Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIM ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ
Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Khóa: QH – 2015 - X

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIM ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ
Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Hà Quang Năng

Hà Nội, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề đƣợc trình bày trong bản luận văn, các
số liệu, kết quả và các dẫn chứng là do tôi tự tìm hiểu, có sự tham khảo, sƣu
tầm và kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những số liệu và về những
nội dung đã đƣợc trình bày trong bản luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2017
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Kim Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy PGS. TS. Hà Quang Năng
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Đồng thời,
tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình, đã quan tâm đóng góp ý kiến, động viên, khích lệ tôi.
Luận văn của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong đƣợc sự
góp ý của các thầy cô, bạn bè, những ngƣời quan tâm đến vấn đề này để nội
dung của luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2017
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Kim Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cƣ́u..................................................................................................... 4
4. Đối tƣợng, nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u.................................................................................. 4
5. Tƣ liêụ và phƣơng pháp nghiên cƣ́u........................................................................... 4
6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn ............................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................... 5
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 6
Chƣơng 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................... 6
1.1. Khái niệm thuật ngữ và những vấn đề có liên quan.............................................. 6
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ ................................................................................................. 6
1.1.2. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp .......................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ ...............12
1.1.4. Định danh ngôn ngữ và vấn đề xây dựng thuật ngữ ..........................................18
1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam ...........................19
1.3. Tổng quan về Y học cổ truyền Việt Nam và thuật ngữ Y học cổ truyền Việt Nam..24
1.3.1. Tổng quan về Y học cổ truyền Việt Nam ..............................................................24
1.3.2. Thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam ....................................................................29
1.3.3. Cách hiểu về thuật ngữ Y học cổ truyền ..............................................................30
Tiểu kết...............................................................................................................................30
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM32
2.1. Nhận diện thuật ngữ y học cổ truyền trong tiếng Việt .................................................32
2.2. Các phƣơng thức tạo thành thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam ....................34
2.2.1. Thuật ngữ hóa từ thông thường............................................................................35
2.2.2. Sao phỏng.................................................................................................................35
2.2.3. Vay mượn thuật ngữ y học cổ truyền nước ngoài...............................................35
2.3. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam ...............................36
2.3.1. Ngữ tố .......................................................................................................................36
2.3.2. Các kiểu cấu tạo thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam .......................................37
Tiểu kết...............................................................................................................................50

CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ Y HỌC CỔ
TRUYỀN VIỆT NAM .....................................................................................................53


3.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................53
3.2.1. Vấn đề định danh ngôn ngữ ..................................................................................55
3.2.2. Những đặc điểm cơ bản về định danh của thuật ngữ y học cổ truyền .............56
3.2.3. Nội dung biểu đạt của các thuật ngữ y học cổ truyền ........................................58
3.3. Các nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam ...................59
3.3.1. Các nhóm biểu thị cơ bản của thuật ngữ y học cổ truyền..................................59
3.3.2. Tên các loại bệnh, đối tượng, bộ phận cơ thể, thể bệnh .....................................61
3.3.3. Trạng thái bệnh lý, phép điều trị, hội chứng, biểu hiện diễn biến của bệnh,
nguyên nhân gây bệnh, thể chứng, huyệt mạch ............................................................61
3.3.4. Dụng cụ, y cụ, tính vị thuốc y học cổ truyền ........................................................63
3.4. Các đặc trƣng định danh của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam .................67
Tiểu kết...............................................................................................................................72
KẾT LUẬN .......................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, tiếng Việt cũng phát triển mạnh mẽ,
toàn diện. Nhƣ một đòi hỏi khách quan và cũng là tất yếu của sự phát triển ngôn
ngữ, một hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt ra đời, để đáp ứng nhu cầu giáo dục
đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cũng vì thế, thuật ngữ là một trong những lĩnh
vực trở thành đối tƣợng nghiên cứu cần thiết của Việt ngữ học.
Việc xây dựng, tiếp nhận hệ thuật ngữ là một hoạt động quan trọng và
cần thiết trong quá trình phát triển và đào tạo của các ngành khoa học.
Cuốn Danh từ y dược Pháp – Việt xuất bản năm 1963, bƣớc đầu đã đúc

kết đƣợc công tác xây dựng thuật ngữ y học kể từ Cách mạng tháng Tám năm
1945 và cả trƣớc năm 1945. Kể từ khi cuốn Danh từ y học của tác giả Bác sĩ
Phạm Khắc Quảng và Lê Khắc Thiền ra đời, năm 1973 và năm 1976 cuốn Từ
điển Y Dƣợc đƣợc chỉnh lý bổ sung và xuất bản, đến nay, thuật ngữ khoa học,
công nghệ nói chung và thuật ngữ y học nói riêng đã có những bƣớc tiến bộ
đáng kể.
Từ trƣớc đến nay, nói đến xây dựng, phát triển thuật ngữ, ngƣời ta đề
cập đến nhiều con đƣờng nhƣ: phiên âm, chuyển dịch, tiếp nhận thuật ngữ
tiếng nƣớc ngoài, cấu tạo thuật ngữ mới theo con đƣờng hình thái cú pháp
hoặc phái sinh ngữ nghĩa, chuyển chức năng – ngữ nghĩa. Trong đó, con
đƣờng cấu tạo thuật ngữ mới có ý nghĩa quan trọng, vì nó sử dụng chất liệu
ngôn ngữ dân tộc. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu các phƣơng thức cấu
tạo của hệ thuật ngữ Y học cổ truyển trong tiếng Việt là rất cần thiết, góp
phần vào quá trình xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ nói chung và hệ thuật
ngữ Y học cổ truyền nói riêng, theo phƣơng châm khoa học, quốc tế và dân
tộc. Mặt khác, hiểu rõ các đặc điểm cấu tạo của hệ thuật ngữ Y học cổ truyền
tiếng Việt, cũng sẽ khẳng định vai trò của tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học,
góp phần vào quá trình truyền bá tri thức, phát triển khoa học ở Việt Nam.

1


Y học cổ truyền là một kho báu quý giá, mà nhân dân ta có đƣợc trong
quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phát triển văn hóa. Đó là thành quả
của việc học hỏi, nghiên cứu Y học cổ truyền Trung Hoa của những nhà Nho
Việt Nam, để chữa bệnh và làm thuốc phục vụ nhân dân.
Thuật ngữ Y học cổ truyền là nguồn cung cấp lƣợng từ vựng và thuật
ngữ về y học cổ truyền một cách cơ bản nhất, nhằm củng cố, chính xác hóa,
nâng cao các kĩ năng đọc, hiểu và dịch các tài liệu y học cổ truyền đƣợc viết
bằng tiếng Anh.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy tiếng nƣớc ngoài, tác
giả nhận thấy những khó khăn của ngƣời học trong việc nhận biết, ghi nhớ và sử
dụng thuật ngữ. Khắc phục đƣợc khó khăn này, sẽ giúp cho ngƣời dạy và ngƣời
học nắm bắt đƣợc quy luật, cấu tạo thuật ngữ, những đặc điểm trong tƣ duy ngôn
ngữ của mỗi dân tộc.
Là một giảng viên dạy ngôn ngữ tiếng Anh, trong một đơn vị đào tạo
chuyên ngành về Y học cổ truyền hàng đầu cho cả nƣớc, chúng tôi nhận thấy
việc nâng cao kiến thức chuyên ngành về Y học cổ truyền là một điều hết sức
hữu ích, không chỉ đối với những ngƣời dạy và học tiếng Anh chuyên ngành y
học cổ truyền, mà cả đối với những ngƣời dạy và học tiếng Anh ở những
chuyên ngành khác, để họ có thể mở rộng và nâng cao kiến thức của mình.
Với những lí do trên, vấn đề “Nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ
truyền Việt Nam” đƣợc chúng tôi chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Ngôn ngữ học. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan, các
công trình nghiên cứu khoa học, kế thừa và vận dụng các thành quả nghiên
cứu của các tác giả đi trƣớc. Đồng thời, căn cứ vào thực tế nghiên cứu, tác giả
đã nhận diện đƣợc, thấy các phƣơng thức, các đặc điểm, các cấu tạo của thuật
ngữ. Qua đó nhận thấy ý nghĩa to lớn của thuật ngữ y học cổ truyền, để phục
vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học, đáp ứng kịp tốc độ phát triển của
khoa học kĩ thuật nƣớc nhà và thế giới.

2


2. Lịch sử vấn đề
Những thập niên cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, là thời
kì phát triển mạnh mẽ nhất của thuật ngữ tiếng Việt. Trong bối cảnh đất nƣớc
ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng
xã hội chủ nghĩa, trong xu thế mở cửa hội nhập với không gian kinh tế khu
vực và toàn cầu, trong điều kiện sự phát triển nhƣ vũ bão của cuộc cách mạng

khoa học và công nghệ trên thế giới, tiếng Việt đã không ngừng phát triển
theo hƣớng hiện đại hóa, mở rộng chức năng, mở rộng phạm vi hoạt động.
Trong lịch sử hiện đại, nƣớc ta đã từng có bốn lần tiếng Việt đứng
trƣớc yêu cầu phát triển nhanh chóng, để phù hợp với sự chuyển mình của xã
hội Việt Nam. Lần thứ nhất là đầu thế kỉ XX, tiếng Việt đã có sự phát triển rất
mạnh về từ vựng và cả một phần cú pháp. Đặc biệt, trong thời kì này thuật
ngữ khoa học bắt đầu đƣợc hình thành, chữ Quốc ngữ đƣợc truyền bá rộng
rãi. Lần thứ hai là sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếng Việt giữ vai trò
ngôn ngữ quốc gia. Lần thứ ba là những năm 60 của thế kỉ XX, tiếng Việt bắt
đầu bƣớc vào quá trình hiện đại hóa. Trong hoàn cảnh đó, hệ thống thuật ngữ
đã có những phát triển vƣợt bậc. Ở thời kì này, Uỷ ban Khoa học kĩ thuật Nhà
nƣớc đã tổ chức biên soạn một loạt các từ điển đối dịch thuật ngữ cho hầu hết
các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội. Lần thứ tƣ
là sau năm 1975, đất nƣớc thống nhất, tiếng Việt đã không ngừng phát triển
theo hƣớng hiện đại hóa, mở rộng chức năng, mở rộng phạm vi hoạt động.
Trong giai đoạn này các từ điển thuật ngữ phát triển rầm rộ. Theo thống kê
của tác giả Chu Bích Thu, tính từ năm 1994 đến tháng 6 năm 1999, trong số
188 cuốn từ điển song ngữ đã đƣợc biên soạn, thì có tới 55 cuốn là từ điển đối
dịch thuật ngữ… Qua bốn lần thay đổi, thuật ngữ tiếng Việt đã có những bƣớc
phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Để tiếng Việt tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, chúng ta cần định ra
chiến lƣợc phát triển hợp lí, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xác định các
3


nguyên tắc xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ, đáp ứng kịp tốc độ
phát triển của khoa học kĩ thuật nƣớc nhà và thế giới.
3. Mục đích nghiên cƣ́u
Làm sáng tỏ đặc điểm về phƣơng diê ̣n cấ u ta ̣o, đặc điểm định danh của

hê ̣ thố ng thuâ ̣t ngƣ̃ y học cổ truyền trong tiếng Việt.
4. Đối tƣợng, nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hê ̣ thuâ ̣t ngƣ̃ y ọhc cổ truyền tiếng Viê.̣t
4.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
- Hê ̣ thố ng hóa các quan điể m lý luâ ̣n về thuâ ̣t ngƣ̃ khoa ho ̣c trên thế
giới và ở Viê ̣t Nam, qua đó xác lâ ̣p cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu.
- Phân tích đă ̣c điể m cấ u ta ̣o , xác định các l oại mô hình kết hợp các
ngữ tố để tạo thành thuật ngữ y học cổ truyền tiế ng Viê ̣t.
- Tìm hiểu đặc điể m đinh
̣ danh của thuâ ̣t ngƣ̃ y h ọc cổ truyền trong
tiế ng Viê ̣t về các mă ̣t: con đƣờng hiǹ h thành, kiể u ngƣ̃ nghiã và đă ̣c điể m cách
thƣ́c biể u thi ̣của thuâ ̣t ngƣ̃.
5. Tƣ liêụ và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
5.1. Tư liê ̣u nghiên cứu
- Cuốn Danh từ thuật ngữ y – dược cổ truyền của tác giả Hoàng Bảo
Châu, Nguyễn Đức Đoàn, Nhà xuất bản Y học năm 2007 gồ m 1857 thuật ngữ
phần y học [63].
- Bài giảng Y học cổ truyền, tập 1 của tác giả Trần Thúy, Nhà xuất bản
Y học [64].
Ngoài ra, các thuật ngữ còn đƣơ ̣c thu thập tƣ̀ những giáo triǹ h y học cổ
truyền học bằng tiếng Việt.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phƣơng pháp miêu tả: đƣợc sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo và
định danh của hệ thống thuật ngữ Y học cổ truyền tiếng Việt hiện nay.
4



- Phƣơng pháp phân tić h theo thành tố trƣ̣c tiế p : đƣợc sử dụng để phân
tích và miêu tảcấ u trúc của thuâ ̣t ngƣY
̃ học cổ truyền tiế ng Viê ̣t theo các ngữ tố.
- Phƣơng pháp thố ng kê: đƣợc sử dụng để xác định số lƣợng thuật ngữ
theo các ti ểu loại cấu tạo và kiểu định danh…, trên cơ sở đó luận văn rút ra
các nhận xét mang tính định chất về từng khía cạnh đƣợc nghiên cứu của các
thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt. Chúng tôi dựa vào cuốn Danh từ thuật
ngữ Y – Dƣợc cổ truyền làm tƣ liệu để triển khai các phƣơng pháp trên.
6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn
Có thể coi đây là sự thể nghiệm ban đầu nghiên cứu về vấn đề cấu tạo
và định danh thuật ngữ Y học cổ truyền trong tiếng Việt. Luận văn đƣa ra
đƣợc danh sách các ngữ tố khác nhau để trả lời cho các câu hỏi: Hệ thuật ngữ
Y học cổ truyền trong tiếng Việt đƣợc tạo thành từ những ngữ tố nào và đặc
điểm định danh của nó.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03
chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ Y học cổ truyền Việt Nam.
Chƣơng 3: Đặc điểm định danh của thuật ngữ Y học cổ truyền Việt Nam.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm thuật ngữ và những vấn đề có liên quan
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ
Lịch sử thuật ngữ đƣợc hình thành, phát triển không ngừng cùng với sự

phát triển của các ngành khoa học và thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà
ngôn ngữ học trên thế giới, cũng nhƣ ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của
các ngành khoa học, khối lƣợng các thuật nhữ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên,
hiểu thế nào là thuật ngữ lại là vấn đề không đơn giản. Hiện nay, trong ngôn
ngữ học có một số lƣợng vô cùng lớn các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ,
thậm chí “về điều này có thể viết cả một cuốn sách”.
Ở Việt Nam ta, các nhà ngôn ngữ học cũng hết sức quan tâm đến lĩnh
vực thuật ngữ và đã đƣa ra những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ.
Công trình “Sự phát triển của từ vựng nửa sau thế kỉ XX” (Hà Quang
Năng chủ biên, 2009) đã dành một chƣơng nghiên cứu về thuật ngữ tiếng
Việt, chỉ rõ những chặng đƣờng phát triển của tiếng Việt và thuật ngữ tiếng
Việt, nêu rõ những con đƣờng hình thành thuật ngữ tiếng Việt cũng nhƣ
những giải pháp cụ thể trong việc tiếp nhận thuật ngữ nƣớc ngoài vào tiếng
Việt [35].
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng thuật ngữ không chỉ biểu thị một khái
niệm khoa học, mà còn chỉ tên một sự vật, một hiện tƣợng khoa học nhất
định. Thuật ngữ là những từ chuyên môn đƣợc sử dụng trong phạm vi một
ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kĩ thuật nào đấy. Có thuật
ngữ của ngành vật lí, hoá học, toán học, thƣơng mại, ngoại giao v.v. Sau này,
năm 1981, ông nhấn mạnh hơn nữa chức năng của thuật ngữ: “Thuật ngữ
khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng dùng để biểu thị những sự vật,
hiện tƣợng, hoạt động, đặc điểm... trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và
trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội” [6, tr.221- 222].
6


Còn tác giả Hoàng Văn Hành đã chỉ rõ tính xác định của khái niệm mà
thuật ngữ biểu thị trong hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học
nhất định: “Thuật ngữ là những từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác
định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định.

Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ
của ngôn ngữ” [20].
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Nhƣ Ý thì: “Thuật ngữ là
từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của
một ngành khoa học nhất định; còn gọi là danh từ khoa học, chuyên ngữ,
chuyên danh: thuật ngữ toán học, thuật ngữ văn học” [61].
Định nghĩa thuật ngữ do Viện sĩ Vinogradov đƣa ra đƣợc coi là một
định nghĩa rất cơ bản và tin cậy trong giới thuật ngữ học Xô Viết: “Thuật ngữ
không gọi tên khái niệm nhƣ một từ thông thƣờng mà khái niệm đƣợc quy
vào nó nhƣ thể khái niệm bị áp đặt vào thuật ngữ. Và trong các từ điển, thuật
ngữ không đƣợc giải thích mà chính là định nghĩa” [57, tr.13].
Qua các phân tích trên thì chúng tôi cho rằng: Thuật ngữ là những từ
ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm
của một ngành khoa học nhất định. Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của ngành
khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ.
- Một số nhà ngôn ngữ học khác lại định nghĩa thuật ngữ nghiêng về
chức năng của thuật ngữ. Tác giả Gerd đã định nghĩa thuật ngữ nhƣ sau:
“Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và
đƣợc khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi đặc trƣng tính hệ thống, tính đơn
nghĩa” [11, tr.3].
Việc các nhà nghiên cứu cho rằng thuật ngữ có chức năng gọi tên, đã
gây nên một cuộc tranh luận trong giới ngôn ngữ học.
Tác giả Reformatxkij nhận định rằng: “Chức năng định danh, đó là
chức năng chung của tất cả các từ và vì vậy, nó không thể đƣợc đƣa ra hàng
chủ yếu khi xác định đặc điểm của thuật ngữ” [41, tr.133].
7


Chúng tôi thấy trong số những từ trọn nghĩa, thuật ngữ là những từ đặc
biệt về mặt ý nghĩa và cách dùng, vì rằng bên cạnh chức năng định danh

(chức năng biểu thị các ý niệm này kia) mà những từ khác trong ngôn ngữ
đảm nhiệm, thì chúng còn nổi bật lên chức năng định nghĩa của chúng nữa.
Còn tác giả Vinogradov cũng đồng tình cho rằng thuật ngữ không chỉ
đảm nhận chức năng định danh mà quan trọng là đảm nhận chức năng định
nghĩa: “Từ đảm nhiệm chức năng định danh hay chức năng định nghĩa, tức là
hoặc nó là phƣơng tiện biểu thị rõ ràng và bấy giờ thì nó là một kí hiệu giản
đơn, hoặc là một đơn vị định nghĩa theo lôgic, bấy giờ thì nó là một thuật
ngữ” [57].
Dựa vào tƣ tƣởng của các nhà ngôn ngữ, Vinogradov và Kapatnadze đã
nhấn mạnh vai trò đặc biệt của thuật ngữ nhƣ sau: “Thuật ngữ không gọi tên
khái niệm nhƣ từ thông thƣờng mà là khái niệm đƣợc gán cho nó, giống nhƣ
định nghĩa về nó. Ý nghĩa của thuật ngữ là định nghĩa khái niệm, là cái định
nghĩa đƣợc gán cho nó” [21, tr.136].
- Cách định nghĩa thuật ngữ từ góc độ “ký hiệu học” (semiotika): theo
quan điểm của kí hiệu học thì thuật ngữ là kí hiệu – biểu đạt, đƣợc sử dụng
nhƣ yếu tố của một mô hình kí hiệu thuộc một lĩnh vực tri thức hay hoạt động
chuyên môn nhất định. Các định nghĩa này cho phép đối lập thuật ngữ với các
yếu tố từ vựng khác của ngôn ngữ tự nhiên mà không phải là thuật ngữ và các
yếu tố từ vựng của ngôn ngữ nhân tạo.
- Cách định nghĩa thuật ngữ từ góc độ “ngôn ngữ học”: Thực tế là phần
lớn các đơn vị từ vựng đƣợc xem là thuật ngữ, đã trở thành nhƣ thế, đƣợc thu
hút vào hệ thống thuật ngữ, là từ phạm vi từ vựng không chuyên biệt... Cho
nên một đơn vị từ vựng có thể tồn tại trong ngôn ngữ vừa nhƣ một thuật ngữ
vừa nhƣ một từ -phi thuật ngữ (netermin), ví dụ: nos (mũi người) – nos (mũi
tàu), passage (hành lang bán hàng) - passage (nét lướt, trong âm nhạc),
nisha (cái hốc trên tường) – nisha (lỗ hổng, về môi trường)…[34, tr.2].

8



- Đáng chú ý hơn cả là cách xác định theo “thuật ngữ học” đã định
nghĩa thuật ngữ nhƣ sau: “Thuật ngữ là đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ nhất
định (dùng) cho những mục đích chuyên biệt, biểu đạt khái niệm chung - cụ
thể hay trừu tƣợng, của lý thuyết thuộc một lĩnh vực chuyên môn nhất định
của các tri thức hay hoạt động”. Trong định nghĩa vừa nêu có nhấn mạnh mấy
điểm quan trọng nhất nhƣ sau:
1) Thuật ngữ có tất cả các đặc trƣng ngữ nghĩa và hình thức của từ và
cụm từ của ngôn ngữ tự nhiên;
2) Thuật ngữ nhƣ ta thấy hiện diện chính là trong vốn từ vựng của các
ngôn ngữ dùng cho những mục đích chuyên biệt, chứ không phải trong vốn từ
vựng của một ngôn ngữ tự nhiên nào đó nói chung;
3) Trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ dùng cho những mục đích
chuyên biệt, thuật ngữ phục vụ với tƣ cách là phƣơng tiện biểu đạt các khái
niệm chuyên môn chung – là kết quả của sự tri nhận trong những phạm vi
chuyên môn của các tri thức và (hay) hoạt động;
4) Thuật ngữ là yếu tố của các hệ thống thuật ngữ phản ánh (mô hình
hóa) các lý thuyết mà nhờ các lý thuyết này miêu tả đƣợc các lĩnh vực chuyên
môn – tức là các đối tƣợng của các ngôn ngữ dùng cho những mục đích
chuyên biệt [12, tr.2].
Tóm lại, cách định nghĩa thuật ngữ từ góc độ thuật ngữ học xuất phát từ
chỗ rằng: thuật ngữ là một đối tƣợng đặc biệt, khác với từ và cụm từ nhƣ là
đối tƣợng của ngôn ngữ học. Và mặc dù trong đa số trƣờng hợp thuật ngữ học
xem xét cũng các đơn vị từ vựng đó nhƣ là ngôn ngữ học, nhƣng ở thuật ngữ
có những đặc trƣng khác. Đối với thuật ngữ có những yêu cầu chuẩn mực
khác với những yêu cầu mà ngôn ngữ học đòi hỏi ở các đơn vị từ vựng khác.
Và chỉ trong ý nghĩa đó có thể nói rằng: thuật ngữ - đó là những từ đặc biệt.
1.1.2. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp
Khi bàn về mối quan hệ giữa thuật ngữ và danh pháp, các nhà ngôn ngữ
học đều cho rằng giữa thuật ngữ và danh pháp có sự khác biệt rõ ràng.
9



Danh pháp là một hệ thống các phù hiệu hoàn toàn trừu tƣợng và ƣớc
lệ, mà mục đích duy nhất là ở chỗ cấp cho ta cái phƣơng tiện thuận lợi nhất về
mặt thực tiễn để gọi tên các đồ vật, các đối tƣợng không quan hệ trực tiếp với
những đòi hỏi của tƣ duy lí luận hoạt động với những sự vật này.
Tác giả Palamarchuk đã đi theo quan điểm này và chỉ rõ sự khác biệt
giữa thuật ngữ và danh pháp:
Hệ thuật ngữ trƣớc hết gắn với một hệ thống khái niệm của một khoa
học cụ thể, còn danh pháp chỉ “dán nhãn hiệu hóa” cho đối tƣợng của khoa
học mà thôi. Vì vậy, danh pháp có thể coi là thể liên tục của các chữ cái
(Vitamin A, Vitamin B…) hay là thể liên tục của các con số (MÁC 5, MÁC
8), và của mọi thứ dấu hiệu có tính cách ƣớc lệ, tùy tiện khác, danh pháp
không có tƣơng quan giữa các khái niệm của khoa học. Vì vậy, danh pháp
không tiêu biểu cho hệ khái niệm của khoa học [38, tr.89-90].
So với hệ thuật ngữ, danh pháp là một phạm trù mới hơn rất nhiều.
Danh pháp của một ngành bất kì trong lịch sử tự nhiên cũng đều là một tập
hợp các tên gọi các loại (hay tiểu loại) của ngành đó. Khi chúng đã trở nên
một tập hợp tƣơng đối lớn, chúng phải đƣợc tổ chức một cách thật đặc biệt.
Tính khái niệm là đặc trƣng quan trọng nhất của thuật ngữ. Tính khái niệm ở
danh pháp không thật rõ rệt nhƣ ở thuật ngữ. Cái quan trọng đối với danh
pháp là tính vật chất, hay tính đối tƣợng của nó, tùy thuộc vào các đặc trƣng
đối tƣợng đã gọi tên”.
Ở Việt Nam sự phân biệt giữa thuật ngữ và danh pháp cũng là vấn đề
đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm.
Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng: “Danh pháp là những quy tắc đặt tên
trong một nền khoa học hay tổng thể những tên gọi biểu đạt những sự vật đơn
nhất, không gắn với hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể mà chỉ dán
nhãn cho đối tƣợng của nó” [59, tr.235].
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Hệ thuật ngữ trƣớc hết gắn liền với hệ

thống các khái niệm của một khoa học nhất định. Còn danh pháp là toàn bộ
10


những tên gọi đƣợc dùng trong một ngành chuyên môn nào đó, nó không gắn
trực tiếp với các khái niệm của khoa học này mà chỉ gọi tên các sự vật trong
khoa học đó mà thôi” [13, tr.270]. Ông cũng quan niệm rằng:
Về mặt chức năng, danh pháp giống với các tên riêng. Về bản chất,
danh pháp là tên riêng của các đối tƣợng. Nếu nhƣ ở thuật ngữ, ngƣời ta nhấn
mạnh chức năng định nghĩa của nó thì đối với danh pháp, chức năng gọi tên
mới là quan trọng. Thuật ngữ có thể đƣợc cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các
hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tƣơng ứng
với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. Còn danh pháp có thể đƣợc quan niệm
là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái (VitaminA, VitaminB v.v..) là một
chuỗi các con số (MA 65, TU 104, MA 68) hay bất kì cách gọi tên võ đoán
nào [13, tr.270].
Nguyễn Thiện Giáp cũng đƣa ra một sơ đồ về vị trí thuật ngữ trong mối
liên quan với từ và danh pháp nhƣ sau: Tín hiệu - danh pháp - thuật ngữ - từ
[13, tr.271].
Nhìn sơ đồ, ta có thể thấy rằng thuật ngữ gần với từ hơn và chúng là
những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các
đối tƣợng thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau; còn danh pháp gần với
tín hiệu, là toàn bộ những tên gọi đƣợc dùng trong một ngành chuyên môn
nào đó chứ không gắn trực tiếp với khái niệm của khoa học đó.
Từ sự phân tích trên, ta có thể thấy sự khác biệt giữa thuật ngữ và danh
pháp. Tuy nhiên giữa thuật ngữ và danh pháp có tác động qua lại với nhau và
có thể chuyển hóa cho nhau.
Tác giả Superanskaja quan niệm rằng: Trong ngôn ngữ, thuật ngữ và
danh pháp có các số phận khác nhau. Chúng đƣợc vay mƣợn theo các cách
khác nhau và đƣợc dịch theo các phƣơng thức khác nhau, đƣợc thay đổi theo

các cách khác nhau vừa do quá trình chuyển hóa tự nhiên, vừa trong quá trình
chuyển hóa đặc biệt. Thật ra thì, giữa thuật ngữ và danh pháp không có ranh
giới tuyệt đối, hai lớp từ vựng này tác động qua lại lẫn nhau, danh pháp, trong
11


những trƣờng hợp nhất định có thể chuyển thành thuật ngữ khi mà nó rơi vào
trong hệ thống tự vựng khác. Trong quá trình phát triển của nhiều ngành khoa
học, các danh pháp riêng lẻ có thể trở thành thuật ngữ và từ chỉ đơn thuần là
các đơn vị định danh, chúng đã trở thành các yếu tố của giao tiếp lôgic, tức
thành thuật ngữ khoa học. Do khả năng gọi tên ở danh pháp lớn hơn ở thuật
ngữ, nên, hiển nhiên là các danh pháp có thể đi vào từ vựng một cách dễ
dàng, nhƣ là một tập hợp các từ sử dụng đƣợc một cách tiềm tang [46, tr.161].
Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng, hê ̣ thuâ ̣t ngƣ̃ trƣớc hế t gắ n liề n với hê ̣ thố ng
các khái niệm của một khoa học nhất định . Còn danh pháp là toàn bộ những
tên go ̣i đƣơ ̣c dùng trong mô ̣t ngành chuyên môn nào đó , nó không gắn trực
tiế p với khái niê ̣m của khoa ho ̣c này mà chỉ go ̣i tên các sƣ̣ vâ ̣t

, đối tƣợng

trong khoa ho ̣c đó mà thôi . Chẳng hạn, trong y học cổ truyền các đơn vị nhƣ:
tâm (tim), thận, thiệt (lưỡi), can (gan), hầu (họng)… là thuật ngữ, cũng như
các đơn vị: vọng (nhìn), văn (kể), vấn (hỏi), thiết (sờ, nắn)… còn Viện y học
dân tộc… là danh pháp. Tuy vậy, giữa thuật ngữ và danh pháp có mối quan hệ
qua lại và có thể chuyển hóa cho nhau.
1.1.3. Đặc điểm của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ
Các nhà ngôn ngữ học ở nƣớc ngoài cũng nhƣ ở Việt Nam có nhiều
quan điểm và ý kiến tranh luận về các đặc điểm của thuật ngữ. Ở nƣớc ngoài,
ý kiến về các tiêu chuẩn của thuật ngữ cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, dựa
theo các công trình của nhà thuật ngữ học nổi tiếng Đ.S Lotte và Uỷ ban

Khoa học Kĩ thuật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trƣớc đây, tác giả
S.I. Korsunov và G. Sumburuva đã nêu ra những yêu cầu sau:
- Trong một ngành không đƣợc có thuật ngữ đa nghĩa;
- Không đƣợc có từ đồng nghĩa;
- Thuật ngữ phải phản ánh những đặc trƣng cần và đủ của khái niệm;
- Tính hệ thống [30].
Thuật ngữ phải mang tính khoa học, nghĩa là phải chính xác, có hệ
thống, ngắn gọn, có tính dân tộc và đại chúng là phải cố gắng khai thác trong
12


vốn từ ngữ cổ truyền… và biến cải, xây dựng lại các thuật ngữ khoa học
nhằm làm cho nó dễ hiểu, dễ nhớ.
Nhƣ vậy, các nhà thuật ngữ học nƣớc ngoài nhấn mạnh đến tính chính
xác, tính ngắn gọn, tính hệ thống và tính đơn nghĩa của thuật ngữ và họ coi
đấy là những đặc điểm tiêu biểu của thuật ngữ.
Ở trong nƣớc, tác giả Hoàng Xuân Hãn là ngƣời đầu tiên đƣa ra một
cách khá đầy đủ và có hệ thống các yêu cầu của một thuật ngữ: Tính chính
xác, tính dễ nhớ, tính hệ thống, tính ngắn gọn, tính dân tộc [19, tr.11]. Ngoài
tính chính xác, tính hệ thống, tác giả Nguyễn Thiện Giáp [12, tr.45] còn chỉ ra
thêm một đặc điểm cơ bản nữa của thuật ngữ là tính quốc tế.
Các nhà khoa học nƣớc ngoài và trong nƣớc đã nêu rất nhiều đặc điểm
của thuật ngữ, nhƣ thuật ngữ phải có tính chính xác, tính hệ thống, tính khoa
học, tính quốc tế, tính dân tộc, tính đại chúng, tính ngắn gọn, tính đơn nghĩa.
Sau đây, chúng tôi đi vào trình bày cụ thể hơn nội dung yêu cầu đối với
thuật ngữ. Đây chính là cơ sở để chúng ta xem xét, đánh giá việc xây dựng
các thuật ngữ Y học cổ truyền tiếng Việt sau này.
- Thuật ngữ phải chính xác
Tính chính xác là đặc điểm quan trọng nhất mà thuật ngữ cần phải có.
Thuật ngữ phải biểu đạt đúng khái niệm khoa học mà không gây nhầm lẫn.

Một thuật ngữ lí tƣởng là thuật ngữ phản ánh đƣợc đặc trƣng cơ bản, nội dung
bản chất của khái niệm, tuy nhiên không thể đòi hỏi thuật ngữ phản ánh đầy
đủ mọi phƣơng diện, mọi khía cạnh của khái niệm.
Để có những thuật ngữ chính xác, cần cố gắng sao cho trong nội bộ một
ngành khoa học chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện và ngƣợc lại mỗi thuật
ngữ chỉ đƣợc dùng để biểu hiện một khái niệm, có nghĩa là cần tránh hiện
tƣợng đồng nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta không thể tuyệt đối hóa nguyên tắc
này. Có thể có trƣờng hợp do sự phát triển của khoa học mà một thuật ngữ cũ
vẫn còn song song tồn tại với thuật ngữ mới một thời gian trƣớc khi bị loại
bỏ, v.v. Đồng thời thuật ngữ nên có tính một nghĩa. Hiện tƣợng một nghĩa
13


cũng nhƣ việc tránh đồng nghĩa nghĩa là yêu cầu đối với các thuật ngữ cùng
thuộc một ngành khoa học, còn giữa các ngành khoa học khác nhau mà đòi
hỏi các thuật ngữ phải nhƣ vậy thì e không hoàn toàn thực tế. Tác giả Nguyễn
Đức Tồn còn gợi ý rằng:
Khi giữa các ngành khoa học khác nhau mà có những khái niệm về cơ
bản giống nhau thì nên thống nhất dùng chung một thuật ngữ. Chẳng hạn,
thuật ngữ function trong ngôn ngữ học thƣờng dùng là chức năng, trong sinh
vật học thƣờng dùng là chức năng, trong sinh vật học cũng nên dùng thuật
ngữ ấy mà không nên đặt ra thêm thuật ngữ chức phận dễ gây hiểu lầm là
chức vụ con ngƣời [51, tr.8].
Muốn có tính chất khoa học thì trƣớc tiên thuật ngữ phải đảm bảo đƣợc
tính chính xác, rõ ràng trong khoa học. Mức chính xác khoa học yêu cầu thuật
ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái niệm khoa học một cách rõ ràng, rành
mạch. Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho ngƣời khác nghe hiểu
sai hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này sang khái niệm khác. Tính chính xác của
thuật ngữ đƣợc thể hiện ở mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ. Nhƣ chúng ta đã biết,
trong khoa học các khái niệm, các định luật hay các công thức bắt buộc phải

chính xác. Trong khoa học không có khái niệm nào đƣợc hiểu không rõ ràng.
Khi nhắc tới khoa học, tính chính xác của thuật ngữ thể hiện ở chỗ nó đƣợc
xác định theo giới hạn của ngành khoa học sử dụng nó.
Muốn giải thích đúng nội dung của thuật ngữ, ta phải có sự hiểu biết
tƣờng tận về ngành khoa học có thuật ngữ đó. Sử dụng chính xác thuật ngữ
không dễ dàng gì đối với những ngƣời không phải chuyên môn. Muốn làm tốt
đƣợc điều này, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với những nhà chuyên môn
thuộc lĩnh vực đó.
- Thuật ngữ phải có tính hệ thống
Đặc điểm thứ hai của thuật ngữ là tính hệ thống. Ngôn ngữ là một hệ
thống tín hiệu. Thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng, nên thuật ngữ bắt buộc
phải mang tính hệ thống. Nói đến tính hệ thống của thuật ngữ khoa học kỹ
14


thuật tức là đề cập tới cả hai góc độ nội dung và hình thức. Nói cách khác là
hệ thống khái niệm và hệ thống ký hiệu. Hơn nữa, mỗi lĩnh vực khoa học đều
có thuật ngữ thƣờng do các chuyên gia đầu ngành của một ngành khoa học
nào đó tập hợp rồi định vị trong từ điển thuật ngữ hay các sách tra cứu chuyên
ngành. Giá trị của thuật ngữ đƣợc xác định bởi mối quan hệ của nó với những
thuật ngữ khác trong hệ thống ấy.
Tính hệ thống là một tiêu chuẩn cần thiết đối với thuật ngữ. Vì vậy, nói
đến thuật ngữ là phải nói đến tính hệ thống.
Các nhà ngôn ngữ học có cách hiểu khác nhau về tính hệ thống của
thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ có tính hệ thống hai mặt: một mặt, nó là yếu tố
của hệ thống thuật ngữ, mặt khác, nó lại là yếu tố của hệ thống ngôn ngữ.
Còn tác giả Reformatxkij quan niệm rằng: “Những mối liên hệ giữa các
khái niệm của hệ thống khái niệm tƣơng ứng phải đƣợc phản ánh trong hệ
thống thuật ngữ, tức là thuật ngữ của một ngành kiến thức phải có tính hệ
thống” [41, tr.8].

Tác giả D.S Lotte cũng có quan điểm: “Nói đến tính chất hệ thống của
thuật ngữ khoa học, chúng ta cần phải chú ý đến cả hai mặt: hệ thống thuật
ngữ và hệ thống kí hiệu… Nói đến việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ
khoa học của một ngành nào đó thì không thể không nói đến việc xây dựng
một sự tƣơng ứng giữa hệ thống khái niệm và hệ thống kí hiệu” [30, tr.27].
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cho rằng tính hệ thống là một đặc
trƣng về nội dung, một số khác lại cho đây là tiêu chuẩn về hình thức.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng khi nói đến tính hệ thống
của thuật ngữ cần phải chú ý đến cả hai mặt là hệ thống khái niệm (tức là xét
về nội dung) và hệ thống kí hiệu (xét về hình thức).
Theo tác giả Lƣu Vân Lăng, khi xây dựng hệ thống thuật ngữ, trƣớc khi
đặt hệ thống kí hiệu (về hình thức) cần phải xác định cho đƣợc hệ thống khái
niệm (về nội dung) của nó. Không thể tách rời từng khái niệm ra để đặt thuật

15


ngữ, mà phải hình dung, xác định vị trí của nó trong toàn bộ hệ thống khái
niệm [26, tr.427].
Tính hệ thống của các biểu thị trong ngôn ngữ thƣờng đƣợc thể hiện rõ
ràng qua mối liên hệ liên tƣởng và mối quan hệ ngữ đoạn của các tín hiệu
trong ngôn ngữ. Ví dụ: loạt thuật ngữ ngôn ngữ học đƣợc cấu tạo mở đầu
bằng yếu tố âm: âm vị, âm tố, âm tiết, âm đoạn, âm hưởng, âm điệu, âm vực,
v.v…
Nhƣ vậy, mỗi thuật ngữ không thể đứng biệt lập, mà bao giờ cũng
chiếm một vị trí trong hệ thống khái niệm và là yếu tố của một hệ thống thuật
ngữ nhất định. Tính hệ thống của thuật ngữ giúp chúng ta có thể hiểu đƣợc
thuật ngữ một cách chính xác, rõ ràng, do đó phải đặt thuật ngữ trong một hệ
thống khái niệm hay một hệ thống thuật ngữ nhất định.
- Thuật ngữ phải có tính quốc tế

Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn: “Tính quốc tế là đặc điểm thuộc về bản
thể của thuật ngữ, bởi vì vốn từ vựng riêng của từng ngôn ngữ mang sắc thái
của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó, nhƣng khoa học lại thuộc về tài sản tri thức
chung của toàn nhân loại” [51, tr.9].
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Thuật ngữ là bộ phận từ vựng
đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những ngƣời nói các
tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần
thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ” [12,
tr.274]. Thông thƣờng, khi nói đến tính quốc tế của thuật ngữ, ngƣời ta chỉ
chú ý tới biểu hiện hình thức cấu tạo của nó: các ngôn ngữ dùng các thuật ngữ
giống hoặc tƣơng tự nhau, cùng xuất phát một gốc chung. Ví dụ: Điện thoại,
điện tín, điện tử v.v.
Telephon (Pháp), Telephon (Đức), Telephon (Anh),
Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn: “Tính quốc tế của thuật ngữ không phải
chỉ đƣợc thể hiện ở mặt hình thức cấu tạo ngữ âm, mà còn thể hiện ở mặt hình
thái bên trong của nó (nghĩa là cách chọn đặc trƣng của sự vật, khái niệm…
16


làm cơ sở định danh khi đặt thuật ngữ) [51, tr.9]. Nói cụ thể hơn, tính quốc tế
về nội dung của thuật ngữ đƣợc thể hiện ở chỗ: cùng một khái niệm hay đối
tƣợng trong một lĩnh vực khoa học, các ngôn ngữ chọn một đặc trƣng nào đó
để làm cơ sở định danh và đƣa vào thành phần cấu tạo của thuật ngữ làm
thành hình thái bên trong của thuật ngữ.
Ví dụ cách đặt tên bằng từ thông thƣờng bộ phận của mắt trong các
ngôn ngữ sau đây là có tính quốc tế về nội dung: con ngƣời - đồng tử - pupil
(tiếng Anh) – pupille (tiếng Pháp). Trong ba ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp, tên
gọi bộ phận này của mắt là “con ngƣơi”, đều đƣợc đặt dựa vào hình ảnh con
ngƣời in trong đó để gọi tên cho nó. Hiện tƣợng sao phỏng thuật ngữ của các
ngôn ngữ biểu hiện rõ nhất tính quốc tế của các thuật ngữ qua việc chọn đặc

trƣng định danh giống nhau [51, tr.9].
Ví dụ: Tiếng Anh: Liberalization of trade
Tiếng Pháp: Libéraepsation du commerce
Tiếng Việt: Tự do hóa mậu dịch.
Trong quá trình chuyển dịch, tiếp thu các hệ thuật ngữ quốc tế nhằm
xây dựng và phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt là một việc làm vô cùng ý
nghĩa. Trong quá trình chuyển dịch đó, chúng ta có thể “gia công” để làm
giàu cho hệ thuật ngữ tiếng Việt còn non trẻ nhƣng trong mọi trƣờng hợp phải
đảm bảo nguyên tắc chính xác, khoa học cho thuật ngữ. Nếu vì tính dân tộc
đại chúng mà phải chuyển dịch thuật ngữ một cách khiên cƣỡng, rƣờm rà gây
khó hiểu, không đảm bảo đƣợc tính chính xác khoa học thì nhất thiết chúng ta
không làm.
Các ngôn ngữ nhƣ tiếng Việt, Nhật, Hàn… xây dựng thuật ngữ phần
lớn dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán nên hầu hết các thuật ngữ trong các
ngôn ngữ này đều mang yếu tố Hán. Trong đó thuật ngữ ngành Y học cổ
truyền đa số mang yếu tố Hán - Việt. Ví dụ: can – gan; phế - phổi; chi –
chân, tay…

17


Tóm lại, tính quốc tế của thuật ngữ đƣợc thể hiện ở hai mặt: hình thức
và nội dung. Mặt hình thức thƣờng đƣợc chú ý hơn cả, vì thông thƣờng, khi
nói đến tính quốc tế của thuật ngữ, ngƣời ta thƣờng chú ý đến mặt biểu hiện
hình thức bên ngoài của nó. Mặt nội dung tuy khó nhìn thấy hơn nhƣng đó
mới là biểu hiện phổ biến, căn bản, vì chúng biểu thị các khái niệm khoa học
là tri thức chung của cả nhân loại.
- Thuật ngữ phải có tính ngắn gọn
Thuật ngữ cũng nhƣ các từ thông thƣờng nói chung mang tính chất
định danh, một thuật ngữ dài dòng thì thƣờng có tính chất miêu tả hay định

nghĩa đối tƣợng. Tính chất dài dòng này làm cho hệ thống kí hiệu của thuật
ngữ bị hủy hoại, bị phá vỡ. Vì vậy, muốn cho kết cấu của thuật ngữ đƣợc chặt
chẽ, đảm bảo tính chất định danh của thuật ngữ thì về mặt hình thức, đòi hỏi
thuật ngữ phải ngắn gọn, cô đọng.
Ví dụ: Nhiệt: nóng (nghĩa thông thƣờng)
Trong y học cổ truyền, từ nhiệt có các nghĩa sau:
+ Nhiệt tà, yếu tố gây bệnh, có đặc điểm nóng, tính thăng phát, dễ làm
tổn thƣơng khí, tổn thƣơng tân dịch, tổn thƣơng tâm.
+ Một trong bát cƣơng, nhiệt chứng với các triệu chứng chính: mặt đỏ,
mắt đỏ, ngƣời nóng thích mát, khát thích uống nƣớc lạnh, nƣớc đái ít, đỏ,
phân khô vón, rêu lƣỡi vàng khô, mạch sác.
+ Một phép điều trị, phép ôn để tán hàn, ôn dƣơng dùng thuốc nhiệt,
yếu tố để chữa chứng do hàn gây nên theo ý “hàn giả nhiệt chí”.
+ Tính (chất) của thuốc, một trong 4 khí của thuốc, ôn, nhiệt, có gốc từ
mùa hạ dùng để tán hàn, ôn dƣơng.
1.1.4. Định danh ngôn ngữ và vấn đề xây dựng thuật ngữ
Định danh là gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm – biểu niệm
phản ánh những đặc trƣng nhất định của một biểu vật- các thuộc tính, phẩm
chất và quan hệ của các đối tƣợng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh
thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao
18


tiếp ngôn ngữ. Nói một cách ngắn gọn, định danh cách đă ̣t tên go ̣i cho mô ̣t sƣ̣
vâ ̣t, hiê ̣n tƣơ ̣ng, quá trình, tính chất, v.v…
Khi định danh một sự vật, hiện tƣợng, tính chất hay quá trình v.v… con
ngƣời với tƣ cách là chủ thể định danh tiến hành quan sát, tìm hiểu,vạch ra
một bộ phận đặc trƣng nào đó có trong nó. Nhƣng để định danh, ngƣời ta chỉ
chọn đặc trƣng nào là tiêu biểu, dễ khu biệt với đối tƣợng, tính chất hay quá
trình khác v.v. và đặc trƣng này đã có tên gọi trong ngôn ngữ.

Quá trình định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bƣớc:
quy loại khái niệm và chọn đặc trƣng khu biệt. Nếu một trong hai bƣớc này có
“biến thể” thì vật hay quá trình đƣợc định danh sẽ mang tên gọi khác nhau.
Ngƣời ta sử dụng quy tắc cấu tạo từ trong mỗi ngôn ngữ để thao tác với các
đơn vị ngôn ngữ biểu thị các đặc trƣng định danh đã đƣợc lựa chọn để tạo ra
các từ hay thuật ngữ.
Ví dụ: Bàng quang (loại), thấp nhiệt (đặc trƣng định danh); bán thân
(loại), bất toại (đặc trƣng định danh), v.v…
1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, đã có nhiều nhiều công trình nghiên cứu thuật ngữ học.
Ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học tiếng Việt xuất hiện khá muộn do hậu quả
của chế độ phong kiến và chính sách nô dịch văn hoá của thực dân Pháp.
Cho đến đầu thế kỷ XX, một số học giả Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến việc
xây dựng thuật ngữ. Họ đã phát biểu quan niệm của mình trên các tờ báo
xuất bản lúc đó.
Vũ Công Nghị cũng phát biểu quan điểm tƣơng tự trong bài viết của
mình “tiếng An – Nam có nghèo không?” đăng trên báo Nam phong số 59
năm 1922. Năm 1924 trên báo Hữu thanh số 15 năm 1922 trong bài “Về sự
dịch tiếng hóa học” Nguyễn Ứng cũng dựa vào tiếng Hán để đặt những thuật
ngữ hóa học. Ví dụ: acide sulfurique (SO4H2) - lưu toan.
acide sulfurenx (SO3H2) - lưu toan bạc.
acide persulfurique
19

- lưu toan quá.


×