Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

BẢO TỒN CÁC GIÁ TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC HRÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.22 KB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin kính gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất
đến ThS Trần Thị Phương Thúy. Cảm ơn Cô vì sự tận tình, tâm huyết chỉ bảo
hướng dẫn trong suốt quá trình làm bài tiểu luận. Cô đã nhiệt tình chỉ bảo và giải
đáp những thắc mắc trong quá trình làm bài làm bài tiểu luận cũng như suốt quá
trình học tập vừa qua. Em xin kính gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong
Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho chúng em trong suốt quá trình học tập.
Đây là lần đầu tiên em được làm quen với công việc nghiên cứu về các
dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong quá trình thực hiện do kiến thức và kinh
nghiệm còn hạn chế, bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế.
Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài: Dân tộc Hrê là một trong 54 dân Việt Nam sinh sống
lâu đời tại vùng Trường Sơn- Tây Nguyên. Ngoài việc đảm bảo đời sống vật
chất trong sinh hoạt, mỗi dân tộc đều phải tìm ra những biện pháp để chăm lo
giữ gìn và phát triển đời sống tinh thần cho dân tộc nói chung và cá nhân nói
riêng. Người Hrê cũng vậy, họ luôn muốn tìm ra những biện pháp làm sao để
giữ gìn và phát triển một đời sống văn hóa lành mạnh, tiên tiến nhưng vẫn đậm
đà bản sắc dân tộc,giữ gìn và phát huy những nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của
dân tộc chính là góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cũng như giữ
được những nét riêng biệt không bị hòa tan trong những nền văn hóa khác trên
thế giới.Tín ngưỡng là một phần trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân
tộc, nó được hiểu là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải thích


thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người thể hiện giá trị
của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững, cơ sở của mọi tôn giáo, tín
ngưỡng là sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” hay còn
gọi là “cái thiêng” đối lập với những cái “trần tục”. Niềm tín vào “cái thiêng” là
nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời
sống vật chất, tư tưởng, đời sống tình cảm.... Tín ngưỡng đang là vấn đề nhức
nhói trong những năm gần đây khi những kẻ xấu, những thế lực phản động luôn
muốn lợi dụng vấn đề tôn giáo tín ngưỡng để lôi kéo tuyên truyền nhân dân
chống phá nhà nước, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số rất dễ bị chúng lợi
dụng lôi kéo.
Tín ngưỡng là một nét văn hóa mà văn hóa là nền tảng quyết định xã hội,
một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện. Có thể khẳng định: “
Tín ngưỡng là cái hồn của văn hóa dân tộc, một dân tộc nếu không giữ được
những nét tín ngưỡng, văn hóa riêng biệt thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí là
không còn dân tộc đó nữa. Chính vì thế, xây dựng và phát triển tín ngưỡng văn
hóa dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà còn là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Trong bối cảnh phát triển của kinh tế-xã
hội như hiện nay khi mà sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia dân tộc ngày
3


càng được mở rộng. Bên cạnh những điểm tích cực nó cũng đã để lại một số vấn
đề về văn hóa trái với thực tế. Để giải quyết những vấn đề hạn chế và phát huy
những mặt tích cực của tín ngưỡng dân tộc là một điều vô cùng cấp thiết, mang
tính sống còn đối với vấn đề dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước.
Ngoài ra khi chọn đề tài này em muốn vận dụng những kiến thức đã tiếp thu
được trong quá trình học tập tại nhà trường để giải quyết vấn đề thực tế nêu trên.

4



CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC HRÊ
1
1.1

Khái quát chung về tộc người:
Nguồn gốc lịch sử:
Người Hrê là một trong 54 dân tộc Việt Nam sinh tụ lâu đời tại vùng

Trường Sơn- Tây Nguyên.Trước kia vào thời nhà Nguyễn dân tộc Hrê được gọi
bằng những phiếm danh có ý khinh biệt như “ Mọi Đá Vách”, “Mọi Sơn
Phòng”…tuy nhiên tên tự gọi của đồng bao Hrê thường đặt theo tên các con
sông lớn trong vùng cư trú của họ.
1.2 Ngôn ngữ chữ viết:
Tiếng nói của người Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me ngữ hệ Nam
Á, gần đây người Hrê có chữ viết theo mẫu chữ Latinh
1.3 Địa bàn cư trú:
Hiện nay người Hrê cư trú chủ yếu ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định,
một số ít sống ở tỉnh Kon Tum. Người Hrê định cư thành từng làng (plây) với
quy mô lớn nhỏ khác nhau, làng Hre xây dựng bên triền đồi, phía dưới là thung
lũng.Địa bàn cư trú nằm sát với đất đai canh tác và nguồn nước, đồng bảo chỉ di
chuyển làng khi có dịch bệnh.Nhà sàn của người Hrê bố trí từng lớp từ thấp đến
cao dựng ngang triền đồi, nằm gọn trên các khoảng đất cao, thoáng đãng.
1.4 Hoạt động sản xuất:
Do địa hình dân cư người Hrê sống tại thung lũng, những cánh đồng bằng
phẳng hoặc những triền đất màu mỡ trải ven bờ sông, suối nên người Hrê lấy
nông nghiệp làm nguồn sống chính.Phần lớn người Hrê làm ruộng nước là
chính, chỉ có một bộ phận sống chủ yếu nhờ rẫy. Người Hrê tuốt lúa rãy bằng
tay, họ đeo giở trước bụng để đựng thóc, khi đầy thì đổ vào gùi, cuối ngày làm

việc mới chuyển về kho ở gần nhà. Ngoài việc canh tác, săn bắn, hái lượm,
người Hrê còn phát triển các nghề thủ công như: dệt, đan lát, làm đồ gỗ… nghề
dệt của người Hrê rất được ưa chuộng bởi chất liệu vải bền, các mô típ hoa văn
chi tiết đẹp, tuy nhiên hiện nay đang dần bị mai một. Lối canh tác rẫy phát - đốt
5


- chọc trỉa, với bộ nông cụ đơn giản gồm rìu, dao quắm, gậy chọc lỗ, cái nạo cỏ,
khi thu hoạch thì dùng tay tuốt lúa. Họ sử dụng bừa có đôi trâu kéo, biết gieo mạ
và cấy, dùng liềm và vằng để gặt... nhưng còn thấy dấu vết của tập quán trồng
lúa rẫy.
1.5 Thực phẩm:
Người Hrê thường ngày ăn cơm tẻ, ngày lễ tết có thêm cơm nếp. Thức ăn
chủ yếu là những thứ kiếm được và muối ớt, khi có cúng bái các con vật hiến
sinh được sử dụng để cải thiện bữa ăn.Thức ăn thường được đựng trong các mo
cau...Thức uống có nước lã, nước chè, và rượu cần. Tập quán hút thuốc và ăn
trầu cau khá phổ biến. Rượu cần là văn hóa vật chất không thể thiếu trong đời
sống tinh thần sinh hoạt cộng đồng của người Hrê. Khi nhắc đến rượu cần, thì
rượu cần của người Hrê là nổi tiếng nhất ở vùng cao Quảng Ngãi. Cho đến tận
ngày nay, rượu cần vẫn là thức uống không thể thiếu trong ngày lễ, tết. Ngoài ra
đồng bào người Hrê còn nổi tiếng với món thịt trâu nướng. Muốn làm món thịt
trâu nướng, người ta chọn những miếng thịt đùi có thớ thịt khá dày đem thái nhỏ
thành hình chữ nhật to bằng hai đốt của ngón tay giữa. Sau đó dùng xiên tre xiên
thành lụi rồi nướng qua lửa than hồng chứ không tẩm bất kỳ một gia vị nào, đó
là thịt trâu nướng trần.
1.6 Nhà cửa:
Hrê xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà dài không còn nữa. Nóc nhà có
hai mái chính lợp cỏ tranh, hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái
chính. Mái này có lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm
đầu đốc có "bộ sừng" trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ

tranh, bên ngoài có một lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống. Bộ
khung nhà kết cấu đơn giản giống như nhà của nhiều cư dân khác ở Tây
Nguyên.
Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có vách ngăn. Với nhà người Hrê
còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường thì nhà ở cửa mặt trước
hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp, lưng nhà dựa vào thế
đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao. Nhưng với người Hrê
6


thì hoàn toàn ngược lại. Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) dành cho sinh
hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái dành cho sinh hoạt của nữ. Giáp vách
gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ. Gian giáp vách
với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo
1.7 Trang phục:
Có biểu hiện giống người Kinh. Có cá tính tộc người song không rõ nét.
Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần,
quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc
cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh,
riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy,
nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng,
bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa
tai. Tục cà răng đã dần dần được xóa bỏ.
1.8 Văn hóa:
Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục chung ở Trường Sơn - Tây
Nguyên. Mặc dù đời sống vật chất còn nhiều khó khăn song đời sống tinh thần
của người Hrê vẫn rất phong phú. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca
hát và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc
của đồng bào, họ thường biểu diễn các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc
trong các buổi sinh hoạt cộng đồng và khi hội họp gia đình . Truyện cổ đề cập

đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện và ác, giàu và nghèo, rất hấp
dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn
Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ravai, ràng ngói, pơ-pen, trống... Những nhạc cụ được đồng bào quí nhất là chiêng,
cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp điệu tấu khác nhau.
1.9Tổ chức xã hội
Trong xã hội truyền thống của người Hrê làng là đơn vị cư trú đồng thời
là cộng đồng tự quản với những thiết chế sinh hoạt đã định từ lâu. Mỗi làng đều
có chủ làng là người lớn tuổi am hiểu nhiều, có uy tín, gia đình thuộc loại giàu
có trong làng. Chủ làng là người cùng với thầy cúng tổ chức các lễ cúng lớn
7


trong làng. Chủ làng là chức vụ bầu theo lối dân cử, không theo nguyên tắc cha
truyền con nối. Ngoài ra ở mỗi gia đình dòng họ đều có tộc trưởng là những
người già đứng đầu giòng họ, các tộc trưởng quy tụ trong hội đồng già làng để
bàn các công việc lớn trong làng.
Xưa kia xã hội của người Hrê có sự phân hóa giàu nghèo do sự chênh
lệch về ruộng đất, về lao động và thu nhập của các hộ gia đình. Trong xã hội đó
có 4 tầng lớp: Người giàu (proong),người đủ ăn có chút ít của cải dư thừa (lắp
ká) và người kinh tế khó khăn (pa), người đi làm nô lệ vì nợ (hapoong, dik). Lắp
ká và pa thường chiếm chủ yếu trong xã hội người Hrê. Tuy nhiên người giàu
trong xã hội của người Hrê thường không phải bóc lột mà do lao động cần cù,
tích lũy của cải trong quá trình sản xuất của chính mình. Ngày nay trong cộng
đồng người Hrê không còn phân biệt các tầng lớp như trên.
 Tiểu kết Chương I:

Dân tộc Hrê là một dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn Tây
Nguyên. Cuộc sống của họ chủ hiểu xoay quanh sản xuất nông nghiệp, săn bắt
và hái lượm. Nhà ở của người dân Hrê chủ yếu xây dựng trên các triền đồi, có
sàn cao để đề phòng thú dữ. Người Hrê cũng có đời sống sinh hoạt tình thần khá

phong phú, họ thích sáng tác thơ ca, đam mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ.
Người Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ me, gần đây họ có chữ viết dựa
theo chữ cái Latinh. Ẩm thực của người Hrê nổi tiếng với thịt trâu và rượu
cần.Ngoài ra còn những món ăn khác như cá suối, bánh lá dong…

8


9


CHƯƠNG II
KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG DÂN TỘC HRÊ
2.1 Hôn nhân của dân tộc Hrê:
Quan hệ hôn nhân của người Hrê về cơ bản là hôn nhân ngoại tộc, tự
nguyện và là hôn nhân một vợ, một chồng. Ngày xưa hôn nhân thường qua
mai mối, nhưng phổ biến hơn cả vẫn là tự nguyện, trai gái Hrê đến tuổi
trưởng thành được tự do tìm hiểu, yêu thương, có quyền lựa chọn người
bạn đời cho mình. Tuy nhiên, sự lựa chọn ấy phải được hai bên cha mẹ
chấp thuận và trong một chừng mực nhất định, được dân làng đồng tình thì
hoàn toàn đi đến hôn nhân. Phong tục dựng vợ gã chồng truyền thống của
người Hrê dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó. Sự tìm hiểu đi đến tình
yêu của trai gái Hrê thường diễn ra trong cuộc sống đời thường thông qua
lao động sản xuất trên nương rẫy, trong giao tiếp hàng ngày và các dịp lễ
hội…Đối với con gái Hrê, chàng trai khoẻ mạnh, thông minh tháo vác, phát
rẫy làm ruộng giỏi, cái miệng nói lời hay, cái tay biết đánh nhạc ching…
được các cô ưng bụng và ngược lại, những cô gái khoẻ mạnh, đảm đang,
biết làm cái rẫy cái ruộng cho nhiều hạt lúa, cái tay biết dệt thổ cẩm đẹp,
biết vỗ vinh-vụt và cái miệng hát kchoi hay …được nhiều chàng trai để ý
yêu thương. Sau những lần gặp và đưa mắt tỏ tình cho nhau, khi có điều

kiện, đôi trai gái hẹn hò tìm hiểu, nếu hợp sẽ báo cha mẹ hai bên, xin được
cưới nhau làm vợ làm chồng. Đặc biệt, trong hôn nhân của người Hrê,
người làm mai có vai trò rất quan trọng. Người làm mai có thể là người mai
mối đôi nam, nữ của hai gia đình với nhau. Nếu trường hợp đôi nam, nữ tự
tìm hiểu, người làm mai thay mặt gia đình thăm dò những người lớn tuổi và
dân làng về mối quan hệ của họ để tìm hiểu về nguồn gốc hai bên gia đình,
tránh hôn nhân cùng huyết thống và vi phạm các Luật tục của làng. Người
làm mai còn đóng vai trò là sợi dây liên hệ xuyên suốt giữa hai bên gia
đình nam nữ cho đến khi hôn nhân hoàn thành. Sau khi đôi nam nữ đã
thành vợ thành chồng, người làm mai còn có trách nhiệm vun vén cho hạnh
10


phúc của lứa đôi.... Vai trò quan trọng như vậy, người được chọn làm mai
mối phải là người hiểu biết phong tục tập quán, có khả năng ăn nói thuyết
phục và là người có uy tín, được dân làng qúy mến.Thông qua người làm
mai, hai bên gia đình hiểu được ý định, cùng nhau thỏa thuận những vấn đề
cần thiết, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đón dâu đón rễ về nhà. Một
trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm mai là thăm dò, thỏa thuân
giữa hai bên gia đình về việc đón dâu hay đón rễ. Việc đón dâu hay đón rễ
của người Hrê là do đôi trai gái, và do hai bên gia đình cùng thống nhất với
nhau. Thường thì gia đình khó khăn về kinh tế sẽ được ưu tiên hơn nếu
muốn đón dâu hay đón rể. Mùa cưới của người Hrê thường được tiến hành
khoảng từ cuối tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau.
Đây là khoảng thời gian nhàng rỗi giữa hai chu kỳ sản xuất và cũng là mùa
diễn ra nhiều lễ hội truyền thống của dân tộc. Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh
của mỗi gia đình, việc tổ chức tiệc cưới có thể tổ chức trước, trong khi
cưới hoặc sau khi đã cưới xong đều được. Những nhà khấm khá, có thể tổ
chức đãi tiệc nhiều lần, mời bà con dòng họ và dân làng đến ăn uống, chia
vui, và để thông báo về mối thông gia giữa hai gia đình. Cô dâu, chú rể

nhân dịp này cũng biết về bà con dòng họ của nhau.Trong nghi thức cưới
người Hrê quan trọng làm lễ ăn thề và chúc tụng.Thầy cúng sẽ bắt một con
gà trống đen, dùng chân gà cào vào đầu, vào mình cô dâu chú rể sau đó cắt
tiết gà nhỏ lên đầu hai người. Trong lúc làm nghi thức này, thầy cúng luôn
khẩn cầu thần linh cho cô dâu chú rể luôn khỏe mạnh và yêu thương nhau
suốt đời, sinh đẻ nhiều, làm được nhiều lúa gạo. Sau khi con gà được luộc
chín, thầy cúng sẽ đưa cho cô dâu chú rể mỗi người một cái đùi gà, một
nắm cơm, một miếng trầu, chàng rể và cô dâu sẽ đổi đùi gà cho nhau sau
đó ăn hết đùi gà và nắm cơm. Có nơi cô dâu chú rể không ăn cơm mà cho
vào bát cất kỹ để sau này nếu không sống được với nhau thì sẽ trao lại nắm
cơm cho nhau coi như “gỡ lời thề”,cũng có nơi thầy cúng đưa cho mỗi
người một chén rượu sau đó hai người ngậm rượu phun vào nhau. Ngày
đón dâu, hoặc đón rể về nhà thường diễn ra gọn nhẹ. Nếu là đón dâu, phía
11


nhà trai mời những thanh nữ cùng trang lứa chưa lập gia đình trong làng,
càng đông càng vui để cùng đi với chú rễ đến nhà gái đón dâu. Ngược lại,
nếu là đón rễ, phía nhà gái mời những nam thanh niên chưa vợ cùng đi với
cô dâu đến nhà trai để đón rễ. Ngày đón dâu, đón rể, không chỉ là niềm
hạnh phúc, niềm vui của lứa đôi, của hai bên gia đình mà còn là niềm vui
của cả dân làng, nhất là đối với thanh niên nam, nữ. Mọi người tập hợp
uống rựu cần, túc ching (đánh chiêng), vỗ vinh vút, hát kchoi và các làn
điệu dân ca truyền thống. Cuộc vui kéo dài cho đến khi đoàn người đón
dâu hoặc đón rễ ra về mới kết thúc.
Thường là khoảng 4 đến 5 giờ chiều, đoàn người đón dâu, hoặc đón
rể về tới nhà. Gia đình được đón dâu hoặc rể sẽ dâng lên thần linh, ông bà
tổ tiên lễ vật, thường là con gà để báo cáo và xin thần linh, ông bà chứng
giám, công nhận đôi nam nữ từ nay đã thành vợ thành chồng, cho chúng nó
mạnh khỏe yêu thương gắn bó suốt đời, làm rẫy làm ruộng được nhiều lúa

và sinh con đẻ cháu. Từ tình yêu này, một thế hệ con cháu mới lại sắp chào
đời trong niềm tin yêu của gia đình của cả buôn làng. Nó như mầm xanh
của cây rừng, vươn dậy, mạnh mẽ. Khi đến ăn mừng cô dâu chú rể dân làng
có thể mang theo gạo, trầu cau, rượu…để góp cùng gia đình, không có lệ
mừng bằng tiền. Trong lễ cưới gia đình có thể mổ trâu, lợn, gà…tùy theo
điều kiện kinh tế.
2.2Tín ngưỡng trong sinh đẻ
Người phụ nữ Hrê luôn kiêng cữ nhiều điều trong lúc mang thai, và được
cộng đồng chú trọng ưu ái hơn những phụ nữ khác, như được chia nhiều phần
thức ăn trong ngày lễ hội… Khi sinh có bà mụ, là một người có kinh nghiệm
trong việc sinh nở, và những người thân cận giúp sức tại nhà sàn (ngày nay
nhiều người đã đến trạm xá, bệnh viện). Việc sinh đẻ diễn ra ngay gần bếp lửa
của nhà sàn. Để nhờ thần linh giúp sức cho thai phụ và thai nhi, người chủ gia
đình làm gà, xôi cúng thần. Khi đứa trẻ sinh ra, bà mụ sẽ cắt rốn đứa trẻ bằng
12


chính con dao xếp thường dùng được hơ nóng qua bếp lửa. Nhau của đứa trẻ sẽ
được gói vào mo cau, rồi đem bỏ vào cà-rầng (rừng ma), hoặc dưới gốc cây to
trong rừng. Trong thời gian ở cữ, người mẹ kiêng ăn cá niêng, ớt, trứng, thịt gà
trắng; uống thuốc từ củ ma-gang. Trước nhà sàn người Hrê lấy nhánh lá gai (hla
vrec) cắm báo hiệu kiêng cữ để mọi người trong làng biết không được vào nhà,
vì sợ lây bệnh hoặc làm cho đứa trẻ bị kinh động. Sau khoảng một tuần, người
mẹ có thể địu con lên rừng, lên rẫy. Đứa bé tròn một tháng tuổi thì được cắt tóc
sạch sẽ. Khi tròn ba tháng thì làm lễ đặt tên. Tên của đứa trẻ không được trùng
với tên của ông bà, cha mẹ, những người thân thuộc trong họ hàng.
Người Hrê cũng chú ý tên nựng, tên yêu đối với con cháu, như Y Iêng, Y Nga, Y
Nuq... cho con gái; Oong, Éo… cho con trai. Trong lễ đặt tên phải cúng gà trắng
cho các nữ thần Y Côh, Y Cah - là những vị thần nặn ra đứa trẻ trong bụng.
Trước đây, do khâu vệ sinh trong sinh nở không kỹ lưỡng, việc chăm sóc

chưa chu đáo và việc cho con ra ngoài nắng gió quá sớm... nên tỷ lệ trẻ bị chết
yểu khá cao. Ngày nay, nhờ việc tuyên truyền về sức khỏe sinh sản nên việc sinh
đẻ của người Hrê đã có nhiều tiến bộ so với trước.
2.3 Tín ngưỡng tang ma
Khi bản làng có người mất bà con xa gần được thông báo đến viếng người
mất, mang theo chiếu, vải, rượu tùy theo điều kiện kinh tế của mối gia đình đến
viếng. Khi đặt người mất vào quan tài không đậy nắp ngồi xung quanh quan tài
là con cháu và người thân khóc, cách khóc của người H're (khóc gọi là: moi) có
theo giai điệu, nhằm kể lễ công lao của người chết khi còn sống và chia sẽ tình
cảm cho con cháu, anh em làng xóm gần xa.Dưới mỗi ngôi nhà sàn của
người Hrê thường có một quan tài bằng gỗ, là một khúc cây to, được đẽo rỗng
trong ruột, có nắp đậy, hình thuyền. Đó là khâu chuẩn bị quan trọng của gia đình
dành cho người già khi biết người già sắp về với tổ tiên.
Người chết sẽ được đặt trên nhà sàn. Nếu là người chủ gia đình sẽ được
đặt tại cột thiêng. Mọi người đến viếng đều mang theo rượu, gạo để giúp cho gia
13


đình và chia cho người chết. Bên cạnh người chết là một vò rượu, một rá cơm,
một đĩa thịt lợn. Người đến viếng lấy rượu, cơm, thịt bỏ vào miệng người chết
một chút làm phép, sau đó tự uống. Coi như ăn uống một lần cuối cùng với
người chết. Tập tục này nay cũng đã giảm nhiều. Trong lễ tang của
người Hrê còn có tục chia của (ha nua). Để chia của, người Hrê phải làm một
con trâu, một con lợn, một con gà. Con trâu dùng để chia của không phân biệt to
nhỏ, béo hay gầy, mà tùy thuộc vào quẻ bói giò gà của thầy cúng. Nếu bói trúng
quẻ là người chết đòi ăn con trâu đang mang thai thì cũng phải đâm con trâu đó
để chia cho người chết. Đây là một tập tục còn lạc hậu. Lễ đâm trâu chia của có
rất nhiều điểm khác biệt so với đâm trâu hiến tế thần linh trong lễ hội ăn trâu (ká
kapơ).
Người chết sẽ được đưa ra cửa mang, hoặc moóc, tùy vào địa vị của họ

trong gia đình. Đầu người chết sẽ được đưa ra trước, và cứ thế khiêng ra mộ. Bà
con, họ hàng, làng xóm đi theo đưa tang. Phụ nữ thì luôn hát những bài hát khóc
kể về tài, đức, công lao... của người vừa chết. Người chết sẽ được chôn trong cà
rầng (rừng ma). Khi hạ quan tài mọi người khóc lóc thảm thiết. Trước khi chôn,
người ta mở nắp quan tài để mọi người nhìn mặt lần cuối cùng và bỏ vào trong
quan tài một vài nắm cơm, cho người chết "uống" thêm vài ly rượu cộng cảm.
Người ta sẽ làm ngay nhà mồ khi vừa chôn xong người chết. Nhà mồ có kiểu
dáng giống như một ngôi nhà thu nhỏ, có biểu tượng sừng trâu trên mái, có khắc
nhiều hoa văn họa tiết. Trên đầu nhà mồ người Hrê cắm sừng trâu, các xâu thịt
tượng trưng cho các bộ phận con trâu được treo chung quanh; chiêng, ché, chén
bát, nồi, rìu, rựa, cuốc... được đặt xung quanh hoặc bên trong nhà mồ, là những
thứ của chia cho người chết. Bốn phía nhà mồ người ta còn trồng các loại cây,
như dứa, chuối, chè... Người Hrê còn đem gà con chia của cho người chết. Một
vài con được vặt cổ chôn dưới đất, một vài con thả chạy quanh mộ. Khi chôn
cất, làm nhà mồ và chia của xong, những người đưa đám quay trở về. Từ thời
điểm đó trở đi phụ nữ tuyệt đối không được khóc lóc nữa. Nhà có người chết từ
đó trở đi cũng phải kiêng cữ nhiều điều, như không được sang nhà người khác
14


vào dịp lễ tết, không chơi chiêng trong một năm... Thịt trâu trong lễ đâm trâu
chia của sẽ được chế biến làm thức ăn cho họ hàng, và chia phần cho thầy cúng,
những người họ hàng thân thích đến giúp làm lễ tang và chia buồn.Nếu là trẻ sơ
sinh chưa kịp bú mẹ mà chết thì người nhà sẽ bỏ xác trẻ vào mo cau và đem treo
lên cây cao (hình thức không táng), không có lễ chia của. Đây là loại "ma" mà
người Hrê cũng như các tộc người miền núi ở Quảng Ngãi nói chung rất sợ hãi.
Hiện nay, tục táng thức này dường như đã được bỏ hẳn.
Ngoài ra người Hrê còn có tục làm tang ma giả cho người đã chết lâu năm
cũng thể hiện tấm lòng của người sống với người đã mất, tuy nhiên tục rất tốn
kém, không khác gì một đám tang bình thường của người Hrê. Tục làm tang ma

giả khá phổ biến trong đồng bào người Hrê ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), tục
làm tang ma giả được họ tổ chức như một phong tục tang ma bình thường. Tục
làm tang ma giả của người Hre đã có từ lâu đời, bởi họ quan niệm rằng người đã
khuất cũng cần có nhà cửa, của cải để họ tiếp tục sống cuộc sống của người âm
và họ còn quan niệm rằng khi trong gia đình xảy ra chuyện chẳng lành, các
thành viên trong gia đình luôn bị đau ốm không khỏi, gặp tai nạn hay trâu, bò
của họ bị chết không có lí do thì là do người chết xui khiến, quở trách vì họ chưa
chia tài sản cho người chết nên hồn vía họ chưa siêu thoát. Vì quan niệm đó, mà
một bộ phận người Hre ở huyện Ba Tơ đã tốn kém không ít của cải, tài sản của
gia đình để làm tang ma giả, nhưng bệnh tật, đau ốm vẫn không khỏi…
Khi trong gia đình người Hre xảy ra biến cố, tai họa, có người đau ốm mà
trong gia đình đó đã từng có người thân hoặc họ hàng gần xa, hay thậm chí chỉ
là những bào thai chết mà chưa có điều kiện làm nhà mồ, chia của cho họ thì gia
đình đó sẽ đi gặp thầy bói để xem quẻ (người Hrê thường gọi là xem giò gà),
nếu quẻ ám chỉ gia đình đó bị người chết lâu năm xui khiến thì bắt buộc gia đình
phải tổ chức một đám tang ma giả. Nhiều gia đình khó khăn, không có điều kiện
nhưng họ vẫn đi vay mượn để làm tang ma giả cho người quá cố. Giống như
một tang ma bình thường, khi một gia đình tổ chức tang, thì họ hàng thân thuộc
và cả dân làng cùng đến giúp lo ma chay. Gia đình và bà con sẽ chuẩn bị quan
15


tài, cỏ tranh, dây làm nhà mồ và chia của như lợn, trâu, bò – đó là những con vật
hiến tế được coi là dành cho người chết. Người Hrê làm quan tài bằng thân cây
đục rỗng khá công phu, có ván thiêng đậy lên trên. Họ cũng thực hiện chia của
như người mới chết, như quần áo, cơm , thịt, trầu cau, con gà, cái ché, các vật
dụng hằng ngày dao, bếp, nồi, củi, gùi, sừng trâu… thậm chí có những gia đình
khá giả hơn họ còn cho người chết vàng, bạc, hạt cườm… Nhà mồ cũng được họ
làm công phu như nhà mồ bình thường. Nếu người chết lâu năm đó đã từng là
chủ gia đình thì đưa ra ngoài theo cửa phía đầu nhà, nếu là thành viên khác trong

nhà hay họ hàng thì đưa qua cửa bên.
2.4 Lễ tết truyền thống của dân tộc Hrê
Tháng 3 khi mùa hoa gạo nở đỏ rực cùng vơi tiếng chim vơ linh âm vang
khắp núi rừng cũng là lúc người Hrê vui mừng đón tết truyền
thống của dân tộc mình. Đây là một nét văn hóa truyền thống đậm đà bản
sắc dân tộc mà người Hrê lưu giữ bao đời nay.Tết năm mới của người Hrê gọi là
H’tênd thường được tổ chức vào khoảng tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch. Trước
đây người Hrê ăn tết cả tháng nhưng nay chỉ dừng lại trong 3 ngày. Những
người cao tuổi trong làng sẽ là người bàn bạc với chủ làng để đưa ra quyết định
ngày nào dân làng ăn Tết. Không khí trong buôn làng trước ngày đón Tết rất rộn
ràng nhộn nhịp. Một ngày trước Tết chủ làng sẽ tuyên bố ngày vô lá ( tức là
ngày dân làng mang lá dong vào nhà ). Ngày hôm đó tất cả mọi nhà trong làng
dọn dẹp nhà cửa, tu sửa lại chuồng và chọn những cây tre to, đặc về làm trụ cửa
chuồng trâu, tranh thủ đi bắt cá suối về muối chua để ăn với bánh lá dong. Dân
làng vào rừng kiếm dây mây nhỏ để làm dây treo ching ( chiêng). Ngày tết thứ
nhất bắt đầu bằng lễ cúng dọn nhà để đuổi tà ma và mừng lộc mới vào lúc trời
vừa mờ sáng. Sau lễ cúng dọn nhà người Hrê còn cúng Kla Hoanh, Chem Prai là
các yang thần ma của sông núi, đất đai, tổ tiên. Khi cúng xong người Hrê làm
bánh lá dong nguyên liệu từ lúa nương mà họ sản xuất được trong mùa vụ trước
để chuẩn bị cho ngày tết thứ hai.
16


Ngày tết thứ hai cũng bắt đầu từ sáng sớm bằng nghi thức cúng trâu.Lễ
vật cúng trâu thường gồm trứng gà, cá suối, thịt lợn và bát hương bằng niêu đất.
Nghi thức cúng trâu diễn ra trước cửa chuồng trâu trong vòng nửa giờ đồng hồ.
Sau khi lễ cúng trâu diễn ra xong gia đình tổ chức ăn uống thiết đãi khách khứa.
Con trâu ngoài hình thức biểu hiện giá trị giàu có của gia đình còn được thờ
cúng theo tín ngưỡng vì nó gắn liền với đời sống của người Hrê, giúp đỡ họ rất
nhiều trong quá trình lao động như kéo gỗ, kéo cày…vì vậy lễ cúng trâu rất quan

trọng cầu mong cho con trâu mạnh khỏe béo tốt,không bị dịch bệnh.
Ngày tết thứ ba gọi là Ôk rôk, là ngày mà mọi người đi chúc tết lẫn nhau.
Vào ngày này người lớn tuổi trong gia đình thường kể những câu chuyện cũ cho
con cháu nghe để tự hào về truyền thống dân tộc, buôn làng mình. Dân làng tập
trung lại với nhau hát Kiêu, Kchoi. Trai tráng trong làng tổ chức đánh chiêng,
đấu vật thi múa gươm, phóng lao…Những chóe rượu cần sẽ được chủ nhà đem
ra mời khách, điều này thể hiện sự mến khách của chủ nhà đồng thời cũng thể
hiện sự khéo léo của người phụ nữ trong gia đình. Trong quan niệm của người
Hrê chóe rượu cần còn có cả linh hồn.Người Hrê đều mong những chóe rượu
cần làm ra thơm ngon để “cái miệng khách uống không biết chán, say không
biết đườn về”.Không khí vui tươi rộn ràng kéo dài trong suốt những ngày Tết để
cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, no ấm sung túc.
2.5 Tín ngưỡng trong lễ đâm trâu của người Hrê
Lễ hội đâm trâu của người Hrê có tên gọi là kapơ thường được tổ chức
vào khoảng tháng 3 âm lịch khi mùa lúa rẫy, lúa nước đã thu hoạch xong. Trong
khoảng thời gian này tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình và quẻ bói của thầy
cúng mà gia đình tự chọn ngày tổ chức lễ đâm trâu riêng của gia đình mình. Lễ
đâm trâu của gia đình chủ yếu được tổ chức xung quanh không gian ngôi nhà
sàn của gia đình ( khác với lễ đâm trâu của làng được tổ chức tại một địa điểm
thiêng của làng, thường là nơi đầu rừng).
Mục đích tổ chức lễ hội đâm trâu là nhằm tạ ơn thần linh, sau khi ước
17


muốn với thần linh một việc nào đó đã được toại nguyện, đồng thời cũng chứng
minh cho cộng đồng biết gia đình mình đã no đủ, khá giả. Để tổ chức lễ ăn trâu,
gia đình phải chuẩn bị mọi thứ, từ gạo, củi, nuôi heo, gà, nuôi trâu, hoặc chuẩn bị
tiền bạc để mua trâu, bởi con trâu hiến sinh phải là con trâu khỏe mạnh, không có
tì vết nào trên cơ thể. Lễ vật hiến sinh chính gồm 1 con trâu, 7 con gà, 1 - 2
con lợn to.

Trình tự lễ hội ăn trâu của người Hrê bao gồm các phần chính: thời gian
bước vào hội, thời gian hội và thời gian kết của hội. Thời gian bước vào hội diễn
ra khoảng 5 - 6 ngày. Đây là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình
cũng như họ hàng làng xóm, chủ làng và cả thầy cúng đến giúp để chuẩn bị rượu
cần (khoảng từ 15 - 20 ché), chuẩn bị mọi thứ tre, mây để làm cây nêu, đào lỗ
chôn cây nêu lớn lẫn một vài cây nêu nhỏ, làm một vài đàn cúng (ở trước và sau
nhà, ở đầu nguồn nước uống, ở ngã ba đường...)
Thời gian chính hội chỉ diễn ra trong một ngày. Bắt đầu từ mờ sáng, thầy
cúng, chủ gia đình làm các lễ thức: cúng máng nước chảy vào làng (dùng để
uống); cúng ở đàn cúng trước sân để gọi hồn ông bà, hồn lúa, hồn ngô, hồn trâu,
hồn lợn, hồn gà...về dự lễ ăn trâu; cúng thần Ma hao (thần Giận dữ); cúng ngã
ba đường để gọi các ma chết sông suối, đường xá... Sau khi cúng đầy đủ các
Yang (thần) ở các địa điểm nói trên, thầy cúng và các thành viên trong gia đình
mặc các bộ lễ phục truyền thống (chủ yếu là bằng thổ cẩm của người Hrê, ngoài
ra còn có một vài bộ y phục được du nhập từ miền xuôi như áo dài, áo bà ba...),
đeo các loại vòng cườm, lục lạc để làm lễ cúng cây nêu. Cây nêu (loang găng)
của người Hrê thường rất đơn giản: chỉ là một cây tre cao chừng 6 - 7m, trảy
sạch gai, mắt, tạo thêm một số hoa văn viền xung quanh, chừa phần ngọn lại
(giống như cây nêu của người Việt). Phần đế của cây nêu có 4 khúc cây tre chôn
theo dạng hình thang để đỡ gốc nêu, có buộc mây chắc chắn. Sau khi cúng thần
nêu xong, người ta dắt trâu buộc vào gốc nêu. Khi trâu đã bị buộc chặt, thầy
cúng và các thành viên trong gia đình làm lễ cúng bên con trâu, khấn mời các vị
thần: thần Voăk Tanêu, Dăk Tanêu (ông bà Giữ của), thần Voăk Plem, Dăk Plem
18


(ông Thần hiền, bà Thần hiền), thần Vudăk (thần Trời), thần Cankiếc (thần
Đất)... về ăn trâu, và phù hộ cho sức khỏe của cả gia đình (nếu là lễ đâm trâu của
plây thì cho cả plây). Thầy cúng cùng những thành viên trong gia đình còn hát
khóc con trâu, nói lên công lao của con trâu trong việc cày bừa, trong việc hy

sinh để hiến tế thần linh. Trước khi đâm trâu, bà chủ hoặc ông chủ gia đình sẽ
cho trâu ăn những ngọn cỏ cuối cùng và uống những ngụm nước cuối cùng.
Để biết các vị thần đã về dự lễ đông đủ và đồng ý cho đâm trâu chưa, thầy
cúng xin quẻ âm dương. Nếu mọi quẻ xin âm dương đã tốt đẹp thì nghi lễ đâm
trâu được chính thức bắt đầu. Đây chính là thời điểm chính của lễ hội đâm trâu
của lễ hội đâm trâu. Đầu tiên người chủ nhà sẽ cầm ngọn giáo đâm phép vào con
trâu. Khi nghi lễ đâm phép đã xong, các thanh niên khỏe mạnh trong làng tiếp
tục cầm giáo mác đâm con trâu cho đến lúc con trâu ngã xuống. Có nơi người ta
chỉ chọn một thanh niên thông minh, khỏe mạnh để đâm trâu. Đó là người thanh
niên sau này sẽ thừa kế công việc của chủ làng.
Theo quan niệm phổ biến của người Hrê, khi trâu ngã xuống, nếu đầu
quay về phía mặt trời mọc, bụng và mặt quay vào nhà thì tốt, còn ngươc lại là
không tốt, nếu quay hướng khác, không thuộc hai hướng này, thì không tốt
không xấu. Vào lúc con trâu vừa ngã xuống, thì trong nhà vang lên những hồi
chiêng mừng hồn trâu đã về với thần linh, và cũng là để báo cho làng xóm biết
là lễ đâm trâu đã xong. Trước khi xẻ thịt trâu người ta cắt mỗi bộ phận của cơ
thể con trâu một miếng rất nhỏ (miệng, mắt, mũi, chân...) bỏ vào rổ đem cúng.
Sau khi cắt xong mỗi bộ phận một miếng nhỏ, người ta bắt đầu xẻ trâu. Đầu trâu
sẽ được giữ lại đặt trên đàn cúng dưới gốc cây nêu.
Cùng lúc với việc xẻ thịt trâu, thầy cúng và các thành viên trong gia đình
còn thực hiện một số nghi lễ khác, như cúng trong nhà, cúng ở nguồn nước, đặc
biệt, với người Hrê còn có lễ thức gọi hồn và bắt hồn của những thành viên
trong gia đình ở ngã ba đường về (vì không muốn để hồn của các thành viên
trong gia đình đi "lang thang" đâu đó). Lúc thầy cúng gọi hồn thì có ba người gõ
19


chén bát. "Bắt" được hồn người nào thì thầy cúng nắm lấy đầu người đó để hồn
nhập vào. Khi tất cả hồn của các thành viên trong gia đình "về đầy đủ" thì ba
người lo việc gõ chén bát thôi không gõ nữa.

Thịt trâu được chế biến thành các món ăn. Có hàng lớp nồi bảy, nồi ba
bằng đồng dùng để nấu các thứ thức ăn từ thịt trâu, thịt lợn đặt dọc theo phía
trước nhà sàn.
Khi thịt trâu, thịt lợn đã chín, người ta lấy những bộ phận trong lòng trâu,
lòng lợn, mỗi thứ một ít, đặt vào hàng trăm lá cây (mỗi vị thần là một lá) trên
các lớp của đàn cúng dưới gốc nêu. Thầy cúng cùng các thành viên trong gia
đình gọi mời thần linh, ông bà về ăn trâu.
Sau nghi thức này mọi người được ăn thịt trâu, thịt lợn, thịt gà. Thầy cúng
và những người trong gia đình sẽ ăn trước những món ăn thiêng từ các bộ phận
trong lòng các con vật hiến tế; khách khứa, họ hàng sẽ tiếp tục ăn sau các phần
còn lại. Khi đã ăn uống no say, người ta bắt đầu hát ca lêu, ca choi, chơi chiêng
ba, và các nhạc cụ khác, kể moan... thâu đêm suốt sáng.
Vào ngày hôm sau, người ta bắt đầu làm lễ ăn đầu trâu. Trước khi lấy đầu
trâu đặt dưới gốc cây nêu để nấu nướng, họ cũng làm lễ bên gốc cây nêu. Sau
nghi lễ cúng đầu trâu, những hồi chiêng ba trong nhà lại gióng lên báo hiệu là lễ
cúng đầu trâu đã xong. Đầu trâu sẽ được đem xẻ thịt chế biến thành các món
luộc hoặc nướng. Ăn xong đầu trâu, mọi người lại hát ca lêu, ca choi, múa, đánh
chiêng... suốt ngày suốt đêm.
Đến ngày hôm sau nữa (ngày thứ 3), mọi người ra ruộng, lên rẫy làm cỏ
ruộng hoặc phát rẫy phép. Làm xong nghi thức này tất cả trở về nhà. Mọi thành
viên trong gia đình sẽ không ra khỏi nhà trong suốt 3 ngày, và cũng không ai
được đến nhà họ trong suốt 3 ngày đó. Nếu là lễ ăn trâu của làng thì làng cũng
cấm kỵ trong 3 ngày sau lễ ăn trâu, không ai được ra khỏi làng và cũng không ai
được vào làng. Người nào vi phạm sẽ bị phạt vạ.
20


Nói chung, lễ hội ăn trâu của người Hrê nặng phần lễ, nhưng khi thực
hiện xong nghi thức lễ, hoặc trong lúc thực hiện lễ, thì phần hội được tích hợp
vào, tạo thành một chỉnh thể lễ hội ăn trâu. Dù là lễ hội đâm trâu của gia đình,

nhưng nó không chỉ thu hút cả làng tham gia mà còn thu hút các làng khác đến
phụ giúp và cùng ăn uống, vui chơi.
2.6 Tín ngưỡng cúng lúa mới
Người Hrê chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và nương rẫy với kỹ
thuật canh tác lúa nước như vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Đồng bào chăn
nuôi chủ yếu để phục vụ các lễ cúng bái . Vì vậy,Tín ngưỡng hồn lúa cùng các lễ
thức trong quá trình sản xuất chiếm vị trí đáng kể tập chung vào hai giai đoạn
khi gieo hạt và khi thu hoạch cất lúa vào kho.
Vị trí người đàn bà chủ lúa – vợ chủ nhà là người quản lí lương thực được
coi là có mối liên hệ thần bí với hồn lúa . Ngày cúng cơm mới, bà ta lấy lúa từ
ruộng rẫy về rang, giã gạo, nấu cơm rồi chịu lễ và một mình ăn cơm nấu trong
“nồi thiêng”. Cũng chỉ có người đàn bà chủ lúa mới được tỉa lúa làm phép, đưa
gùi lúa đầu tiên về nhập kho. Lễ cúng cơm mới không chỉ để người Hrê tận
hưởng thành quả sau những ngày lao động mệt nhọc mà ý nghĩa lớn hơn là để
người dân tạ ơn thần, bởi thần lúa là một trong những vị thần rất được coi trọng
trong tín ngưỡng đa thần của đồng bào dân tộc Hrê. Đàn ông chuẩn bị rượu thịt,
phụ nữ chuẩn bị lo việc nấu cơm. Lễ vật được dâng lên thần linh là những sản
vật của đồng bào có được trong quá trình sản xuất như : cá suối, thịt gà, gạo nếp,
rượu cần…
Khi cúng lúa mới thầy cúng phải khấn mới Yang Xori (Thần lúa).Vì thần
lúa là nữ thần nên khi cúng phải sử dụng một con gà mái, nghi lễ được diễn ra
tại kho lúa hoặc bên bếp lửa nhà sàn. Thầy cúng vắt ba nắm cơm mới đã nấu
chín, rồi cắt gan gà bỏ lên từng nắm cơm, rót rượu cúng.Khi mọi thành viên
trong gia đình tập chung đông đủ, thầy cúng bắt đầu khấn làm lễ mời thần lúa về
dự lễ cúng.Cúng xong thầy cúng chia đều cơm cho các thành viên trong gia đình
21


ăn phép nhưng người đầu tiên ăn phép bao giờ cũng là vợ của chủ gia đình- chủ
kho lúa. Sau khi lễ cúng diễn ra xong người Hrê còn làm thịt lợn, gà, rượu cần

để chiêu đãi họ hàng. Lúc mọi người đã ngà ngà say cũng là lúc các hoạt động
văn nghệ truyền thống được nối tiếp như hát Klêu, Kchoi, chơi các nhạc cụ…
Nhưng các hình thức diễn xướng này thường chỉ bó hẹp trong không gian nhà
sàn nên lễ cúng lúa mới chưa trở thành một lễ hội tức một sinh hoạt văn hóa
chung mà mội gia đình Hrê thường tổ chức lễ cúng lúa mới vào những ngày
khác nhau.
2.7 Lễ cúng bến nước
Lễ cúng bến nước là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều
ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Hrê. Phong tục này không
chỉ đơn thuần là tín ngưỡng mà còn nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc
bảo vệ giữ gìn nguồn nước của buôn làng.
Hàng năm vào khoảng cuối tháng 12 âm lịch, sau mùa gieo trồng và
chuẩn bị đón tết cổ truyền, đồng bào Hrê tổ chức lễ cúng bến nước để tạ ơn
Yàng (trời). Với đồng bào Hrê nguồn nước là nơi nữ thần Vada ngự trị, là nơi
giữ hồn người, giữ tài sản và gia súc của buôn làng. Đồng bào cúng thần nước là
để chi ân và tạ ơn nguồn nước đã giúp cho người dân cày cấy, gieo hạt trên
nương được no đủ, đồng thời mới thần nước về ăn Tết cùng với buôn làng. Lễ
cúng bến nước còn được gọi là Tết giọt nước. Ngày xưa bến nước là vũng nước
trong mát ở cạnh bờ sông, bờ suối hoặc khe nước từ núi chảy ra, nơi dân làng
chọn để lấy nước sinh hoạt. Ngày nay, bến nước có khi là bể chứa hoặc một
công trình nước sạch được dẫn từ thượng nguồn về. Theo tín ngưỡng, đồng bào
Hrê vẫn đến đây cúng “Thần nước”. Bởi, sau một năm làm ăn lo toan vất vả để
chuẩn bị bước sang năm mới, dân làng muốn tẩy trừ mọi xui xẻo, rủi ro của năm
cũ và đón năm mới vạn sự tốt lành,an bình no ấm cho cá nhân và cho cả buôn
làng. Trước khi vào lễ cúng, già làng thông báo họp bàn với dân làng để phân
công nhiệm vụ chuẩn bị cho mọi việc chu toàn. Thanh niên trai tráng được giao
22


nhiệm vụ vệ sinh bến nước, phụ nữ và người gia lo việc dọn dẹp nhà cửa, đường

làng. Lễ có hai phần là cúng bến nước và cúng rượu cần tại nhà già làng. Lễ vật
cúng tại bến nước gồm rượu, trầu cau, một con gà trống màu trắng hoặc một con
lợn trắng (tùy theo sự đóng góp của dân làng). Thầy cúng cắt tiết gà sau đó đưa
cho đám thanh niêm làm thịt, chỉ giữ lại mỏ, mào, móng gà tượng trưng để lên
bàn thờ cùng với tiết . Lúc này bà con dân làng mang trầu cau lên bàn cúng để
thầy cúng tiếp tục cúng sau đó thầy đốt nhoi Clâu ( một loại trầm hương lấy từ
rừng già) để xua đi u ám, rủi ro, bệnh tật cho dân làng.
Để tiếp thêm sức mạnh cho thầy cúng gửi gắm niềm mong ước tới thần
linh, dân làng đeo sợi dây chỉ vào cổ thầy và cùng đưa tay về phía trước nới có
khói hương ngào ngạt cầu mong thần linh có thể nghe được lời cầu nguyện.
Những vị thần linh được tôn sùng gọi về để cúng dâng lễ vật là Yàng Rét (thần
nước), Yàng Giang (thần sông), Yàng Gông (thần núi). Cúng xong, thầy cúng
cùng một số người đưa sợi dây mang theo trầu cau làm lễ vật xung nước tạ ơn
Yàng Rét và xin Yàng phù hộ những điều tốt lành đến cho dân làng. Sau đó dân
làng tập chung tại nhà già làng để làm nghi lễ sói rượu cần. Già làng chọn một
ống nước đổ vào ché rượu cần cho thầy cúng, những người đầu tiên được uống
rượu cần là thầy cúng, già làng và những người có uy tín trong làng . Đây là
nghi lễ truyền thống mang nét văn hóa đặc trưng, đậm chất nhân văn và có ý
nghĩa giáo dục sâu sắc cho thế hệ trẻ về đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” của
đồng bào dân tộc Hrê.
2.8 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Cũng như đã số các dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam, người
Hrê cũng thờ cúng tổ tiên (tajeo phăk), nhưng không đậm nét. Người Hrê không
có bàn thờ tổ tiên riêng trong nhà. Khi người trong nhà gặp rủi ro, hoạn nạn
hoặc ông bà báo mộng là muốn được ăn cúng thì gia đình phải lo cúng tế. Để
cúng ông bà, người Hrê phải lo mội thứ lễ vật rồi xin ý kiến thầy cúng chọn cho
ngày giờ cúng.
23



Vì không có bàn thờ nên trước khi cúng, người Hrê phải làm đàn cúng ở
ngoài sân, phía trước ngôi nhà. Đàn cúng này cũng giống như các đàn cúng
dùng để cúng bến nước nhưng thường có quy mô lớn hơn. Đàn cúng có 3 tầng :
Tầng cao nhất là nơi thần Núi về dự lễ; tầng thứ hai là danh cho các cận thần
của thần núi; tầng thứ ba là tầng dành cho ông bà, tổ tiên. Lễ vật trong khi lễ
cúng ông bà, tổ tiên là một con lợn cái còn tơ. Máu của con lợn sẽ được bôi trên
đàn cúng. Các bộ phận bên trong của con lợn cùng với đầu sẽ được bày biện ở
cả 3 tầng của đàn cúng. Sau đó mọi người trong gia đình sẽ tập trung đông đủ
trước đàn cúng để thầy cúng bắt đầu nghi lễ cúng tổ tiên.
 Tiểu kết Chương II:

Phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc Hrê là tín ngưỡng “đa thần”.
Họ tin rằng có sự ngự trị của các thế lực siêu nhiên chi phối cuộc sống của con
người và là những yếu tố tạo nên phong tục tập quán của dân tộc. Người Hrê cho
đến nay vẫn giữ được những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp. Người
Hrê thờ nhiều thần như : Thần lúa, Thần núi, Thần nước…Trong vòng đời của
người Hrê diễn ra nhiều lễ hội cũng như tín ngưỡng quan trọng .Đây cũng là
nguyên nhân khiến phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Hrê còn tồn tại
nhiều hủ tục cần được giải quyết. Tục lệ đâm trâu và tang ma giả đã làm tốn kém
nhiều tiền của và thời gian của họ. Bên cạnh đó người Hrê còn lưu giữ được
nhiều nét văn hóa tốt đẹp như lễ mừng lúa mới, phong tục ăn tết truyền thống
của dân tộc…

CHƯƠNG III
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC BẢO TỒN CÁC GIÁ TÍN
NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC HRÊ
3.1 Thực trạng trong tín ngưỡng của Dân tộc Hrê
24



Người Hrê cũng như đa số đồng bào sinh sống tại vùng Trường Sơn-Tây
Nguyên thường theo tín ngưỡng đa thần. Họ có nhiều hình thức mang nặng tính
nghi lễ liên quan đến vòng đời người, trong đó chứa đựng nhiều giá trị văn hóa
truyền thống nhưng bên cạnh đó vẫn còn đan xen những hủ tục. Tín ngưỡng đa
thần phát sinh từ sự kính sợ thiên nhiên hay cảm giác của con người về cái
thiêng của một vật thể nào đó. Tín ngưỡng đa thần cũng bắt nguồn từ những
thần thoại mô tả những nhân vật lạ thường có sức mạnh siêu phàm. Trong bối
cảnh phát triển của xã hội. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống đang
ngày càng mở rộng thì tín ngưỡng đa thần không còn phù hợp với cuộc sống của
con người như thời kỳ cổ xưa. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là phải có biện
pháp thiết thực đê bài trừ, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu ra khỏi đời sống của
người dân, hướng họ tới những suy nghĩ tiến bộ hơn. Bên cạnh đó cũng không
thể bỏ qua việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
Cùng với sự phát triển qua nhiều thời kỳ của đất nước, hiện nay người
Hrê cũng đã có những biện pháp thay đổi nhiều nét sinh hoạt văn hóa của dân
tộc mình để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước cũng như sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật.
Những tiến bộ: Người dân Hrê đã đã hạn chế cũng như rút gọn các bước
trong một số phong tục của mình. Nhờ sự tiếp thu học hỏi cũng như trình độ dân
trí được nâng cao, công tác tuyên truyền được thực hiện ngày càng hiệu quả nên
đời sống văn hóa, tín ngưỡng của nguời Hrê trong những năm gần đây đã được
cả thiện và có những cái nhìn tiến bộ, tích cực hơn. Trước đây người Hrê ăn tết
truyền thống trong vòng một tháng nhưng hiện nay do quá trình lao động sản
xuất cũng như trình độ dân trí được nâng cao, tết truyền thống của người Hrê chỉ
diễn ra trong vòng ba ngày. Mỗi làng sẽ chọn ngày ăn tết riêng và do Già làng
quyết định. Tết truyền thống của người Hrê hiện nay cũng diễn ra trong không
khí lành mạnh hơn, không còn lạm dụng rượu như trước. Các lễ vật trong lễ
cúng của người Hrê cũng được đợn giản hóa. Trước đây các lễ cúng của người
25



×