Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Văn học - Tin tức máy 4. chuyên vinh 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.08 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
(Đề thi gồm 01 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III NĂM 2017
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương
mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây
mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy
khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta
không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được,
giống như để mặc cho đôi bàn tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người đều có bóng
dáng lí tưởng của mình, nhưng vì sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân
vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã
từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không?
(…) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là hướng của
mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược chạy xuôi về phía đám
đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được. Nếu
chúng ta có thể chú tâm vào việc mình muốn làm, cộng với tinh thần và sức lực chúng ta dùng để
chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể có được thành công.
Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không thể thoát
ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thật sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao? Tôi nghĩ
mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm.
(Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không
vui vẻ - Trình Chí Lương, Nxb. Văn học, tr. 160 - 161)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Dựa vào văn bản trên, anh/chị hãy nêu những đặc điểm của con rối trong bộ môn nghệ


thuật múa rối. Vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống
những con rối? (0,5 điểm)
Câu 3. Gọi tên và nêu tác dụng của những kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà tác giả sử
dụng trong văn bản. (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy đánh giá thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề cập trong
văn bản. (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được
đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Hiệu ứng đám đông.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trong cảnh VII, trích Hồn
Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb. Giáo dục Việt Nam,
2016). Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về chiều sâu triết lý được tác giả chuyển tải qua đoạn trích.
---------------Hết--------------Ghi chú: Kỳ thi thử THPTQG lần chót năm 2017 sẽ được tổ chức vào chiều ngày 27 và ngày 28/5/2017. Đăng ký
dự thi tại Văn phòng Trường THPT Chuyên từ ngày 29/4/2017.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III NĂM 2017
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN

(Đáp án – thang điểm 04 trang)
Phần
I

Câu

1
2

3

4

II
1

NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
Thao tác lập luận chính: Bình luận
- Đặc điểm của con rối trong bộ môn nghệ thuật múa rối:
+ Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như
thật.
+ Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống
chế.
- Tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con
rối. Vì: họ không biết mình đang làm gì, không biết vì sao lại như vậy, nhưng không
dừng lại được, giống như để mặc cho bàn tay vô hình sắp đặt.
Gọi tên, nêu tác dụng của những kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà tác giả sử
dụng trong văn bản:
- Câu trần thuật: dùng để kể, tả, nhận định, thông báo, bộc lộ cảm xúc …
Trong văn bản, tác giả dùng câu trần thuật để nêu lên một hiện tượng phổ biến của đời
sống con người; cũng như thể hiện quan điểm, sự đánh giá của mình trước hiện tượng
đó.
- Câu nghi vấn ngoài chức năng hỏi, còn thực hiện các chức năng: cầu khiến, khẳng
định, phủ định, bộc lộ cảm xúc...
Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu nghi vấn chủ yếu nhằm bộc lộ thái độ, cảm

xúc của mình trước hiện tượng đời sống tiêu cực. Đồng thời, việc sử dụng các câu nghi
vấn này còn nhằm tác động vào nhận thức, suy nghĩ của mỗi người để hướng tới lối
sống, hành động đúng.
Đánh giá về thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề cập tới trong văn
bản:
- Hiện tượng được đề cập tới trong văn bản là hiện tượng tâm lý đám đông theo chiều
hướng tiêu cực. Cụ thể, con người hành động thiếu bản lĩnh, không có chính kiến, a
dua, bị giật dây...
- Thái độ, quan điểm của tác giả: không đồng tình, phê phán; trăn trở, day dứt trước
những hiện tượng không tích cực của con người.
- Thái độ, quan điểm của tác giả rất đúng đắn, có tác động sâu sắc tới nhận thức của mỗi
người, đem lại bài học cần thiết, từ đó nhằm định hướng lối sống, cách hành động đúng.
(Lưu ý: Thí sinh có thể có một số cách đánh giá khác, nhưng phải phù hợp với nội dung
văn bản, có tính hợp lý và thuyết phục).
LÀM VĂN
Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề được đề cập trong văn bản
phần Đọc hiểu: Hiệu ứng đám đông
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát
triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

Điểm
3.0
0,5
0,5

1,0

1,0


7.0
2,0
0,25

b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;
1.5
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Làm rõ hiện tượng
0,25
- Hiệu ứng đám đông là những tác động của đám đông đến suy nghĩ và hành vi
của con người, khiến con người phải làm theo những điều mà số đông cho là hay, là
đúng và sáng suốt mà bản thân lại không có suy nghĩ, chính kiến về điều đó.
- Biểu hiện của hiệu ứng đám đông: nỗi sợ hãi bị đám đông phán xét và bị loại ra


khỏi nhóm; những người không quen biết cùng hùa nhau phán xét, “ném đá” một người
dẫu chưa hiểu ngọn nguồn sự việc; ăn mặc theo trào lưu, nói năng theo số đông dẫu điều
đó chưa hẳn có nghĩa và chưa hẳn đúng phong cách của bản thân; những hành vi phản
cảm trên mạng dễ dàng nhận hàng nghìn like và lượt share vì được đám đông cổ
vũ…Đây là hiện tượng rất phổ biến, có thể thấy ở bất cứ đâu, cần cảnh báo về sự nguy
hại của nó.
0.25
* Nguyên nhân của hiệu ứng đám đông
- Con người sống trong xã hội nên luôn chịu sự tác động, chi phối của quy luật chung,
của số đông; do tâm lý chủ quan “số đông luôn đúng”; do đám đông có những quyền lực
đáng sợ, có thể kiểm soát và định hướng hành vi con người.
- Do bản thân mỗi người thiếu thông tin, mơ hồ trong nhận thức, thiếu chính kiến, yếu
đuối, không suy nghĩ chín chắn … nên dễ bị đám đông chi phối, lôi kéo.

2


* Bàn luận mặt tích cực và tiêu cực của hiện tượng
- Nếu đám đông có những ảnh hưởng tích cực thì hiệu ứng đám đông sẽ giúp con
người kết nối với nhau; bắt kịp trào lưu, xu hướng để tránh lạc hậu; được tham vấn và
định hướng hành động đúng đắn; tập hợp đông đảo mọi người hưởng ứng các phong trào
tích cực của xã hội…
- Tuy nhiên, hiện nay, hiệu ứng đám đông có nhiều tác động tiêu cực hơn:
+ Làm mỗi người bị thủ tiêu chính kiến, tư duy độc lập, sự sáng tạo vì mải chạy
theo điều đám đông nghĩ và làm. Điều này tất yếu sẽ khiến mỗi người trở thành cái bóng,
không dám sống thật với chính mình, không làm chủ được bản thân và cuộc đời của
mình, không biết mình thực sự muốn gì và cần phải làm gì.
+ Khiến cho mọi người không hiểu, không nắm bắt được bản chất cốt lõi của sự
việc, sự vật vì nó luôn bị che lấp bởi ý kiến của đám đông. Lúc đó lời đánh giá của số
đông trở thành tiêu chuẩn của chân lý. Thực tế đã chứng minh trong nhiều trường hợp số
đông chưa đã đúng.
+ Gây ra những hậu quả đáng tiếc, khôn lường đối với người xung quanh và xã
hội: nhiều người phải chạy trốn, trầm cảm hoặc tự sát vì bị đám đông lên án; nhiều vụ
phạm tội tập thể diễn ra; tệ nạn xã hội gia tăng…
Học sinh liên hệ thực tế để làm sáng rõ hơn các vấn đề lý luận.
* Rút ra giải pháp, bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp.
c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.

0.75

Phân tích cuộc đối thoại thứ ba trong cảnh VII trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Từ đó, nhận xét chiều sâu triết lý mà tác giả chuyển tải trong đoạn trích
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu
được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích cuộc đối thoại thứ ba trong cảnh VII

trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Từ đó, nhận xét chiều sâu triết lý mà tác giả chuyển
tải trong đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; có sự phân tích sâu sắc và vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung
chính sau:
a. Vài nét về tác giả và tác phẩm và đoạn trích
Lưu Quang Vũ là một trong những kich
̣ gia tài năng nhấ t, mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng đă ̣c biê ̣t của
sân khấ u kich
̣ trường nước nhà những năm 80 của thế kỷ XX. Kich
̣ của ông thường sắ c
sảo dữ dô ̣i, đề câ ̣p đế n những vấ n đề mang tiń h thời sự và ẩ n chứa sau đó là những triế t lí
nhân sinh sâu sắ c, thấ m đươ ̣m chấ t nhân văn.
Tác phẩ m Hồ n Trương Ba, da hàng thi ̣t đươ ̣c viế t năm 1981, có nguồ n gố c từ mô ̣t
truyê ̣n cổ dân gian, đươ ̣c công diễn lần đầu vào năm 1984, là mô ̣t trong những vở kich
̣
xuấ t sắ c nhấ t của Lưu Quang Vũ.

5,0

0,25
0,25

0,25
0,5

3.5

0.5



Đoa ̣n trić h thuô ̣c phần 3 cảnh VII, gần màn kế t vở kich,
̣ tái hiện lại cuộc đối thoại giữa
hồn Trương Ba và Đế Thích, tô đậm bi kịch của nhân vật chính. Qua trích đoạn này,
người đọc thu nhận được nhiều thông điệp bổ ích.
b. Phân tích cuộc đối thoại
* Hoàn cảnh dẫn đến màn đối thoại:
Trương Ba là một người làm vườn lương thiện, có tài đánh cờ giỏi, không may bị
chết oan bởi sự tắc trách của quan trời. Đế Thích, mô ̣t ông tiên cao cờ, vì yêu quý, mế n
tài đánh cờ của Trương Ba đã giúp Hồ n Trương Ba số ng la ̣i trong thể xác của anh hàng
thit.̣ Hành đô ̣ng này vô tình đẩ y Hồ n Trương Ba vào mô ̣t bi kich
̣ đau đớn, nghiê ̣t nga:̃ bi ̣
tha hoá, bi ̣thể xác sai khiế n trở nên tầ m thường, bi ̣ người thân hắ t hủi xa lánh. Đau khổ ,
tuyê ̣t vo ̣ng, Trương Ba quyế t đinh
̣ tìm mô ̣t cuô ̣c số ng đích thực dù phải đánh đổ i bằ ng cái
chế t. Quyế t đinh
̣ ấ y thúc đẩy nhân vật lấ y hương thắ p go ̣i để nhờ Đế Thích giúp đỡ.
* Phân tích cuộc đối thoại:
- Hồ n Trương Ba quyế t đinh
̣ rời bỏ xác Hàng Thit,̣ từ chố i số ng trong thân thể Hàng
Thit.̣
+ Trương Ba.
. Một mặt thừa nhận sự thắng thế của thể xác, mặt khác kiên quyết đấu tranh đi đến
một sự lựa chọn dứt khoát: gọi Đế Thích, bày tỏ quyết tâm chố i từ cuô ̣c số ng hiê ̣n ta ̣i.
. Đưa ra những lí lẽ rấ t sâu sắ c để giải thích cho quyế t đinh
̣ của mình “không thể
số ng bên trong một đằ ng bên ngoài một nẻo. Tôi muố n là tôi toàn ve ̣n".
+ Đế Thích.
. Đầy sốt sắng, lo lắng cho Trương Ba.

. Rất ngạc nhiên, khó hiểu trước quyết định của Trương Ba.
. Khi Trương Ba giải thích quyết định của mình, để thuyết phục Hồn Trương Ba thay
đổi ý định, Đế Thích đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng về cuộc sống trái tự nhiên.
. Mặc cho Trương Ba giải thích, Đế Thích vẫn không hiểu.
- Hồn Trương Ba đề nghị Đế Thích sửa sai.
+ Hồ nTrương Ba
. Đề nghi ̣Đế Thić h làm cho linh hồ n của anh hàng thiṭ đươ ̣c số ng la ̣i và nhâ ̣p vào xác
của anh ta, còn hồn trả la ̣i xác hàng thiṭ “lành lặn, nguyên vẹn”. Với thái độ rất dứt
khoát, kiên quyết.
+ Đế Thić h.
. Không đồ ng tình trước quyế t đinh
̣ của Trương Ba trả la ̣i thân xác hàng thiṭ cho phầ n
hồ n của anh ta.
. Băn khoăn tìm mô ̣t chỗ trú khác cho hồ n Trương Ba. Thấ y Trương Ba thâ ̣t rắ c rố i.
. Khuyên Trương Ba nên nhập vào xác cu Tị và ra sức thuyế t phu ̣c ông thực hiện theo
lời khuyên đó. Thậm chí, vị tiên này còn viện dẫn đến cả mình để thuyết phục Trương
Ba.
+ Hồ nTrương Ba
. Trăn trở, phân vân trước lời đề nghị của Đế Thích làm cho mình sống lại và nhập
vào xác của cu Tị. Lời đề nghị của Đế Thích là một thử thách lớn với nhân vật.
. Tuy nhiên cuố i cùng, Hồ n Trương Ba đã từ chối lời đề nghi ̣của vị tiên trời, bởi ông
hiǹ h dung ra bao nhiêu rắ c rố i sẽ xảy đế n nế u tiế p tu ̣c duy trì sự số ng trong thân thể mô ̣t
thằ ng bé lên mười.
. Đề nghị Đế Thích trả lại hồn cho cu Tị để nó được sống lại.
. Quyế t đinh
̣ chế t và không nhâ ̣p vào thù của ai nữa “Tôi đã chế t rồ i, hãy để tôi chế t
hẳ n". Đây là một sự lựa chọn đầy khó khăn với Trương Ba bởi “sau một hồ i lâu nghi ̃ ki"̃
nhân vật mới đưa ra quyế t đinh
̣ ấ y.
+ Đế Thić h: Đành phải chấ p nhâ ̣n “làm cho cu Ti ̣ số ng lại".

* Đánh giá. Qua đoa ̣n trić h ta thấ y đươ ̣c:
- Cảnh ngô ̣ bi kich
̣ của Hồ n Trương Ba: phải hứng chiụ những cái sai đáng tiế c của
quan trời và phải rấ t khó khăn trên trên con đường sửa sai, làm lại cuô ̣c đời.
- Vẻ đe ̣p tâm hồ n rấ t đáng trân tro ̣ng của nhân vâ ̣t: nhân hâ ̣u, vi ̣ tha, sẵn sàng chế t để
tránh đau khổ cho người khác và dành sự số ng cho những người xung quanh; dũng cảm,

0,25

0.5

0,75


có bản liñ h; có những quan niệm sâu sắc, thấm đẫm chất nhân văn về ý nghĩa đích thực
của sự sống.
c. Chiều sâu triết lý mà tác giả chuyển tải qua đoạn trích.
- Mô ̣t cuô ̣c số ng ha ̣nh phúc phải có sự hài hoà giữa đời sống vâ ̣t chấ t và tinh thầ n, thể
xác và linh hồn, phải được sống là chính mình.
- Cuô ̣c số ng chỉ thâ ̣t sự có ý nghiã khi con người tim
̀ đươ ̣c tình yêu thương, sự sẻ chia,
kiń h tro ̣ng từ những người xung quanh, đă ̣c biê ̣t là từ những người thân trong gia điǹ h.
- Được sống là một điều may mắn, nhưng sống như thế nào mới quan trọng.
- Có rấ t nhiề u trở lực ngăn cản con người vươ ̣t lên hoàn cảnh, con người phải luôn biết
đấu tranh với nghịch cảnh, với chính mình để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những
giá trị tinh thần cao quý.
d. Nghê ̣thuâ ̣t
- Khắc họa nhân vật chân thực, sống động.
- Tác giả ta ̣o ra xung đô ̣t kich
̣ căng thẳ ng do khác nhau về quan niê ̣m số ng.

- Ngôn ngữ kich
̣ giàu tính cá thể .
- Giọng điê ̣u đa thanh, phức điê ̣u, vừa hướng nô ̣i vừa hướng ngoa ̣i, vừa dí dỏm, hóm
hin̉ h vừa giàu triế t lý. Những triế t lý có tính gơ ̣i mở, lô ̣t mă ̣t na ̣ giải thiêng thầ n thánh mà
mu ̣c đić h cũng là tôn vinh con người với những ước mơ, những khát vọng đời thường.
- Với cuộc đối thoại này, tác giả đã cởi nút cho xung đột của tác phẩm.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,0 điểm

1,0

0.5

0,5
0,25

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý
cho điểm...
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở
mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài
đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu
nghị luận văn học chỉ viết một đoạn văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.




×