Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hướng dẫn Giải đề thi minh Họa Văn Megabook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.32 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2017
MÔN: NGỮ VĂN
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đã cho là nghị luận.
Câu 2. “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách
thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng
lớn xung quanh”:
- “Cắm cờ”: là hành động để đánh dấu kết quả, thành tích, thể hiện sức mạnh.

O

K

- “Bầu không khí”, “quang cảnh rộng lớn xung quanh”: gợi ra thành
quả tốt đẹp nói chung.

AB

O

- Cả câu nói có thể hiểu là: Trong cuộc sống, mỗi hành trình khó khăn mà chúng ta chinh
phục không phải là cách để chúng ta thể hiện sức mạnh mà là cơ hội để chúng ta vượt
qua thử thách, rèn luyện bản lĩnh, khám phá và chiến thắng chính bản thân mình và để
hướng bản thân đến những điều tốt đẹp. Đây là quan điểm sống hiện đại, tích cực, mang
tính cổ vũ.
Câu 3. “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến lúc các em nhận
ra các em chẳng có gì đặc biệt cả”:

M
EG


- Khi nhận ra mình “chẳng có gì đặc biệt cả” tức là mỗi người hiểu
rõ mình là ai, mình đang ở đâu trong mối quan hệ với tập thể và thế giới ngoài kia.
Không đề cao cá nhân trước tập thể, không tự mãn mà khiêm tốn, giản dị.
- Nếu tự mãn con người sẽ không tìm ra mục tiêu cho cuộc sống và vì thế cuộc sống sẽ
trở nên nhàm chán, vô nghĩa. Ngược lại thấy mình chẳng có gì đặc biệt sẽ khiến ta
không ngừng vươn lên để hoàn thiện mình và làm đẹp thêm cho cuộc đời. Lúc ấy mỗi
người sẽ tìm thấy nhiều niềm vui khi học hỏi, khám phá và chinh phục thế giới rộng lớn.
Câu 4.
- HS trình bày suy nghĩ cá nhân theo các bước sau:
+ Nêu thông điệp, trích nguyên văn câu nói trong đoạn trích thể hiện thông điệp (nếu có).
+ Giải thích vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với bản thân nhất?
+ Rút ra bài học.


- HS có thể lựa chọn thông điệp về ý nghĩa của việc vượt lên thử thách
hay về sự khiêm tốn,…
I. ĐỌC HIỂU (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu,…
* Yêu cầu về nội dung:

K

- Giải thích ý kiến:

O

+ “Leo lên đỉnh cao”: chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những

tầm cao về địa lí, tri thức,…

O

+ “Nhìn ngắm thế giới”: quan sát, tận hưởng, hướng bản thân tới sự lớn lao cũng như vẻ
đẹp của cuộc sống xung quanh.

AB

+ “Thế giới nhận ra các em”: được mọi người ghi nhận.

M
EG

 Câu nói xác lập mục đích của con người chinh phục đỉnh cao, vươn tới thành công
trong cuộc sống không phải để ghi danh tên tuổi, chứng tỏ sức mạnh với mọi người mà là
để cảm nhận, ngắm nhìn thế giới một cách sâu sắc hơn nữa ở tầm cao hơn từ đó nhận ra
vẻ đẹp mới, đích thực của cuộc đời và thế giới quanh ta.
- Bàn luận: Vì sao khi vươn lên đỉnh cao, chúng ta có thể nhìn ngắm thế giới và nên coi
đó là mục đích của việc chinh phục những đỉnh cao?
+ Chinh phục những đỉnh cao trong cuộc sống là không dễ dàng mà chúng ta cần phải
trang bị cho bản thân tri thức, kĩ năng, ý chí,… Khi lên tới đỉnh cao ta rèn luyện khả năng
của chính mình,
+ Mỗi hành trình đều chứa đựng nhiều bí ẩn thú vị mà đi đến tận cùng ta sẽ nhận ra nó,
giúp ta mở mang thêm kiến thức.
+ Ở tầm cao, nhìn ngắm thế giới sẽ rộng hơn, khái quát và chính xác cao hơn.
+ Nhận ra cuộc sống không ngừng vận động, con người sẽ tìm thấy nhu cầu và niềm vui
của việc muốn nhìn ngắm thế giới trên những đỉnh cao tiếp theo.
+ Nếu coi việc được ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ tự mãn với bản thân không
còn ý thức vươn lên nữa.



- Rút ra bài học nhận thức và hành động:
+ Trang bị cả về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, thái độ sống (sự khiêm tốn, ý chí,…).
+ Không ngừng hoàn thiện bản thân.
Câu 2. (5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong
bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
- Mở bài:

K

+ Giới thiệu phong cách sáng tác tiêu biểu của tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây
Tiến”: Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn
thơ hào hoa, lãng mạn. “Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất, xuất sắc nhất,
làm nên tên tuổi của Quang Dũng; đồng thời được coi là "đứa con
đầu lòng tráng kiện và hào hoa của nền thơ ca kháng chiến".

O

+ Giới thiệu hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng.

O

- Thân bài:

AB

Tiền đề phân tích

+ Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.


M
EG

+ Vài nét chung về những người lính Tây Tiến: Xuất thân (phần đông các chiến sĩ trong
trung đoàn đều xuất thân từ tầng lớp trí thức Hà thành…), phạm vi hoạt động, nhiệm vụ
của đơn vị, tinh thần của những người lính,…
+ Giải thích: Hào hùng là vẻ đẹp ngang tàng, mạnh mẽ, lạc quan, hào hoa, hùng tráng.
Đây là phẩm chất mang tính cốt cách của người lính cách mạng.
Trọng tâm phân tích: Vẻ đẹp hào hùng của người lính được thể hiên trong bài thơ:
+ Khí phách ngang tàng, oai dũng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ:
Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ.
Khó khăn, mất mát, hi sinh là điều không tránh khỏi.
Người lính Tây Tiến vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy vượt qua núi cao, vực sâu,
thú dữ, bệnh tật, với tinh thần lạc quan thể hiện qua cách nói vừa táo bạo, kiêu bạc vừa
tinh nghịch “súng ngửi trời”, “bỏ quên đời”…
Phân tích hai câu thơ “Tây Tiến đoàn binh… dữ oai hùm”


+ Lí tưởng đẹp và đời sống tinh thần hào hoa: Phân tích hai câu thơ “Mắt trừng gửi …
dáng Kiều thơm”
+ Sự hào hùng gắn liền với sự hi sinh bi tráng của những người lính: Phân tích bốn câu
thơ “Rải rác… độc hành” để thấy được tinh thần yêu nước, lí tưởng chiến đấu, sẵn sàng
hi sinh vì tổ quốc “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, tinh
thần “nhất khứ bất phục phản”  Người lính Tây Tiến hiện lên đẹp như những chiến
tướng hi sinh vì đất nước.
+ Nghệ thuật xây dựng và khắc họa hình tượng: bút pháp bi tráng và cảm hứng lãng mạn.
- Kết bài:

M

EG

AB

O

O

K

Chân dung độc đáo của những người lính Tây Tiến - người chiến sĩ trong kháng
chiến: gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, hào hoa và đặc biệt là giàu chất lý tưởng. Đoạn
thơ đã gieo vào lòng người đọc một tinh thần yêu nước, ý thức gìn giữ non sông của con
người Việt Nam và niềm tự hào về các thế hệ anh hùng của dân tộc với những con người
đẹp như chân lí sinh ra.



×