Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

tư tưởng giáo dục thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.09 KB, 69 trang )

1. Khổng Tử ( 551 – 479 TCN)
1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo
dục
Khổng Tử sinh ngày 27 tháng 8 năm
551 TCN mất ngày 11 tháng 4 năm 479
TCN. Tên thật của ông là Khổng Khâu,
tự Trọng Ni, sinh ra trong một gia đình
võ quan nghèo ở ấp Trâu, thôn Xương
Bình, nước Lỗ thời Xuân Thu (nay là
huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông,
Trung Hoa). Thời Xuân Thu – thời
Trung Hoa cổ đại phân chia ra nhiều
nước chư hầu thường xuyên khuynh
loát, thôn tính lẫn nhau.
Năm lên ba, Khâu mồ côi cha. Lúc đó
mẹ ông mới 20 tuổi, không sợ khó
Khổng Tử ( 551 – 479 TCN)
khăn vất vả đưa Khổng Tử đến sống ở
Khúc Phụ, thủ phủ nước Lỗ. Từ nhỏ Khổng Tử đã nổi tiếng thông minh, hiếu học.
Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng,
xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm
quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 21 tuổi, Khổng Tử
được cử làm chức Ủy Lại, trông coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự
và bắt đầu dạy học từ đó. Năm 51 tuổi ông được làm quan Tu khấu thực hiện pháp
luật của nước Lỗ. Làm việc chính quyền trong một thời kì ngắn ông đã thi hành
luật pháp rất nghiêm minh đem lại đời sống yên lành, thịnh trị cho nhân dân nước
Lỗ. Nhưng vì vua nước Lỗ ham mê tửu sắc, không nghe lời can gián của ông nên
ông đã bỏ đi du thuyết ở nhiều nước như: Vệ, Tần, Tấn, Sái, Trâu,... Khổng Tử là
người đầu tiên mở ra phong trào đi du thuyết khắp các nước để tìm ra một minh
chủ áp dụng học thuyết của ông đem lại thái bình, thịnh trị cho thiên hạ. Nhưng
vua chúa các nước chư hầu còn chuyên tâm lo chinh phục lẫn nhau, ý tưởng chính


trị của ông không được thực hiện.
Sau 14 năm chu du khắp thiên hạ, cuối cùng Khổng Tử trở về nước Lỗ mở trường
dạy học. Trường tư của Khổng Tử có quy mô khá lớn, có phòng giảng bài gọi là
đường (giảng đường), có chỗ ở gọi là nội (nội trú). Học trò chủ yếu là con em giai
1


cấp quý tộc trong nước và một số nước láng giềng, trong có đó cả con em nhà
nghèo. Trong sự nghiệp giáo dục của mình, Khổng Tử đã đào tạo được hơn 3000
học trò, trong đó có 72 người uyên thâm, xuất chúng (thất thập nhị hiền) như Tử
Lộ giỏi về chính trị, Tử Hạ giỏi về học thuật, Tử Cống có tài mở mang kinh tế,
Nhan Uyên nổi tiếng về đạo đức...
Cùng với việc dạy học để truyền đạo Nho, Khổng Tử còn thu thập, biên soạn các
tài liệu cổ tập hợp thành Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh
Nhạc và Kinh Xuân Thu.
+ Kinh Thi (thơ): ca dao, phong dao của nhân dân Trung Hoa cổ đại được
Khổng Tử lựa chọn, sưu tầm biên soạn.
+ Kinh Thư (ghi chép): luật lệ, những điều răn dạy của vua tôi của các triều
đại từ Nghiêu, Thuấn đến Tây Chu (2357 – 771 TCN) do Khổng Tử sưu tập.
+ Kinh Dịch (thay đổi): bố sách có ý nghĩa triết học về quy luật dịch chuyển,
đổi thay của vạn vật, về tướng số do Khổng Tử giảng dạy, biện luận.
+ Kinh Lễ (lễ nghi): bộ sách về lễ nghi, phong tục trong gia đình, làng xã,
triều đình do Khổng Tử biên soạn.
+ Kinh Xuân Thu: bộ sách sử nước Lỗ và các nước chư hầu từ năm 722 TCN
do Khổng Tử biên soạn.
Do việc đốt sách chôn nhà Nho của Tần Thủy Hoàng nên Kinh Nhạc bị thất lạc,
chỉ còn một chương đưa vào Kinh Lễ gọi là chương Nhạc kí.
Ngoài Ngũ Kinh do Khổng Tử trực tiếp biên soạn còn có bộ Tứ Thư, tức là bốn
cuốn sách do môn đệ của ông chép lại những lời dạy và biện luận, giảng giải thêm:
+ Đại học: dạy về đạo làm người quân tử, gồm hai phần: phần kinh chép

những lời dạy của Khổng Tử, phần truyện là lời giải thích của Tăng Tử - một môn
đệ xuất sắc của Khổng Tử.
+ Trung dung: ghi chép những lời tâm huyết của Khổng Tử về nhân, trí,
dũng, thành, về cách đối nhân xử thế do các môn đệ thuật lại và cháu nội của ông
là Tử Tư chép thành sách.
+ Luận ngữ: ghi chép lời bàn luận của Khổng Tử và môn đệ về các vấn đề
luân lí, chính trị, xã hội, học thuật do các môn đệ sưu tập lại.
2


+ Mạnh Tử (372 – 289 TCN), ông rất thông suốt Khổng học, tiếp nối và phát
triển các quan điểm của Khổng Tử trong tác phẩm của mình.
Khổng Tử mất năm 73 tuổi, năm tứ 16 đời Lỗ Ai Công (479 TCN), thi hài ông
được chôn cất ở phía Bắc kinh thành nucows Lỗ. Khi ông mất, có đến hàng trăm
học trò đến làm nahf ở gần mộ ông đến mãn tang, riêng Tử Cống ở đến 6 năm mới
ra đi. Hiện nay, mộ của ông ở huyện Khúc Phúc (tỉnh Sơn Đông), quanh năm
hương khói, cây cối xanh tươi rậm rạp như rừng, gọi là Khổng Lâm.

2. Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử:
Nho học là dòng văn hóa Trung Hoa cổ đại, nó đã góp phần làm nên tính cách con
người, tâm lý dân tộc Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa
phương Đông. Nho học coi giáo dục loài người là đề cao vai trò của văn hóa giáo
dục, coi giáo dục học vấn là con đường quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển và
làm nên bản sắc con người.
Trong suốt cuộc đời làm thầy của mình, bên cạnh dạy chữ, bao giờ Khổng Tử cũng
chú trọng vào dạy người, ở đây đề cao thuyết đức trị. Từ nội dung của học thuyết
mà Khổng Tử đã áp dụng vào giáo dục mang tính nhập thế và tích cực. Ông đề
xướng “thuyết tôn hiền”. Những tư tưởng ấy của ông trong bối cảnh rối ren của xã
hội đương thời rất khó thực hiện, song đó là những quan điểm có giá trị được thế
hệ sau kế thừa, phát triển và đến nay vẫn còn đáng trân trọng về nội dung, chủ

trương, nội dung và cả phương pháp giáo dục.
a. Tư tưởng triết học
Về cơ bản là hỗn hợp giữa Chủ nghĩa duy tâm khách quan và Chủ nghĩa duy tâm
chủ quan, nhìn nhận sự vật đều triết trung giữa hai mặt cái cũ và cái mới, bỏ những
gì thái quá, thay thế bằng một phương thức ôn hòa, nhằm mục đích điều hòa mâu
thuẫn xã hội cuối thời Xuân Thu.
Về tổng quan, tư tưởng triết học của Khổng Tử chia làm hai phần:
_ Hình nhi thượng học: Đây là một phần lý luận rất uyên thâm, cao viễn,
được trình bày chủ yếu trong Kinh Dịch, là phần căn bản cho Lý học của Nho giáo,
có các nội dung quan niệm nói về trời, đất, con người hợp thành tam tài, thái cực,
lưỡng nghi (âm dương) và sự biến hóa của thiên lí, thiên mệnh quỷ thần, sinh tử...

3


_ Hình nhi hạ học: Đây là các học thuyết về mối quan hệ nhân sinh, nhật
dụng của người đời như quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè,...; về
nhân, lễ, nghĩa, trí, tín...
+ Về trời, mệnh trời
Khổng Tử tin là có trời. Trời có sức mạnh siêu nhiên, có thể điều khiển sự biến hóa
trong vũ trụ, trong thế gian cho hợp với lẽ điều hòa theo một ý chí nhất định gọi là
Thiên mệnh,...Trời hay Thượng đế là một cái Lý vô hình, vô ảnh rất linh diệu, rất
cường kiện mà khi đã định ra sự biến động thì dẫu có thế nào thì cũng không
cưỡng lại được. Trời hay Thượng đế không phải hữu hình, có dáng, có tình cảm, tư
dục như người trần tục. Khổng Tử nhấn mạnh: Không biết mệnh trời thì không
phải là người quân tử (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử - Luận ngữ).
+ Về quỷ thần
Là lực lượng thứ hai cũng chi phối mạnh mẽ vào đời sống con người, hoạt động xã
hội. Quỷ thần là khí thiên của sống núi tụ họp thành. Tuy mắt ta không thấy, tai ta
không nghe nhưng nó có khắp nơi, vây quanh chúng ta. Bởi vậy: Tế thần như có

thần ở đó (Tế thần như thần tại – Luận ngữ).
b. Tư tưởng chính trị
Tư tưởng về một thế giới đại đồng: Khổng Tử hướng tới một xã hội lý tưởng, coi
thiên hạ như gia đình, mọi người coi nhau như anh em, cùng hưởng thụ quyền lợi
và trách nhiệm với nhau, hướng tới xã hội công bằng.
Tư tưởng về đường lối trị nước: Khổng Tử chủ trương đức trị (trị nước bằng đạo
đức). Ông chủ trương chấm dứt loạn li, xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị, do
đó cách tốt nhất là phải dựa vào đạo đức để trị dân.
+ Theo Khổng Tử, cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép
mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai
trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm
sỉ và thực lòng quy phục.
+ Phương châm và biện pháp thi hành đường lối đức trị: Khổng Tử yêu cầu
người trị dân “Phải thận trọng trong công việc, phải giữ được chữ tín, tiết kiệm
trong chi dùng, thương người, sử dụng sức dân vào những việc hợp lý” - (Học nhi).

4


+ Trong việc lựa chọn quan lại phải chú trọng người có tài có đức, nếu người
nào không có tài đức giữ quyền cao chức trọng là ăn cắp địa vị.
Khổng Tử là người đầu tiên đề xuất tư tưởng quản lý, cai trị đất nước bằng con
đường Đức trị, Lễ trị. Ông đề cao phẩm chất và nhân cách của chủ thể người quản
lý cai trị theo một logic phát triển từ thấp đến cao, từ vi mô đến vĩ mô: “Chính tâm,
tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Người tham gia vào hoạt động quản lý
trước hết phải bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất lấy dức nhân và đức tín làm gốc
trong năm đức lớn (ngũ thường): Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín bởi nếu quản lý được
gia đình tề chính, nền nếp thì tạo nên nền tảng uy tín thực hiện tốt trách nhiệm
quản lý quốc gia, thiên hạ.
+ Nội dung đức trị theo Khổng Tử là phải thực hiện ba điều: Thứ (làm cho

dân cư đông đúc), Phú (làm cho kinh tế phát triển), Giáo (dân được học hành).
c. Mục tiêu giáo dục của Khổng Tử:
Là đào tạo, bồi dưỡng người “nhân”, “quân tử” để làm quan, điều hòa mâu thuẫn
giai cấp, khôi phục lễ nghĩa trong xã hội đầy rối ren. Xét về mặt chính trị cơ bản là
bảo thủ, ít tiến bộ, nhưng về giáo dục thì mang tính tiến bộ và vượt thời gian. Theo
Khổng Tử học để làm người quân tử với chí khí của bậc đại trượng phu – hình mẫu
của con người trong xã hội phong kiến. Người quân tử trước hết phải tu dưỡng đạo
đức thì mới có thể làm việc lớn: Tề gia – trị quốc – bình thiên hạ.
Khổng Tử không chỉ quan tâm đến việc nuôi dân, dưỡng dân mà còn quan tâm đến
việc giáo hóa dân. Nuôi dân, dưỡng dân là chăm lo về đời sống vật chất, giáo dân
là lo cho dân về đời sống tinh thần. Với quan điểm này, giáo dục góp phần làm nên
bản chất xã hội của con người. Với mục đích giáo dục này, Khổng Tử đã thể hiện
tư tưởng vượt thời đại, một xã hội muốn phát triển vững mạnh phải có con người
đủ đức, đủ tài. Tuy nhiên, mục đích giáo dục của Khổng Tử là nhằm thực hiện mục
đích chính trị Nho giáo, thể hiện tư tưởng thân dân của nhà cầm quyền. Bởi vì
người làm quan có giáo dục sẽ hiểu được chức phận của mình không làm điều hại
dân, người dân có giáo dục sẽ hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của mình để thực
hiện.
d. Chủ trương giáo dục của Khổng Tử
Là giáo dục bình dân, đó là một chủ trương tiến bộ trong bối cảnh lịch sử lúc bấy
giờ.
5


Trong Luận ngữ, Khổng Tử chủ trương “Hữu giáo vô loại” nghĩa là mọi người
trong xã hội đều có quyền được học, được giáo dục, không phân biệt giai cấp, quý
tiện, sang hèn. Tư tưởng này được học trò ông là Mạnh Tử kế thừa và phát huy
đường lối bình dân giáo dục trên phạm vị quảng đại, với các hình thức đa dạng.
Khác với Khổng Tử, Mạnh Tử chủ trương hình thành một mạng lưới trường công
từ làng đến kinh đô, từ trường hương học đến trường quốc học, đó là trường, tự,

học, hiệu để giáo hóa dân chúng. Hệ thống trường học mở rộng theo quan niệm của
Mạnh Tử là điều kiện, là biện pháp thiết thực để bình dân giáo dục.
e. Quan điểm giáo dục của Khổng Tử


Vai trò của giáo dục:

Giáo dục có ý nghĩa phổ biến, giáo dục làm cho con người mở mang tri thức, hình
thành nhân cách đầy đủ ba mặt: nhân, trí, dũng. Ông đánh giá cao vai trò của giáo
dục. Giáo dục là con đường duy nhất, cần thiết đối với mọi người, giúp họ hiểu
được đạo lý sống trong trời đất – tức là cách cưu xử với tự nhiên, xã hội và con
người. Ông cho rằng con người là bẩm thụ thiêng liêng của trời đất nhưng không
được học tập thì không biết đạo lý làm người, cũng như viên ngọc vốn là sản phẩm
quý hiếm nhưng không được mài dũa thì không thể trở thành đồ dùng có giá trị.
“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý – Lễ ký”.
Theo Khổng Tử, việc giáo dục còn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của quốc
gia, góp phần văn minh, cường thịnh của dân tộc, những người nắm quyền chính
trị, quản lý phải quan tâm.


Đối tượng và mục đích giáo dục:
+ Đối tượng: Giáo dục cần cho mọi người (Hữu giáo vô loại – Luận ngữ).
+ Mục đích:

Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo nên con người, đó là những người nhân
nghĩa, trung chính, hiểu được cái đạo của người quân tử. Ông cho rằng mục đích
giáo dục là trở thành người quân tử.
Theo ông, người quân tử là người cao thượng nhất.

6



Người quân tử là phải tuân theo mệnh trời, phải nói theo sách thánh
hiền, phải noi gương những bậc đại nhân trong xã hội – nghĩa là người quân tử
phải nói, làm và hành động theo lễ giáo của đạo Nho.
Đó là mục đích giáo dục mà nhà trường và xã hội phong kiến Trung
Hoa phải tạo nên. Người quân tử phải là mẫu người vươn tới để bảo vệ trật tự xã
hội yên ổn, không rối ren, để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.


Nội dung giáo dục:

Người quân tử được giáo dục theo đức nhân, lễ, nghĩa, trí, tín nhưng chủ yếu tập
trung vào đức nhân và lễ của đạo Nho. Đây chính là thế giới quan của Khổng Tử.


Phương pháp giáo dục:

Khổng Tử là người đầu tiên mở ra trường tư sớm nhất trong lịch sử phát triển giáo
dục Trung Hoa. Các phương pháp giáo dục của Khổng Tử có thể đúc kết là:
+ Phương pháp thân giáo:
+ Phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng
+ Phương pháp giáo dục coi trọng thực hành, vận dụng
+ Phương pháp luyện tập, ôn tập
+ Phương pháp phát huy tích cực, chủ động trong học tập
+ Sự thống nhất giữa học và suy nghĩ
Nhận xét về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử:
Khổng Tử là một học giả lớn, một nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn của Trung Quốc.
Học thuyết của ông đã có ảnh hưởng không chỉ trong suốt chiều dài lịch sử Trung
Quốc mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia phương Đông khác như Hàn

Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Vì vậy, ngay từ thời Tây Hán, nhà sử học Tư Mã Thiên
đã đánh giá: “Trong thiên hạ, các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều nhưng lúc
chết là hết. Khổng Tử là một ngừi áo vải thế mà các học giả đều tôn làm thầy, từ
thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói tới lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm
tiêu chuẩn. Có thể nói là bậc chí thánh vậy.” (Sử ký Khổng gia thế gia).

7


Xét về phương diện lịch sử giáo dục, Khổng Tử căn bản là một nhà đại giáo dục,
suốt đời học tập, ôn cũ biết mới, suốt đời dạy người không biết mệt mỏi.
Tuy vậy, quan điểm giáo dục của Khổng Tử vẫn còn những hạn chế do lập trường
giai cấp và thời đại quy định. Đó là, ông coi giáo dục chỉ dành cho người quân tử,
phụ nữ và tiểu nhân bị loại ra khỏi giáo dục. Ông cũng coi khinh giáo dục chân tay,
loại người lao động sản xuất ra khỏi giáo dục. Mục đích giáo dục chỉ nhằm phục
vụ cho lợi ích của tầng lớp trên của xã hội phong kiến.
Tóm lại, Khổng Tử là một nhà địa giáo dục đã để lại trong kho tàng văn hóa nhân
loại nói chúng, lý luận giáo dục nói riêng nhiều kiến giải tích cực. Học thuyết của
ông đã, đang được các học giả phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu.
Song do hạn chế của điều kiện lịch sử nên một số kiến giải còn hạn chế, đó là kẽ
hở cho nhiều nhà Nho đời sau thêm bớt, khai thác mặt tiêu cực phục vụ quyền lợi
của giai cấp thống trị trong các xã hội có giai cấp đối kháng.

8


2. Sôcrat

Sôcrat (469 – 399 TCN)


1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục
Sôcrat sinh năm 469 và mất năm 399 TCN và là một triết gia Hy Lạp cổ đại, người
được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn. Ông sinh ra tại thành phố Athena, thuộc
Hy Lạp và đã sống vào một giai đoạn thường được gọi là hoàng kim của thành phố
này. Thời trẻ, ông nghiên cứu các loại triết học thịnh hành lúc bấy giờ của các “triết
học gia trước Sôcrat”, đó là nền triết học nỗ lực tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên chúng
quanh chúng ta.
Sôcrat là nhà triết học duy tâm, quan điểm triết học của ông rất nổi tiếng ở thời cổ
đại. Ông không lưu lại một tác phẩm nào nhưng ngày nay người ta biết được quan
điểm triết học của ông là nhờ vào những ghi chép của học trò ông như Platôn,
Xênêphon và Arixtôphan.
Sôcrat rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức và lý luận nhận thức. Theo ông,
mục đích của triết học là giảng về đạo đức, thông qua các tri thức triết học mà con
người nhận thức chân lý và hành động đúng. Con người có thể nhận thức được
chính mình. Câu châm ngôn nổi tiếng mà ông để lại cho người đời sau là “Hãy tự
biết mình; Tôi biết là tôi không biết gì hết”. Không biết gì của Sôcrat chính là
nguồn gốc của cái biết, khi cái dốt, cái thiếu, cái chưa hoàn thiện của bản than
được con người nhận thức sẽ kích thích ta phải vươn lên tìm tòi, học hỏi, tìm ra
phương cách để làm giàu hơn tri thức của bản thân, để lấp đi cái khoảng trống của
sự thiếu hiểu biết và sự kém cỏi, để trau dồi và hoàn thiện mình.
9


Từ quan điểm trên, ông đề xướng một phương pháp dạy học mới được gọi là
phương pháp đỡ đẻ, hay phép đỡ đẻ.
Trong dạy học hoặc khi thuyết giảng các vấn đề triết học, ông luôn đặt ra những
câu hỏi có tính gợi mở, dẫn dắt, hướng dẫn người học tranh luận và tự mình tìm ra
kết luận và câu trả lời đúng, tìm ra chân lý. Phương pháp đỡ đẻ của Sôcrat đối lập
hẳn với phương pháp dạy học thụ động, dạy học theo kiểu ăn sẵn, nhồi nhét tri
thức kiểu như rót nước vào bình mà hiện nay chúng ta đang hết sức phê phán. Bởi

vậy, phương pháp đỡ đẻ của Sôcrat là một phương pháp dạy học tích cực vẫn còn
nguyên giá trị cho đến hiện nay.

2. Tư tưởng giáo dục của Sôcrat
a. Biện chứng pháp hay nghệ thuật tranh luận Socrat.
Để thực hiện lời nguyền với thần linh là tìm ra một người khôn ngoan hơn mình,
Socrat thực hiện cuộc hành trình gặp gỡ đủ mọi loại người để chất vấn. Việc chất
vấn đối với ông không nhằm mục đích giáo huấn, khoe khoang tri thức mà chủ yếu
là để khơi dậy nơi họ những tri thức tiềm ẩn. Do vậy, ông xây dựng một phương
pháp đối thoại tích cực, hay phương pháp truy vấn, vặn hỏi, qua đó giúp mọi người
tránh sự ngộ nhận (cho mình là người khôn ngoan nhất), vượt qua mọi sai lầm,
định kiến cá nhân để xác định đúng bản chất của sự vật, rồi sau đó đi đến những
việc làm đúng đắn hay điều thiện - một phương pháp đối thoại như vậy người đời
sau gọi là biện chứng pháp Socrat, phương pháp đó được tiến hành bằng một thứ
văn phong hài hước thông qua bốn bước cơ bản:
 Bước thứ nhất mang tính “mỉa mai” (Ironie), trào lộng hay phản chứng. Theo

Socrat, trong đối thoại (dialogues), trước hết, người đối thoại phải biết hay
cần phải tạo nên “tình huống có vấn đề”, tức là cần đặt lại đối với những vấn
đề tưởng chừng như đã rõ ràng từ trước.Tiếp đến là cần lập luận để dồn đối
phương vào thế tự mâu thuẫn với chính mình, từ đó bản thân người bị chất
vấn tự nhận ra sai lầm của mình và công nhận ý kiến của người chất vấn là
đúng.

 Bước thứ hai cần thực hiện là chủ thể đối thoại phải biết “đỡ đẻ” cho đối

phương, nghĩa là giúp họ “đẻ” ra chân lý. Thuật ngữ “đỡ đẻ” (majeutique) lấy
nguyên nghĩa đen của ngành y, tức hành động giúp cho người phụ nữ thai
nghén sinh nở được dễ dàng. Socrat dùng thuật ngữ này với nghĩa bóng, theo
10



đó trách nhiệm của người chất vấn là giúp người bị chất vấn tìm ra lối thoát
để đưa họ đến chân lý hay “đẻ” ra suy tư mà họ đã thai nghén trong lòng
nhằm tạo lập tri thức mới.

 Bước thứ ba có tính “quy nạp” (induction), tức chủ thể đối thoại cần phải đi từ

việc phân tích các sự vật, hiện tượng đơn lẻ đến việc khái quát thành tri thức
chung và nắm bắt bản chất vấn đề tranh luận. Tìm kiếm ý niệm công
bằng qua các hành vi gọi là công bằng, ý niệm đẹp qua các sự vật được gọi
là đẹp, ý niệm thiện qua những việc làm mà con người cho là tốt lành. Theo
Socrates, những cái riêng như bông hoa có thể héo tàn, nhưng cái đẹp mà
những bông hoa đó đại diện thì còn mãi với thời gian trong tâm thức loài
người.

 Bước thứ tư, khi đã có tri thức chung, chủ thể cần đi đến sự “định nghĩa”

(definition), tức kết luận vấn đề một cách xác thực, nắm bắt bản chất các sự
vật như chúng vốn có trong thực tế, xác định đúng bản chất của đối tượng
nghiên cứu, đến đây vấn đề có thể kết luận, cuộc tranh luận kết thúc. Qua khả
năng định nghĩa, Socrates cho thấy, tri thức đích thực không phải là sự tra xét
các sự vật, hiện tượng đơn lẻ mà là sự khám phá cái chung ẩn dấu trong
chúng, cái chung đó mang tính vĩnh hằng, nó vẫn tồn tại mặc dầu các sự vật
hiện tượng đơn lẻ có thể mất đi, ví như cái đẹp vẫn còn sau khi bông hoa
héo.
Biện chứng pháp hay phương pháp truy vấn Socrat đúng như lời nhận định của
Bryan Magee “đã làm cho ông trong chứng mực nào đó, trở thành người nổi tiếng
nhất trong tất cả các triết gia, ông đã tiến hành truy hỏi không ngừng về những khái
niệm nền tảng của chúng ta” (7, tr.26). Biện chứng pháp đó đòi hỏi chúng ta muốn

hành động đúng trước hết phải nhận thức đúng. Mà muốn nhận thức đúng phải biết
thiết định nội hàm hay định nghĩa khái niệm. Muốn có một định nghĩa khái niệm
đúng thì không còn cách nào ngoài sự tranh luận.Và khi con người đã được trang
bị một hệ thống các khái niệm chuẩn xác, tức tri thức đúng về đối tượng thì chắc
chắn nó sẽ có những việc làm thiện - đó là cơ sở để thiết lập một khoa học về hành
vi con người - Đạo đức học (Ethics).
b. Nhân học hay triết lý về con người của Socrat.

11


Trước Socrat, các triết gia Hy Lạp cổ đại chủ yếu quan tâm đến những vấn đề về
vũ trụ luận, giải thích sự hình thành và phát triển của thế giới dựa trên những kiến
thức khoa học tự nhiên như vật lý, toán học, sinh học, v.v.. Không đi theo lối mòn
bản thể luận triết học của các bậc tiền bối. Với luận đề nổi tiếng: “Con người, hãy
tự nhận thức chính mình”.

“Hãy tự biết mình, Tôi biết là tôi không biết gì hết”.
Socrat quyết định lựa chọn một con đường riêng, ông chú ý tới vấn đề con người,
mà trọng tâm trong bản tính con người là đạo đức. Theo Socrat, triết học không
phải là hiện tượng tư biện, chỉ luận bàn những vấn đề chung không liên quan gì
đến cuộc sống thường nhật, trái lại, nó là phương tiện dạy con người cách sống hay
cần phải sống như thế nào. Theo nghĩa đó, triết học trước hết phải là tri thức hay sự
hiểu biết của con người về con người, tri thức ấy nhất thiết phải là tri thức về cái
thiện. Nếu đạo đức là hành vi đối nhân xử thế đẹp thì đạo đức đó không là gì khác
ngoài tri thức, do vậy, “tri thức là đức hạnh”.

Các tư tưởng của ông:
- Hãy tự biết lấy chính mình (Connais-toi toi-même)
Theo ông, sự tự hiểu biết sẽ làm cho con người sống theo lẽ phải tức là sống đạo

đức.
- Con người không hề muốn hung ác tàn bạo
- Việc gọi là tốt khi nó nó ích (le bien réduit à l'utile)
- Ðạo đức là khoa học là lối sống (La vertu réduit çà la science)
- Hạnh phúc có được khi nó dung hòa với đạo đức
- Ðiều bị bắt buộc phải làm cũng là điều hữu ích.
Theo Socrat, tri thức và đức hạnh là những điều cần thiết cho những kẻ làm chính
trị. Người làm chính trị phải đặt trách nhiệm xã hội lên lên vị trí hàng đầu chứ
không trông cậy vào ô dù, nương nhờ quyền lực và thời vận. “Nghĩ rằng, mình quá
12


thật thà không thể làm nhà chính trị đầy nguy hiểm”, do vậy ông lựa chọn con
đường thuyết pháp giống như Đức Phật Thích Ca và Đức Khổng tử ở phương
Đông, mong mỏi phần nào giáo hóa thiên hạ, giúp họ thoát khỏi bể khổ trầm luân
của thế giới vật dục. Theo Socrat, để có tri thức, con người cần phải có học, học ở
trường và học ngoài đời. Hãy bắt đầu từ không biết, trải qua nhiều bước, tiến tới tri
thức và cái thiện phổ quát. Mệnh đề: “Tôi biết rằng, tôi không biết gì cả” của ông
không phải là một mệnh đề mang tính tương đối hay hư vô chủ nghĩa mà nhằm chỉ
ra sự khởi đầu của một phương pháp tiếp cận chân lý. Bởi vì, theo lẽ thường tình,
mọi sự hiểu biết đều khởi đầu từ không biết, nhận thức là quá trình tiếp cận chân lý
giống như đường thẳng (thực tại khách quan) và đường tiệm cận (nhận thức).
Lối sống giản dị, khiêm tốn và cách đối nhân xử thế hợp tình hợp lý của Socrat là
một tấm gương lớn về đạo đức. Suốt đời ông không lo việc kiếm tiền, mua sắm của
cải, mà chỉ đi thuyết pháp về điều thiện, mong ước cảm hóa được mọi người, giúp
họ có một cuộc sống nhẹ nhàng thanh thản, không mưu toan, tính toán thiệt hơn điều này chúng ta có thể cảm nhận trong lời ông tự bạch: “Hỡi loài người, kẻ khôn
ngoan nhất là kẻ, giống như Socrat, biết rằng sự khôn ngoan của mình thực sự
chẳng có giá trị gì. Và vì thế tôi đi khắp thế giới, vâng lời thần, và tìm kiếm và truy
tìm sự khôn ngoan của bất cứ ai, dù là đồng bào hay người nước ngoài, mà có vẻ
khôn ngoan, và nếu người ấy không khôn ngoan, thì tôi dùng lời sấm để nói rằng

người ấy không khôn ngoan; và tôi lại thu hút vào công việc của mình, nên không
có thời giờ quan tâm đến các vấn đề công cộng hay vấn đề riêng tư của mình, tôi
hoàn toàn nghèo khó vì phụng sự thượng đế”.
Thước đo của đạo đức là thước đo hành vi giao tiếp giữa con người với sự thông
thái của thần linh. Sự thông thái chính là sự hiểu biết, là tri thức. Tri thức có tính
chất thần linh và chỉ có tri thức mới có khả năng nâng con người ngang tầm thần
thánh. Đạo đức với những biểu hiện của nó như lương tri, lòng dũng cảm, sự ngoan
đạo, công bằng đều là những sự biểu hiện khác nhau của tri thức, giúp con người
lựa chọn điều lành, tránh điều dữ. Cái ác phản ánh sự thiếu vắng tri thức, nó nảy
sinh là do sự dốt nát, thiếu hiểu biết, vì không một ai khi biết thế nào là tốt mà lại
cố tình làm điều xấu. Do vậy, làm điều xấu là một hành vi vô tình chứ không phải
cố ý. Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức thông thường mách bảo rằng, chúng ta
thường chiều theo những hành vi biết là sai, do vậy làm sai lại là một hành vi
dường như có vẻ cố tình.
Cách giảng dạy:
Ông không có trường lớp. Trường của ông là agora, nơi công cộng tại các chợ
ngày xưa. Ông nói chuyện với mọi người, bàn về những việc hàng ngày. Ông nói
13


là ông có sứ mệnh của thần linh là dạy dỗ người cùng thời và không được làm
nghề gì khác (Platon) nên ông chấp nhận sống nghèo, giảng dạy không công cho
mọi người.
Phương pháp dạy của ông là đàm thoại, gồm hai phần:



Phần hỏi và trả lời cho đến khi người đối thoại nhận thức là mình sai
Phần biện pháp: Ông giúp cho người đối thoại hiểu và tự tìm lấy câu trả lời.
Ông nói: "Mẹ tôi đỡ đẻ cho sản phụ, còn tôi đỡ đẻ cho những bộ óc".


Phương pháp đỡ đẻ của Socrates đối lập hẳn với phương pháp dạy thụ động,
dạy học theo kiểu ăn sẳn, nhồi nhét tri thức như rót nước vào bình mà hiện nay
chúng ta đang hết sức phê phán. Đây là một phương pháp dạy học tích cực vẫn
còn nguyên giá trị cho đến hiện nay.

Kết luận.
Triết học Socrat không có một mục đích nào khác ngoài việc hướng tới con người
với những suy tư, trăn trở đời thường của nó. Ông thực sự “là một trong số những
khuôn mặt nổi bật nhất nhưng cũng bí ẩn nhất trong lịch sử triết học” .vì“đã vạch
ra hướng đi cho triết học đạo đức trong lịch sử văn minh phương tây. Tư tưởng của
ông đã được Platon, Aristot và các nhà thần học Kitô giáo sửa đổi, nhưng nó luôn
là truyền thống trí tuệ và đạo đức trội vượt mà các biến thể khác được khai triển
xoay quanh”.
Lịch sử Hy Lạp đã trải qua gần ba thiên niên kỷ kể từ ngày Socrat tạ thế, người Hy
Lạp chứng kiến những bước thăng trầm, nhiều triết gia xuất hiện sau Socrat, họ đã
đạt được những thành tựu thật to lớn. Nhưng xét về phương diện vai trò lịch sử,
không một ai trong số họ có thể ngang tầm Socrat. Điều này không phải ngẫu
nhiên mà hợp với lời nguyền Socrat khi ông tự biện trước tòa: “Nếu quý vị giết tôi,
quý vị sẽ không dễ dàng tìm được một người thay thế tôi, một con người được
thượng đế ban cho đất nước”. Là món quà thượng đế ban tặng cho đất nước Hy
Lạp, Socrat xứng đáng là bà đỡ cho sự ra đời của các triết gia hậu thế, ông “đã tạo
ra một truyền thống đạo dức và trí tuệ nuôi dưỡng châu Âu cho đến tận ngày nay”.
Không hẹn mà gặp, luận đề: “Con người hãy tự nhận thức chính mình” của ông có
nghĩa gần với luận đề: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” trong triết lý phương
Đông.Triết lý Socrat không mang tính hàn lâm, tư biện mà thật gần gũi với cuộc
sống đời thường. Phương pháp Socrat không mang tính cao siêu, học thuật mà hiện
diện trong các cuộc tranh luận trên đường phố, trong nghị trường và giảng đường
14



đại học. Theo một nghĩa nào đó có thể nói sự xuất hiện của ông như sự hóa thân
hay đầu thai trở lại của Đức Phật Thích Ca và Đức Khổng tử, làm cho hai nền văn
hóa Đông - Tây giao thoa, hội tụ trong những nét tương đồng.

3. Platon

Platon (427 – 347 TCN)

1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục
Platon sinh ra và lớn lên ở Hy Lạp cổ đại, là cái nôi của nền triết học phương Tây.
Platon xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Aten, là học trò của Sôcrat, là người đã
phát triển triết học duy tâm ở Hy Lạp lên trình độ cao nhất. Platon là đại biểu xuất
sắc của chủ nghã duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại, đối thủ tư tưởng chủ yếu
của Đêmôcrít.
15


Vào khoảng năm 387 TCN, Platon đã sáng lập ra một trường phái triết học riêng ở
Aten gọi là Academy (khoa học, học thuật). Những thành viên của trường phái này
chủ yếu nghiên cứu toán học và đã xây dựng phép biện chứng độc đáo trên cơ sở
toán học. Thuyết ý niệm, học thuyết về nhà nước, đạo đức học và nhận thức luận là
những nội dung chủ yếu cấu thành triết học Platon.
Thuyết ý niệm: xuất phát từ chỗ ước đoán chủ quan, ông cho rằng thế giới là một ý
niệm vĩnh viễn, bất biến, còn tất cả những sự vật, hiện tượng cụ thể là có thể tiếp
xúc được chỉ là ảo ảnh, là sự phản ánh của ý niệm mà thôi. Nói cách khác, thế
gioiws ý niệm có trước, còn thế giới của những sự vạt hiện tượng thật mà con
người có thể nhận biết được thông qua các giác quan là cái có sau và chỉ là sự phản
ánh của thế giới ý niệm đó.
Về quan điểm chính trị - xã hội: là đại biểu của tầng lớp quý tộc cũ, Platon ủng hộ

chế độ chủ nô, phản đối nền dân chủ, ông đưa ra một mô hình nhà nucows thành
bang lí tưởng dựa theo mẫu của nhà nước Xpactơ gọi là nước cộng hòa, bao gồm 3
tầng lớp hợp thành:
+ Tầng lớp vương công quý tộc và những nhà hiền triết, đây là tầng lớp lãnh
đạo cao cấp có học vấn, có đạo đức cao thượng nắm quyền điều hành nhà nước và
nghiên cứu khoa học, nghệ thuật.
+ Tầng lớp võ sĩ có nhiệm vụ bảo vệ quốc gia và trấn áp những cuộc nổi dậy
của nô lệ.
+ Tầng lớp bình dân gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân, có nhiệm vụ
lao động sản xuất ra của cải vật chất, nuôi sống xã hội và do đó không tham gia
quản lý nhà nước.

2. Tư tưởng giáo dục của Platon
Cả 3 tầng lớp trên thuộc về những người dân tự do. Những người nô lệ không được
coi là công dân và không có quyền lơi địa vị xã hội nào cả, họ phải làm những
công việc nặng nhọc nhất. Platon cũng cho rằng phụ nữ có trí tuệ ngang với nam
giới vì vậy họ hoàn toàn bình đẳng với nam giới về quyền lợi và nghĩa vụ.
Từ quan điểm đó ông cho rằng trong một xã hội như vậy giai cấp thống trị phải
thông minh chính trực, giai cấp võ sĩ phải chiến đấy dũng cảm, bình dân phải cần
cù lao động. Chỉ có con em những nhà triết học, vương công quý tộc và quân nhân
mới được hưởng quyền giáo dục để trở thành những người có kiến thức triết học để
16


quản lý và lãnh đạo xã hội. Trên quan điểm đó ông đã đưa ra một hệ thống giáo
dục dành cho dân tự do như sau:
- Trước 7 tuổi trẻ sống trong gia đình.
- Từ 7 – 17 tuổi trẻ học đọc, học viết, học làm tính, thể dục, âm nhạc. Đứa
trẻ nào đần độn thì bị loại xuống hàng công thương.
- Từ 17 – 20 tuổi, trẻ tiếp tục học văn hóa, thể dục, quân sự, triết học. Những

học sinh không đủ khả năng thì tiếp tục bị loại xuống hàng công thương. Những
học sinh có khả năng thì tiếp tục học lên trường quân sự và thể thao, được học về
triết học, pháp luật, khoa học quân sự, quản lý nhà nước để trở thành những người
lãnh đọ xã hội.
Những quan điểm triết học của Platon sau này được phát triển lên thành chủ nghĩa
Platon mới ở thời kỳ suy vong của đế quốc Roma và có ảnh hưởng rất lớn đến toàn
bộ hệ tư tưởng của đế chế phong kiến châu Âu.
a. Đối tượng giáo dục
Khi xậy dựng nhà nước trong giả tưởng Platon đã chỉ rõ trong nhà nước gồm có 3
tầng lớp đó là nhà cai trị, những người lính và những người nông dân, thợ thủ
công. Trong những tầng lớp đó Platon chỉ tập trung giáo dục hai đối tượng đó là
những người lính và nhà cai trị
Những người lính là những người làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước đảm nhiệm công
việc giao chiến chống ngoại xâm để bảo vệ tài sản và công dân của nhà nước.
Nhà cai trị được tuyển chọn từ những người lính thong qua quá trình kiểm tra hết
sức nghiêm ngặt.
Platon không chỉ dừng lại ở việc xác định đối tượng giáo dục mà ông còn bàn về
giới tính của hai đối tượng kể trên. Ông cho rằng những người lính hay nhà cai trị
thì không hẳn phải là nam giới. vì vậy nữ giới cũng được tham gia vào công việc
nhà nước cho nên cũng được hưởng nền giáo dục như nam giới.
b. Nội dung giáo dục


Đối với những người lính nội dung giáo dục gồm hai phần đó là âm nhạc và thể
dục. trong nội dung giáo dục về âm nhạc, Platon chú trọng lần lượt về văn học, văn
17


phong, âm điệu và tiết tấu. trong đó ông chú trọng bàn về văn học bàng việc phê
phán nhưng câu chuyện truyên thống đã có nội dung xấu thay vào đó là xây dựng

những câu chuyện tốt để xây dựng bản tính con người.
Nội dung giáo dục thể dục: Platon chủ yếu bàn về ché độ ăn để duy trì sức khỏe
của những người lính như là kiêng uống rượu không ăn thịt luộc mà ăn thịt
nướng…


-

Đối với người cai trị: là nhwunxg người nắm quyền điều hành đất nước họ sẽ học
các môn học để lôi kéo linh hồn từ chỗ thường xuyên biến đổi sang chỗ hiện hữu:
Môn thứ nhất là số học đây là môn có hai công dụng vừa quân sự vừa triết học vì
người cầm quân phải biết số học để bày binh bố trận.
Môn thứ hai là hình học
Môn thứ ba là thiên văn học
Đặc biệt là môn biện chứng pháp, đây là môn học tột đỉnh giúp cho nhà cai trị đạt
tới khái niệm bản chất của sự vật không có môn khoa học nào đặt cao hơn nó. Bản
chất của trí thức không được vượt xa hơn nó.
c. Phương pháp giáo dục
Theo Platon thì mỗi người sinh ra đã có tài năng bẩm sinh phù hợp với một nghề
nhất định cho nên con người chỉ nên làm đúng với nghề đó mà thôi. Tuy nhiên để
làm tốt được nó thì không chỉ dựa vào tài năng bẩm sinh mà còn thong qua quá
trình giáo dục. chính vì vậy mục đích xuyên suốt của quá trình giáo dục là khơi
dậy, phát huy phát triển những tài năng bẩm sinh của mỗi người để họ phát triên
những đức tính bẩm sinh của họ để cống hiến hết mình cho công việc của họ.
Mục đích giáo dục của ngườ lính là phải làm cho họ thành những người lính thực
thụ, có lòng dũng cảm điều độ có sức mạnh chiến đấu và đặc biệt có tinh thần triết
học.
Đối với nhà cai trị mục đích giáo dục là phải cho họ nắm được sự thiện đây là đối
tượng cao nhất của tri thức, khi đó họ sẽ nhìn thấy sự thật một cách sáng tỏ nhất và
họ là nhà biện chứng thông thạo lý luận chứ không phải là một cây cột vô tri vô

giác.
NHẬN XÉT
18


Các giá trị
Chủ trương xây dựng một hệ thống giáo dục chặt chẽ từ việc lựa chọn đối tượng,
xây dựng nội dung giáo dục phương pháp giáo dục cho đến mục đích giáo dục.
Ông đã đề cao vấn đề giáo dục và tự giáo dục trong xây dựng nhà nước.
Platon đã thể hiện quan niệm bình đẳng giới rõ ràng trong quá vtrinhf giáo dục.
Phải thiết lập một bộ phận kiểm duyệt các nộ dung trước khi đưa vào giáo dục.
Các hạn chế trong tư tưởng giáo dục.
Platon đã tuyệt đối hóa yếu tố bẩm sinh khi khi lựa chọn đối tượng giáo dục
Ông đã bỏ qua môi trường giáo dục gia đình, trogn khi gia đình là gốc rễ nuôi
dưỡng tâm hồn mỗi người.
Ông chỉ chủ trương giáo dục cho các tầng lớp giáo dục tự do còn nô lệ thì không.
Ông sai lầm khi cho rằng phương pháp giáo dục để con người nắm được chân lý là
làm cho linh hồn con người hồi tưởng những gì đã quên lãng.
Nhận xét
Platon là nhà đại hiền triết của nhân loại ông đã để lại một di sản vô cùng đồ sộ đặt
nền móng cho hàng loạt những môn khoa học sau này. Trong đó có tư tưởng về
giáo dục của ông. Tư tưởng của ông cũng có những mặt hạn chế nhất định tuy
nhiên nó còn chứa đựng nhiều tư tưởng có giá trị mà chúng ta cần phải tiếp thu và
vận dụng trong việc chấn hưng nền giáo dục của Việt Nam hiện nay.

4. Arixtôt

19



Arixtôt (384 – 322 TCN)

1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục
Arixtốt là nhà triết học, nhà khoa học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại. Ông là con
một ngự y trong triều đình của vua Philip II xứ Makêđônia. Ông đã tham gia vào
trường phái Academy của Platon ngay từ khi còn trẻ tuổi. Arixtốt nổi tiếng là người
tài cao học rộng, ông đã được vua xứ Makêđônia mời vào triều dạy cho hoàng tử
(sau này là Alêchxăng đại đế).
Arixtốt nghiên cứu hầu như tất cả các vấn đề của tự nhiên và xã hội. Ngày nay
người ta còn lưu giữ được một số bài giảng và nhiều công trình nghiên cứu của ông
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: vật lý học, thiên văn học, logic học, sử học. Ông
còn đặt cơ sở cho ngành xã hội học, lý luận văn học và nhiều ngành khoa học khác.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông là “Những phạm trù; phân tích; siêu hình học;
nền chính trị Aten”.
Arixtốt dung hợp trong triết học của mình cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm. Ông phê phán thuyết ý niệm của Platon, cho rằng với thuyết ý niệm Platon đã
tách rời bản chất khỏi sự vật. Ông khẳng đình bản chất chứa đựng ngay trong bản
chất sự vật, cái chung tồn tại không tách rời khỏi cái riêng. Ông thừa nhận sự tồn
tại của thế giới hiện thực và sử dụng những phương pháp duy vật để nghiên cứu
những đối tượng khác nhau, nhưng toàn bộ sự phát triển của thế giới tự nhiên lại
được ogno giải thíc một cách duy tâm. Ông cho rằng giới tự nhiên phát triển được
nhờ vào sự kích thích đầu tiên của cái được gọi là lý trí thế giới.
20


2. Tư tưởng giáo dục
Arixtốt để lại cho người đời sau nhiều quan điểm tiến bộ và khoa học. Ông cho
rằng con người được cấu thành bởi 3 thành tố: xương thịt, ý chí và lý trí. Do đó,
nội dung giáo dục bao gồm 3 mặt tương ứng: thể dục, đức dục, trí dục.
Arixtốt là người đầu tiên chia học sinh làm 3 thời kỳ lứa tuổi:

+ Thời kỳ từ lọt lòng đến 7 tuổi.
+ Thời kỳ từ 7 tuổi đến 14 tuổi.
+ Thời kỳ từ 14 đến 21 tuổi.
Đặc biệt ông nhấn mạnh đến tuổi 14 là thời điểm mà trẻ có những biến động lớn
lao về sinh lý và tâm lý. Vì vậy nhà giáo dục phỉ chú ý để giúp trẻ vượt qua những
khó khăn của lứa tuổi khủng hoảng này.
Theo Arixtốt, việc giáo dục học sinh phải xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và nhu
cầu phát triển tự nhiên của trẻ, tránh sự áp đặt, khiên cưỡng trong giáo dục.
Arixtốt đánh giá cao vai trò của giáo dục gia đình. Ông cho rằng gia đình là môi
trường giáo dục đầu tiên và người mẹ là nhà giáo dục đầu tiên của đứa trẻ.

5. Đêmôcrit

21


Đêmôcrit (460 – 370 TCN)

1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục
Đêmôcrít là nhà triết học duy vật kiệt xuất nhất của Hy Lạp thời cổ, là người sáng
lập ra thuyết nguyên tử cổ đại. Ông sinh ra ở Ardera, một thành phố thương mại
giàu có nằm ở ven bờ phía bắc biển Êgiê.
Đêmôcrít (460-370 tr.CN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở Ápđerơ
(Hy Lạp). Ông đã đến Ai Cập, Ba Tư, Ấn Độ, nên đã có dịp tiếp xúc với nền văn
hoá phương Đông cổ đại.
Ông am hiểu toán học, vật lý học, sinh vật học cũng như mỹ học, ngôn ngữ học và
âm nhạc ... Ông có đến 70 tác phẩm nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học nói trên.
Ông được Mác và Ăngghen coi là bộ óc bách khoa đầu tiên của người Hy Lạp.
Đêmôcrít là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp. Ông không tin
có thần thánh. Ông bác bỏ nguồn gốc thần thánh của vũ trụ. Thuyết nguyên tử là

cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật. Ngoài ra, ông còn có nhiều
đóng góp quý giá về lý luận nhận thức.

2. Tư tưởng giáo dục
Đêmôcrít cho rằng toàn bộ vũ trụ, trong đó có Trái Đất và tất cả mọi sinh vật, kể cả
con người đều được tạo thành từ những hạt nhỏ nhất - các nguyên tử. Các nguyên
tử này giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình thức và khối lượng. Theo ông,
nguyên tử là phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia được của vật chất, trong vũ trụ
chỉ có các nguyên tử đang chuyển động và khoảng chân không. Các nguyên tử này
chuyển động, liên kết lại với nhau rồi lại phân tách ra. Trong quá trình chuyển
động các nguyên tử đã kết hợp lại với nhau tạo ra những sự vật khác nhau trong vũ
trụ. Những sự vật này tồn tại cho đến khi sự kết hợp giữa các nguyên tử bị phân
giải.
Đêmôcrít cũng cho rằng các hiện tượng sinh lý, kể cả tư duy cũng chỉ có thể giải
thích bằng sự vận động và liên kết của các nguyên tử. Vì nguyên tử chuyển động
nên nó có thể thâm nhập vào tất cả các bộ phận của cơ thể con người và tác động
đến mọi quá trình của sự sống. Ông là người đầu tiên trong lịch sử nêu lên quan
điểm vận động là thuộc tính nguyên thủy của vật chất. Ông phản đối tôn giáo và
cho rằng thần linh chỉ là hiện thân của các hiện tượng tự nhiên và bản tính của con
22


người. Chẳng hạn thần Dớt là hiện thân cả mặt trời, còn Atêna là hiện thân của trí
tuệ.
Đêmôcrít coi trọng giáo dục lao động và là người đầu tiên đưa ra nguyên tắc kết
hợp giáo dục với lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ em. Ông muốn loại trừ
tôn giáo ra khỏi nhà trường và giáo dục, tư tưởng duy vật vô thần đã thể hiện rất rõ
trong quan điểm về giáo dục con người của ông.
Những quan điểm triết học của Đêmôcrít là một bước ngoặc trong lịch sử chủ
nghĩa vô thần. Thuyết nguyên tử của ông có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với toàn

bộ sự phát triển của khao học và triết học châu Âu sau này.

6. John Locked

John Locked (1632 – 1704)

1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục
John Locked (1632 – 1704) được sinh ra trong một gia đình thương gia vùng gần
Bristol (Anh). Lúc ông được 16 tuổi, cách mạng tư sản Anh bùng nổ. Bố ông phục
vụ trong hàng ngũ quân đội của Quốc hội.

23


Từ năm 1652 – 1658, ông là sinh viên tại trường Đại học Tổng hợp Oxford. Ông
học để trở thành tăng lữ, nhưng vào năm 1658, chán cảnh học theo chương trình
của phái kinh viện, ông bỏ học, say mê nghiên cứu khoa học tự nhiên, đi sâu
nghiên cứu những vấn đề y học và triết học của Đêcactơ, Bêcon, Niutơn. Học xong
đại học ông ở lại trường dạy môn Văn học và tiếng Hy Lạp.
Năm 1666, ông được một bá tước có danh vọng tên là Lord Ashley mời về làm
lương y và gia sư (vừa chữa bệnh vừa dạy học) cho con mình. Ông được bá tước
hết sức quý trọng. Sau này do Lord Ashley trở thành đại biểu của giai cấp tư sản
mới, có một đời chính trị khá sôi nổi mà Locked phải chịu những hậu quả lây. Vị
bá tước này đã thất bại trong mưu toan kích động một cuộc cách mạng, bị giai cấp
quý tộc bảo thủ theo dõi trả thù nên cả gia đình phải lưu vong sang Hà Lan và chết
tại đây. Locked vì bị chính quyền nghi kị nên cũng phải lưu vong sang Hà Lan.
Ông phải ở lại đây cho tới cuộc cách mạng năm 1688 (giai cấp tư sản và quý tộc
Anh thỏa hiệp với nhau để nắm chính quyền, xây dựng nhà nước quân chủ lập
hiến).
Trở về Anh năm 1689, John Locked được giai cấp tư sản Anh hết sức trọng vọng,

ông luôn trung thành với nhà nước tư sản. Ăngghen nói: “Locked là con đẻ của
cuộc thỏa thiệp giai cấp vào năm 1688”. Sau đó, vì lý do sức khỏe kém, nên ông
từ chối chức vụ đại sứ bên cạnh vương hầu Brandebourg. Ông sống tại Anh cho
đến khi mất vào năm 1704.
Locked là nhà giáo dục, học giả nổi tiếng. Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời hoạt
động phong phú của ông, người ta vẫn thấy ông ít có những thay đổi về quan điểm
tư tưởng, nghĩa là vẫn thù ghét chủ nghĩa độc tài dưới mọi lĩnh vực: triết học, chính
trị, tôn giáo, gia đình, giáo dục,... Vào năm 1670, nhân một cuộc nói chuyện với
bạn bè, ông quyết định tìm kiếm nguồn gốc và giá trị của tri thức, suy nghĩ về vấn
đề này trong suốt 20 năm trời, kết thúc vào năm 1678, ông xuất bản quyển Luận về
tinh thần con người (ấn hành vào năm 1690) nhằm chống lại sự độc tài của
Đêcactơ về “những ý tưởng bẩm sinh” lúc bấy giờ. Locked cũng xuất bản nhiều ấn
phẩm khác: quyển Những bức thư về vấn đề khoan dung với nội dung chống lại sự
quá khích và chuyên đoán tôn giáo của thời đó; quyển Khái luận về chính phủ dân
sự chống lại sự độc tài chính trị.
Trong lĩnh vực giáo dục, quyển Một vài tư tưởng về giáo dục xuất bản vào những
năm cuối đời của ông, có giá trị rất lớn về lý luận giáo dục nhằm chống lại đường
lối giáo dục cũ đang thịnh hành thời đó.
24


2. Tư tưởng giáo dục của John Locked
a. Quan điểm triết học của John Locked
John Locked phê phán học thuyết thừa nhận tồn tại các tư tưởng bẩm sinh của
Đêcactơ và môn phái theo học thuyết trên. Theo Đêcactơ, trong con người có các
tư tưởng bẩm sinh mà chân lý của chúng rất xác thực, và do vậy, dễ dàng được mọi
người thừa nhận. Đó là các tư tưởng, chẳng hạn như các tiên đề toán học, những tri
thức sơ đẳng, các quy luật logic... Sau đó Lépnít phát triển quan niệm trên, sửa đổi
lại rằng trong con người tồn tại khả năng bẩm sinh.
Phê phán học thuyết trên, John Locked tìm cách luận chứng sự vô lý của nó. Theo

ông, thừa nhận tư tưởng bẩm sinh tức là thừa nhận con người ngay khi sinh ra đã
có chúng rồi. Nhưng có nhiều trẻ em, thậm chí nhiều người lớn tuổi nhưng vô học,
đều không biết cả những điều sơ đẳng. Hơn nữa, nếu khẳng định trong chúng ta có
tư tưởng bẩm sinh (tức là các chân lý hiển nhiên) thì như vậy toàn bộ quá trình
nhận thức trở nên thừa, bởi vì điều đó “chẳng khác gì khẳng định rằng suy lý đã
khám phá cho con người những điều mà anh ta đã biết từ trước rồi”.
John Locked cho rằng: toàn bộ các tri thức, chân lý đều là kết quả nhận thức của
con người chứ không phải là bẩm sinh.
Từ việc phê phán trên John Locked đi đến kết luận: “Nếu như chúng ta đế ý đến
những đứa trẻ mới sinh, thì chúng ta ít có cơ sở để nghĩa rằng chúng mang đến cho
thế gian nhiều tư tưởng. Bởi vì loại trừ có thể có những ý niệm mơ hồ về cái đói,
khát, đau đớn mà chúng có được từ trong bụng mẹ, thì trong chúng không có biểu
hiện tí nào của các ý niệm nhất định, nhất là các ý niệm tương ứng với tư ngữ tạo
nên các mệnh đề mà người ta coi là những nguyên lý bẩm sinh. Chúng dần dần có
được trong linh hồn của con người nhờ kinh nghiệm, cũng như sự quan sát của con
người đối với sự vật xung quanh”.
Đối lập với học thuyết duy tâm trên, John Locked đưa ra nguyên lý “tấm bảng
sạch” (tabula rasa). Nguyên lý này lần đầu tiên được Aristote nêu ra, sau đó John
Locked phát triển: “Linh hồn chúng ta khi mới sinh ra, có thể nói như một tờ giấy
trắng, không có một ký hiệu hay một ý niệm nào cả”. Ông phân tích:
- Thứ nhất, mọi tri thức của con người không phải là bẩm sinh, mà kết quả
của nhận thức con người;

25


×