lệ là 26,4%; dân tộc ít
người 170 đ/c chiếm tỷ lệ 73,6% [Phụ lục 7].
Tỷ lệ giới tính không cân đối
Do đặc thù của tỉnh Lào Cai chiếm tỷ lệ 64,09% dân số là đồng bào dân
tộc ít người, với đặc điểm điều kiện sống của đồng bào và hiện tại các thôn,
bản trong tỉnh còn tồn tại hai hình thức quản lý xã hội ở cơ sở đó là pháp luật
và luật tục. Phụ nữ đồng bào các dân tộc ở vùng cao chịu ảnh hưởng của các
luật tục còn mang tính tiêu cực nên chủ yếu là làm nương rẫy, thêu thùa, may
vá, nuôi con ... do đó cơ hội học đến với họ là rất thấp, bản thân họ cũng
không muốn tham gia học tập, điều này làm ảnh hưởng lớn tới công tác đào


22

tạo cán bộ nữ là người đồng bào dân tộc ít người trong tỉnh, tỷ lệ đảng viên,
đoàn viên, hội viên là nữ của các đoàn thể quần chúng ở thôn, bản cũng rất
thấp và đặc biệt là cán bộ chủ chốt thôn bản cũng rất thấp. Tổng số đội ngũ bí
thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay là 231 đ/c, nam
là 163 đ/c chiếm tỷ lệ 70,56%; nữ là 68 đ/c chiếm tỷ lệ là 29,44% [Phụ lục 7].
Tác phong làm việc,nhìn chung chưa khoa học
Từ đặc điểm riêng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên
giới đa số là đồng bào dân tộc ít người, chênh lệnh lớn về tỷ lệ giới tính, trình
độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị thấp. Năng lực thực tiễn
chưa cao và khả năng hoàn thành nhiệm vụ chưa đảm bảo yêu cầu, những yếu
tố trên làm ảnh hưởng lớn đến tác phong làm việc của đội ngũ bí thư chi bộ
thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai.
Chưa tận dụng triệt để việc vận dụng trên cơ sở chương trình công tác
của chi bộ hoặc của cấp ủy cấp trên để xây dựng kế hoạch, lập chương trình
công tác cụ thể theo tuần, tháng, quý làm căn cứ thực hiện các nhiệm vụ của
cá nhân. Chưa xem xét, nghiên cứu nắm chắc vấn đề, sát với tình hình thực
tiễn đã quyết định vấn đề đưa ra thảo luận trong chi ủy, chi bộ thực hiện do
vậy hiệu quả của việc thống nhất nội dung trong cấp ủy chưa cao. Nhiều khi
lựa chọn các nội dung thực hiện ở thôn, bản chưa đảm bảo tính thiết thực, tính
hiệu quả; trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết chưa đi sâu sát tới cơ
sở, chưa kiểm tra, đôn đốc kịp thời thực hiện và chỉ đạo điểm đánh giá thực tế
để rút kinh nghiệm. Cá biệt có đồng chí ý thức gắn bó với tập thể còn kém,
chưa phát huy sức mạnh của tập thể, chưa gần gũi nhân dân, chưa biết tập hợp
và sử dụng tài năng của đảng viên trong chi bộ và quần chúng nhân dân trong
thôn, bản mình, còn nhiều đồng chí mang tính tự ti, bảo thủ, đôi lúc chưa
chịu khó lắng nghe ý kiến của nhân dân kể cả các ý kiến ngược, chưa có
sự giải đáp cho nhân dân hiểu, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng
và chính sách pháp luật của Nhà nước, chưa đặt niềm tin tưởng tuyệt đối



×