Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tìm hiểu tín ngưỡng của đồng bào dân tộc kháng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.17 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin kính gửi đến Cô ThS. Trần Thị Phương Thúy lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất. Cảm ơn Cô vì đã nhiệt tình, chu đáo chỉ bảo,
hướng dẫn cho em trong suốt quá trình làm bài tiểu luận. Cô đã giúp đỡ em rất
nhiều khi em gặp những khó khăn và thắc mắc. Em cũng muốn kính gửi lời cảm
ơn đến các thầy cô giáo trong Văn hóa Thông tin và Xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em trong suốt quá trình học
tập.
Đây là lần đầu làm quen với công việc nghiên cứu về các dân tộc thiểu số
ít người ở Việt Nam, trong quá trình viết, do còn thiếu điều kiện và kiến thức
còn hạn chế, bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì
vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để
bài tiểu luận hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1..............................................................................................................2
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ DÂN TỘC KHÁNG......................................................................2
1.1.Khái niệm và các hình thức tín ngưỡng........................................................................2
1.1.1Khái niệm tín ngưỡng.................................................................................................2
1.1.2 Khái quát về các hình thức tín ngưỡng của người Việt..............................................3
1.2. Khái quát chung về dân tộc Kháng..............................................................................5
1.2.1. Tên gọi, nguồn gốc lịch sử và đặc điểm kinh tế........................................................5
1.2.2. Phong tục tập quán:...................................................................................................7
Tiểu kết chương 1................................................................................................................9


Chương 2............................................................................................................10
TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC KHÁNG Ở VIỆT NAM........10
2.1.Tín ngưỡng dân gian...................................................................................................10
2.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên....................................................................................10
2.1.2.Thờ cúng thần thổ địa..............................................................................................12
2.1.3.Người hành nghề tôn giáo........................................................................................13
2.2. Các nghi lễ phong tục liên quan đến chu kỳ đời người..............................................14
2.2.1. Sinh đẻ và nuôi con.................................................................................................14
2.2.1.1. Các bước chuẩn bị................................................................................................15
2.2.1.2. Trình tự trong tập tục sinh đẻ...............................................................................15
2.2.1.3. Nghi lễ đặt tên cho trẻ..........................................................................................18
2.2.2. Hôn nhân.................................................................................................................20
2.2.2.1. Các bước thực hành lễ cưới..................................................................................20
2.2.2.2. Lễ chung chăn chung chiếu..................................................................................22
2.2.2.3. Tục ở rể................................................................................................................24
2.2.3. Làm nhà mới...........................................................................................................26
2.2.4. Tang ma...................................................................................................................27
2.3.Phong tục nghi lễ khác................................................................................................30
2.3.1. Món cá của người Kháng và lễ hắp om đắc ca.......................................................30
2.3.2. Nghi lễ cúng chữa bệnh...........................................................................................32
2.3.2.1.Nghi thức bói đoán bệnh.......................................................................................32
2.3.2.2.Lễ cúng ma nhà tìm hồn cho người bệnh..............................................................34
2.3.3.Tập tục và nghi lễ trong sản xuất nông nghiệp........................................................37
Tiểu kết chương 2.............................................................................................................38

Chương 3............................................................................................................39
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ
TRỊ TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC KHÁNG..............................................39
3.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn giá trị tín ngưỡng của dân tộc Kháng. .39



3.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc
Kháng................................................................................................................................41

KẾT LUẬN........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................46
PHỤ LỤC...........................................................................................................47
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC KHÁNG.........47
.............................................................................................................................47
Lễ hội..................................................................................................................47
Nguồn: Internet.................................................................................................47
.............................................................................................................................47
Lễ vật cúng ma nhà...........................................................................................47
Nguồn: Internet.................................................................................................47
.............................................................................................................................48
Cúng thổ địa.......................................................................................................48
Nguồn: Internet.................................................................................................48
.............................................................................................................................48
Uống rượu cần...................................................................................................48
Nguồn: Internet.................................................................................................49
.............................................................................................................................49
Chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên..............................................................................49
Nguồn: Internet.................................................................................................49
.............................................................................................................................49
Cúng thổ địa của người Kháng........................................................................49
Nguồn: Internet.................................................................................................49
.............................................................................................................................50
Phong tục cưới của người Kháng.....................................................................50
Nguồn: Internet.................................................................................................50
.............................................................................................................................50

Cỗ cưới................................................................................................................50
Nguồn: Internet.................................................................................................50


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với nhiều loại hình tín
ngưỡng khác nhau. Trong số đó không thể không kể đến các tín ngưỡng dân
gian, lễ hội cổ truyền của đồng bào dân tộc Kháng ở Việt Nam.
Khu vực miền núi phía bắc Việt Nam có cộng đồng dân cư khá đa dạng,
gồm hơn 30 dân tộc; trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% dân
số. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực này có đời sống tâm linh, tín
ngưỡng khá phong phú đa dạng. Đa phần các tộc người thiểu số ở khu vực đều
theo tín ngưỡng đa thần. Mỗi dân tộc thiểu số có những sắc thái riêng trong sinh
hoạt tín ngưỡng, song có thể nhận diện đời sống tín ngưỡng của đồng bào qua
một số loại hình, như: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng, tín
ngưỡng liên quan đến tự nhiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất và tín ngưỡng
liên quan đến vòng đời người.
Là một trong 21 dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Môn- Khơ me ở nước ta, cho
đến nay, với những lý do khách quan như dân số ít, sinh sống vùng sâu, vùng xa,
vùng kém phát triển về kinh tế-xã hội, nên dân tộc Kháng nhận được ít sự quan
tâm nghiên cứu, trong đó, nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian lại càng hiếm thấy.
Do quá trình tộc người cũng như quá trình phát triển kinh tế-xã hội chung
ở Tây Bắc, dân tộc Kháng cùng với một số cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ MônKhơ Me đã và đang chịu sự ảnh hưởng của người Thái trên mọi phương diện. Sự
đồng hóa trong lịch sử cộng với xu hướng giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ với các
dân tộc khác trong giai đoạn hiện nay đã làm cho nền văn hóa bản địa của người
Kháng rất khó nhận diện.
Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tín ngưỡng của đồng bào dân tộc
Kháng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài hướng đến việc nhận
định và chỉ ra một cách khách quan nhất về các loại hình văn hóa, tín ngưỡng
dân gian của đồng bào dân tộc Kháng.


1


Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ DÂN TỘC KHÁNG
1.1. Khái niệm và các hình thức tín ngưỡng
1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng
Theo luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 giải thích: “ Tín ngưỡng là niềm
tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong
tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và
cộng đồng.” Ngoài ra chúng ta có thể hiểu cụm từ tín ngưỡng như sau:
Thứ nhất, tín ngưỡng là một hình thức văn hóa phi vật thế mang tính độc
đáo và biểu hiện khá rõ được đời sống vật chất, tinh thần của con người, nhất là
trong hoàn cảnh riêng của văn hóa và con người Việt Nam. Ngoài ra, tín ngưỡng
còn đóng góp vào việc hình thành nên các giá trị truyền thống của văn hoá và
tính cách dân tộc, kết nối cả cộng đồng lại với nhau.
Thứ hai, tín ngưỡng còn là hệ thống những niềm tin và cách thức thể hiện
những niềm tin ấy bằng những hành động cụ thể của con người đối với một hiện
tượng siêu nhiên, xã hội, thậm chí là một sự vật nào đó, hoặc cá nhân có liên quan
đến cuộc sống thực tại của họ đã được thiêng hóa để cầu mong sự che chở, giúp đỡ.
Thứ ba, xuất phát từ quan điểm của trường phái Tương đối luận văn hóa,
cho rằng mỗi nền văn hóa đều có tính độc đáo riêng, không phân biệt cao, thấp,
cho nên tín ngưỡng cũng như việc thực hành tín ngưỡng phụ thuộc vào những
bối cảnh lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như trình độ nhận thức của
chủ thể sáng tạo ra các nền văn hóa đó. Ở một phương diện khác, cũng cần nhấn
mạnh thêm rằng, qua việc nghiên cứu tín ngưỡng sẽ giúp cho nhận diện rõ được
trình độ nhận thức, không gian và thời gian, phương thức sống, chiều sâu của một
nền văn hóa mà cá nhân và cộng đồng đó đang tồn tại. Ngô Đức Thịnh đã có một

nhận xét tương tự: “Tất cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo tín
ngưỡng trên đều sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn
hóa mà con người đang sống, theo cách suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa
đang chi phối họ”.
2


Thứ tư, tín ngưỡng không tồn tại một cách đơn lẻ mà còn là một tích hợp
với nhiều hình thức văn hóa khác nhau để thể hiện niềm tin của con người bằng
các hành vi cụ thể như Patrick B.Mullen đã nhận định: “Tín ngưỡng dân gian
không chỉ tồn tại ở dạng trừu tượng mà nó còn tồn tại trong thực tiễn và các
ứng xử thực tế. Xin nhắc lại, văn hoá dân gian không chỉ là sự phản ánh một thế
giới quan văn hoá trừu tượng, mà nó còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày như
là một phương tiện sáng tạo văn hoá”. Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh
thì có cách nhìn cụ thể hơn: Bản thân các tôn giáo tín ngưỡng đã là một hình
thức văn hoá đặc thù, đấy là chưa kể, trong quá trình hình thành và phát triển,
mỗi tôn giáo tín ngưỡng bao giờ cũng sản sinh, tích hợp trong nó những hiện
tượng, những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Thực chất, tín ngưỡng thực ra còn là
môi trường sản sinh, tích hợp và bảo tồn nhiều sinh hoạt văn hoá dân gian. Con
người muốn chuyển đạt nguyện vọng cuả mình lên thần linh thì phải cần có các
công cụ, phương tiện như: Múa hát, tượng thờ, nghi lễ, phẩm vật, nơi thờ
cúng…
1.1.2 Khái quát về các hình thức tín ngưỡng của người Việt
Người Việt và các dân tộc khác ở nước ta vốn là cư dân nông nghiệp
trồng lúa ở vùng nhiệt đới gió mùa, do vậy, từ ngàn đời nay, từ quan niệm, lối
nghĩ đến nếp sống của họ cơ bản vẫn là người nông dân. Quan niệm luận
phương Đông cổ đại vẫn là Âm Dương tương khắc tương sinh. Trong tiềm thức
của hộ việc tôn thờ Thần Đất, Thần Nước, Thần Núi,…Hơn nữa, Việt Nam lại là
ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai
yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng.Tính

đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là,
các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức một người Việt.Điều đó dẫn đến
một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt đó là tính hỗn
dung tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không
tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng,
tôn giáo bản địa. Vì vậy, ở nước ta, trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì các
tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của
3


người dân. Dưới đây là một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của người Việt:
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Việt Nam là một dân tộc giàu tình cảm, trọng lễ nghĩa, sống hướng nội,
thường giải quyết các vấn đề theo cảm tính hơn lý trí. Truyền thống “uống nước
nhớ nguồn” là một trong những đức tính đáng trân trọng của dân tộc Việt.
Người Việt có khuynh hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng nhiều
hơn hướng đến tương lai như người phương Tây. Vì thế người Việt thường lưu
giữ mãi những tình cảm thương tiếc đối với ông bà cha mẹ quá cố. Tập tục thờ
cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người Việt
xem gần như một tôn giáo, gọi là đạo Thờ cúng Ông Bà.
* Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng
Ở làng các làng xã, nông thôn Việt Nam, Thành Hoàng là một niềm tin
thiêng liêng, một chỗ dựa tin Thần cho cộng đồng từ bao đời nay. Thờ cúng
Thành Hoàng cũng giống như Thờ cúng tổ tiên, nó mang đậm dấu ấn tâm linh
và Thể hiện quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam.
Hầu hết các làng đều thờ hai loại thành hoàng, trong đó một vị là biểu
tượng của sức mạnh tự nhiên, một vị là nhân vật lịch sử hoặc người có công với
làng.
Và điểm đặc biệt của tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng Việt cổ là ở
chỗ, dù thời cuộc có biến đổi như thế nào, dù làng có chuyển nơi cư trú bao

nhiêu lần, dù chính sách tôn giáo của Nhà nước có chặt chẽ hay cởi mở, dù dân
làng giàu sang hay nghèo túng,… thì nhân vật được dân làng thờ làm Thành
hoàng vẫn không thay đổi, mà tồn tại mãi mãi, suốt từ đời này đến đời khác.
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng đều khơi dậy ở mỗi con người ý thức về dân
tộc, về nguồn gốc tổ tiên của mình: “Chim có tổ, người có tông”. Mang đặc trưng
là hướng tới tổ tiên, nhớ về cội nguồn với mơ ước cuộc sống muôn đời của nhân
dân được phúc lộc, bình an.
* Tín ngưỡng phồn thực
Ở Việt Nam, mảnh đất gió mùa nhiệt đới tuy được lợi về ánh sáng và độ
ẩm, nhưng lại nhiều dịch bệnh, thiên tai, nên cư dân nông nghiệp lúa nước nơi
4


đây thường xuyên phải vật lộn với thiên nhiên không mấy ưu đãi để đảm bảo
cuộc sống. Tâm thức đó là nền móng vững chắc của tín ngưỡng phồn
thực. Nhưng, người Việt một mặt chịu sự chi phối của nguyên lý kết hợp hài hòa
âm dương, nguồn cội của sinh sôi nảy nở, mặt khác lại ảnh hưởng khá sâu sắc tư
tưởng của một số tôn giáo ngoại lai (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) sau khoảng
thời gian dài diễn ra quá trình đan xen văn hóa. Để giải quyết cái nghịch lý ấy,
tín ngưỡng phồn thực phải hóa thân để tồn tại, nó ẩn chứa vào các nghi lễ và trò
diễn trong các lễ hội của làng xã cổ truyền.
Tín ngưỡng phồn thực được biểu đạt bởi rất nhiều hình thức khác nhau,
tùy theo phong tục của từng vùng mà có những cách làm và thờ những hình
“giống” khác nhau. Nhưng bên cạnh những tiểu dị ấy vẫn có những cái đại đồng
của văn minh nông nghiệp lúa nước. Cơ quan sinh sản của nam và nữ được
“hình tượng hóa” thành hai vật thiêng linga và yoni, được Việt hóa với cái tên nõ
và nường. Nõ: khúc gỗ ngắn tượng trưng cho sinh thực khí nam, nói lên sức
mạnh dương khí, sinh sản. Nường: mảnh gỗ hình tam giác có đục lỗ, tượng
trưng cho sinh thực khí nữ, biểu thị sức chứa đựng.
Chất liệu nếu không là đá, gỗ, mo cau thì cũng là tre, lá dứa, mà cách điệu

nữa là lúa, bột, gạo làm nên những biểu tượng khác nhau mang hàm nghĩa cho
dương vật (cột đá dựng đứng, cột trụ tròn, cây bông, cây gậy, lưỡi cày, sừng
trâu, quả cầu tròn, chiếc bánh chưng dài...) và âm vật (khe đá, bánh dày, lỗ tròn
hoặc vuông...), biểu hiện cho sức mạnh về sinh sản hoặc mang yếu tố phồn thực
được sùng bái trong Hindu giáo và tín ngưỡng dân gian.
1.2. Khái quát chung về dân tộc Kháng
1.2.1. Tên gọi, nguồn gốc lịch sử và đặc điểm kinh tế
 Tên tự gọi: Kháng
Tên gọi khác:Xá Khao, Xá Xủa, Xá Don, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá ái, Xá
Bung và Quảng Lâm.
 Dân tộc: 1.268.963 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
 Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ
me, ngữ hệ Nam Á. Người Kháng chưa có chữ viết riêng.
5


 Địa bàn cư trú: Người Kháng sống tập trung ở hai tỉnh Sơn La và Lai
Châu. Ở nước ta, người Kháng cư trú chủ yếu ở Sơn La, Lai Châu và Điện Biên.
Theo tổng điều tra dân số năm 1999, người Kháng có 10.272 người. Mười năm
sau, 2009, lên tới 13.840 người. Tỷ lệ tăng như thế là vừa phải trong chủ trương
kế hoạch hóa gia đình của nước ta. Nói Điện Biên, Sơn La, Lai Châu là địa bàn
cư trú gốc của người Kháng, còn ngày nay, họ đã phân bố ở 25 tỉnh và thành phố
do nhu cầu đời sống riêng tư, công việc làm ăn và công tác được phân công.
Người Kháng còn cư trú ở bên Lào, các tỉnh sát biên giới, gần cận với các địa
bàn gốc của họ tại Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Tại đây, họ cũng được gọi bằng
nhiều tên khác nhau: Phong-Kniang, Pong 3, Khaniang, Keniang, Lao Phong,
với dân số khảong 1.000 người.
 Nguồn gốc lịch sử: Là cư dân sống lâu đời ở miền núi Tây Bắc nước
ta.
 Đặc điểm kinh tế:Nương rẫy là hình thái kinh tế chủ đạo với cách thức

phát đốt, chọc lỗ tra hạt. Có thể phân thành 3 nhóm:
•Nhóm sống du canh du cư: làm rẫy.
•Nhóm du canh bán định cư: làm rẫy kết hợp làm ruộng.
•Nhóm định canh định cư: làm ruộng kết hợp làm rẫy. Tập quán trồng lúa
nếp kết hợp trồng ngô, sắn, vừng... Chăn nuôi khá phát triển: lợn, gà, vịt, trâu,
bò. Nghề phụ nổi tiếng là đan lát đồ gia dụng (hòm, ghế mây, mây, gùi...) Người
Kháng giỏi đóng và đi thuyền độc mộc, thuyền đuôi én. Thuyền của họ đóng
được các dân tộc anh em ưa mua dùng.
Phần lớn người Kháng trồng lúa, ngô trên rẫy với công cụ sản xuất thô sơ
(dao, nu, gậy chọc lỗ). Một số nhỏ cày, bừa, trồng lúa nước. Ngoài ra còn săn
bắt, hái lượm. Đồng bào chăn thả trâu, lợn, gà. Nghề thủ công được phát triển là
đan lát (hòm, bem, mâm, gùi...). Kinh tế chủ yếu của người Kháng là làm rẫy
theo lối chọc lỗ tra hạt. Đây là phương thức làm nông nghiệp nương rẫy cổ xưa
nhất có từ thời văn hóa Đông Sơn mà những dấu ấn của tục thờ thần Mặt trời,
quan niệm về vũ trụ thông qua các bước chuyển động của người nông dân khi
chọc lỗ tra hạt từ các nương rẫy đã toát lộ quan niệm ấy – điều mà tôi đã giới
6


thiệu về người Mãng Ư, có lối canh tác tương đồng, cũng trong tạp chí này cách
đây không lâu. Ngoài lối canh tác ấy, người Kháng còn làm ruộng nước theo
phương thức cày bừa, gieo cấy trên các thửa ruộng bậc thang hẹp, nhưng không
phổ biến. Người Kháng cũng chăn nuôi gia súc và gia cầm (gà, lợn, trâu) và họ
cũng làm đồ đan lát (ghế, rổ, rá, nia, hòm, gùi), làm mộc (thuyền độc mộc kiểu
đuôi én) được người Kháng ưa dùng. Đó là những công việc nông nhàn, phục vụ
cho đời sống tự túc, tự cấp trong các bản làng của họ. Nếu có chăng, không phải
là tự túc, tự cấp thì thương mại của họ cũng là hàng đổi hàng. Họ trồng bông rồi
đem bông đổi lấy vải và đồ dệt của người Kháng – một dân tộc cư trú liền kề, có
truyền thống về dệt thổ cẩm và làm chăn đệm bông. Họ cũng đổi thuyền đuôi én
cho người Kháng để lấy những nông thổ sản của dân tộc này phục vụ cho đời

sống thường nhật.
1.2.2. Phong tục tập quán:
 Ăn: Người Kháng thường ăn cơm nếp, ngô, sắn đồ. Đặc biệt, có tục Tu
mui, đổ nước cay vào mũi là nét văn hóa độc đáo của họ. Tục uống bằng mũi (tu
mui) là nét văn hóa độc đáo của họ. Người Kháng quen uống rượu trắng, rượu
cần, hút thuốc lá và hút thuốc lào.
 Ở: Người Kháng ở nhà sàn. Nhà ở có 2 dạng: nhà tạm bợ và nhà kiên
cố. Nhà sàn gồm 1 mái và 2 mái, không phủ nóc, không có chái, có cửa chính
thông suốt từ đầu này sang đầu kia, thông với cầu thang lên xuống
Nhà thường có 3 gian 2 chái, mái kiểu mu rùa và hai cửa ra vào ở hai đầu
nhà, 2 cửa sổ ở hai vách bên. Trước kia, mái ở hai đầu hồi thường được làm
thẳng, hiện nay nhiều nơi đã làm mới hình mái rua như nhà Thái Đen. Mỗi nhà
có hai bếp lửa (một bếp để nấu ăn hàng ngày, còn một bếp để sưởi và để nấu đồ
cúng khi bố mẹ chết).
 Phương tiện vận chuyển: Gùi có dây đeo qua trán, thuyền độc mộc là
phương tiện vận chuyển chính.
 Hôn nhân:Tục cưới xin của người Kháng lần lượt trải qua các lễ thức
sau: dạm hỏi, xin ở rể, cưới. Lễ cưới lần đầu được tổ chức cho chàng trai đi ở rể.
Lễ cưới lần hai, đưa dâu về nhà chồng để gây dựng gia đình riêng. Người cậu có
7


vai trò đặc biệt trong việc dựng vợ gả chồng cho cháu. Tục ở rể 3 năm mới cưới
chính thức vẫn tồn tại trong cộng đồng người Kháng.
 Tang ma: Có tục chia của cho người chết, con cháu phải cắt một nhúm
tóc ở đầu để tưởng nhớ người đã mất. Ma chay của người Kháng cũng giống
như nhiều dân tộc khác ở miền núi phía Tây Bắc nước ta, được biểu hiện rất rõ
qua phong tục chôn cất. Người chết được chôn cất chu đáo, có nấm mộ và giỏ
cơm, ống hút rượu, bát, đũa… Phía đầu mộ chôn cột cao 4 -5 mét, trên đỉnh có
con chim gỗ, có treo chiếc áo của vợ hay chồng người chết.

Người Kháng có quan niệm mỗi con người có 5 hồn, hồn chính trên đầu
và 4 hồn kia ở tứ chi. Khi chết, mỗi người biến thành “ma ngắt”, ngụ ở 5 nơi.
Hồn chủ thành ma ở nhà, chỗ thờ tổ tiên là “ma ngắt nhá”, hồn tay phải trên
thiên đàng là “ma ngắt kỷ”, hồn tay trái ở gốc cây làm quan tài là “ma ngắt
hóm”, hồn chân phải ở nhà mồ là “ma ngắt môn”, hồn chân trái lên trời thành
ma trời là “ma ngắt xừ rè”.
Quan niệm này của người Kháng xuất phát từ một tín ngưỡng rất xa xưa
của nhiều dân tộc cư trú ở miền núi Đông Dương. Việc làm nhà mồ, chăm sóc
người chết, giữ và bỏ mả, trồng cột gỗ (hoặc đá) tưởng niệm, hồn và vía ở đầu
và tứ chi… là một chuỗi quan niệm của cư dân cổ xưa vùng núi bán đảo Đông
Dương và xa hơn nữa. Quan niệm này có liên quan tới tín ngưỡng cự thạch (đá
lớn) và tàn dư của tín ngưỡng ấy còn thấy ở nhiều dân tộc, trong đó, người
Mường là đậm đặc hơn cả. Trên các hòn mồ bằng đá được trồng quanh các
huyệt mộ ở các khu mộ ở nghĩa địa dòng họ quan lang Mường Hòa Bình, người
ta còn thấy nhiều minh văn, bằng chữ Hán, trên đó nói rõ thân phận chủ nhân
mộ, ngày tháng sinh và mất…, có niên đại cuối thế kỷ XVII.
Hiện tượng ấy giống như bia mộ của người Kinh, nhưng từ trong sâu thẳm
của tư duy tín ngưỡng Mường, những cột đá ấy là nơi trú ngụ của linh hồn. Và
đá là nơi cư trú của linh hồn là một trong những tiêu chí tạo nên phức hợp của
tín ngưỡng cự thạch. Thế nhưng tín ngưỡng thờ đá là khá phổ biến, trong đó có
ở người Việt, song, việc dựng cột đá để tưởng niệm lại được nhiều người cho là
của dân tộc Thái – những nhóm cư dân sống liền kề với người Mường, Kháng.
8


Tiếp biến văn hóa từ người Thái (dựng cự thạch) và với người Kinh (làm bia
mộ), cùng với sự tiếp nối truyền thống thờ đá của người Việt cổ, đã tạo nên bản
sắc tang ma Mường. Bản sắc ấy na ná với người Kháng qua những miêu tả trực
quan và điều tra hồi cố nêu trên.
 Tín ngưỡng: Người Kháng thờ cúng tổ tiên. Người Kháng hàng năm

có nhiều nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
 Trang phục: Nữ mặc áo ngắn có hàng cúc bạc, váy đen, đội khăn piêu.
Nam mặc quần áo chàm, đôi khi cũng đội khăn.Phụ nữ nhuộm răng đen, ăn trầu.
 Quan hệ xã hội:
Nằm trong sự quản lý của các mường Thái trước đây, Người Kháng không
có tổ chức xã hội riêng. Chức dịch cao nhất trong bản là: quan cai gần như Tạo
bản người Thái. Trong các bản người Kháng đã có sự phân hoá giàu nghèo.
Tiểu gia đình phụ quyền chiếm ưu thế trong bản. Bên cạnh đó cũng tồn tại
một số tàn dư của chế độ mẫu hệ: tục ở rể, vai trò ông cậu... Trưởng họ vẫn có
vai trò nhất định.
 Đời sống văn hóa: Người Kháng có nhiều truyện kể dân gian, có múa
xòe, chơi sáo trong ngày lễ, cả những khi cúng bố mẹ. Người Kháng ăn tết
Nguyên đán, tết cơm mới và thực hiện các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp
nương rẫy.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 sinh viên thực hiện đã nêu ra những cơ sở lý luận chung
về tín ngưỡng. Đồng thời đã làm rõ hơn các khái niệm về tín ngưỡng, các hình
thức tín ngưỡng để từ đó xác định và làm rõ hơn về tín ngưỡng của dân tộc
Kháng ở Việt Nam.
Bên cạnh những cơ sở lý luận về tín ngưỡng, sinh viên thực hiện cũng đã
tóm tắt sơ lược về dân Tộc Kháng ở Việt Nam qua: tên gọi, dân số, ngôn ngữ và
chữ viết, địa bàn cư trú, đặc điểm kinh tế, nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán.
Để từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện tìm hiểu tín ngưỡng của người Kháng ở
phần sau.

9


Chương 2
TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC KHÁNG Ở VIỆT NAM

2.1. Tín ngưỡng dân gian
2.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Đối với người dân Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được biểu hiện
rõ nét nhất ở người Việt hay còn gọi là người Kinh qua việc mỗi một làng đều có
thành hoàng làng của mình (thờ những người có công khai phá ra làng), mỗi
dòng họ đều có gia phả riêng (ghi chép về những người trong một dòng họ theo
thứ bậc, chi, phái.. để ghi nhớ gốc gác, quê hương, bản quán), trong mỗi gia đình
đều có bàn thờ gia tiên...
Người Kháng có quan niệm mỗi con người có 5 hồn, hồn chính trên đầu
và 4 hồn kia ở tứ chi. Khi chết, mỗi người biến thành “ma ngắt”, ngụ ở 5 nơi.
Hồn chủ thành ma ở nhà, chỗ thờ tổ tiên là “ma ngắt nhá”, hồn tay phải trên
thiên đàng là “ma ngắt kỷ”, hồn tay trái ở gốc cây làm quan tài là “ma ngắt
hóm”, hồn chân phải ở nhà mồ là “ma ngắt môn”, hồn chân trái lên trời thành
ma trời là “ma ngắt xừ rè”.
Hằng năm khi mùa xuân đến cũng là lúc làm lễ Xên bản (cúng bản). Mùa
xuân là mùa của sự sống đâm chồi nảy lộc, mùa của hoa ban nở và cũng là lúc
bắt đầu vào một vụ mới. Vào thời điểm đó, tiếng trống hoà với tiếng chiêng tạo
ra một thứ âm thanh rộn rã rất riêng có của vùng Tây Bắc, như chào mời mọi
người cùng tham gia lễ hội với nhân dân trong bản, trên mường.
Trong lễ Xên bản, người làm lễ thường là thầy mo. Phần lễ bao gồm hai
phần chính là cúng cọp sửa (cúng ở chỗ cây thiêng đầu bản) và cúng chẩu xửa
(cúng trưởng bản).
Theo quan niệm của người Kháng, cây to được chọn để thờ là một cây to
ở đầu bản gọi là co lắc mương. Gốc cây to được chọn để làm lễ cúng được coi là
nơi hội tụ hồn bản, là nơi thần linh hội nhập và trú ngụ. Đây là nơi rất linh
thiêng và kiêng kỵ đối với người Kháng, con gái không bao giờ được vào, đối
với con trai thì hằng năm cũng chỉ được vào một lần trước hôm cúng để phát
dọn trước khi làm lễ, không một ai dám xâm phạm vì như vậy sẽ động đến các
10



vị thần.
Lễ vật dùng để dâng cúng bao gồm: Bánh Chưng, 1 con lợn, 1 con gà, 3
đĩa xôi, 5 gói hò mọc, 1 chai rượu, 1 chum rượu cần... Tất cả những lễ vật này sẽ
được bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái sắp xếp trong mâm cúng, rồi được
đưa đến đền thờ của dòng họ.
Khi làm lễ ở gốc cây to, thầy mo bắt đầu cúng các vị thần linh là những
vị thần như thần sông, thần núi.. là những vị thần bảo hộ cho bản, cho
mường. Họ là những đấng tối cao, đấng vô hình, mà con người luôn luôn
ngưỡng mộ. Tiếp theo thầy mo cúng đến mười hai hồn, mỗi hồn tương ứng một
bộ phận của cơ thể con người và cũng là tượng trưng cho mười hai tháng trong
một năm. Sau đó thầy mo cúng và đọc tên những người chết theo trình tự từ xưa
đến nay, tức là những ma (hồn) của những người đã chết của bản ở đâu thì về
vui cùng con cháu trong bản và phù hộ cho mùa màng tốt tươi, con cháu mạnh
khoẻ.
Thầy mo là nhân vật được cả bản coi trọng bởi lẽ, xung quanh thầy mo có
một thế lực vô hình rất lớn, thầy mo được bảo trợ bởi các đấng tối cao và thầy
mo có rất nhiều "phép". Nhưng theo chúng tôi còn một nguyên nhân khá quan
trọng để thầy mo được kính trọng và nể sợ nữa là thầy mo là người trực tiếp
cúng lễ, trực tiếp nói chuyện được với các vị thần và hơn nữa thầy mo còn nói
chuyện được với ma (hồn) - tức là tổ tiên của những người đang sống trong bản.
Như vậy thầy mo đã bao quanh được mình cả những yếu tố thần bí (các vị thần)
và cả yếu tố quá khứ có liên quan trực tiếp tới tất cả nhân dân trong bản. Xên
bản là sợi dây liên kết giữa người sống với người chết, giữa ma sống (ma của
những người còn sống) với ma (hồn) của những người đã chết hay nói cách khác
Xên bản là phương tiện thông quan giữa thế giới người sống với thế giới người
đã khuất.
Việc đọc tên những người chết theo trình tự từ xa đến gần nói theo một
cách nào đó như một gia phả thu nhỏ của người Việt, mặc dù không được đầy
đủ vì chỉ được thể hiện qua trí nhớ của thầy mo.

Sau khi cúng ở gốc cây thiêng xong, đến phần cúng păn khoanh cúng
11


chẩu xửa (trưởng bản) - tức là chủ áo, chủ hồn thường là người đứng đầu bản,
được cha truyền con nối. Chẩu sửa ở bản trước tiên là ông cha của người có
công khai phá ra bản đó, thì nay mọi người vẫn trân trọng tiếp tục được đưa ra
làm người đúng đầu bản. Như vậy, theo chúng tôi đây chính là cách mà dân tộc
Thái nhớ về tổ tiên, cha ông của mình - những người đầu tiên khai phá ra bản.
Như vậy là nhớ về tổ tiên hay nói cách khác là nhớ đến công đức của tổ
tiên, là một đạo lý đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều dân tộc, chỉ có điều nó được
biểu hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua một nghi thức, một lễ nghi nào
đó mà thôi.
2.1.2. Thờ cúng thần thổ địa
Mỗi dân tộc có một quan niệm về cúng thần Thổ địa, và cách thức cúng
có có đôi chút khác biệt. Song, điểm chung giữa các dân tộc là để có một nghi lễ
cúng trang trọng, đồng bào phải chuẩn bị từ vài hôm trước. Thông qua một buổi
họp bàn, người làm chủ lễ trong bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Mỗi thành viên giữ một việc: trang trí lại nhà cúng thần, chuẩn bị các đồ thờ
cúng, mổ lợn, mổ gà, giúp thầy cúng khi làm lễ… Bản làng của đồng bào Kháng
từ bao đời nay vẫn nằm ở chân núi, ven những dòng suối và nương rẫy. Người
Kháng đặc biệt tôn sùng ông thần đất (còn gọi là thần Thổ địa). Đã thành lệ, mỗi
năm 2 lần vào ngày 3-3 và 6-6 âm lịch, cộng đồng dân tộc Kháng lại tổ chức
nghi lễ cúng thần Thổ địa.
Việc tổ chức nghi lễ này, trước là để người dân bày tỏ lòng tưởng nhớ, ghi
ơn vị thần Thổ địa đã dẫn dắt dân tộc Kháng khai hoang, lập bản, sau là dịp để
họ gửi gắm đến thần lời cầu nguyện, ước mong được che chở, bảo vệ khỏi
những điều không may mắn.
Nghi lễ cúng thần thổ địa tiếng dân tộc Kháng có tên là Mừ té mà ngặt tia.
Theo quan niệm của đồng bào, trong năm, nhất định phải tổ chức nghi lễ trên hai

lần, nếu vì lý do nào đó không thực hiện được thì năm đó, cuộc sống dân làng sẽ
khó khăn, mùa màng thất bát, con người đau ốm, lợn, gà khó nuôi…
Nghi lễ cúng thần thổ địa có từ rất lâu đời, khi cộng đồng dân tộc Kháng
về đây sinh sống. Việc tổ chức nghi lễ này, trước là để người dân bày tỏ lòng
12


tưởng nhớ, ghi ơn vị thần thổ địa đã dẫn dắt dân tộc Kháng khai hoang, lập bản,
sau là dịp để họ gửi gắm đến thần lời cầu nguyện, ước mong được che chở, bảo
vệ khỏi những điều không may mắn.
Để có một nghi lễ cúng trang trọng, đồng bào Kháng phải chuẩn bị từ vài
hôm trước. Thông qua một buổi họp bàn, trưởng bản sẽ phân công nhiệm vụ cho
các thành viên trong thôn, bản. Mỗi người giữ một nhiệm vụ như: trang trí lại
nhà cúng thần, chuẩn bị các đồ thờ cúng, mổ lợn, mổ gà, giúp thầy cúng khi làm
lễ… Ai nấy phấn khởi, lo làm tốt công việc của mình với mong muốn thần sẽ
vui và phù hộ cho mình và cho buôn làng. Điều đặc biệt là trong nghi lễ là chỉ có
nam giới mới tham dự. Mỗi gia đình sẽ có một đại diện tham gia, mỗi người
mang theo một ít đồ ăn bằng xôi màu và một ít rượu.
Không gian tiến hành nghi lễ cúng thần thổ địa là ngoài cánh đồng đồng.
Địa điểm tổ chức mỗi năm có thể khác nhưng đều phải đáp ứng các yêu cầu
như: gần nguồn nước, có cây, đặc biệt là cây tre để lấy nguyên liệu phục vụ lễ.
Vật cúng thần là một con lợn và một con gà. Trong các đồ cúng chuẩn bị cho
nghi lễ, quan trọng nhất là mâm cho các thần. Thông thường, có các mâm cúng
thần của bốn phương và thần thổ địa, trong đó mâm của thần thổ địa là to hơn
cả.
Khi nghi lễ kết thúc cũng là lúc tiệc rượu của những người tham gia nghi
lễ bắt đầu. Người Kháng quan niệm, việc thưởng thức những thức ăn đã qua
cúng lễ và ăn ngay tại nơi hành lễ là một điều may mắn, đem lại cho gia đình và
cộng đồng những điều tốt đẹp, vì đó là những vật phẩm đã được thần linh về
chứng giám. Ngoài việc thưởng thức tại nơi hành lễ, mỗi thành viên trong cộng

đồng sẽ được chia một chút lộc về gia đình lấy may.
Sau khi thực hiện nghi lễ cúng thần Thổ địa, người dân tộc Kháng an tâm
bắt tay vào công việc trồng, cấy… Nghi lễ cúng thần thổ địa của dân tộc Kháng
mang giá trị nhân văn to lớn, thể hiện tinh thần cộng cảm, cộng mệnh và cố kết
cao giữa các thành viên trong cộng đồng.
2.1.3. Người hành nghề tôn giáo
Thầy cúng (pả o) người Kháng không giữ vai trò quan trọng như thầy
13


cũng của các dân tộc Tày, Nùng. Khi cúng họ mặc trang phục khá đơn giản
không cầu kỳ như áo thầy tào các dân tộc Tày, Nùng vùng Đông Bắc Việt Nam.
Trang phục của thầy cúng người Kháng gồm có: áo, quần, mũ, thắt lưng.
Tuy nhiên áo, quần (sửa côn, suổng) của thầy cúng cũng là bộ quần áo mà nam
giới người Kháng mặc hàng ngày, không có gì khác biệt, chỉ khác bộ trang phục
thường ngày ở chiếc mũ và đai lưng.
Mũ (mù á) của thầy cúng làm bằng hai lớp vải, bên trong là vải mộc trắng,
bên ngoài là vải đỏ làm nền. Nhìn tổng thể đó là tấm vải hình chữ nhật dài
67cm, rộng l0cm, được may khép kín. Mặt ngoài của mũ trang trí các hoa văn
hình con rồng, đài sen, sóng nước, mái nhà, chậu hoa, tam giác… Phía sau mũ
đính hai dải dài 60cm, tết kiểu đuôi sam bằng len màu đỏ, trắng, đen.
− Đai lưng (tài khoá) của thầy cúng người Kháng dài 93cm, rộng 9cm
được làm từ dải vải được ghép bởi hai lớp, lớp trong bằng vải thô màu trắng
đục, lớp ngoài bằng vải đỏ. Trên đai lưng này cũng được trang trí, thêu ghép các
mô típ hoa văn hình con rồng, đài sen, sóng nước, mái nhà, chậu hoa, tam
giác…
Khi làm lễ, thầy cúng đội mũ, thắt đai lưng để tạo thèm phần ỉ inh thiêng.
Hiện nay, thầy cúng người Kháng vẫn sử dụng bộ đồ này khi hành lễ.
2.2. Các nghi lễ phong tục liên quan đến chu kỳ đời người
2.2.1. Sinh đẻ và nuôi con

Dân tộc Kháng canh tác chủ yếu trên ruộng nương trong điều kiện, trình
độ hiểu biết về khoa học kĩ thuật còn thấp, kinh tế chậm phát triển. Cuộc sống
chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên diễn ra trong năm
như: gió bão, mưa, lũ lụt, hạn hán, trăng khuyết, trăng tròn, nguyệt thực, dịch
bệnh, ốm đau,...tác động đến họ mà không lý giải được, làm cho họ sợ hãi. Do
vậy, họ tìm kiếm sự che trở từ các thế lực siêu nhiên giúp họ chống lại những tác
động xấu từ ngoại cảnh. Người Kháng tin vào số phận, tin vào trời, mọi sự vật
hiện tượng dưới trần gian đều do trời sắp đặt, trời đứng cai quản loài người và
vạn vật.
Sinh đẻ của phụ nữ nói chung, dân tộc Kháng nói riêng là theo quy luật
14


phát triển của tự nhiên, đồng thời ở đó ta thấy được sự quan tâm của cộng đồng
xã hội đối với môt thành viên mới sắp ra đời như thế nào, từ lúc thai nghén đến
ở cữ rồi hết cữ cho đến khi làm lễ nhập tổ tiên.
2.2.1.1. Các bước chuẩn bị
Người phụ nữ Kháng khi đã lập gia đình, sau một thời gian ngắn phát
hiện ra mình đã có thai thông qua một số biểu hiện như: kén ăn, xanh xao, trạng
thái không bình thường mệt mỏi đây là giai đoạn cần chú ý bồi bổ, dưỡng thai
và giữ gìn sức khoẻ là chủ yếu. Người nhà ưu tiên không cho làm những công
việc nặng nhọc như: Gánh vác, lên nương, cuốc rẫy…ưu tiên khẩu phần ăn
uống, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển bình thường. Trong
suốt quá trình mang thai, cùng sự quan tâm của gia đình, thai phụ cũng đã biết tự
chuẩn bị những đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho bản thân và tã lót cùng một số
vật dụng cần thiết để chờ đón đứa trẻ chào đời.
Người chồng của thai phụ chuẩn bị: Theo tính toán trước ngày thai phụ trở
dạ khoảng một tuần, người chồng có trách nhiệm chuẩn bị cây tre hoặc cây nứa
đem về để sẵn ở nhà, đến ngày vợ sinh con sẽ dựng nhà tắm cho vợ.
2.2.1.2. Trình tự trong tập tục sinh đẻ

 Khi trở dạ sinh con
Khi thai phụ sắp đẻ thường đau bụng dồn dập, buồn đại tiện, tiểu tiện và
muốn rặn, cơn đau thưa bà đỡ làm động tác xoa bụng kích thích cho tử cung co
bóp để đẩy trẻ ra ngoài. Khi thấy đầu trẻ thập thò thì bà đỡ tiến hành như sau:
- Nếu tay phải thuận thì tay trái bà đỡ giữ tầng sinh môn, tay phải bà đỡ
ấn đầu trẻ cho trẻ cúi xuống tốt.
- Khi đầu trẻ đã cúi bà đỡ tiếp tục: tay trái giữ cho chặt tầng sinh môn, tay
phải đẩy trán và mặt của trẻ sao cho cằm trẻ ra khỏi sinh môn người mẹ.
- Khi mặt đã ra khỏi tầng sinh môn bà đỡ lấy khăn sạch móc miệng trẻ
cho nước ối ra hết khỏi miệng. Đồng thời đầu trẻ tự xoay nghiêng sau đó bà đỡ
lấy 2 tay áp sát vào 2 má của trẻ kéo xuống phía hậu môn để cho vai trên của trẻ
ra khỏi phía trên tầng sinh môn, sau đó tay phải của bà đỡ cho xuống dưới đỡ cổ
và gáy của trẻ đẩy lên phía trên, tay trái bà đỡ giữ tầng sinh môn sao cho khỏi bị
15


rách, khi vai sau đã ra khỏi tầng sinh môn, tay dưới bà đỡ ngửa lên trên để đón
lấy mông và chân trẻ.
 Khi đứa trẻ trào đời
Khi đứa bé lọt lòng "tốc phạk" bà đỡ nhanh tay đỡ trẻ, cắt rốn với những
thao tác như sau:
- Lấy chỉ thắt chặt rốn, cách cuống rốn khoảng 2cm.
- Lấy cật thanh nứa nhỏ bằng hai ngón tay, lấy dao vót thật sắc rồi hơ qua
lửa hoặc nhúng vào nước sôi để khử trùng cho cật nứa rồi cắt rốn trẻ, ngày nay
chủ yếu là dùng kéo cắt.
- Lấy nước ấm lau cho trẻ rồi đưa cho bà đón trẻ (me hặp), bà đón bế bé
trên tay rồi quấn tã cẩn thận, đưa bé nằm vào một cái mẹt và đặt trong gian bên
sàn rửa (chán).
Để đầu bé quay ra hướng ngoài cửa, chân bé quay vào trong nhà. Bởi
theo quan niệm: Giữa đứa trẻ và rau trong bụng người mẹ có liên quan đến nhau,

khi rau trong bụng mẹ chưa ra thì có thể đe doạ đến tính mạng sản phụ bất cứ
lúc nào. Đặt đứa trẻ như vậy có ý nghĩa như:
- Một là: Theo tư thế xuôi lúc bé lọt lòng chân vẫn quay về hướng mẹ để
đợi rau trong bụng mẹ ra hết.
- Hai là: Để cho tổ tiên biết và phù hộ người mẹ thoát khỏi tai ương.
Trong thời gian sinh đẻ, người nhà phải đun nước thuốc để tắm cho sản phụ.
Theo quan niệm của người Kháng sản phụ sau khi sinh từ 6-7 ngày, kiêng không
được tắm nước lã sẽ hại, sức khoẻ lâu hồi phục. . Do vậy người chồng phải lo
đun nước tắm hàng ngày cho vợ con. Trong khoảng từ 6-7 ngày đầu, cả hai mẹ
con phải tắm lá thuốc mỗi ngày từ 5-6 lần (nước lá thuốc đun sôi để âm ấm tắm,
không được pha thêm nước lã). Lượt tắm trong ngày tiếp theo giảm dần đến khi
một ngày chỉ cần tắm nước lá thuốc từ 1- 2 lần cho đến hết tháng.
 Chăm sóc sản phụ
Sau khi sinh xong hai mẹ con sẽ được tắm nước thuốc do người chồng
đun sẵn, cùng với đó người nhà khẩn trương kê sạp, chải đệm, gối kê đầu, chăn
đắp cho hai mẹ con nằm, đặt hai sọt phía cuối giường, một sọt để đựng tã sạch
16


cho trẻ và một sọt đựng tã bẩn. Người chồng mang củi to vào nhóm lửa bếp cho
hai mẹ con sưởi (bếp đã chuẩn bị trước). Khi sản phụ được tắm rửa vệ sinh sạch
sẽ, các bà đưa sản phụ đến ngồi nơi bếp lửa, phía trên sà nhà nơi sản phụ ngồi có
buộc khăn piêu thõng xuống để sản phụ ngồi vịn. Ngồi như vậy sẽ có tác dụng
cho máu bẩn dồn ra hết mới mau sạch người. Nếu cho sản phụ vào nằm ngay thì
sẽ không được tốt, vì máu sẽ dồn lên phía đầu, sẽ đau đầu và choáng. Khi sản
phụ vào ngồi ghế rồi, trước tiên là đưa cho sản phụ bát nước thuốc đun từ lá cây
phang (là một loại cây thân thảo mọc trong rừng) còn nóng, để sản phụ uống
ngay, vừa uống vừa thổi "pấu sột". Đây là loại thuốc có tác dụng để hồi phục sức
khỏe. Bên cạnh sản phụ, đứa trẻ được chải chăn riêng (pái phả neo), mền bông
chải xuống trước, lấy tã lót dầy phủ lên trên. Quấn tã cho bé rồi đặt bé nằm

xuống, lấy chăn bông dầy đắp từ vai bé xuống. Lấy một chiếc chăn bông nữa
quấn thành nửa vòng tròn từ vai bên phải của bé vòng qua đầu đến vai bên trái
của bé, rồi lấy một mảnh vải xô đậy lên, đứa trẻ lúc nào cũng giữ được độ ấm,
tránh con ruồi và bụi bay vào mắt trẻ. Cả hai mẹ con đều phải nằm quay đầu vào
hướng trong nhà, chân quay ra ngoài cửa. Sản phụ chủ yếu ngồi ghế mây (tắng
cắm bươn) trên mặt ghế lót váy cũ, dưới gầm ghế cho than nóng, lá thuốc phủ
lên than để hơi thuốc bốc lên toả vào người sản phụ. ngồi mỏi thì vào nằm,
nhưng vẫn phải quay lưng vào lửa hơ gọi là hơ người cho cứng cáp (xang tô
xang kính, hẩư kính khanh) sưởi cho ấm đều khắp, kết hợp lá thuốc gầm ghế bốc
lên và uống nước thuốc đun sôi (pấu sột) để khí huyết lưu thông chóng bình
phục sức khoẻ.
- Bếp lửa của sản phụ không được ai dẫm lên nhất là khi sắc thuốc. - Từ
ngày đầu mới đẻ cho đến hết một tháng người sản phụ phải lấy khăn piêu thắt
bụng, vì quá trình mang thai 8-9 tháng, bụng sản phụ đã bị giãn ra hết cỡ, do cho
nên lấy khăn thắt bụng có tác dụng làm cho da bụng nhanh chóng co lại như
trạng thái ban đầu, cũng chính việc thắt bụng đã giúp phụ nữ Kháng sau khi sinh
nở vẫn gọn gàng, cân đối không bị xồ xề .
- Đầu sản phụ bao giờ cũng cuốn khăn cho ấm. Trong khoảng 6-7 ngày
đầu người chồng không phải đi làm gì ngoài chăm lo cho vợ ăn, uống, đun nước
17


cho vợ tắm.
 Ăn uống của sản phụ
Ăn uống của sản phụ trong một, hai ngày đầu chủ yếu ăn cơm lam và
uống nước thuốc. Uống nước lúc nóng vừa thổi vừa uống (pấu sột), đến ngày
thứ ba sản phụ mới được ăn thêm xôi nếp (khẩu nửng). Thức ăn sản phụ chủ yếu
là rau rừng, rau vả, rau sung, rau hoa ban, rau ngót, cỏ mần trầu và tất cả các loại
rau có hoa trắng, là loại rau có tác dụng giải nhiệt, không hại bụng (pay tọng)
còn giúp cho sản phụ có nhiều sữa.

- Cá chủ yếu ăn cá trê, cá diếc, cá trôi, pa mọm, pa khính; riêng cá mè cá
chép, thịt trâu trắng kiêng không được ăn vì có chất tanh.
- Thịt và cá sát muối sấy khô, khi ăn đem ra rửa rồi cho vào gắp tre
nướng kỹ (pỉng sang) cho thơm hoặc hấp trên chõ xôi.
- Gà: gà bé từ 6- 7 lạng mỗi ngày ăn một con, bỏ hết bộ lòng ra, đập củ
gừng vào, một nhánh nghệ (hản pháy) và một chén rượu mạnh, một ít muối, đem
hầm nhừ để sản phụ ăn khi nóng.
– Muối chấm của sản phụ cũng phải cho vào lá chuối nướng chín khử
chất tanh mới được ăn.
- Mỗi loại rau giống như một vị thuốc rất tốt cho sản phụ như: giúp sản
phụ chóng hồi phục sức khoẻ, có sữa nhiều. Tóm lại: Thức ăn, uống của người
mẹ có liên quan trực tiếp đến sữa mẹ và ảnh hưởng tốt hay xấu đến con bú, nên
người mẹ phải ăn, uống đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
2.2.1.3. Nghi lễ đặt tên cho trẻ
 Cúng vía võng, vía địu
Ngay từ khi đứa trẻ lọt long mẹ, ông nội, ông ngoại đã chuẩn bị đan võng
tre, còn địu thì đã được chuẩn bị từ trước, để đón bé nằm võng ru, địu cõng.
Trước khi cho trẻ tiếp xúc với võng, địu, người Kháng thường làm thủ tục cúng
vía võng, vía địu. Cầu mong sự tốt lành cho bé, mong bé khỏe, bé ngoan, không
hờn, không giật mình,…
Cách thức làm như sau: Cho chiếc địu vào trong võng rồi đặt bé nằm vào.
Lấy nắm xôi, quả trứng gà luộc đã bóc vỏ, thầy cúng đứng cạnh với bài cúng.
18


 Cúng vía vú
Người mẹ bế đứa con ngồi tại chân giường mình ngủ, thầy cúng đưa mâm
lễ ra đặt ở nơi hai mẹ con ngồi. Trong mâm có: nắm xôi, các nướng, trứng gà
luộc bóc vỏ. Ngoài ra còn chuẩn bị một cái kéo, một ít là chuối xanh bằng bàn
tay.

Đôi vợ chồng bế con nhỏ ngồi nơi chân giường, mọi người trong gia đình
cũng như một số an hem ngồi quay quần xung quanh mâm cúng để làm lễ cho
cháu bé. Đồng thời đây cũng là mâm cúng tụ hồn cho cả gia đình, sau khi xong
thủ tục mọi người chúc cháu bé mau lớn.
Sau nghi lễ cúng báo tổ tiên và các ma nhà kết thúc, anh em trong gia đình
dòng họ cũng như cộng đồng dân bản sẽ biếu quà mừng cho gia đình và cho đứa
bé. Thông thường thì người mang theo chai rượu, người mang theo bát gạo,
người mang theo gà, người mang theo đùi lợn... đến vừa để làm quà mừng vừa
để giúp mẹ đứa bé có thức ăn nuôi con.
Trong khi mọi người biếu quà, những mâm rượu thịt cũng được chủ nhà
bày ra dọc gian nhà mời mọi người ngồi vào chúc mừng gia đình, nghi lễ “bói
chén” tìm tên cho đứa trẻ bắt đầu. Nghi lễ này chỉ dành cho những người nam
giới, có vai vế từ cao xuống thấp. Người đầu tiên được vinh dự tung và bói chén
là người đàn ông cao tuổi hoặc có vai vế cao nhất bên họ nhà ngoại, tiếp đến là
người đàn ông cao tuổi hoặc có vai về cao nhất bên họ nhà nội và lần lượt đến
những người khác cho đến khi tìm được tên cho đứa trẻ.
Người được giao trọng trách “bói chén” sẽ phải nghĩ sẵn ra một cái tên
phù hợp và nói ra cho mọi người cùng biết rồi sẽ bói xem tên ấy liệu có phù hợp
không. Sau khi mọi người cho ý kiến đồng ý về tên này người bói sẽ dùng ngay
chén uống rượu trong mâm và tung lên cao chừng 50-60 cm cho rơi xuống mâm.
Việc tung chén được tiến hành ba lần, nếu cả ba lần chiếc chén đều nằm ngửa thì
coi như thần linh đã chấp thuật tên do tung nghĩ ra. Trong trường hợp hai trong
ba lần tung mà chén nằm sấp thì việc chọn tên sẽ được chuyển cho người khác.
Bói chén chọn tên được thực hiện một cách nghiêm túc và thành kính vì
người Kháng cho rằng cái tên đúng có tác động rất lớn đến tính tình và sức khỏe
19


cũng như số phận của đứa trẻ sau này. Nếu đặt tên đúng thì đứa trẻ ấy sẽ lớn
nhanh, khỏe mạnh, hiền lành, tốt tính...Còn nếu cái tên mà đặt sai thì đứa trẻ sẽ

chậm lớn, yếu ớt, độc ác, xấu tính, thậm chí là sẽ chết yểu... Mọi người vỗ tay
tán thưởng vì đứa trẻ đã có tên, ông đứa trẻ cảm ơn người đã đặt được tên cho
cháu mình bằng hai chén rượu đầy. Ngược lại, người đã đặt được tên cho đứa trẻ
lại uống với người cha của đứa trẻ hai chén kèm theo những lời chúc tốt đẹp
nhất dành cho đứa trẻ.
Sau nghi lễ mời rượu cảm ơn và chúc mừng kết thúc cũng là lúc cuộc vui
mừng lễ đặt tên lên cao trào. Tất cả những người tham dự nghi lễ đều chúc
mừng ông và bố đứa trẻ hai chén rượu, chủ nhà cũng lần lượt mời lại mỗi người
hai chén cảm ơn mọi người đã đến mừng cho đứa trẻ và gia đình. Tiệc rượu chúc
mừng cũng đánh dấu sự kết thúc tốt đẹp của nghi lễ bói chén đặt tên, đứa trẻ đã
có tên gọi và chính thức là thành viên của cộng đồng dân tộc Kháng.
2.2.2. Hôn nhân
2.2.2.1. Các bước thực hành lễ cưới
Hôn nhân một vợ một chồng và cư trú ở bên nhà chồng là hình thức chủ
yếu trong hôn nhân của người Kháng. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng khá
bền vững, hiếm thấy các trường hợp ly hôn. Các trường hợp lấy hai vợ phải có
nguyên nhân, vợ cả không có con hoặc qua đời. Phần lớn các cặp vợ chồng
không có con trai đều lấy con trai của anh, em ruột chồng làm con nuôi.
Ngày nay việc đám cưới của các đôi nam nữ dân tộc Kháng được tổ chức
đều là do tự nguyện của hai bên. Đến tuổi trưởng thành nam nữ tự tìm hiểu, khi
đưa ra quyết định lấy nhau họ thông báo với hai bên gia đình để họ cùng chuẩn
bị các bước cho đám cưới, đó là:
Bước 1: Dạm ngõ - The man căn sao
Đại diện gia đình nhà trai đến chơi với nhà gái, nói chuyện việc hai đứa
con yêu nhau và muốn lấy nhau. Lần này nếu có điều kiện nhà trai sẽ mang theo
mấy con gà và một số thứ sang nhà gái làm quà, nhà gái đáp lại bằng cách làm
cơm cả hai bên cùng ăn. Sau cuộc nói chuyện hai bên gia đình sẽ hứa hẹn và ấn
định ngày lành tháng tốt tiếp theo nhà trai sẽ sang nhà gái làm lễ ăn hỏi.
20



Bước 2: Ăn hỏi - Khai diên blóng
Đại diện gia đình nhà trai sang bên nhà gái lần này sẽ mang theo: 01 con
lợn (khoảng 70 - 80kg); 02 con gà (trên 1kg/con); 02 chum rượu cần và 02 sách
rượu (20 lít/1 sách); khoảng 20kg gạo
Theo quy định của dân tộc Kháng, trong lễ ăn hỏi nhà trai đã phải biết
trước nhà gái có mấy anh em ruột (anh chị em ruột của con dâu tương lai) và
chuẩn bị mang cho mỗi người anh chị em ruột này 5 lạng cá, nếu không có cá
phải có 5 lạng gà thay thế.
Sau bước này, nhà gái có sự thay đổi phải hoàn toàn chịu mọi chi phí cho
việc nhà trai đã làm.
Bước 3: Con dâu thăm nhà trai - Mể muôn rờ chơ nha pả du mể ma
Sau 10 ngày con dâu thăm nhà trai, người con dâu phải chuẩn bị 2 – 3 con
gà; cót; cá (tuỳ theo) đến đưa cho bố mẹ chồng, ăn cơm và ở một vài ngày rồi
trở lại nhà mình.
Trước khi về, nhà trai có thể cho cô dâu một số thứ như gà, lợn và một số
đồ dùng sinh hoạt như: chăn, ga, đệm, hòm, áo, váy; anh em nhà chồng mỗi
người cho cô dâu 01 con gà. Chú rể lúc này theo luôn về nhà gái để ở rể.
Thời gian ở rể cũng tuỳ thuộc vào từng gia đình, trước đây ở 7, 8 năm
nhưng nay có thể ở 1, 2 năm. Hết thời gian ở rể tổ chức cưới ở nhà gái.
Bước 4: Đám cưới nhỏ - Ngan tủ đế
Lần cưới này coi như việc đánh dấu hết thời gian ở rể của người con trai.
Việc tổ chức đám cưới lần này nhà trai phải chuẩn bị đồ mang sang gồm: 01 con
lợn (khoảng 70 - 80kg); 04 con gà; 04 ống cá muối; 08 con cá khô (loại cá nhỏ);
01 bó chay; 01 bó trầu; ít vôi; khoảng 20 - 30kg gạo; rượu (2 chum rượu cần, 02
sách). Nhà trai chuẩn bị đầy đủ rồi mang sang nhà gái làm cơm, làm cơm xong
tiến hành làm lý mời ông bà, tổ tiên nhà gái về uống rượu cần trước, ăn thức ăn
do gia đình nhà trai mang sang và xin ông bà, tổ tiên nhà gái cho con gái về nhà
trai làm dâu. Sau đó nhà trai mời mọi người trong nhà gái cùng ăn. Tiếp theo cô
dâu, chú rể đi chúc rượu và nhận những lời chúc của tất cả mọi người. Khi bữa

tiệc chúc tụng nhau dừng lại coi như việc tổ chức đám cưới nhỏ đã xong. Đến
21


đây cô dâu, chú rể có thể về nhà trai luôn. Sau đám cưới nhỏ này, nhà trai tiếp
tục phải chuẩn bị đồ cho lần đám cưới to tiếp theo. Tuỳ từng gia đình chọn ngày
và cũng tuỳ vào khả năng chuẩn bị của các gia đình. Khi đã chuẩn bị được đầy
đủ nhà trai phải đứng ra tổ chức đám cưới một lần nữa.
Bước 5: Đám cưới to - Mủ khà đưng
Lần cưới này tổ chức to, rộng khắp tất cả họ hàng và khách của hai bên.
Nhà trai chuẩn bị 02 con lợn; 02 sách rượu; 04 chum rượu; 08 con gà (từ 7
lạng trở lên); 16 con cá khô.
Nhà gái làm lễ cho của hồi môn (Lễ nộp tiền): ông cậu cho 1 triệu; nhà
trai cho đầu lợn; anh em nhà vợ cho khoảng 500 nghìn; nhà trai cho đùi lợn và
01 con gà.
Thủ tục của hai bên gia đình cho cô dâu, chú rể xong. Cô dâu, chú rể cầm
trên tay một cái đĩa, trong đĩa có 4 cái chén, lần lượt đi mời tất cả mọi người
hôm đó đến dự đám cưới. Những người khách được mời đến đám cưới có thể
mừng tiền, tặng chậu, tặng khăn piêu,...
Nhà trai nói xin dâu về. Ở lần này phải có thủ tục đại diện hai bên gia
đình, nhà gái trao con gái, nhà trai nhận và ngược lại. Con rể lạy bố mẹ vợ xin
được rước dâu về. Bố mẹ cho con gái của hồi môn và tiến hành buộc chỉ tay.
Nhà trai buộc chỉ vào tay phải, nhà gái buộc chỉ vào tay trái. Kể từ đây cô dâu là
con của nhà chồng, mọi thủ tục phải hoàn toàn phụ thuộc vào nhà chồng.
2.2.2.2. Lễ chung chăn chung chiếu
Sau khi lễ rượu xin hồn xin vía kết thúc, trong khi mọi người còn đang
cùng giúp cô dâu chú rể mang những quà mừng của hai họ đi cất và thay những
chum rượu cần mới thì lễ chung chăn chung chiếu “hạ khửn khươi” được bắt
đầu.
Điều đặc biệt là nghi lễ do mẹ của cô dâu chú rể và đại diện hai gia đình

tổ chức mà không có sự tham gia của cô dâu chú rể.
Đây là nghi lễ khi tổ chức bắt buộc phải kín đáo, chỉ những người có liên
quan trực tiếp mới được tham dự, ngoài hai bà mẹ, còn có hai người đại diện cho
hai gia đình. Ngay khi lễ rượu xin hồn vía vừa kết thúc, hai bà mẹ của cô dâu và
22


×