Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu khoa học " Đất làm nương rãy luân canh của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.35 KB, 6 trang )

Đất làm nương rãy luân canh của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi
Vũ Long
Nguyên phó Viện trưởng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
1. Phần lớn miền núi nước ta có địa hình đồi núi cao và dốc, trừ một số ít vùng ở
Tây Nguyên và Đông Nambộ. Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đặc
biệt là ruộng lúa, màu chiếm tỉ lệ thấp: ở miền núi và trung du Bắc bộ là 13,8% so
với diện tích tự nhiên, trong đó đất lúa, màu chỉ có 5,8%( tỷ lệ của toàn quốc là:
28.38% và 12,96%)*.Vì vậy, vấn đề sản xuất và đảm đảo an ninh lương thực cho
miền núi vẫn đang đặt ra bức thiết. Mối quan tâm hàng đầu của nông dân miền núi
là sản xuất đủ lương thực cho gia đình. Trừ một vài vùng đã chuyển sang trồng,
kinh doanh cây công nghiệp như chè, cà phê, phần lớn kinh tế nôn thôn miền núi
vẫn là tự cấp, tự túc.
Do diện tích đất trồng lúa màu ít nên dân phải sử dụng đất đồi núi dốc để sản xuất
lương thực. Phần diện tích nương rãy cố định và cây hàng năm khác là 555.963 ha,
xấp xỉ với diện tích lúa, màu*. Ngoài ra, dân vẫn phải tiếp tục sản xuất lương thực
trên nương rãy luân canh, du canh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đến nay, diện vận
động định canh định cư còn hơn 1 triệu người, tập trung nhiều ở miền núi phía
Bắc. Làm nương rãy (luâncanh, du canh) là một kiểu canh tác lâu đời của đồng
bào dân tộc miền núi. Trước đây, trong một thời kỳ dài kiểu sử dụng đất này là có
hiệu quả và bền vững, nhưng với điều kiện mật độ dân số rất thưa. Khi dân số tăng
nhanh, cân bằng giữa qũy đất rừng và con người bị phá vỡ thì nền sản xuất không
còn bền vững, làm nương rãy trở thành nguyên nhân chính gây ra nạn mất rừng.
Công tác định canh định cư đã được tiến hành gần 40 năm. Nhiều lần Chính phủ
chủ trương chấm dứt nạn phá rừng làm nương rẫy. ở một số nơi đã có kết quả rất
tốt . Nhờ kết quả nổi bật về sản xuất lương thực trong 10 năm đổi mới của cả
nước, sức ép lương thực ở miền núi bớt căng thẳng, nên nạn phá rừng làm nương
rãy đã giảm nhiều, nhưng vẫn tồn tại vì chính cuộc sống của đồng bào. Theo kết
quả cuộc điều tra của chúng tôi về tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của gần 600
hộ gia đình ở 24 xã (3 xã vùng I, 15 xã vùng II, và 6 xã vùng III), thuộc 9 huyện
của các tỉnh Hoà Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, cho thấy: - Nương rãy sản xuất lương


thực vẫn được làm trên đất lâm nghiệp chưa có rừng, với diện tích bình quân một
hộ: 1712m
2
, nơi cao nhất: 5560m
2
, chiếm tỷ lệ bình quân 8% đất trống đồi trọc
được giao (2,14 ha/hộ). -Trong 6 dân tộc được điều tra thì có 5 dân tộc vẫn duy trì
làm nương. - Quỹ đất làm nương rãy bằng 3-5 lần diện tích canh tác, như vậy các
hộ đã sử dụng từ 30-50-% đất lâm nghiệp chưa có rừng vào làm nương rãy. Một
vài nghiên cứu ở vùng cao cho biết diện tích làm nương rãy bình quân một hộ
khoảng 1,5 ha, có nghĩa là cần quỹ đất 5-7 ha/hộ. Đến nay chưa có số liệu thống
kê chính thức về diện tích đất sử dụng làm nương rãy luân canh, du canh trong
toàn quốc. Theo ước lượng của chúng tôi,diện tích đất làm nương rãy luân canh
(bao gồm cả bỏ hoá) phải đến vài triệu ha, vùng Tây bắc có diện tích nương rãy
lớn nhất, độ che phủ rừng mới có 27%.
2. Như vậy làm nương rãy luân canh vẫn là một nhu cầu của đồng bào dân tộc
miền múi, chưa thể xoá trong năm 1, năm 2 được. Thế nhưng, luật pháp lại chưa
xác định rõ ràng quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân về loại đất này.
-Theo Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi bổ sung một số điều của bản quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp, đất nông nghiệp
chỉ bao gồm: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu
năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nương rãy định canh, và đất trống đồi núi trọc,
đất hoang hoá được xác định để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản (điều
2). Như vậy, chỉ có đất nương rãy định canh được giao cho hộ gia đình, còn đất
làm nương rãy luân canh, du canh không được giao. Ngành nông nghiệp và địa
chính không coi đó là đất nông nghiệp, không quản lý loại đất này vì nó thường
xuyên biến động (trong thống kê đất đai của địa chính không có loại đất này).
- Còn ngành lâm nghiệp cũng không coi đất làm nương rãy luân canh là đất lâm
nghiệp quản lý, với lý do: sử dụng đất không đúng mục đích lâm nghịêp, mặc dù

đất nương rãy đó đều nằm trên đất trống đồi trọc, phần lớn đã xác định vào quy
hoạch đất lâm nghiệp (16,4-19 triệu ha). Theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày
16/11/1999 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp thì đất được giao cho hộ gia
đình, cá nhân là: (i) Đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng và phát triển rừng
phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu, phân tán không đủ điều kiện thành lập Ban quản
lý rừng phòng hộ, (ii) Đất lâm nghiệp quy hoach để xây dựng và phát triển rừng
sản xuất (điều8 và 9); (iii) Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình với mục đích chủ
yếu là để xây dựng và phát triển rừng phòng hộ và sản xuất kinh doanh cây rừng,
các loại lâm sản khác (điều 3, khoản 2 &3). Đối với đất chưa có rừng được sử
dụng sản xuất nông lâm kết hợp, nhưng chỉ giới hạn để trồng cây nông nghiệp lâu
năm có tác dụng phòng hộ môi trường bền vững (điều 15). Như vậy, đất nương rãy
luân canh cũng nằm ngoài mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Khi tiến hành giao
đất lâm nghiệp, kiểm lâm không giao đất nương rãy cho hộ gia đình, nhưng với
mục đích bảo vệ rừng, đã quy vùng làm nương rãy cho các thôn bản, có thể hiểu
đất đó là vô chủ, tự do làm nương rãy.
- Theo ngành địa chính, ngoài đất nông nghiệp, đất nông nghiệp có rừng, đất ở và
đất chuyên dụng, còn lại là đất chưa sử dụng. Theo số liệu thống kê, đất chưa sử
dụng còn 10 triệu ha, chiếm 30,4% diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó đất đồi
núi chưa sử dụng là 7,6 triệu ha chiếm 23,37%. Đất chưa sử dụng cũng là đất chưa
giao, cho thuê (chưa có chủ). Nhưng trong thực tế lại không phải như vậy. Đất làm
nương rãy luân canh, du canh của đồng bào miền núi đều nằm ở loại đất này. Đất
nương rãy (đất đang canh tác và bỏ hoá) đều đã có chủ, đó là: Hộ gia đình, họ tộc,
cộng đồng làng bản. Quyền làm chủ này được xác lập theo luật tục, được các
thành viên trong làng bản, cộng đồng lân cận thừa nhận, tôn trọng. Chính vì tình
trạng này mà ở không ít địa phương, theo số liệu thống kê đất chưa sử dụng còn
rất nhiều, nhưng khi lập quy hoạch đất trồng rừng, cây công nghiệp, giao đất cho
liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, ở thực địa lại không có, hoặc không đủ diện
tích, vấp phải tranh chấp với dân địa phương. Ngay cả dân di cư tự do vào Tây
Nguyên, Đông Nambộ cũng không phải được tự do khai phá đất hoang, nhiều
người phải “ mua” lại đất của dân địa phương.

Qua đó, đứng trên góc độ chính sách đất đai thấy rằng, nhu cầu đất làm nương rãy
của dân miền núi chưa được luật pháp công nhận, còn trên thực tế thì buông lỏng
quản lý. Người dân luôn ở thế bất lợi khi có sự kiểm tra của các cơ quan nhà nước.
Có trường hợp phát nương mới vào đất bỏ hoá của mình, mà rừng đã phục hồi
cũng bị coi là phá rừng của nhà nước.
3 Ai cũng biết những ảnh hưởng bất lợi của việc làm nương rãy hiện nay đến môi
trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là ở vùng cao thường là vùng
thượng nguồn của các dòng sông, có nhiều hồ đập quan trọng. Nhưng trong điều
kiện người dân chưa có đủ hiểu biết và điều kiện để chuyển sang cách sử dụng đất
khác có hiệu quả và bền vững, thì Nhà nước vẫn phải thừa nhận việc làm nương
rãy để quản lý, giảm bớt tác hại của nó, tiến tới xoá bỏ hẳn. Do đó, đề nghị Nhà
nước giao cả đất làm nương rãy luân canh cho hộ gia đình đồng bào đân tộc thiểu
số có nhu cầu.
Loại đất này nên xếp vào đất nông nghiệp hay đất lâm nghiệp? Theo ý kiến chúng
tôi nên xếp vào đất lâm nghiệp vì: (i) làm nương rãy luân canh chính là quá trình
luân canh rừng - rãy - rừng - rãy Diện tích rừng hay thảm thực vật phục hồi lớn
gấp 3-5 lần diện tích rãy. Hiện nay, rừng chỉ có chức năng phục hồi độ màu mỡ
của đất, nhưng ở những nơi có điều kiện trồng rừng kinh tế như quế, cây nguyên
liệu thì rừng cũng có lợi ich kinh tế rất lớn (mô hình nông lâm kết hợp bền vững),
(ii) khi nhu cầu làm nương rãy giảm thì đất sẽ phục hồi thành rừng, hoặc trồng lại
rừng.
Giao đất làm nương rãy cho hộ gia đình, cá nhân nên giao theo đất ông cha, tránh
xáo trộn, nhưng cũng tránh tình trạng để bao chiếm đất rộng, xí phần cho con cháu
hoặc để mua bán, sang nhượng. Thực hiện nghiêm túc việc giao đất có người dân
tham gia (cộng đồng làng bản) là điều kiện để khắc phục tình trạng trên.
Có ý kiến cho rằng giao đất làm nương rãy là khuyến khích dân phá rừng làm rãy.
Hoàn toàn không phải như vậy. Dân không ai làm giàu bằng nương rãy, họ chỉ cố
gắng sản xuất đủ ăn. Không phải bằng cấm đoán, hạn chế nương rãy mà phải tạo
điều kiện cho dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ tự túc lương thực sang sản xuất
hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường mới là giải pháp cơ bản để tiến tới xoá

bỏ nương rãy.
Giao đất làm nương rãy cho hộ gia đình cũng tạo điều kiện để kiểm soát, ngăn
chặn tình trạng phá rừng bừa bãi, cộng đồng làng bản có thể giám sát lẫn nhau.
Làm nương rãy là tập quán lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, đến
nay vẫn tồn tại trong những điều kiện nhất định cần phải thừa nhận. Nhà nước cần
bổ sung chính sách giao đất cho hộ gia đình và cá nhân.
Tài liệu tham khảo
Tổng cục địa chính, 11- 2000. Hiện trạng và vấn đề quản lý đất lâm nghiệp có
rừng & chưa sử dụng với việc trồng mới 5 triệu ha rừng.
Vũ Long, Hội KHKT Lâm nghiệp - 2000. Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng đất
lâm nghiệp của hộ gia đình ở miền núi Bắc bộ.
Bộ Nông nghiệp và PTNT (Dự thảo). Dự án ổn định và phát triển nông lâm nghiệp
thuộc chương trình 135 thời kỳ 2001-2005.
otational slash-and-burn cultivation land of the ethnic minority people.
Summary: In moutainous regions as permanent agricultural land for food crops is
insufficient, the ethnic minority people still have to use hilly areas for food
production aimed at self-sufficiency by slash-and-burn, rotational cultivation.
These areas amount to millions of hectares. The policy on agricultural and forest
land allocation to households does not include slash-and-burn cultivation land
(The forest protection agency has just only finished the planning of this type of
land). To ensure the right of the ethnic minority people in the moutainous regions
to have land for production, the policy on land allocation to households must
besupplemented. Land for slash-and-burn, rotational cultivation must be classified
as forest land.


×