Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.08 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (3 điểm)
a) Cho biết các vấn đề sau:
- Tên gọi của phân tử có bộ ba đối mã (Anti codon) trong tế bào.
- Khuôn được dùng để tổng hợp phân tử này và Enzim tham gia.
- Sau khi được tổng hợp, phân tử này có những đặc điểm gì về cấu trúc (không
vẽ hình).
b) Mỗi phân tử có bộ ba đối mã tạo phức hợp với một phân tử đặc hiệu tương
ứng, hãy cho biết?
- Tên gọi của phân tử đặc hiệu.
- Tên gọi của phức hợp được tạo ra.
- Trước khi liên kết với phân tử mang bộ ba đối mã, phân tử đặc hiệu cần được
biến đổi như thế nào.
Câu 2. (5 điểm)
a) Hoàn thành sơ đồ. “Khái quát hoá về thức ăn và các hoạt động chủ yếu của quá
trình tiêu hoá”.
Các chất trong thức ăn
1………...
Chất
2………..
hữu

………...
3………...
4....……...
5………...


Chất
vô cơ 6………...
7………...

Hoạt
động
tiêu
hoá

Các chất hấp thụ được
a...................................
b..................................
c...................................
d..................................
e...................................

Hoạt
động
hấp
thụ

f...................................
g..................................

b) Khi sử dụng tranh ảnh tĩnh làm đồ dùng dạy học thì người giáo viên cần quan
tâm đến những vấn đề gì?
Câu 3. (6 điểm)
Cho cơ thể F1 dị hợp tử về cả 2 cặp gen quy định cây cao, chín sớm lai với hai cây
khác nhau trong cùng một loài. Người ta thấy.
- Với cây số 1. Thu được 25% cây cao, chín sớm : 25% cây cao, chín muộn : 25%

cây thấp, chín sớm : 25% cây thấp, chín muộn.
- Với cây số 2. Thu được 539 cây cao, chín sớm : 183 cây cao, chín muộn : 179
cây thấp, chín sớm : 59 cây thấp, chín muộn.
a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp trên.
b) Xác suất để con lai trong trường hợp với cây số 2 có kiểu gen giống F1 là bao
nhiêu % ?
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn, không xảy ra hoán vị.
Câu 4. (6,0 điểm)
Đồng chí hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực?
- - - Hết - - (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )


PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
(Hướng dẫn này có 03 trang)

Câu
Câu 1

a)

Nội dung
- Tên gọi: tARN (ARN vận chuyển)
- Khuôn được dùng để tổng hợp: Mạch gốc của phân tử AND có đầu 3’
theo chiều tổng hợp. Tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung (A=U; T=A;

G=X và X=G).
- Enzim tham gia là Enzim ARN polimeraza.
- Sau khi được tổng hợp chuỗi polinuclêotit cuộn tròn tạo thuỳ, một
đầu mang bộ ba đối mã còn đầu kia mang axit amin tương ứng.

Điểm
3.0
1,5
0,25
0,5
0,25
0,5
1,5

b)

- Tên gọi: Axit amin đặc hiệu

0,5

- Phức hợp axit amin – tARN (aa-tARN)

0,5

- Hoạt hoá axit amin.
aatự do + ATP + tARN

En zim

aa-tARN


Câu 2

a)

5,0
2,5
- Các chất trong thức ăn:
1. gluxit
2. Lipit
3. Prôtein
4. Axit Nucleic
5. Vitamin
6. Muối khoáng
7. Nước.

- Các chất hấp thụ được
a. Đường đơn
b. Axit béo và Glixerin
c. Axit amin
d. Các thành phần của nucleotit
e. Vitamin
f. Muối khoáng
g. Nước

Các vấn đề cần quan tâm khi sử dụng tranh ảnh tĩnh làm đồ dùng
dạy học.
b)

0,5


- Yêu cầu về tranh ảnh : Tranh ảnh tĩnh phải đảm bảo tính sư phạm như.
Tính chính xác khoa học, có tính mô phạm, rõ ràng, đẹp và đầy đủ
thông tin, dễ phát hiện kiến thức…
- Yêu cầu khi sử dụng :
+ Giới thiệu tên tranh và ngụ ý sử dụng tranh để đạt được mục tiêu gì.
+ Bao quát và khai thác hết kiến thức trong tranh.

0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
2,5
0,5

0,25
0,5


+ Khoanh vùng kiến thức trong tranh (Tranh kép).
+ Sử dụng đồ dùng dạy học một cách nhuần nhuyễn có hiệu quả.
+ Thông qua kênh hình học sinh nắm được, hiểu được và khắc sâu được
kiến thức….

0,25
0,5
0,5


Câu 3

a)

b)

Câu
4

6,0

Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp.
- Trường hợp 2.
+ Xét cặp tính trạng Cao : Thấp ≈ 3:1 => Cây cao trội so với cây thấp.
Quy ước alen A quy định cây cao.
Alen a quy định cây thấp.
+ Xét cặp tính trạng Chín sớm : Chín muộn ≈ 3:1 => Chín sớm trội so
với chín muộn.
Quy ước alen B quy định chín sớm.
Alen b quy định chín muộn.
+ Xét tỉ lệ chung (3:1) (3:1) = 9:3:3:1 giống kết quả bài ra => Cặp tính
trạng trên chịu chi phối của quy luật di truyền phân li độc lập.
Mặt khác kết quả phép lai có 16 kiểu tổ hợp = 4 × 4 => kiểu gen của F1
đem lai với cây số 2 mỗi bên phải cho 4 loại giao tử => KG AaBb
+ Sơ đồ lai (Hoàn thành sơ đồ lai theo QLPLĐL)
+ Kết quả dạng tổng quát:
9A-B- (9 Cây cao, chín sớm)
3A-bb (3 Cây cao, chín muộn)
3aaB- (3 Cây thấp, chín sớm)

1 aabb (1 Cây thấp, chín muộn).
- Trường hợp 1.
+ Xét cặp tính trạng Cao : Thấp ≈ 1:1 (Lai phân tích)
+ Xét cặp tính trạng Sớm : Muộn ≈ 1:1 (Lai phân tích)
=> Tỉ lệ chung của cả 2 cặp tính trạng. 1:1:1:1 = 4 = 4.1 vì F1 dị hợp tử
2 cặp gen => F1 (AaBb) cho 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (25%).
Nên cây số 1 chỉ cho 1 loại giao tử => kiểu gen aabb
+ Sơ đồ lai (Hoàn thành sơ đồ lai)
+ Kết quả:
25% AaBb (25% Cây cao, chín sớm)
25% Aabb (25% Cây cao, chín muộn)
25% aaBb (25% Cây thấp, chín sớm)
25% aabb (25% Cây thấp, chín muộn)
Xác suất con lai trong trường hợp 2 có kiểu gen giống F1 là:
Aa × Aa => 2/4 Aa
Bb × Bb => 2/4 Bb
=> (2/4Aa) (2/4Bb) = 4/16 AaBb = 1/4 AaBb
Xác suất kiểu gen giống F1 (AaBb) là 1/4 = 25%./.
Các dấu hiệu đặc trưng của dạy - học tích cực
1. Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn

0,5
0,5
0,5

0,5

0,5

1


0,5
1
0,25
0,25
0,25
0,25
6,0
1,5


luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học
tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa
biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. GV nên đưa
người học vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát,
trao đổi, làm thí nghiệm. Từ đó giúp HS tìm ra những câu trả lời đúng,
các đáp án chính xác nhất. Các em còn được khuyến khích “khai phá”
ra những cách giải quyết cho riêng mình và động viên trình bày quan
điểm theo từng cá nhân. Đó là nét riêng, nét mới có nhiều sáng tạo nhất.
Có như vậy bên cạnh việc chiếm lĩnh tri thức, người học còn biết làm
chủ cách xây dựng kiến thức, tạo cơ hội tốt cho tính tự chủ và óc sáng
tạo nảy nở, phát triển. Có thể so sánh nếu quá trình giáo dục là một
vòng tròn thì tâm của đường tròn đó phải là cách tổ chức các hoạt động
học tập cho đối tượng người học.
2. Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp
tác: Trong dạy và học tích cực, GV không được bỏ quên sự phân hóa về
trình độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học.
Trên cơ sở đó người dạy xây dựng các công việc, bài tập phù hợp với
khả năng của từng cá nhân nhằm phát huy khả năng tối đa của người
học. Không có cách dạy cào bằng như phương pháp truyền thống trước

đây. Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò của mỗi cá
nhân trong quá trình HS cùng nhau làm việc còn đề cao sự tương tác
ràng buộc lẫn nhau. Cái riêng được hòa lẫn vào cái chung và trong cái
chung luôn có cái riêng thống nhất, phù hợp.
3. Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người học,
nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dưới sự hướng dẫn của người thầy, HS
được chủ động chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực tìm
hiểu nghiên cứu và trình bày kết quả. Nhờ có sự quan tâm của thầy và
hứng thú của trò mà phát huy cao độ hơn tính tự lực, tích cực rèn luyện
cho người học cách làm việc độc lập phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng
tổ chức công việc, trình bày kết quả.
4. Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Thông qua hướng dẫn tìm
tòi, GV sẽ giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khẳng
định HS có thể xác định được phương pháp học thông qua hoạt động.
Dấu hiệu đặc trưng này không chỉ đặc biệt có hiệu quả với HS lớn tuổi
mà còn áp dụng được cho cả HS nhỏ tuổi nếu có tài liệu cụ thể và sự
quan tâm của GV. Kinh nghiệm cho thấy đây còn là cách để người học
tìm lời giải đáp cho các vấn đề đặt ra. Về phía người dạy cần có sự
hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả tốt.
5. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Đánh giá không chỉ
nhằm mục đích nhận biết thực trạng và điều khiển hoạt động học tập mà
còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng
dạy của GV. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm số
mà là sự đánh giá nỗ lực, quá trình và kết quả, mức độ cao hơn là người
học có thể phản hồi lại quá trình học của mình.

1.5

1


1

1




×