Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chính sách tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

ĐÀO TRỌNG PHÚC

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
MŨ BẢO HIỂM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------ĐÀO TRỌNG PHÚC

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
MŨ BẢO HIỂM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Hà



Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập, đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bản thân học viên đã tiếp thu đƣợc những
kiến thức về quản lý nói chung và quản lý khoa học và công nghệ nói riêng. Luận
văn của học viên đƣợc hoàn thành bởi sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy cô và
sự quan tâm, ủng hộ của gia đình, bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Mai Hà, là ngƣời đã tận tâm
hƣớng dẫn và giúp đỡ học viên rất nhiều trong việc định hƣớng nghiên cứu khoa
học cũng nhƣ hoàn thiện đƣợc công trình nghiên cứu này.
Nhân dịp này, tôi muốn đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè tại
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vì sự
quan tâm, ủng hộ trong suốt quá trình tôi học tập tại Trƣờng.
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân cho nên luận văn này chắc
chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong muốn nhận đƣợc các ý kiến góp ý và hy
vọng sẽ đƣợc tiếp tục hƣớng nghiên cứu này trong tƣơng lai.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2017
Học viên

Đào Trọng Phúc


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ........................................................................ 5
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. 5

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 7
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 8
5. Mẫu khảo sát ............................................................................................................. 8
6. Vấn đề nghiên cứu..................................................................................................... 8
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 8
8. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 9
9. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 9

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA ....................................................................................................................... 10
1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa................................................................ 10
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp .................................................................................... 10
1.1.2 Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo .................................................................... 15
1.2 Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ................................................................ 16
1.2.1 Đổi mới công nghệ ............................................................................................. 16
1.2.2 Hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ............................................ 20
1.2.3 Tiêu chí đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ................ 23
1.2.4 Vai trò của hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp .......................... 26
1.2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đổi mới công nghệ ................................................. 27
1.3 Chính sách tài chính trong doanh nghiệp .............................................................. 31
1.3.1 Chính sách .......................................................................................................... 31
1.3.2 Chính sách tài chính ........................................................................................... 37
1.4 Tác động của chính sách tài chính đến hoạt động đổi mới công nghệ trong
doanh nghiệp .......................................................................................................... 40
Tiểu kết ........................................................................................................................ 42



CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY ĐỔI
MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT MŨ BẢO
HIỂM ...................................................................................................................... 43
2.1 Thực trạng năng lực đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất mũ
bảo hiểm ................................................................................................................. 43
2.1.1 Thực trạng về nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................ 43
2.1.2 Tình hình tài chính và những rào cản trong tiếp cận tài chính ..................... 45
2.2 Thực trạng về chính sách tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm ...................................................................................... 69
2.2.1 Cơ sở pháp lý hiện hành ..................................................................................... 69
2.2.2 Những chính sách hỗ trợ gián tiếp ..................................................................... 73
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI
MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................... 77
3.1 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ
trong các doanh nghiệp ............................................................................................... 77
3.1.1 Kinh nghiệm của Malaysia .............................................................................. 77
3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc .......................................................................... 78
3.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................................. 81
3.1.4 Kinh nghiệm của các nƣớc OECD ................................................................... 84
3.1.5 Bài học cho Việt Nam ................................................................................... 86
3.2 Giải pháp chính sách tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ................................................................................. 87
3.2.1 Quan điểm sử dụng giải pháp tài chính đối với thúc đẩy đổi mới công nghệ
trong các DNNVV tại Việt Nam ............................................................................ 87
3.2.2 Giải pháp chính sách tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ............................................................................ 89
3.2.3 Một số khuyến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy đổi
mới công nghệ cho DNNVV .................................................................................. 92

Tiểu kết ................................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 100


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐTMH

Đầu tƣ mạo hiểm

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội


MBH

Mũ bảo hiểm

R&D

Nghiên cứu và triển khai


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV trên phƣơng diện R&DError! Bookmar
Bảng 1.2. So sánh khuyến khích thuế và hỗ trợ vốn trực tiếp cho R&D doanh
nghiệp ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1: Giá trị trung bình của các yếu tố năng lực tài chính ................................. 55
Bảng 2.2: Hạn chế trong tiếp cận vốn tín dụng ........................................................ 57
Bảng 2.3: giá trị trung bình của các yếu tố trong thiết lập mối quan hệ của doanh
nghiệp ..................................................................................................................... 59
Bảng 2.4: giá trị trung bình của yếu tố tiếp cận và đổi mới công nghệ ................... 532
Bảng 2.5: Công nghệ, máy móc doanh nghiệp đầu tƣ cho sản xuất ........................ 565
Bảng 2.6: Thời gian lắp đặt thiết bị ....................................................................... 576
Bảng 2.7: Các tác động lan tỏa ................................................................................ 68
Bảng 2.8: Khấu hao thiết bị ..................................................................................... 69
Bảng 2.9: Hoạt động cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm
trong 5 năm ........................................................................................................... 610
Bảng 2.10: Các khó khăn và mức độ khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi tham gia
thị trƣờng............................................................................................................... 663
Bảng 2.11: Cơ sở pháp lý cho đầu tƣ công nghệ .................................................... 730

DANH MỤC HÌNH
Hình1.1. Mô hình đổi mới chuỗi liên kết ................................................................... 22
Hình 2.1: Quy mô của doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm ................................... 440
Hình2.2: Trình độ nhân lực của các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm .............. 451
Hình 2.3: đánh giá của doanh nghiệp về mức độ của 7 hỗ trợ/ƣu đãi nhận đƣợc ...... 57
Hình 2.4: Thị trƣờng tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp ...................................... 65
Hình 2.5: Nguồn gốc của công nghệ/máy móc ......................................................... 68
Hình 2.6: Đánh giá của doanh nghiệp về nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn, nâng
cấp máy móc, thiết bị . .......................................................................................... 640
Hình 2.7: Đánh giá của doanh nghiệp về nhóm chính sách .................................... 640


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các nƣớc đang trong quá trình hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới. Đối với các nƣớc đang phát triển đây vừa là cơ hội, vừa là
thách thức. Hiện nay khoảng các giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát
triển đang ngày càng cách xa, sự cách biệt đó một phần do sự phát triển về KH&CN
là khác nhau, trình độ phát triển KH&CN ở các nƣớc đang phát triển còn thấp và lạc
hậu so với các nƣớc phát triển.Vì thế các nƣớc đang phát triển muốn hội nhập vào
nền kinh tế thế giới và rút ngắn khoảng cách với các nƣớc phát triển thì phải đầu tƣ
phát triển nền KH&CN cho mình. Có nhƣ vậy kinh tế của các nƣớc này mới đứng
vững đƣợc trong quá trình hội nhập, giúp cho các doanh nghiệp trong nƣớc cạnh
tranh đƣợc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của các
nƣớc có trình độ công nghệ tiên tiến, đồng thời giúp phát triển mọi mặt của đời sống
kinh tế xã hội trong nƣớc.
Xu thế toàn cầu hoá cùng với làn sóng hội nhập ngày nay đã đem đến cho
Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức, việc gia nhập các tổ chức quốc tế nhƣ AFTA,
APEC, WTO … một mặt giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện học hỏi
kinh nghiệm quản lý, ứng dụng những thành tựu của các nƣớc đi trƣớc, từ đó rút

ngắn quãng đƣờng để đạt đƣợc sự thành công. Nhƣng sự hội nhập cũng đem đến
một áp lực ngày càng lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giải pháp khả thi cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải cạnh tranh bằng chất
lƣợng, chất lƣợng sản phẩm trở thành một trong những chiến lƣợc quan trọng làm
tăng năng lực cạnh tranh bằng chất lƣợng sản phẩm. Vì một sản phẩm dù có chất
lƣợng tốt tại thời điểm hiện tại cũng chƣa thể đảm bảo tồn tại lâu trên thị trƣờng nếu
nó không đƣợc đổi mới, nhất là trong tình hình hiện nay khi nền KH&CN ngày
càng phát triển mạnh mẽ đã tác động đến nhiều lĩnh vực. Do vậy để đảm bảo chất
lƣợng thì nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng
tiến bộ KH&CN vào quá trình sản xuất.

1


Theo báo cáo năm 2015 của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp
cả nƣớc, đóng góp 50% cho GDP, 33% cho ngân sách Nhà nƣớc, tạo ra 62% việc
làm cho ngƣời lao động, đóng góp 49% vào giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Tuy
nhiên, theo kết quả khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tổng cục Thống kê
(2016), khoảng 20% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động có thể trụ đƣợc
trong cạnh tranh, 60% đang phải cố gắng để tồn tại, 20% đã bị giải thể hoạt ngừng
hoạt động… Hiện nay, máy móc, thiết bị đang đƣợc sử dụng ở các doanh nghiệp
nhỏ và vừa chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu....
Các doanh nghiệp này vẫn đang sử dụng những máy móc có công nghệ lạc hậu 2 –
3 thế hệ. Điều này tất yếu dẫn đến thực trạng các sản phẩm sản xuất ra có chất
lƣợng không cao, khó có lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Hơn nữa, các chỉ số liên
quan đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam trong 5 năm trở lại đây
ngày càng tụt hậu không chỉ với thế giới mà ngay trong khu vực. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê công bố, tỷ lệ đổi mới công nghệ trong kế hoạch 5 năm 20112015 đặt ra là tăng bình quân mỗi năm 13%, nhƣng kết quả chỉ tăng 10,68%/năm.
Mức độ sẵn sàng về công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin đƣợc coi là nền

tảng của phƣơng thức phát triển mới. Tuy nhiên, theo xếp hạng năm 2014 của Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 102 thế giới, trong đó
mức độ ứng dụng công nghệ là rất thấp. Trong giai đoạn 2008-2014, mức độ sẵn
sàng trong áp dụng công nghệ mới của Việt Nam đã giảm từ vị trí 71/134 xuống vị
trí 134/148 quốc gia, thấp hơn rất nhiều so với ngay cả vị trí 82 của Campuchia.
Khả năng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn giảm nhanh từ vị trí
54 xuống 135 trong 5 năm. Vị trị này cũng thấp hơn vị trí thứ 82 của Campuchia.
Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao của Việt Nam rất thấp so với các nƣớc trong khu vực,
chỉ đạt 2%. Nguồn vốn đầu tƣ cho đổi mới công nghệ rất thấp, chỉ khoảng 0,2% 0,3% tổng doanh thu. Trình độ thiết bị công nghệ trong các DNNVV lĩnh vực tƣ
nhân chỉ bằng 3% mức trang bị kỹ thuật trong các DN lớn1... Và một trong những
1

Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh, Nguyễn Thị Thủy (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp

2


rào cản là ở chính sách tài chính. Chính vì lý do đó mà tác giả đã lựa chọn nghiên
cứu “Chính sách tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm)” làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận: Góp phần vào việc xây dựng hệ thống lý luận về chính sách tài
chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và cung cấp luận cứ để ban
hành các chính sách tài chính nhằm nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp.
Về thực tiễn: Giúp cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp công nghiệp
sản xuất mũ bảo hiểm có thể xem xét, tham khảo để vận dụng kết quả của đề tài này
vào việc đánh giá năng lực đổi mới của doanh nghiệp mình, để biết đƣợc thực trạng
về năng lực đổi mới của mình mạnh, yếu thế nào? cần phải ƣu tiên mặt nào? có đảm

bảo cho việc đổi mới công nghệ hay không? để điều chỉnh, bổ sung hoặc tìm ra giải
pháp tài chính nhƣ thế nào cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiện việc đổi mới
công nghệ đem lại hiệu quả.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đổi mới công nghệ đƣợc xem là nhân tố quyết định nâng cao năng suất,
chất lƣợng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tăng cƣờng năng lực
cạnh tranh của quốc gia, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu, điều tra để đánh giá tác động của chính sách đổi
mới công nghệ còn rất ít.
Năm 2012, luận văn “Chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công
nghệ trong các DNNVV (nghiên cứu trường hợp các DNNVV của Hà Tây cũ)” của
tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền. Luận văn này đã kế thừa có chọn lọc những tƣ
tƣởng, quan điểm và kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố, từ đó vận dụng phân
tích thực trạng, đề xuất những chính sách cụ thể, điển hình nhằm tạo môi trƣờng và
chí Tài chính, />
3


điều kiện để có những chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ.
Năm 2004, tác giả Vũ Xuân Thành chủ trì đề tài “Biện pháp hỗ trợ đổi mới
công nghệ cho các DNNVV ở Việt Nam” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý
khoa học và công nghệ của Việt Nam” đã nghiên cứu thực tiễn về đổi mới công
nghệ sản xuất đối với khu vực DNNVV ở Việt Nam; thực trạng chính sách và tổ
chức thúc đẩy đổi mới công nghệ. Đề tài đã đề xuất một số chính sách và tổ chức hỗ
trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Hồng Sơn trong bài báo “Cơ chế tài chính cho hoạt động
KH&CN ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện” trong Tạp chí
“Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới” đã cho rằng cơ chế tài chính là một
trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại đối với chiến lƣợc phát triển
khoa học và công nghệ (KH&CN) của mỗi quốc gia. Cơ chế này quyết định các

hoạt động KH&CN sẽ đƣợc đầu tƣ bao nhiêu, từ những nguồn nào và đƣợc đầu tƣ
nhƣ thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế. Trong những năm
qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, nền KH&CN của Việt Nam đã nhận
đƣợc những khoản đầu tƣ ngày càng lớn. Các thành tựu về KH&CN cũng nhƣ quy
mô, phạm vi ứng dụng các thành tựu này, vì thế, cũng ngày càng gia tăng. Mặc dù
vậy, so với các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ trong khu vực, trình độ KH&CN của
Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc đặt ra. KH&CN chƣa trở thành động lực tăng
trƣởng chủ đạo của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là do Việt
Nam chƣa xây dựng đƣợc một cơ chế tài chính hoàn chỉnh, đồng bộ cho các hoạt
động KH&CN, do đó chƣa thu hút đƣợc đủ những nguồn lực tài chính cần thiết.
Đồng thời, các nguồn lực tài chính hiện có cũng chƣa đƣợc phân bổ và sử dụng hiệu
quả nhƣ mong muốn. Bài viết đã phân tích một số hạn chế của cơ chế tài chính hiện
hành đối với hoạt động KH&CN, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế này.
Trong Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế “Quản lý tài chính trong hoạt động
KH&CN tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam”, tác giả Trần Quang

4


Huy đã bổ sung về mặt lý luận và đƣa ra một số giải pháp trong đổi mới công tác
quản lý tài chính cho Viện Vật lý, tạo điều kiện cho các nhà khoa học của
viện phát huy khả năng sáng tạo, giảm bớt phức tạp trong công tác quản lý về
mặt tài chính.
Đã có rất nhiều những nghiên cứu của các nhà quản lý, các nhà khoa
học, nhằm đóng góp, xây dựng một cơ chế quản lý tài chính KH&CN mới
phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc. Các đề tài đều xoay quanh vấn đề về
chính sách quản lý tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ nhƣ nghiên cứu
của Đinh Thị Nga, “Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước cho khoa

học và công nghệ”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, số 14/2013. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã nêu lên những bất cập trong quản lý chi ngân sách nhà
nƣớc cho hoạt động khoa học và công nghệ trong đó có đề cập đến những hạn chế
của công tác lập ngân sách đầu tƣ, phân bổ ngân sách và thanh quyết toán ngân
sách...Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra các khuyến nghị đổi mới cơ chế quản lý chi
ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN cho các nhà trƣờng, doanh nghiệp,
viện nghiên cứu. Các giải pháp này xoay quanh bài toán thị trƣờng KH&CN nhìn
chung phù hợp với các tổ chức nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có thị trƣờng
còn đối với các viện nghiên cứu đặc thù không có thị trƣờng KH&CN thì khó áp
dụng đƣợc các giải pháp này.
Luận án: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu
trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Phạm Thu Hƣơng, đã xác định đƣợc 6 nhóm nhân
tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam đồng thời đã xây dựng đƣợc các chỉ tiêu đo lƣờng của từng thang
đo các nhân tố này. 6 nhóm nhân tố này bao gồm: (1) Năng lực tổ chức quản lý
doanh nghiệp; (2) Năng lực Marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tiếp
cận và đổi mới công nghệ; (5) Năng lực tổ chức dịch vụ; Trên cơ sở kế thừa các
nghiên cứu trƣớc, luận án đã bổ sung thêm nhân tố (6): Năng lực thiết lập các mối
quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, đồng thời kiểm định và phát triển thang đo nhân tố

5


này. Đây là một nội dung mới mà chƣa có nghiên cứu nào thực hiện trƣớc đây. Luận án đã đánh giá đƣợc mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ
thì mức độ tác động của từng nhân tố tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lần
lƣợt là: năng lực tài chính, năng lực marketing, năng lực tổ chức dịch vụ, năng lực
tổ chức quản lý doanh nghiệp, năng lực tạo lập các mối quan hệ, năng lực tiếp cận

và đổi mới công nghệ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp thì mức độ tác động của từng nhân tố tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp lần lƣợt là: Năng lực tài chính, năng lực tiếp cận và đổi mới công
nghệ, năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp, năng lực tạo lập các mối quan hệ,
năng lực tổ chức dịch vụ, năng lực marketing.
Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ do Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN
chủ trì đã đề cập về 2 mảng chính sách (tài chính và nhân lực) ảnh hƣởng đến đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp. Bên cạnh những điểm tích cực của những chính
sách này cũng cho thấy có sự chƣa phù hợp của môi trƣờng chính sách với nhu cầu
của hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tƣợng là các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nói chung ví dụ nhƣ: Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Bùi Trọng
Tín), Điều kiện khả thi của quỹ đầu tƣ mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng (Nguyễn Duy
Hƣng), Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa (Phan Thu Trang), … Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chủ yếu tập
trung vào một số công cụ để thúc đẩy việc đổi mới công nghệ nhƣ công cụ tài chính,
thông tin, chính sách. Điển hình có các nghiên cứu: Sử dụng công cụ thuế để kích
thích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng trong hội nhập (Nguyễn Văn Đoàn), Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích
doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ - Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Hải

6


Dƣơng) (Nguyễn Quang Hải), Sử dụng công cụ hỗ trợ về tài chính của nhà nƣớc
nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ - Nghiên cứu trƣờng hợp các doanh nghiệp chế
biến dừa tỉnh Bến Tre (Trƣơng Minh Nhựt). Ngoài ra còn một số các công trình khác
nhƣ: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp

thúc đẩy hoạt động ĐMCN và nghiên cứu triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt
Nam (Trần Ngọc Ca), Lựa chọn công nghệ thích hợp cho các doanh nghiệp công
nghiệp Việt Nam (Đàm Văn Nhuệ và Nguyễn Đình Quang); Đổi mới công nghệ
trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam - thực trạng, vấn đề và giải pháp
(Nguyễn Danh Sơn); Nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến
khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Viện nghiên cứu chiến lƣợc và chính
sách KH&CN, (Nguyễn Minh Hạnh),…
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến tình hình đổi mới công nghệ cũng
nhƣ đƣa ra các định hƣớng chung về chính sách tài chính trong các DNNVV, tuy
nhiên, những giải pháp này chỉ mang tính định hƣớng, chƣa cụ thể để các DNNVV
có thể áp dụng đƣợc. Hơn nữa, chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động đổi
mới công nghệ trong các DNNVV còn chƣa đƣợc chú trọng và đầu tƣ thích đáng.
Chính vì vậy, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu nội dung này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Luận văn đề xuất các giải pháp sử dụng chính sách tài chính nhằm kích
thích, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ nâng cao năng lực canh
tranh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghệ, đổi mới công nghệ, chính sách tài
chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Phân tích thực trạng đổi mới công nghệ và chính sách tài chính cho đổi mới
công nghệ tại các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm.
+ Đề xuất giải pháp chính sách tài chính nhằm đổi mới công nghệ tại các
doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm.

7


4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Vì lý do thời gian, kiến thức, nguồn tài liệu của tác giả,
Luận văn này chỉ nhận diện, đƣa ra bức tranh toàn cảnh về đổi mới công nghệ và
chính sách tài chính cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phạm vi về không gian: các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2014 – 2016.
5. Mẫu khảo sát
Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu tổng thể với độ sai số 5%. Với gần 80 doanh
nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mũ bảo hiểm thì số lƣợng phiếu thu
về là 63 phiếu với cơ cấu nhƣ sau:
Cơ cấu đối tượng trả lời:
SL
6
13
44
63

Lãnh đạo doanh nghiệp
Kế toán trƣởng
Lãnh đạo các phòng, ban
Tổng

%
9.5
20.6
69.9
100.0

Đối tƣợng trả lời phiếu điều tra thuộc các vị trí: (1) Ban Giám Đốc; (2) Kế toán
trƣởng; (3) Lãnh đạo các Phòng ban. Đây là các đối tƣợng đều am hiểu về hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phỏng vấn sâu 06 đối tƣợng thuộc ban giám đốc của
06 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm.
6. Vấn đề nghiên cứu
Chính sách tài chính nào để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Cần có chính sách về thuế và tín dụng để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

8


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu cơ sở lý luận từ các lý thuyết
có liên quan trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trƣớc đó, thu thập, tổng hợp
và phân tích các thông tin, cơ sở lý luận về công nghệ, đổi mới công nghệ, doanh
nghiệp nhỏ và vừa, chính sách tài chính…
Phương pháp quan sát: quan sát từ thực tiễn hoạt động sản xuất và hoạt động
đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm.
Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến, nhận định của các nhà khoa học về thực
trạng, nhận xét khái quát về hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
hiện nay, về nội dung bảng hỏi cho điều tra, phỏng vấn, về tiêu chí đánh giá hoạt
động đổi mới công nghệ, về các khuyến nghị, đề xuất chính sách tài chính thúc đẩy
hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Thiết kế các phiếu điều tra theo hình thức
bảng hỏi để thu thập các thông tin định lƣợng phục vụ cho nội dung nghiên cứu của
Luận văn với các nội dung chính: chính sách tài chính của doanh nghiệp sản xuất
mũ bảo hiểm, hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, kết quả, nguồn lực
tài chính cho đổi mới công nghệ. Để giúp cho quá trình nghiên cứu, tác giả tiến

hành phỏng vấn sâu 06 đại diện thuộc Ban giám đốc của các doanh nghiệp sản xuất
mũ bảo hiểm.
9. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Nội dung nghiên cứu
Luận văn kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách tài chính và hoạt động đổi mới công
nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chƣơng 2: Thực trạng đổi mới công nghệ và chính sách tài chính thúc đẩy đổi
mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm
Chƣơng 3: Chính sách tài chính thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Kết luận và khuyến nghị

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Có thể nói trên thế giới sử dụng nhiều tên gọi khác nhau để chỉ loại hình tổ
chức sản xuất kinh doanh hay “doanh nghiệp” (enterprise, firm, company, business,
venture, v.v.). Riêng loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh quy mô lớn cũng gắn với
nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi quốc gia và từng thời kỳ (ví dụ nhƣ ở Đức,
Pháp, Hoa Kỳ thì gọi là: Cartel, Syndicate, Trust, Group, Consortium, Concern,
Conglomerate hay ở Nhật Bản trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai là Zaibatsu và sau
chiến tranh là Keiretsu, Ấn Độ dùng thuật ngữ Bussiness House, ở Hàn Quốc dùng
Chaebol, Trung Quốc dùng thuật ngữ Tập đoàn doanh nghiệp, ở Việt Nam dùng tên

gọi tập đoàn kinh tế, v.v…) (H.V.Tuyên, 2010). Có thể nói sự đa dạng về tên gọi
hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của khái niệm “doanh nghiệp”. Vậy
doanh nghiệp là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp (Cambridge Advanced
Learner’s Dictionary; Từ điển tiếng Việt; v.v.). Tuy nhiên, có thể hiểu theo nghĩa
rộng nhất doanh nghiệp là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động SX-KD
trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế từ các đơn vị tiểu thủ công nghiệp, hộ nông
dân, hợp tác xã, trang trại đến các công ty, tổng công ty; từ khu vực khai thác, SXKD, chế tạo, xây dựng đến khu vực dịch vụ tƣ vấn; từ các ngành SX-KD truyền
thống đến các ngành SX-KD kinh doanh có hàm lƣợng tri thức cao, công nghệ cao.
Bên cạnh các tổ chức hoạt động SX-KD, cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu lợi
nhuận, còn có một số tổ chức hoạt động công ích (not-for-profit corporation) nhằm
SX-KD, cung ứng dịch vụ công theo chính sách của Nhà nƣớc.

10


Với cách hiểu nhƣ vậy, có thể rút ra một số đặc trƣng của doanh nghiệp nhƣ
sau:
(i) Thứ nhất, doanh nghiệp là tổ chức, nhƣng không phải tất cả các tổ chức là
doanh nghiệp. Một tổ chức là một hệ thống xã hội phức tạp đƣợc tạo ra bởi những
ngƣời hợp tác để đạt đƣợc một số mục tiêu.
(ii) Thứ hai, doanh nghiệp thực hiện vai trò xã hội của sản xuất, chuyển đổi
các nguồn lực thành hàng hóa và dịch vụ. Thông thƣờng, doanh nghiệp sử dụng bốn
loại nguồn lực cơ bản khác nhau trong hoạt động sản xuất:
• Tài nguyên thiên nhiên: lấy trực tiếp từ tự nhiên mà không cần chuyển đổi
trƣớc đó (đất, nƣớc, không khí, v.v.).
• Vốn: tiền cần thiết để đầu tƣ vào công cụ, máy móc, thiết bị, công nghệ.
• Nhân lực: các khả năng về thể chất và trí tuệ của ngƣời lao động.
• Doanh nhân: các ý tƣởng sáng tạo để định hình các mô hình kinh doanh.
(iii) Thứ ba, nguồn lực đƣợc kết hợp và chuyển đổi thành các sản phẩm hoặc

dịch vụ. Đến lƣợt mình, các sản phẩm/ và dịch vụ đƣợc thƣơng mại hóa vào thị
trƣờng và khách hàng sẵn sàng trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ đó khi đáp ứng nhu
cầu nhất định của khách hàng. Nếu doanh nghiệp sản xuất cái gì mà khách hàng
thích, chắc chắn nó sẽ có thể thiết lập mức giá mà có thể bù đắp cho các chi phí sản
xuất và hơn nữa. Nếu không, sẽ ngƣợc lại.
Sự khác biệt giữa doanh thu có đƣợc từ việc bán hàng hóa và dịch vụ và các
chi phí phát sinh trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ là lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nếu lợi nhuận là dƣơng, có nghĩa là sản xuất của doanh nghiệp có giá trị
hơn các nguồn lực đƣợc sử dụng. Trong trƣờng hợp đó, doanh nghiệp đƣợc bổ sung
thêm giá trị cho những nguồn lực đã sử dụng. Ngoài ra, nếu có lợi nhuận là âm (ví
dụ, thua lỗ) doanh nghiệp phá hủy giá trị, vì nguồn lực có giá trị nhiều hơn so với
các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp có đƣợc.
Tóm lại, trong luận văn này doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức sử dụng
nguồn lực sản xuất để có được sản phẩm và/hoặc dịch vụ cung cấp trên thị trường
với mục đích tạo ra lợi nhuận.

11


Cách phân loại doanh nghiệp
Hiện có nhiều cách phân loại doanh nghiệp khác nhau tùy mục đích sử dụng:
của cơ quan thống kê, phân loại; của cơ quan hỗ trợ, tài trợ; của các thiết chế tài
chính (ngân hàng, tổ chức tín dụng), v.v. Dƣới đây là một số cách phân loại phổ
biến:
(i) Phân loại theo quy mô (lao động, doanh thu, tổng tài sản, v.v): doanh
nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa, nhỏ và vừa, lớn.
(ii) Phân loại theo sở hữu: sở hữu nhà nƣớc, sở hữu ngoài nhà nƣớc.
(iii) Theo ngành nghề: sản xuất, thƣơng mại hoặc nông nghiệp, công nghiệp
xây dựng, dịch vụ.
(iv) …

Theo tiêu chí thống kê quốc gia, dựa theo quy mô có thể phân loại doanh
nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ, vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Trong
nhiều loại quy mô doanh nghiệp vừa đề cập, hai quy mô đƣợc các nhà nghiên cứu
và hoạch định chính sách sử dụng nhiều nhất đó là doanh nghiệp quy mô lớn và
doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa (DNNVV). Việc xác định các tiêu chí và định
mức để đánh giá quy mô của một doanh nghiệp có sự khác nhau ở các quốc gia/ khu
vực trên thế giới. Ngay trong cùng một quốc gia/ khu vực, những tiêu chí này cũng
có thể đƣợc thay đổi theo thời gian hay thậm chí ngành nghề kinh doanh vì sự phát
triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc
gia hay ngành nghề của quốc gia đó. Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất đƣợc
nhiều quốc gia/ tổ chức quốc tế sử dụng là: số lao động bình quân mà doanh nghiệp
sử dụng trong năm và tổng doanh thu hằng năm của doanh nghiệp.
Đa số các quốc gia châu Âu (Áo, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp,
Hungary, Ai-len, Ý, Hà Lan, Na-uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Sec-bi-a, Xlô-vaki-a, Xlô-ve-ni-a, Thụy Điển, Thụy Sĩ) sử dụng đồng thời cả 2 tiêu chí tổng số lao
động và doanh thu (theo quy định của EU: 2003/361/EC) và phân thành 3 loại: (i)
doanh nghiệp siêu nhỏ, dƣới 10 lao động; (ii) doanh nghiệp nhỏ, dƣới 50 lao động;
(iii) doanh nghiệp nhỏ và vừa, dƣới 250 lao động. Tất cả 3 loại này có tổng doanh

12


thu hằng năm không quá 50 triệu Euro và hoặc bảng cân đối không quá 43 triệu
Euro. Đa số các quốc gia châu Âu sử dụng định nghĩa của EU. Tuy nhiên, một số
quốc gia có định nghĩa riêng và có thể chỉ sử dụng một tiêu chí, chẳng hạn nhƣ Bỉ
quy định doanh nghiệp lớn có từ 200 lao động trở lên còn I-xra-en thì doanh nghiệp
lớn có trên 100 lao động.
Tại Hoa Kỳ và Canada, chỉ dùng một tiêu chí là số lao động và quy định
doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có từ 500 lao động trở lên.
Tại Úc, doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có trên 200 lao động. Trong khi đó
Niu-di-lân lại xác định doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có trên 100 lao động.

Tại Nhật Bản và Hàn Quốc cùng có tiêu chí về quy mô doanh nghiệp theo số
lao động (trên 300 là doanh nghiệp lớn). Tuy nhiên, đối với loại hình DNNVV, hai
quốc gia này không có tiêu chí phân biệt theo quy mô nói chung mà tùy từng ngành
nghề mà có tiêu chí cụ thể.
Nhƣ vậy có thể nói rằng mỗi quốc gia trên thế giới sử dụng các chỉ số khác
nhau để phân loại doanh nghiệp. Hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động
bình quân làm cơ sở để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Tiêu chí về số lao
động đƣợc các quốc gia sử dụng nhiều hơn so với các tiêu chí khác nhƣ doanh thu,
vốn, v.v. là các chỉ tiêu có thể lƣợng hóa đƣợc bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chí nhƣ
doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhƣng thƣờng xuyên chịu sự tác động bởi những
biến đổi của thị trƣờng, sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát, v.v. nên
thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanh nghiệp. Điều này giải thích tại sao tiêu
chí số lao động bình quân đƣợc nhiều quốc gia lựa chọn, tiêu chí này thƣờng có tính
ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện đƣợc phần nào tính chất, đặc thù của
ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Ngân hàng thế giới và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng sử dụng tiêu chí số lao
động để đánh giá. Theo Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp đƣợc chia thành 4 loại
tƣơng ứng với số lƣợng lao động nhƣ sau: doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động < 10
ngƣời), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10 đến dƣới 50 ngƣời), doanh nghiệp vừa

13


(số lao động từ 50 ngƣời đến 300 ngƣời), doanh nghiệp lớn (số lao động > 300
ngƣời).
Ở Việt Nam hiện nay, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Kinh doanh là
“việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tƣ,
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục

đích sinh lợi.”
Tiêu chí phân loại DNNVV đƣợc thực hiện theo Điều 3, Nghị định số
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009. Theo Nghị định này, DNNVV theo lĩnh vực kinh
doanh, đƣợc xếp thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn
(tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu
tiên), cụ thể nhƣ sau các loại: (i) doanh nghiệp siêu nhỏ, có số lao động dƣới 10
ngƣời; (ii) doanh nghiệp nhỏ, có số lao động từ 10-200 ngƣời hoặc tổng nguồn vốn
dƣới 20 tỷ đồng (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản; công nghiệp và xây dựng); có số lao động từ 10-50 ngƣời hoặc tổng
nguồn vốn dƣới 10 tỷ đồng (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng
mại và dịch vụ); (iii) doanh nghiệp vừa, có số lao động từ 200-300 ngƣời hoặc tổng
nguồn vốn từ 20-100 tỷ đồng (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng); có số lao động 50-100 ngƣời
hoặc tổng nguồn vốn từ 10-50 tỷ đồng (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực thƣơng mại và dịch vụ). Nghị định cũng quy định rằng: tùy theo tính chất, mục
tiêu của từng chính sách, chƣơng trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa
các tiêu chí nêu trên cho phù hợp.
Những phân tích trên nói lên vai trò khác nhau của mỗi loại hình doanh nghiệp
trong mỗi quốc gia, ngành và từng thời kỳ phát triển của quốc gia, ngành đó. Các
doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ những cơ thể sống, đấu
tranh để sinh tồn và biến đổi theo diễn trình tiến hóa. Mỗi loại hình doanh nghiệp có

14


những lợi thế và bất lợi thế đặc trƣng khác nhau xét trên nhiều khía cạnh. Do đó,
vấn đề mấu chốt đối với bản thân mỗi doanh nghiệp cũng nhƣ các nhà hoạch định
chính sách vĩ mô là làm thế nào tận dụng các lợi thế và khắc phục những bất lợi thế
trong phát triển doanh nghiệp.

1.1.2 Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Trong hệ thống đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là thành
phần trung tâm của quá trình biến tri thức thành của cải. Doanh nghiệp đổi mới sáng
tạo là những doanh nghiệp mà nguồn lực chủ yếu để phát triển là công nghệ, tri thức
và sáng tạo. Đó là những doanh nghiệp đƣợc thành lập từ sáng chế, từ kết quả
nghiên cứu và triển khai,...Đó cũng là doanh nghiệp thƣờng xuyên đổi mới bằng
công nghệ mới, tri thức kinh doanh mới. Điểm chung của các doanh nghiệp đổi mới
sáng tạo là:
(1) Tinh thần doanh nhân - Entrepreneurship. Thực tế cho thấy các quốc gia
hùng mạnh có nền kinh tế thịnh vƣợng nhƣ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc đều
thƣợng tôn tinh thần doanh nhân và tinh thần sáng tạo, lấy kinh tế làm trung tâm.
Tinh thần doanh nhân là động lực của đổi mới sáng tạo. Doanh nhân có vai trò quan
trọng trong cơ chế để cho các ý tƣởng và tri thức tạo ra trong các trung tâm nghiên
cứu và triển khai đƣợc đƣa ra thị trƣờng. Tinh thần doanh nhân, đƣợc hiểu nhƣ tâm
lý: “Tôi có thể làm đƣợc và tôi có các kỹ năng làm việc đó”, là động lực chính trong
quá trình phức tạp chuyển từ ý tƣởng kinh doanh sang một sản phẩm, dịch vụ tạo
giá trị trên thƣơng trƣờng .
(2) Sự sáng tạo. Công nghệ mới, sản phẩm mới hay quy trình mới,... đều lại
những giá trị mới. Doanh nghiệp ngày nay muốn thành công thì phải đổi mới, sáng
tạo, có đƣợc những công nghệ mới, sản phẩm mới để cạnh tranh trên thị trƣờng.
(3) Đầu tƣ mạnh vào vốn tri thức. Vốn tri thức là tài sản vô hình quan trọng
nhất. Tri thức tạo ra giá trị khổng lồ.
(4) Thay đổi trƣớc khi qua đỉnh cao phát triển, không chờ đến lúc đi xuống
mới thay đổi. Doanh nghiệp đổi mới sẽ luôn trong trạng thái „động‟, liên tục cải

15


tiến, luôn luôn đổi mới để dẫn đầu. Không đợi đến khi vòng đời của công nghệ đi
đến điểm cực đại mà đã phải có những chiến lƣợc từ trƣớc đó, tạo ra nhu cầu cho thị

trƣờng.
(5) Chú trọng quản trị tri thức, thúc đẩy sáng tạo tri thức, phát triển vốn tri
thức và sử dụng tri thức. Sáng tạo tri thức là một quá trình phức tạp. Tri thức đƣợc
tạo ra dựa trên nền tảng của những tri thức đã có và quá trình này lặp đi lặp lại
không có điểm dừng.
(6) Không coi lợi nhuận là mục đích trên hết. Vì hạnh phúc của cộng đồng và
bản thân, các cá nhân cùng nhau chia sẻ, sáng tạo ra những giá trị độc đáo tạo sự
khác biệt, mang lại hạnh phúc cho cộng đồng và theo đó là lợi nhuận.
(7) Không gian mới cho kinh doanh luôn rộng mở do những đột phá về công
nghệ, sự phát triển vƣợt bấc về công nghệ thông tin; bùng nổ sáng chế, ý tƣởng mới;
thay đổi thị hiếu tiêu dùng,... tất cả đều là cơ hội cần nắm bắt để tạo ra không gian
kinh doanh mới, đi trƣớc đối thủ cạnh tranh.
(8) Đam mê và niềm vui trong kinh doanh. Họ đam mê sáng tạo những cái
mới, coi đây là niềm vui trong kinh doanh. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển
nền kinh tế tri thức.
1.2 Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
1.2.1 Đổi mới công nghệ
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, do nhu cầu càng cao của con
ngƣời do tiến bộ của tri thức và khoa học, do cạnh tranh… nên nhu cầu về sản phẩm
ngày càng cao và đa dạng cùng với yêu cầu cao trong việc tiết kiệm chi phí. Do vậy
công nghệ luôn đƣợc thay đổi, cải tiến không ngừng để thoả mãn nhu cầu đó nên
việc thay đổi công nghệ là một xu thế tất yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu và đã
mang lại những hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi
quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới công nghệ. Vậy đổi mới công nghệ là
gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất
của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Để có thể quản lý đƣợc hoạt
động đổi mới thì cần tập trung vào những vấn đề cơ bản tất cả các thay đổi nhỏ về

16



công nghệ ta chỉ coi là cải tiến công nghệ. Do đó ta đƣa ra khái niệm đổi mới công
nghệ nhƣ sau:
Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ
bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu
quả hơn.
Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ, tiến bộ này dƣới dạng một
phƣơng pháp mới về sản xuất, một kỹ thuật mới về tổ chức, quản lý, marketing, mà
nhờ chúng sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất lƣợng tốt hơn, chi phí
sản xuất thấp hơn và do đó sẽ tạo đƣợc vị thế cạnh tranh trong doanh nghiệp về mặt
giá thành hay về sự khác biệt của sản phẩm.
Đổi mới công nghệ có thể là đƣa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn
toàn mới hoặc mới sử dụng lần đầu trong hoàn cảnh mới.
Peter Drucker, nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Áo cho rằng xét ở góc độ
quản trị kinh doanh, có hai nhiệm vụ hàng đầu mà một doanh nghiệp luôn phải thực
hiện đó là tiếp thị (marketing) và đổi mới công nghệ (innovation). Nếu chức năng
tiếp thị là nhằm thoả mãn các những nhu cầu hiện tại của ngƣời tiêu dùng thì đổi
mới công nghệ nhằm thoả mãn nhu cầu tƣơng lai của khác hàng. Nếu thiếu khả
năng và sự kiên trì, bền bỉ trong việc đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp sẽ sớm bị
đào thải khỏi thƣơng trƣờng khi nhu cầu khách hàng, công nghệ thay đổi và cạnh
tranh ngày càng khốc liệt hơn. Do đó đối với một doanh nghiệp, đổi mới công nghệ
luôn đƣợc sử dụng nhƣ một nhân tố trong chiến lƣợc cạnh tranh.
Các hình thức đổi mới công nghệ
-

Đổi mới công nghệ theo tính sáng tạo: gồm đổi mới gián đoạn (discontinuous
innovation) và đổi mới liên tục (continuous innovation)
+ Đổi mới gián đoạn còn gọi là đổi mới căn bản (radical innovation), thể
hiện sự đột phá về sản phẩm, quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm
thay đổi những ngành đã có. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho

doanh nghiệp trên thị trƣờng mới.

17


+ Đổi mới liên tục còn gọi là đổi mới tăng dần (incremental innovation),
nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trƣờng hiện có. Đổi mới liên tục ở doanh nghiệp đóng góp
đáng kể cho sản xuất.
-

Đổi mới công nghệ theo sự áp dụng: Nếu xem công nghệ gồm công nghệ sản
phẩm (product technology) và công nghệ quá trình (process technology) thì
đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) và đổi mới
quá trình.
+ Đổi mới sản phẩm: đƣa ra thị trƣờng một loại sản phẩm mới (mới về mặt
công nghệ)
+ Đổi mới quá trình: đƣa vào doanh nghiệp hoặc đƣa ra thị trƣờng một quá
trình sản xuất mới (mới về mặt công nghệ)
Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể là đổi mới gián đoạn hay liên tục.
Nhận thức về đổi mới công nghệ
a. Đổi mới công nghệ là tất yếu:
Công nghệ cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm. Tức là nó

đƣợc sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong.
Về mặt lợi ích thƣơng mại, quan trọng nhất là nhờ đổi mới công nghệ chất
lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao rõ rệt.
Sau đây là các lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ:
+ Nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
+ Duy trì và củng cố thị phần.

+ Mở rộng thị phần của sản phẩm.
b. Cơ sở của đổi mới công nghệ:
Thành tựu của khoa học đó chính là cơ sở của đổi mới công nghệ.
c. Thời điểm đổi mới công nghệ:
Các doanh nghiệp muốn đổi mới thành công thì cần phải có hệ thống thông tin
làm việc có hiệu quả, phải cập nhật đƣợc thành tựu khoa học công nghệ nói chung
và đặc biệt là những thành tựu khoa học trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Lựa

18


×