Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ke hoach Cong nghe 7_Nam hoc 2008-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.55 KB, 10 trang )

Phòng giáo dục huyện cẩm giàng
Trờng THCS Cẩm điền
Kế hoạch giảng dạy
Bộ môn: Công Nghệ 7
Giáo viên: Vơng Thị Ninh
Tổ: Khoa học Tự nhiên

Năm học: 2008 2009
I- đặc Điểm tình hình bộ môn
1. Thuận lợi
- Đa phần học sinh là con em các gia đình nông thôn, luôn có ý thức lao động.
Từ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức bộ môn.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, có ý thức cầu
tiến.
- Giáo viên tích cực, nhiệt tình với nghề, luôn có cố gắng nghiên cứu để tìm ra
phơng pháp dạy tốt nhất để học sinh tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Tích cực chuẩn bị đồ
dùng cho từng tiết học nhằm giúp cho học sinh học bài nhanh hơn, dễ hiểu hơn.
2. Khó khăn
- Nhiều tiết thực hành: bài 35, 36- Nhận biết một số giống lợn, gà qua quan sát
ngoại hình và đo kích thớc các chiều song do điều kiện không có nên không thể nhận
biết và đo kích thớc trực tiếp đợc mà chỉ qua mô hình; Bài 41 Chế biến thức ăn họ
đậu bằng nhiệt; Bài 42- Chế biến thức ăn giàu Gluxit bằng men; Bài 43- Đánh giá
chất lợng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phơng pháp vi sinh vật thực tế cần làm trong
phòng bộ môn nhng do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nên rất khó thực hiện. Bài
25- Thực hành gieo hạt và cấy cây vào bầu đất khó thực hiện đợc vì điều kiện về khu
đất trồng không có. Đồ dùng, dụng cụ cha thật đầy đủ để phục vụ cho một số tiết lý
thuyết và thực hành.
- Một số học sinh còn lời học, ngại học, năng lực t duy kĩ thuật kém.
3. Chất lợng đầu năm
II- Vị trí, nhiệm vụ bộ môn
1. Kiến thức


Công nghệ là một môn học có rất nhiều kiến thức gắn liền với cuộc sống lao động
sinh hoạt hàng ngày. Sau khi học xong môn học này học sinh nắm đợc những kiến
thức cơ bản, phổ thông về kĩ thuật nông, lâm, ng nghiệp nh:
- Đất trồng, phân bón, giống cây trồng, bảo vệ thực vật và quy trình sản xuất
cây trồng: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến (Phần
trồng trọt).
- Kĩ thuật gieo trồng, khai thác và bảo vệ rừng (Phần Lâm nghiệp).
- Giống vật nuôi, thức ăn, quy trình sản xuất vật nuôi: chuồng nuôi, nuôi dỡng,
chăm sóc, vệ sinh phòng dịch (Phần chăn nuôi)
- Kĩ thuật nuôi thuỷ sản và bảo vệ môi trờng: môi trờng nuôi, thức ăn, chăm sóc,
phòng trị bệnh và bảo vệ môi trờng (Phần Thủy sản)
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng làm đợc một số khâu kĩ thuật trong quy trình sản xuất nông, lâm,
ng nghiệp. Biết áp dụng các kiến thức đã học vào sản xuất:
- Xác định đợc thành phần cơ giới của đất, đo độ pH bằng phơng pháp đơn giản.
Phân biệt đợc các loại phân hoá học thông thờng. Xử lý đợc hạt giống bằng nớc ấm,
xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm. Phân biệt đợc các dạng thuốc trừ sâu bệnh
và biết đọc nhãn của thuốc (Phần trồng trọt).
- Gieo đợc hạt và cấy cây vào bầu đất (Phần Lâm nghiệp).
- Phân biệt đợc một số loại giống vật nuôi. Chế biến đợc một số loại thức ăn cho
vật nuôi bằng nhiệt và vi sinh vật. Phân biệt đợc một số loại vắc xin để phòng bệnh
cho gà (Phần chăn nuôi)
- Phân biệt đợc một số loại thức ăn của tôm, cá và xác định đợc độ trong, độ pH
của nớc nuôi thuỷ sản (Phần Thủy sản).
III- Nội dung và phơng pháp thực hiện
1. Nội dung chơng trình
Chơng trình môn công nghệ 7 đợc xây dựng gồm 4 phần: trồng trọt, lâm
nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản. Tổng số có 52,5 tiết, trong đó phần chăn nuôi và trồng
trọt có số tiết nhiều hơn, có 10 tiết thực hành. Số tiết thực hành không nhiều, nội
dung thực hành chủ yếu mang tính chất minh hoạ cho lý thuyết nên do đó thời gian

phân bố không nhiều. Tuy nhiên vói mỗi nội dung lý thuyết và thực hành đều tuân
theo những quy trình nhất định. Từ đó yêu cầu học sinh và giáo viên cần quan sát
tìm hiểu kĩ bài học để có phơng hớng dạy và học phù hợp với bộ môn, học sinh phát
huy đợc tính sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức. Ngoài ra giáo viên và học sinh
tích cực chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan để phục vụ tiết học, nhằm giúp học sinh
học tập, tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Phần 1. Trồng trọt
Chơng I. Đại cơng về kĩ thuật trồng trọt
Nội dung chơng này bao gồm các phần: đất trồng, phân bón, giống cây trồng,
bảo vệ thực vật. Đây là những kiến thức, kĩ năng cơ bản thuộc về các nguyên lí của kĩ
thuật trồng trọt, là cơ sở để học sinh học tập các nội dung kĩ thuật của từng loại cây
trồng.
Chơng II. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trờng trong trồng trọt.
Chơng này đề cập đến các cơ sở khoa học và yêu cầu kĩ thuật của các khâu
trong quy trình sản xuất nh làm đất, gieo trồng, chăm sóc thu hoạch, bảo quản mà
đối với cây trồng nào cũng phải thực hiện đầy đủ.
Cuối chơng có giới thiệu một số phơng thức canh tác nh luân canh, xen canh,
tăng vụ trong sản xuất trồng trọt.
Phần 2. Lâm nghiệp
Chơng I. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây rừng
Nôi dung chơng này tập trung vào ba phần kĩ thuật cơ bản: tạo cây con; trông
rừng; chăm sóc cây rừng. Đây là những nội dung chủ yếu để học sinh nắm đợc các
cơ sở khoa học và yêu cầu kĩ thuật của từng biện pháp trong kĩ thuật trồng, chăm sóc
cây rừng.
Chơng II. Khai thác và bảo vệ rừng
Chơng này chỉ giới thiệu cho học sinh biết đợc một số biện pháp khai thác
rừng phổ biến và bảo vệ rừng nhằm quản lí rừng tốt hơn.
Phần 3. Chăn nuôi
Chơng I. Đại cơng về kĩ thuật chăn nuôi
Nôi dung của chơng đề cập đến cơ sở khoa học và yêu cầu kĩ thuật về giống

vật nuôi, thức ăn, nuoi dỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng dịch. Đây là những kiến
thức, kĩ năng cơ bản về chăn nuôi, là cơ sở cho việc học tập các nội dung kĩ thuật
chăn nuôi của các vật nuôi cụ thể.
Chơng II. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trờng trong chăn nuôi.
Nội dung của chơng này bao gồm các công việc của một quy trình sản xuất
chăn nuôi nh chọn giống, nuôi dỡng, vệ sinh phong dịch bệnh. Bất cứ chăn nuôi một
vật nuôi cụ thể nào cũng đều phải thực hiện đầy đủ các công việc trên theo một quy
trình chặt chẽ.
Phần 4. Thuỷ sản
Chơng I. Đại cơng về kĩ thuật nuôi thuỷ sản
Nội dung của chơng trình bày về vai trò của nuôi trồng thuỷ sản, các vấn đề
môi trờng nuôi cá, thức ăn.
Chơng II. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trờng nuôi thuỷ sản
Nội dung của chơng đề cập đến một số biện pháp kĩ thuật cơ bản trong việc
chăm sóc, quản lý, thu hoạch, bảo quản, chế biến, phòng trị bệnh cho tôm cá và bảo
vệ môi trờng nuôi thủy sản.
Ngoài ra, chơng trình còn chú ý đến giáo dục bảo vệ môi trờng thông ua cá nội
dung kĩ thuật có liên quan nhằm giúp học sinh có ý thức và hành động đúng khi áp
dụng các biện pháp kĩ thuật để bảo vệ môi trờng.
Nội dung thực hành trong chơng trình chủ yếu mang tính chất minh hoạ cho lý
thuyết nên thời gian phân bố không nhiều (10 tiết).
2. Phơng pháp thực hiện
- Giáo viên thực hiện tốt qui chế chuyên môn, tích cực sử dụng đồ dùng dạy
học nh tranh vẽ, mô hình, mẫu vật, dụng cụ, thiết bị Không chỉ để minh hoạ cho
kiến thức mà còn là nguồn chi thức, là phơng tiện cho học sinh tìm tòi,phát hiện
những tri thức, kĩ năng cần lĩnh hội. Vì vậy, học sinh phải đợc tự tay làm các thao tác
kỹ thuật, sử dụng công cụ thiết bị. Khai thác hình vẽ với vai trò là nguồn thông tin
chứ không phải chỉ là hình minh hoạ.Ngoài ra giáo viên cần dạy cho học sinh cách
học tập bộ môn.
- Tăng cờng vận dụng các phơng pháp dạy học nhằm phát huy đợc tính tích

cực, chủ động và sáng tạo của HS. Tích cực dự giờ đồng nghiệp để tìm phơng pháp
giảng dạy phù hợp.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi: đặt câu hỏi đúng là cốt lõi của việc dạy học, là
cầu nối giữa dạy và học. Câu hỏi khuyến khích học sinh trong lớp cùng suy nghĩ.
Ngoài những câu hỏi, câu gợi ý trong SGK, giáo viên cần chuẩn bị thêm các câu hỏi
vận dụng vào thực tiễn phù hợp với thực tế của học sinh, từng gia đình và địa phơng
để học sinh giải quyết. Đa ra những câu hỏi mang tính liên hệ thực tế, từ đó kích
thích lòng say mê học hỏi, tìm tòi để phát hiện ra vấn đề.
- Dạy lý thuyết kết hợp với thực hành. Thực hành để củng cố kiến thức và hình
thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã
học vào cuộc sống hàng ngày. Trớc khi dạy thực hành, giáo viên cần quan sát, tìm
hiểu về quy trình kĩ thuật, các dụng cụ, thiết bị để khi thực hành, các thao tác mẫu,
các lời giải thích chính xác, đúng kĩ thuật, đúng qui trình công nghệ.
- Việc dạy học theo nhóm đợc áp dụng ở bài thực hành và một số bài lý thuyết
mang tính thực tiễn cao. Những bài thực hành khó thực hiện đợc trên lớp thì giáo
viên có thể yêu cầu học sinh làm ở nhà trớc sau đó ghi lại những kết quả để giờ thực
hành cùng nhau thảo luận và rút ra kết luận chung.
- Giáo viên thờng xuyên kiểm tra học sinh để phân loại, có biện pháp giáo dục
học sinh và điều chỉnh phơng pháp dạy học phù hợp.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, dụng cụ học tập, có ý
thức học tập, chuẩn bị tốt cho giờ thực hành. Học sinh phải chủ động, sáng tạo và
tích cực học tập.
3. Chỉ tiêu phấn đấu
Lớp
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Số l-
ợng
%
Số l-
ợng

%
Số l-
ợng
%
Số l-
ợng
%
Số l-
ợng
%
7A
7B
7C
Tổng

×