Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu cây húng trắng (ocimum basilicum l var pilosum (willd ) benth ) ở tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TINH DẦU CÂY HÚNG TRẮNG
[Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.) Benth.]
Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH HỌC: HĨA HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. ĐẶNG THỊ THANH NHÀN

Huế, Khóa học 2010 - 2014


Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn
Bài khóa luận này được hoàn thành dưới sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của ThS. Đặng Thị
Thanh Nhàn. Tôi xin phép được gửi đến Cô lời cảm
ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm
Việt Tý cùng quý thầy cô giáo Khoa Hóa, Trường
ĐHSP Huế, những người đã truyền thụ cho tôi
những kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện để tôi


hoàn thành công việc học tập, nghiên cứu của
mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những
người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Vì điều kiện khách, chủ quan với những khó
khăn nhất định, chắc chắn khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô giáo và những
người quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Trinh

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
I. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
II. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ........................................................... 2
III. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 2
IV. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
V. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 3
PHẦN II. NỘI DUNG ......................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................4

1.1. Khái quát về tinh dầu .............................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 4
1.1.2. Phân bố tinh dầu trong thiên nhiên .................................................. 4
1.1.3. Tính chất lý hóa của tinh dầu ........................................................... 4
1.1.4. Các phương pháp tách chiết tinh dầu .............................................. 5
1.1.5. Bảo quản tinh dầu ............................................................................. 7
1.2. Khái quát về họ Hoa môi ........................................................................ 8
1.2.1. Sơ lược về họ Hoa môi .................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm thực vật họ Hoa môi ........................................................ 8
1.3. Khái quát về chi Ocimum........................................................................ 9
1.3.1. Sơ lược về chi Ocimum .................................................................... 9
1.3.2. Một số loài thuộc chi Ocimum........................................................ 10
1.3.3. Húng trắng ...................................................................................... 18
Chương 2. THỰC NGHIỆM .........................................................................22
2.1. Giám định tên khoa học cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị ................... 22
2.2.Thu thập và xử lí mẫu thực vật .............................................................. 22
2.3. Tách và định lượng tinh dầu ................................................................ 23
2.3.1. Tách tinh dầu .................................................................................. 23
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

2.3.2. Định lượng tinh dầu ........................................................................ 24
2.4. Nhận biết tinh dầu bằng cảm quan ....................................................... 25
2.4.1. Xác định trạng thái và màu sắc....................................................... 25
2.4.2. Xác định mùi................................................................................... 25
2.4.3. Xác định vị...................................................................................... 25

2.5. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chưng cất tinh dầu .......................... 25
2.6. Xác định các chỉ số vật lý ..................................................................... 25
2.6.1. Xác định tỉ trọng ............................................................................. 25
2.6.2. Xác định chỉ số khúc xạ ................................................................. 26
2.7. Xác định các chỉ số hóa học ................................................................. 27
2.7.1. Xác định chỉ số axit ........................................................................ 27
2.7.2. Xác định chỉ số xà phòng ............................................................... 28
2.7.3. Xác định chỉ số este ........................................................................ 30
2.8. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu húng trắng ........................ 30
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................33
3.1. Kết quả giám định cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị ............................ 33
3.2. Các tính chất của tinh dầu cây húng trắng nhận biết bằng cảm quan ... 33
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chưng cất tinh dầu .......................... 34
3.4. Hàm lượng tinh dầu trong cây húng trắng ............................................ 35
3.5. Kết quả xác định các chỉ số vật lý ........................................................ 35
3.5.1. Xác định chỉ số khúc xạ .................................................................. 35
3.5.2. Xác định tỉ trọng của tinh dầu. ....................................................... 36
3.6. Các chỉ số hóa học của tinh dầu lá cây húng trắng ............................... 36
3.6.1. Chỉ số axit của tinh dầu lá cây húng trắng...................................... 36
3.6.2. Chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu lá cây húng trắng ...................... 37
3.6.3. Chỉ số este của tinh dầu lá cây húng trắng ..................................... 37
3.7. Thành phần hóa học của tinh dầu cây húng trắng ................................ 37
3.7.1. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cây húng trắng ...................... 37
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ


3.7.2 Thành phần hóa học của tinh dầu hoa cây húng trắng .................... 41
3.7.3. So sánh thành phần hóa học tinh dầu lá và hoa cây húng trắng ..... 45
3.7.4. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu lá cây húng trắng ở tỉnh
Quảng Trị và cây húng trắng ở Trung Quốc .......................................... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................53

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
-----------Bảng 2.1. Chương trình hoạt động của máy GC/MS-QP2010 ........................32
Bảng 3.1. Các tính chất của tinh dầu cây húng trắng nhận biết bằng cảm quan ...33
Bảng 3.2. Thể tích tinh dầu thu được qua các thời gian khác nhau .................34
Bảng 3.3. Thể tích tinh dầu thu được từ lá và hoa cây húng trắng ..................35
Bảng 3.4. Tỉ trọng của tinh dầu lá cây húng trắng ...........................................36
Bảng 3.5. Chỉ số axit của tinh dầu lá húng trắng .............................................36
Bảng 3.6. Chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu lá cây húng trắng .......................37
Bảng 3.7. Thành phần hóa học của tinh dầu lá cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị .... 38
Bảng 3.8. Thành phần hóa học của tinh dầu hoa cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị ..42
Bảng 3.9. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu lá và tinh dầu hoa cây
húng trắng ở tỉnh Quảng Trị ............................................................45
Bảng 3.10. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu lá cây húng trắng ở tỉnh
Quảng Trị và cây húng trắng ở Trung Quốc .................................48

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh



Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH VẼ

------------

Hình 1.1. É hoang.............................................................................................10
Hình 1.2. Húng quế ..........................................................................................12
Hình 1.3. Hương nhu trắng ..............................................................................14
Hình 1.4. Hương nhu tía ...................................................................................16
Hình 1.5. Cây húng trắng .................................................................................18
Hình 1.6. Hoa húng trắng ................................................................................19
Hình 2.1. Toàn cây húng trắng .........................................................................22
Hình 2.2. Thân cây húng trắng .........................................................................22
Hình 2.3. Lá cây húng trắng .............................................................................22
Hình 2.4. Hoa cây húng trắng ..........................................................................22
Hình 2.5. Thiết bị chưng cất tinh dầu...............................................................23
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình tách chiết tinh dầu từ cây húng trắng và xác định
thành phần hóa học của tinh dầu ....................................................24
Hình 3.1 Tinh dầu lá, hoa cây húng trắng ........................................................33
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến thể tích tinh dầu ...............34
Hình 3.3. Sắc kí đồ GC/MS của tinh dầu lá cây húng trắng ............................38
Hình 3.4. Sắc kí đồ GC/MS của tinh dầu hoa cây húng trắng .........................42

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh



Khóa luận tốt nghiệp

1

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển nền kinh tế chung của toàn xã hội giúp cải thiện đời sống
của con người ngày một tốt hơn, nhưng kèm theo đó các loại bệnh cũng gia
tăng cả về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm. Ngành y học hiện đại cũng đã tạo
ra các loại tân dược đặc trị hữu hiệu. Thế nhưng, y học cổ truyền phương
Đông với việc sử dụng các loại thảo dược vẫn giữ một tầm quan trọng sâu sắc.
Chi Húng quế hay chi É (Ocimum) là một chi thực vật có khoảng 35 loài
cây thân thảo hay cây bụi sống một năm hoặc lâu năm có hương thơm, thuộc
về họ Hoa môi (Lamiaceae). Ở Việt Nam chi Ocimum có 4 loài: Ocimum
tenuiflorum L., Ocimum gratissimum L., Ocimum basilicum L., Ocimum
americanum L., những loài này được dùng để chiết tinh dầu, làm thuốc giải
cảm, giải nhiệt, lợi tiểu, ...Trong số 4 loài đó, húng trắng là một thứ thuộc loài
Ocimum basilicum L., là một trong những nguồn dược liệu mới phát hiện, có
khả năng khai thác và sử dụng tinh dầu ở Việt Nam.
Húng trắng hay còn được gọi là é trắng, trà tiên, hương thảo, tiến thực,...
là một cây thảo nhỏ, sống lâu năm. Ngày trước, cây được trồng làm gia vị,
thức ăn tiến vua chúa, quan lại và nhà thờ nên có tên là tiến thực, nay được
dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh.
Trong y học cổ truyền, húng trắng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác
dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống. Hạt có tác
dụng giải nhiệt, nhuận tràng. Đặc biệt trong tinh dầu húng trắng chứa lượng
lớn citral (56-75%) vì vậy tinh dầu húng trắng còn là mặt hàng có giá trị xuất

khẩu cao vì từ citral trong tinh dầu, người ta đã tổng hợp ra một số chất quan
trọng như citronellal, cineol, α-ionon, β-ionon, cũng được dùng phổ biến trong
ngành y dược.

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

2

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây húng
trắng ở trên thế giới nhưng vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên cứu về tinh
dầu cây húng trắng ở Việt Nam và đặc biệt là cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị.
Từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa
học tinh dầu cây húng trắng (Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.)
Benth.) ở tỉnh Quảng Trị” với mục tiêu xác định thành phần hóa học, các chỉ
số vật lý và chỉ số hóa học của tinh dầu cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị.
Những kết quả thu được của đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở cho những
nghiên cứu sâu hơn, tạo cơ sở khoa học cho việc gây trồng, khai thác và sử
dụng có hiệu quả cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tinh dầu lá và hoa cây húng trắng (Ocimum basilicum L. var. pilosum
(Willd.) Benth.) ở tỉnh Quảng Trị.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thành phần hóa học, các chỉ số vật lý và chỉ số hóa học của
tinh dầu lá cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị.

Xác định thành phần hóa học, chỉ số khúc xạ của tinh dầu hoa cây húng
trắng ở tỉnh Quảng Trị.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và ứng dụng
của một số loài thuộc chi Ocimum, họ Hoa môi (Lamiaceae).
- Giám định tên khoa học cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị.
- Tách và xác định hàm lượng tinh dầu của lá và hoa cây húng trắng ở
tỉnh Quảng Trị.
- Xác định thành phần hóa học, các chỉ số vật lý, chỉ số hóa học của tinh
dầu lá cây húng trắng ở tỉnh Quảng Trị.
- Xác định thành phần hóa học, chỉ số khúc xạ của tinh dầu hoa cây húng
trắng ở tỉnh Quảng Trị.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

3

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên.
Tổng quan tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học,
ứng dụng của một số loài thuộc chi Ocimum, họ Hoa môi (Lamiaceae) và các
nghiên cứu đã có về cây húng trắng.
Tổng quan tài liệu thành phần hóa học, ứng dụng của các nghiên cứu đã
có về cây húng trắng (Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.) Benth.) ở
trong nước và trên thế giới.

2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp tách tinh dầu: Chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu: Phương pháp
sắc kí khí - khối phổ liên hợp (GC/MS).
- Phương pháp xác định các hằng số vật lý: Xác định chỉ số khúc xạ, tỉ
trọng của tinh dầu.
- Phương pháp xác định các chỉ số hóa học: Xác định chỉ số axit, chỉ số
este, chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu.
V. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
Khóa luận gồm 56 trang, trong đó có 16 hình và 11 bảng biểu.
Phần 1 - Mở đầu: 3 trang.
Phần 2 - Nội dung: 47 trang, chia làm 3 chương.
Chương 1. Tổng quan tài liệu, 18 trang.
Chương 2. Thực nghiệm, 11 trang.
Chương 3. Kết quả và thảo luận, 18 trang.
Phần 3- Kết luận và kiến nghị: 2 trang.
Phần 4 - Tài liệu tham khảo: 4 trang.

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

4

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát về tinh dầu
1.1.1. Khái niệm [14], [40]
Tinh dầu (Olea aetherea) là hỗn hợp của nhiều hợp chất thiên nhiên, dễ
bay hơi, thường có mùi thơm, có một số tính chất vật lý chung, gặp nhiều
trong thực vật, trong động vật và có thể tách từ thảo mộc bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước.
1.1.2. Phân bố tinh dầu trong thiên nhiên [40]
- Tinh dầu được phân bố rộng rãi trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung ở một
số họ như họ Hoa Tán, họ Cúc, họ Hoa môi, họ Gừng, họ Long não, họ Sim, họ
Cam,... Một số động vật cũng có chứa tinh dầu như hươu xạ, cà cuống,...
- Tinh dầu có trong tất cả các bộ phận của cây như:
+ Lá: bạc hà, tràm, bạch đàn
+ Hoa: hoa hồng, nhài, bưởi
+ Nụ hoa: đinh hương
+ Quả: sa nhân, thảo quả, hồi
+ Vỏ quả: cam, chanh
+ Vỏ thân: quế
+ Gỗ: long não, vù hương
+ Rễ: thiên niên kiện, thạch xương bồ
+ Thân rễ: gừng, nghệ
1.1.3. Tính chất lý hóa của tinh dầu [13], [14], [40]
- Tinh dầu đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể
rắn như: menthol, borneol, camphor, vanilin, heliotropin,...
- Hầu hết tinh dầu không màu hoặc vàng nhạt nhưng trong quá trình bảo
quản do hiện tượng oxi hóa màu có thể sẫm lại. Một số thành phần có màu
đặc biệt: các hợp chất azulen có màu xanh mực.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp


5

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

- Tinh dầu có mùi đặc trưng, đa số có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi
hắc, khó chịu (tinh dầu giun).
- Tinh dầu có vị cay, một số có vị ngọt (tinh dầu quế, hồi).
- Tinh dầu dễ bay hơi ở nhiệt độ thường.
- Đa số tinh dầu có tỉ trọng nhỏ hơn 1, chỉ có một số lớn hơn 1 như tinh
dầu quế, đinh hương, hương nhu,...Một số thành phần như anđehit xinnamic,
eugenol, safrol, asaron, metyl salixylat,...làm tăng tỉ trọng của tinh dầu.
- Tinh dầu tan rất ít trong nước, tan nhiều trong ancol và các dung môi
hữu cơ khác.
- Độ sôi của tinh dầu phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng
phương pháp cất phân đoạn để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu.
- Tinh dầu có năng suất quay cực cao, chỉ số khúc xạ nằm trong khoảng
1,4500 - 1,5600.
- Tinh dầu rất dễ bị oxi hóa, sự oxi hóa thường xãy ra cùng với sự trùng
hợp hóa, tinh dầu sẽ chuyển thành chất nhựa.
- Một số thành phần chính trong tinh dầu cho các phản ứng đặc hiệu của
nhóm chức, tạo thành các sản phẩm kết tinh hay cho màu, dựa vào đặc tính
này để chúng ta định tính và đinh lượng các thành phần chính trong tinh dầu.
1.1.4. Các phương pháp tách chiết tinh dầu [3], [6], [12], [13]
Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên
liệu (tự do hoặc kết hợp) mà người ta dùng các phương pháp khác nhau để
tách chúng.
Các phương pháp tách tinh dầu cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản
như sau:
- Giữ cho tinh dầu thu được có mùi vị tự nhiên ban đầu.

- Qui trình chế biến phải phù hợp, thuận lợi và nhanh chóng.
- Phải tách được triệt để tinh dầu trong nguyên liệu, tổn thất tinh dầu
trong quá trình chế biến và hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu sau khi chế
biến (bã) càng thấp càng tốt.
- Chi phí đầu tư vào sản xuất là ít nhất.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

6

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Có nhiều phương pháp tách tinh dầu từ dược liệu như: chiết bằng dung
môi, chiết bằng cách ướp, bằng cách ép hoặc bằng cách chưng cất...
❖ Phương pháp chưng cất
- Phương pháp chưng cất dựa trên sự khuếch tán và bay hơi của tinh
dầu khỏi tế bào khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ
dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng bằng cách cho nguyên liệu tiếp
xúc lâu với hơi nước. Trong quá trình chưng cất, một số este có thể bị biến đổi
thành axit cacboxylic và ancol. Các hợp chất chứa liên kết đôi C=C có thể bị
oxi hóa hay trùng hợp. Một số ancol tan được trong nước có thể bị mất đi
trong quá trình chưng cất.
- Người ta thường sử dụng các phương pháp chưng cất như: Chưng cất
lôi cuốn hơi nước, chưng cất trực tiếp và chưng cất ở áp suất thấp.
➢ Cơ sở lí thuyết phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước [9], [12]
* Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc một hỗn hợp hai chất lỏng bay hơi
được không trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Mặc dù tinh dầu có nhiệt độ
sôi cao hơn nhưng khi trộn với nước sẽ tạo ra hỗn hợp sôi ở nhiệt độ xấp xỉ

1000C (ở áp suất thường). Khi áp suất hơi bão hòa bằng áp suất khí quyển,
hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo tinh dầu.
Áp suất hơi bão hòa của hỗn hợp chất lỏng tan vào nhau được xác định
theo áp suất hơi của các cấu tử riêng theo đinh luật Rault:
P = PA + PB.
Chưng cất lôi cuốn hơi nước là phương pháp dùng để tách biệt hỗn hợp
chất, trong đó có một chất dễ bay hơi với nước, có thể chưng cất dưới áp suất
thường hay trong chân không.
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước được ứng dụng nhiều trong
việc tách chiết tinh dầu. Nguyên liệu được cho vào bình cầu cùng với nước,
sau đó lắp ống nhánh, ống sinh hàn hồi lưu nước và đun trên bếp điện, khi hỗn
hợp sôi thì hơi nước bay lên sẽ cuốn theo tinh dầu ngưng tụ ở nhánh hứng.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

7

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

* Yêu cầu:
- Kích cỡ nguyên liệu cho vào bình chưng cất có kích thước phù hợp với
bản chất nguyên liệu.
- Thời gian chưng cất tùy theo bản chất nguyên liệu và tinh dầu.
* Ưu điểm:
- Đơn giản, tiết kiệm, có thể áp dụng được trong công nghiệp.
- Có khả năng tách tinh dầu tốt.
- Có thể tách các cấu tử trong tinh dầu thành từng phần riêng biệt tinh
khiết hơn dựa vào tính chất bay hơi của chúng.

- Thiết bị gọn nhẹ, thời gian tương đối nhanh, không đòi hỏi vật liệu phụ
như phương pháp tẩm trích, hấp phụ.
* Nhược điểm:
- Không áp dụng được với những loại tinh dầu dễ bị phân hủy bởi nhiệt
khi đun nóng.
- Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu (đó là những
chất định hương thiên nhiên rất có giá trị).
- Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm ngưng tụ hỗn hợp hơi.
1.1.5. Bảo quản tinh dầu [14]
Tinh dầu dễ bị oxi hóa thành chất nhựa (rezine), hoặc các este trong tinh
dầu dễ bị hơi nước thủy phân, hoặc các gốc trong tinh dầu sẽ kết hợp với nhau
làm giảm chất lượng tinh dầu.
Những hiện tượng trên thường xảy ra ở nhiệt độ cao, có nhiều không khí,
hơi nước, ánh sáng. Do đó, để bảo quản tinh dầu người ta thường:
- Loại hết nước có trong tinh dầu (sử dụng Na2SO4 khan để hút nước).
- Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng: đựng trong
những chai lọ, bình có thể tích vừa phải, miệng nhỏ, thủy tinh có màu sẫm.
- Vì tinh dầu có thể hòa tan cao su nên tuyệt đối không dùng nút cao su
để đậy lọ tinh dầu.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

8

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

1.2. Khái quát về họ Hoa môi
1.2.1. Sơ lược về họ Hoa môi [16], [17], [18], [47]

Họ Hoa môi, tên khoa học là Lamiaceae hay Labiatae, còn được gọi
bằng nhiều tên khác nhau như họ Húng, họ Bạc hà...[47]. Đây là họ lớn nhất
thuộc bộ Hoa môi (Lamiales) với khoảng 200 chi, gần 3500 loài, phân bố rộng
khắp các vùng trên trái đất, nhưng phổ biến nhất là ở vùng Địa Trung Hải và
Trung Á. Ở Việt Nam, theo Hoàng Thị Sản [18], họ Hoa môi gồm 40 chi và
145 loài, theo Trần Đình Lý [16] thì có khoảng 40 chi và 150 loài, còn theo
Vũ Xuân Phương [17] thì Việt nam hiện có 143 loài và 40 chi.
1.2.2. Đặc điểm thực vật họ Hoa môi [2], [18], [41], [46], [47]
Họ Hoa môi là một họ thực vật có hoa, hầu hết là cây thân cỏ, ít khi cây
nửa bụi, cây bụi hoặc cây gỗ (chỉ vùng nhiệt đới Nam Mỹ mới có một số cây
gỗ nhỏ).
Thân cây nói chung có tiết diện hình vuông. Lá mọc đối hình chữ thập
(lá sau mọc vuông góc với lá trước) hay mọc vòng, đính vào các cạnh của
cành chứ không đính vào gốc, phần lớn đều đơn nguyên hoặc chẻ. Cành non
thường có 4 cạnh.
Hoa lưỡng tính, nhỏ mọc thành cụm hình xim, phần lớn có lá bắc rời,
nhiều khi các đôi xim 2 ngả mọc đối nhau nên trông như mọc vòng quanh
cành, hoa luôn luôn mọc không đều.
Đài tồn tại gồm 5 lá đài hợp nhiều kiểu khác nhau, thường tạo thành 2
môi hay ít khi 1 môi, có các thùy hoặc các răng không đều nhau, có khi 2 môi
tồn tại trên quả và bao lấy quả.
Nhị trên ống tràng, 4 hay 2, bao phấn 2-1 ô, các ô thường choãi ra, nẻ
dọc, bầu thượng gồm 2 lá noãn có thùy sâu, vòi mọc lên từ gốc trong các thùy.
Tràng luôn luôn 2 môi với nhiều hình dạng khác nhau, có khi 2 thùy của 2
môi trên dính lại với nhau làm cho tràng trở thành 4 thùy. Có đĩa mật. Bộ nhụy
gồm 2 lá noãn, vòi nhụy đơn, đính vào gốc. Noãn 4 trong mỗi bầu, mọc đứng.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp


9

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Quả đóng, khi chín gồm 4 hạch nhỏ giống như quả bế, rời hay dính thành
đôi. Hạt có phôi thẳng, thường không có nội nhủ hoặc nội nhủ kém phát triển.
Các loài thực vật trong họ Hoa môi nói chung có hương thơm trong
mọi bộ phận của cây. Đây là một trong những họ có tầm quan trọng lớn vì có
nhiều loài cho các loại tinh dầu khác nhau, hạt của một vài loài chứa dầu béo
rất quý. Thường được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực như húng quế, bạc hà,
hương thảo, xô thơm, ô húng trắng, tía tô, hương nhu,...; nhiều loài được trồng
làm cảnh như hoa xôn đỏ,...
1.3. Khái quát về chi Ocimum
1.3.1. Sơ lược về chi Ocimum [4], [21]
Chi Húng quế hay chi É (Ocimum) là một chi thực vật có khoảng 150
loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Phi và Nam Mỹ.
Ở Việt Nam được ghi nhận có 4 loài: Ocimum tenuiflorum L. (hương
nhu tía), Ocimum gratissimum L. (hương nhu trắng), Ocimum basilicum L.
(húng quế), Ocimum americanum L. (é hoang); trong đó loài Ocimum
basilicum L. có một thứ chuẩn là cây Ocimum basilicum L. và một thứ khác là
Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.) Benth. (húng trắng). Đây là những
loài được dùng để chiết lấy tinh dầu, làm thuốc giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu,
hay làm rau gia vị.
❖ Đặc điểm thực vật [4]
Các cây thuộc chi Ocimum thường là cây thân cỏ hay cây bụi nhỏ, sống
hàng năm hay sống nhiều năm. Thân thường vuông, nhẵn hay có lông. Lá mọc
đối, mép nguyên hay xẻ răng cưa, có lông hay nhẵn, thường có các điểm tuyến
tròn trên phiến.
Cụm hoa dạng chùy hay hình tháp, gồm các sim bó tạo thành các vòng

giả, mỗi vòng thường có 6 hoa. Lá bắc tồn tại hay sớm rụng. Đài hình chuông,
thường có lông và điểm tuyến ở phía ngoài, 2 môi: môi trên một thùy lớn ít
nhiều men xuống ống; môi dưới 4 thùy, với 2 thùy bên nhọn, ngắn, 2 thùy
dưới nhọn, dài. Tràng có ống thò khỏi đài, nhẵn hay có lông, 2 môi: môi trên 4
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

10

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

thùy ngắn; môi dưới một thùy dài và lớn hơn môi trên, hơi cong và lõm hình
thuyền. Nhị 4, hướng xuống môi dưới; chỉ nhị ít nhiều thò khỏi ống tràng; bao
phấn hình trứng hay hình thận, 1 mô. Bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ 2 thùy ở đỉnh.
Đĩa mật có thùy trước lớn.
Quả hình trứng hay gần hình cầu, nhẵn, nằm trong đài đồng trưởng.
1.3.2. Một số loài thuộc chi Ocimum.
1.3.2.1. É hoang
Tên khoa học: Ocimum americanum L.
Tên khác: É Châu Mỹ [4].
Đặc điểm thực vật [4], [43]
- Cây thân thảo, đứng, sống hằng năm, cao 20-60cm.
- Lá mọc đối, phiến hình trứng, ngọn giáo, dài 1-1,7cm; rộng 0,5-1cm,
đầu nhọn, gốc tù hay hình nêm, mép xẻ răng cưa, nông hay lượn sóng; mặt
trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ rải rác và
có điểm tuyến, gân bên 4-5 đôi, cuống lá
dài 8-15mm, có lông.
- Cụm hoa dạng chùm ở ngọn, dài

8-20cm, gồm nhiều vòng, mỗi vòng 6
hoa. Hoa nhỏ, có cuống ngắn, đài hình
chuông, có 10 gân, 2 môi: môi trên 1
thùy lớn, môi dưới 4 thùy.
- Tràng màu trắng, ống tràng có
lông ở phía ngoài, 2 môi, môi trên 4
thùy, môi dưới thuôn hơi lõm hình

Hình 1.1. É hoang

thuyền; nhị 4, thò khỏi ống tràng. Gốc
của đôi nhị trên có u lồi, bầu nhẵn, vòi xẻ đôi.
- Quả hình trứng màu đen.
- Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất phù sa. Ra hoa tháng 6-8.
- Cây cho tinh dầu và lá được dung để trị các bệnh ngoài da.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

11

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Phân bố [4]
- Ở Việt Nam: Cây é hoang có gặp ở Hà Nội và vùng Cam Ranh,
Khánh Hòa.
- Trên thế giới: Cây é hoang phân bố ở một số nước ở Châu Mỹ, Châu
Phi và Châu Á. Ngoài ra còn phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc,
Malaysia, Indonesia, ...

Thành phần hóa học [15], [28], [32]
Theo Đỗ Tất Lợi, Ocimum americanum L. có thành phần chủ yếu là
camphor mà không có tymol hoặc chủ yếu là tymol mà không có camphor.
Hoặc nữa là chủ yếu chứa citral với một ít citronellol, myrcen và ocimen.
Filho A. P. S. S. cùng các cộng sự (2010) nghiên cứu về thành phần hóa
học của tinh dầu lá và cành của Ocimum americanum L. ở Amazon thu được
thành phần hóa học chính trong cây này là limonen (24%).[28]
Matasyoh J. C. cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tinh dầu lá
Ocimum americanum L. trồng ở phía Tây Kenya bằng phương pháp GC và
GC/MS. Kết quả nghiên cứu đã có 36 cấu tử được xác định, trong đó thành
phần chính là terpinen-4-ol (43,21%), 1,8-cineol (16,13%), α-terpineol
(4,01%), trans-caryophyllen (3,06%), α-bergamoten (2,68%) và cis-sabinen
(2,59%) [32].
Công dụng [36], [47]
Cây cho tinh dầu và lá được dùng để trị các bệnh ngoài da.
Thaweboon S. và Thaweboon B. (2009) đã nghiên cứu khả năng kháng
khuẩn của Ocimum americanum L. trên ba chủng khuẩn Streptococus mutans,
Lactobacillus casei và Candida albicans, xác định nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC-Minimum inhibitory concentration) cho thấy tinh dầu có khả năng
chống lại tất cả các chủng vi khuẩn thử nghiệm trên, với giá trị MIC là 0,04
mg/ml. Phát hiện này cho thấy có thể sử dụng tinh dầu Ocimum americanum
L. trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng, giảm các vi khuẩn gây
bệnh trong khoang miệng. [36]
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

12


Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

1.3.2.2. Húng quế
Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
Tên khác: Húng giổi, húng chó, é tía, é quế [4]
Đặc điểm thực vật [4], [5], [10], [15], [47]
- Cây thảo mọc đứng, thân phân nhánh ngay từ gốc, thành từng cụm, cao
20-60cm. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng nhọn hay thuôn, dài 2-5cm, rộng 12,5cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép nguyên hay lượn sóng, cả hai mặt đều
nhẵn; gân bên 4-5 đôi; cuống lá dài 1-2cm.
- Cụm hoa dạng chùm đơn ở ngọn,
dài 15-20cm, gồm những vòng 5-6 hoa,
cách xa nhau. Lá bắc rụng sớm.
- Hoa có cuống ngắn, đài hình chuông,
dài 4-5mm chia 2 môi: môi trên 1 thùy lớn,
môi dưới 4 thùy không bằng nhau.
- Tràng màu trắng hay hồng, có ống
dài 6-7mm, phiến chia 2 môi: môi trên 4
thùy, môi dưới 1 thùy. Nhị 4, hơi thò ra
ngoài, gốc của đôi nhị trên có u lồi; bầu

Hình 1.2. Húng quế

nhẵn, vòi nhụy xẻ đôi.
- Quả hình trứng, màu đan nhánh.
- Cây ưa sáng và ẩm, ưa đất phù sa và đất thịt.
- Ra hoa vào tháng 7-9, có quả vào tháng 10-12.
Phân bố [4], [5], [15]
- Ở Việt Nam: Cây húng quế được trồng ở nhiều nơi như Hà Giang, Hà
Nội, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An,...
- Trên thế giới: Cây húng quế phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Trung

Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philippin và các
nước Châu Phi.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

13

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Thành phần hóa học [15], [31], [37]
Hàm lượng tinh dầu trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0.8%. Tinh dầu có
màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu.
Tùy theo nơi trồng, các chỉ số hóa lý của tinh dầu cây húng quế có thể thay
đổi. Ví dụ: Tinh dầu húng quế của Pháp, Đức, Angiêri, Tây Ban Nha có tỷ trọng
từ 0,904-0,930 (g/ml), αD từ -660 đến -220, chỉ số khúc xạ 1,481 đến 1,425, chỉ số
axit dưới 3,4, chỉ số este từ 1 đến 15, tan trong 1 đến 2 thể tích cồn 800.
Tinh dầu húng quế Việt Nam cất tại một số địa phương chứa tới 80-90%
metylchavicol. Tinh dầu của những nước Châu Âu chứa từ 30 đến 57%
estragol hay metylchavicol, linalool, cineol (1,5-2%), metyl xinnamat,
eugenol (0,3-2%), sesquitecpen chưa xác định được (5-9%).
Trong khi đó thì Iskenderov (1938) cho rằng thành phần chủ yếu của tinh
dầu loài Ocimum basilicum L. Liên Xô cũ có 32% tymol, 48% đipenten, 7%
p- xymen, 1% anđehit và 8% ancol chưa xác định.
Tinh dầu Ocimum basilicum L. của đảo Réunion không chứa linalool mà
lại chứa (+)-camphor, cineol, pinen,...
Ismail M. (2006) đã nghiên cứu tinh dầu Ocimum basilicum L. có thành
phần hóa học chính là linalool (44,18%), cineol (13,65%), eugenol (8,59%),
isocaryophyllen (3,10%), metyl xinnamat (4,26%) và α-cubeben (4.97%).[31]

Unnithan C.R. cùng các cộng sự đã nghiên cứu tinh dầu Ocimum
basilicum L. bằng phương pháp GC/MS (2012). Kết quả nghiên cứu đã có 30
cấu tử được xác định, trong đó thành phần chính là copaen (25,5%), p-menth2-en-1-ol (7,7%), eugenyl axetat (4,8%), bornyl axetat (4,0%), γ - himachalen
(3,6%), rosifoliol (3,0%) và α-cubeben (2,5%) chiếm 76,7% hàm lượng của
tinh dầu. [37]
Công dụng [4], [45]
Cây được trồng làm rau gia vị. Hạt dùng chế nước giải khát, chống táo
bón. Cành lá làm thuốc trị sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, viêm ruột,
ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, chấn thương. Hoa dùng tốt cho người bị bại
thần kinh, trẻ em ít ngủ, còn giúp làm tiết sữa ở các bà mẹ nuôi đẻ thiếu sữa.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

14

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

1.3.2.3. Hương nhu trắng
Tên khoa học: Ocimum grasstisimum L.
Tên khác: É lá lớn
Đặc điểm thực vật [4], [10], 15]
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 1-2m, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông
tơ ở phần non.
Lá mọc đối chéo hình chữ thập, phiến hình trứng- mũi giáo, dài 5-10cm,
rộng 2-6cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép xẻ răng cưa, ở cả hai mặt đều có
lông và điểm tuyến; gân bên 5-7 đôi, cuống lá dài 2-5cm.
Cụm hoa dạng chùy ở ngọn, dài 1520cm, gồm các vòng cách nhau, mỗi vòng
6 hoa. Hoa nhỏ có cuống ngắn; đài hình

chuông, có lông và điểm tuyến, phiến 2
môi: môi trên 1 thùy lớn, môi dưới 4 thùy,
tràng màu trắng ngà hay vàng nhạt, có hai
môi: môi trên 4 thùy ngắn, môi dưới 1 thùy
dài; nhị 4, gốc đôi, nhị trên có u lồi và có
lông, bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ đôi. Quả gần

Hình 1.3. Hương nhu trắng

hình cầu, màu nâu đậm.
Cây mọc hoang và được trồng. Ưa sáng và ẩm, thường gặp trên các bãi
hoang, ven đồi núi, bờ ruộng. Ra hoa tháng 7-10, có quả tháng 11-12.
Phân bố [4], [10]
- Ở Việt Nam: Cây hương nhu trắng được trồng ở Hà Giang, Sơn La,
Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội cho đến thành phố Hồ Chí Minh.
- Trên thế giới: Cây hương nhu trắng phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc,
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và một số nước
thuộc Châu Phi.

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

15

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Thành phần hóa học [15], [20], [25], [26]
Hàm lượng tinh dầu trong cây hương nhu trắng chiểm từ 0,6-0,8%. Tinh

dầu có hai phần, phần nhẹ hơn nước và phần nặng hơn nước, vị cay, phần nhẹ
hơn nước (d=0,9746), độ sôi 2430 - 2440C.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu hương nhu trắng là eugenol (45-70%),
ngoài ra còn khoảng 20 ete metyleugenol và 3% cacvacrol, o-xymen, pxymen, camphen, limonen, α- pinen và β-pinen.
Năm 2011, Lê Thị Thanh Xuân đã nghiên cứu phương pháp “Làm giàu
metyleugenol từ tinh dầu hương nhu (Ocimum gratissimum L.) và khảo sát
hoạt tính sinh học”. Kết quả nghiên cứu, bằng phương pháp GC/MS xác định
được 35 cấu tử, thành phần chính là eugenol (24,84%), metyleugenol
(31,08%), (2Z)-3,7-đimetylocta-2,6-đien-1-ol (4,44%), (2E)-3,7-đimetylocta2,6-đien-1-ol (4,32%), 3,7-đimetylocta-1,6-dien-3-ol (4,20%), (2E)-3,7đimetylocta-2,6-đienal (3,16%), (2Z)-3,7-đimetylocta-2,6-đienal (4,17%),
caryophyllen (4,11%), (1Z,4Z,7Z)-1,5,9,9-tetrametylxiclounđeca-1,4,7-trien
(2,44%). Sau khi làm giàu, hàm lượng metyleugenol tăng đáng kể chiếm
69,83%. Metyleugenol có tác dụng dẫn dụ và triệt khả năng sinh sản của ruồi
vàng phá hoại vườn cây ăn trái, bảo vệ môi trường sống. [25]
Năm 2009, bằng phương pháp GC/MS, Benitez N. P., Leon E. M. M.,
Stashenko E. E. đã xác định được trong tinh dầu Ocimum grastissimum L.
trồng tại Colombia có chứa 33 cấu tử, trong đó đa phần là eugenol (43,2%),
1,8-cineol (12,8%), β-selinen (9.0%). Trong đó, monotecpen (10 cấu tử chiếm
25%): β-pinen (2,4%), α-pinen (1,2%), sabinen (1,2%); monotecpen chứa oxi
(5 cấu tử chiếm 15%): α-terpineol (1,7%); secquitecpen (14 cấu tử chiếm
35%): β-selinen (9,0%), α-selinen (4,5%), trans-β-caryophyllen (6,4%).[26]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Đinh Nga về
“Nghiên cứu sàng lọc cây thuốc kháng vi nấm gây bệnh ở da và niêm mạc”
thu được kết quả: Tinh dầu hương nhu trắng có tác dụng kháng nấm trên 4
chủng nấm C. albicans, M. furfur, M. gypseum, T. mentagrophytes và xác
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

16


Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

định thành phần của tinh dầu hương nhu bằng GC/MS: Tinh dầu hương nhu
chứa 25 hợp chất khác nhau, eugenol là thành phần chính với hàm lượng cao
hơn 60%.[20]
Công dụng [15], [25]
- Tây y hiện nay chưa thấy dùng cây này làm thuốc. Thường chỉ dùng để
cất tinh dầu chế eugenol dùng trong nha khoa và trong việc tổ hợp chất
vanilin.
- Theo Đông y, hương nhu có vị cay, hơi ôn, vào 2 kinh phế và vị, có tác
dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy, đau đầu,
đau bụng, buồn nôn, thủy thủng, đi ngoài lỏng, chảy máu cam,...
+ Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) hoặc sắc uống lần thứ
nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt.
+ Tác dụng giảm đau: dầu hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ
dày chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất.
+ Nước sắc hương nhu có tác dụng trấn tỉnh.
+ Dầu hương nhu liều 190ml/kg cho uống liên tục 7 - 8 ngày, thấy có tác
dụng tăng cường khả năng miễn dịch.
+ Tác dụng kháng khuẩn: dầu hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với
trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lị, trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn phế viêm.
1.3.2.4. Hương nhu tía
Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L. [47]
Tên đồng nghĩa: Ocimum sanctum L.[47]
Tên khác: É tía, é đỏ, é rừng [4]
Đặc điểm thực vật [4], [10], [15]
Cây thân thảo, mọc thành bụi nhỏ, cao 30
đến 50cm hay hơn; thân và cành màu tía, có lông.
Lá mọc đối, phiến hình bầu dục, dài 3-6cm,

rộng 1-3cm, đầu tù, gốc tròn hay hình nêm, mép
xẻ răng cưa hay lượn sóng, 2 mặt màu tím nhạt,
có lông; gân bên 5-6 đôi, cuống lá dài 1-3cm.
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Hình 1.4. Hương nhu tía


Khóa luận tốt nghiệp

17

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Cụm hoa chùm đơn ở ngọn, ít khi phân nhánh, dài 15-25cm, gồm các
vòng cách nhau, mỗi vòng 6 hoa. Hoa có cuống dài bằng đài; đài hình chuông,
dài 2,5-3mm, có lông và điểm tuyến ở phía ngoài, phiến chia 2 môi: môi trên
1 thùy, môi dưới 4 thùy; tràng hoa màu trắng hay tím, dài 2-3mm, chia 2 môi:
môi trên 4 thùy, môi dưới 1 thùy; nhị 4, thò ra ngoài ít, bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ
đôi. Quả hình trứng, cỡ 1mm, màu nâu đậm.
Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất phù sa và đất thịt.
Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-10.
Phân bố [4], [10], [15]
- Ở Việt Nam: Cây hương nhu tía được trồng ở nhiều nơi như Hòa Bình,
Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình vào Khánh Hòa, Ninh Thuận, thành phố Hồ
Chí Minh cho đến An Giang, ...
- Trên thế giới: Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia,
Philippin, Inđônêxia và các nước ở Châu Phi, Châu Úc.
Thành phần hóa học [27], [33],
Năm 2012, bằng phương pháp GC/MS, Naquvi K. J. và các cộng sự đã

xác định trong tinh dầu Ocimum sanctum L. có chứa 31 cấu tử, trong đó thành
phần chính là monotecpen (13 cấu tử chiếm 66,89%): α-thujen (3,1%), α-pinen
(4,2%), α-camphen (1,8%), β-pinen (4,8%), myrcen (0,9%), limonen (0,39%),
eugenol (27,4%), α-terpineol (0,8%), camphor (9,0%), bornyl axetat (14,5%),
α-Selinen (5,9%), β-gurjunen (2,0%), β-guaien (4,0%), bixiclogermacen
(2,8%), etyl xiclohexenal xeton (7,1%), n-butyl benzoat (4,6%). Các thành phần
khác được tìm thấy ở dạng vết. [33]
Devendran G., Balasubramanian U. đã nghiên cứu dich chiết Ocimum
sanctum L. (Ocimum tenuiflorum L.) bằng phương pháp GC/MS (2011). Kết
quả nghiên cứu đã xác định được 10 cấu tử, thành phần chính là eugenol
(43,88%); caryophyllen (26,53%); xiclopropyliđenxiclopentan (1,02%); 1,2,4trietenylxiclohexan (15,31%); 1,1-đimetoxyoctađecan (2,04%) và N,N,a,4tetrametylmetanaminbenzen (2,04%).[27]
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


Khóa luận tốt nghiệp

18

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Công dụng [43]
Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng
chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi với liều 0,5-0,8% trong một ngày, dưới
dạng nang hay tiêm dưới da. Eugenol rất thông dụng trong nha khoa (làm chất
hàn răng tạm eugenat, làm thuốc điều trị viêm ngà, viêm xương ổ răng, làm
toả bạc khi tráng bạc trên răng), trong việc điều trị răng mòn, tê buốt.
Hương nhu tía thường được dùng trị cảm nắng, cảm lạnh, nhức đầu, đau
bụng đi ngoài, tức ngực nôn mửa, chuột rút, ngày dùng 6-12g dạng thuốc
hãm, thuốc sắc.
1.3.3. Húng trắng

Là một thứ thuộc loài Húng quế
(Ocimum basilicum L.).
Tên khoa học: Ocimum basilicum L. var.
pilosum (Willd.) Benth.
Tên khác: É trắng, trà tiên, tiến thực, hương thảo.

Đặc điểm thực vật [4], [15]
- Húng trắng là cây thân thảo, đứng, cao
30-80cm, nhiều lông, phân nhánh sớm ở gốc,
mùi rất thơm.
- Thân: Thân non màu xanh, thân già hơi

Hình 1.5. Cây húng trắng

tròn, thưa lông.
- Lá hình trứng nhọn ở hai đầu, kích thước (3-6) x (2-3,5)cm, mép hơi
răng cưa nhọn và thưa, màu xanh đậm mặt trên, mặt dưới nhiều lông nhám và
đốm tuyến; 4-8 cặp gân phụ; cuống lá màu xanh nhạt, dài 1,5-2cm.
- Cụm hoa chùm xim bó dài 15-30cm ở ngọn cành; khoảng cách giữa hai
vòng giả 1-2,5cm, vòng giả có 6 hoa nhỏ. Lá bắc dài hơn đài, màu xanh, dạng
lá thường hoặc mũi mác, thường cong hướng lên, nhiều lông, kích thước nhỏ
dần về phía ngọn phát hoa, khoảng (0,4-2,5) x (0,2-1,8)cm, thường rụng sớm.
Cuống hoa ngắn 0,4-0,7cm, màu xanh, thường dựng đứng áp vào trục hoa, ngọn
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh


×