Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử VIỆT NAM cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 207 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)

LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
(Dành cho Sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử)

Tác giả: ThS. Lại Thị Hương

Năm 2016
1


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM ĐÀ NẴNG VÀ NAM
KỲ TỪ 1858 ĐẾN 1867
1.1 Việt Nam trƣớc âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp
1.2 Chống Pháp đánh chiếm Đà Nẵng từ 1858 đến 1859
1.3 Chống Pháp đánh chiếm Nam Kỳ (1859 - 1867)
CHƢƠNG 2 CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM CÁC TỈNH BẮC KỲ
2.1 Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873 - 1874)
2.2 Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai (1882 - 1883)
CHƢƠNG 3 CUỘC NỔI DẬY Ở KINH THÀNH HUẾ VÀ PHONG TRÀO CẦN
VƢƠNG TỪ 1884 ĐẾN 1888
3.1 Cuộc nổi dậy của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
3.2 Phong trào văn thân, sỹ phu hƣởng ứng chiếu Cần Vƣơng
CHƢƠNG 4 PHONG TRÀO CẦN VƢƠNG TỪ 1888 ĐẾN 1896
4.1 Phong trào Cần vƣơng sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888 - 1896)
4.2 Phong trào nhân dân tự động đứng lên chống Pháp


CHƢƠNG 5 VIỆT NAM TỪ 1897 - 1918
5.1 Những chuyển biến về chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam trong hai thập
niên đầu thế kỷ XX
5.2 Sự ra đời của trào lƣu dân tộc chủ nghĩa và cuộc vận động giải phóng
dân
tộc đầu thế kỷ XX
5.3 Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta trong những năm chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)
CHƢƠNG 6 LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 - 1930
6.1 Tình hình Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
6.2 Phong trào yêu nƣớc, phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1930.
Các tổ chức yêu nƣớc, cách mạng ra đời và hoạt động.
6.3 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Luận cƣơng tháng 10 -1930.
6.4 Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
CHƢƠNG 7 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỪ 1930 ĐẾN 1939
7.1 Tình hình Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933)
7.2 Phong trào cách mạng 1930 -1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh
7.3 Thời kỳ phục hồi cách mạng 1932 -1935
7.4 Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939
CHƢƠNG 8 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỪ 1939 ĐẾN 1945
8.1 Chủ trƣơng chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng
8.2 Sự chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng khởi nghĩa
8.3 Cao trào kháng Nhật cứu nƣớc
2


8.4 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
8.5 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng
tháng Tám năm 1945

8.6 Một số vấn đề về Cách mạng tháng Tám

3


CHƢƠNG 1. CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM ĐÀ NẴNG VÀ NAM
KỲ TỪ 1858 ĐẾN 1867
1.1. Việt Nam trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp
Thế kỷ XIX là thế kỷ của chủ nghĩa tƣ bản phát triển với tốc độ nhanh. Trong công
nghiệp, các công xƣởng và nhà máy lớn đƣợc thiết bị những máy móc hiện đại, phức tạp đã thay
thế cho các xƣởng thủ công dựa trên lao động bằng tay và các xí nghiệp thủ công trong các công
trƣờng thủ công cũ. Phƣơng thức sản xuắt tƣ bản chủ nghĩa giữ địa vị thống trị. Do nhu cầu của
kỹ thuật và của việc mở rộng sản xuất vật chất, khoa học đã có sự phát triển. Với phƣơng thức
sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, khoa học tự nhiên phát triển đặc biệt nhanh. Nhiều phát minh khoa
học đã ra đời phục vụ đắc lực cho giai cấp tƣ sản. Trên đà đó, tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
chủ nghĩa đế quốc hình thành. Cùng với việc xuất hiện các tổ chức độc quyền có tác dụng quyết
định trong kinh tế, tƣ bản tài chính xuất hiện, xuất khẩu tƣ bản, trở thành những đế quốc ăn bám.
Chia cắt thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn độc quyền là những cuộc đấu tranh để chia lại thế
giới, để chinh phục lãnh thổ nƣớc ngoài, xâm chiếm thuộc địa. Trong bối cảnh đó kỹ thuật quân
sự đã có sự phát triển: súng đạn, chiến thuyền, tàu chiến, đại bác... Kỹ thuật quân sự đã tạo điều
kiện cho sự xâm chiếm thuộc địa; ngƣợc lại do nhu cầu của việc chinh phục thuộc địa,
kỹ thuật quân sự lại có điều kiện phát triển.
Đó là sự thách thức với nền kỹ thuật quân sự lạc hậu của phƣơng Đông nói
chung, Việt Nam nói riêng. Trong khi chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây phát triển, các
nƣớc phƣơng Đông tuy đã có một nền văn hoá khá phát triển không thua kém gì nhiều
nƣớc Châu Âu, đặc biệt có những nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... là những
quốc gia phong kiến phát triển, thì nền kinh tế của các nƣớc phƣơng Đông về căn bản
vẫn là nền kinh tế tự nhiên. Thành phố không phải là trung tâm kinh tế có thể thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển xã hội, và cũng không có mối quan hệ chặt chẽ với nông thôn
nhƣ các thành phố ở thời trung đại Châu Âu. Nhà nƣớc phong kiến đã suy yếu trở

thành bảo thủ, phản động. Nó không nghĩ đến và không có khả năng tổ chức lực
lƣợng, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật quân sự. Tƣ
tƣởng phòng thủ “thành cao hào sâu” đã chi phối mọi hoạt động quân sự của các triều
đình phong kiến phƣơng Đông bấy giờ. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy
vua quan triều Nguyễn đã lấy dây xích chắn ngầm ngang các dòng sông và các cửa
biển để ngăn không cho tàu chiến Pháp đi sâu vào nội địa, rồi dùng thuyền nhỏ phục
kích, đón lõng địch.
Sự thách thức giữa nền kỹ thuật quân sự phƣơng Tây tiến bộ với nền kỹ thuật
quân sự lạc hậu phƣơng Đông chính là sự chênh lệch giữa hai nền kỹ thuật quân sự.
Để đối phó với kẻ địch có tàu đồng, “ống khói chạy đen sì”, “bắn đạn nhỏ đạn to”... ta
chỉ có “một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gỗ”; “hoả mai đánh bằng rơm con
cúi”, “gƣơm đeo dùng bằng lƣỡi dao phay”...
4


Đứng trƣớc chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây đang trong quá trình phát triển với
tốc độ nhanh lên giai đoạn tối cao và tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc, phƣơng
Đông đông dân và tài nguyên phong phú đã trở thành đối tƣợng xâm lƣợc của chúng.
Nhƣng không thể nói rằng các nƣớc phƣơng Đông bấy giờ đều hoàn toàn ở trong tình
trạng bất động, đình trệ và lạc hậu nhƣ một số sử gia bồi bút tay sai tƣ bản đã lớn tiếng
rêu rao để biện chính cho hành động xâm lƣợc. Nhiều yếu tố có giá trị trƣờng tồn
trong bề dày của nền văn hoá phƣơng Đông vẫn tiếp tục phát triển khi tƣ bản phƣơng
Tây tới “gõ cửa”. Mặt khác, trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nƣớc phƣơng
Đông cũng không giống nhau. Bên cạnh các nƣớc lạc hậu, trì trệ, suy yếu cũng có
những quốc gia phong kiến từng phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ..., nhƣng nhìn
chung phƣơng Đông thế kỷ XIX là một phƣơng Đông phong kiến bảo thủ, trì trệ, lạc
hậu. Nền kinh tế phƣơng Đông cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp xây
dựng trên nền tảng tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình. Quan hệ
sở hữu ruộng đất phong kiến là một trở ngại cho sự phát triển xã hội. Việc bóc lột
nặng nề của giai cấp phong kiến đối với nông dân dẫn đến đấu tranh giai cấp gay gắt,

và những cuộc khởi nghĩa nông dân cuối cùng đều thất bại trƣớc sự đàn áp man rợ của
vua chúa phong kiến trong cơn rẫy chết, nhƣng đã làm cho chế độ phong kiến đi tới
tan rã và dẫn tới sụp đổ. Nhiều nƣớc phƣơng Đông, do nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền
suy yếu, dẫn tới tình trạng địa phƣơng cát cứ, phá vỡ sự thống nhất đất nƣớc. Sự phân
tán cát cứ này ngăn cản sự hình thành thị trƣờng dân tộc thống nhất cần thiết cho sự
phát triển kinh tế xã hội. Tình hình đó là mảnh đất tốt cho nội chiến xảy ra, càng làm
cho lực lƣợng dân tộc ngày càng thêm chia rẽ, tài nguyên đất nƣớc ngày thêm tiêu
hao, dẫn tới dân nghèo nƣớc yếu, nhà nƣớc phong kiến bảo thủ, phản động chỉ còn là
công cụ phục vụ cho giai cấp phong kiến duy trì quyền lực của chúng, đàn áp, nô dịch
nhân dân bằng mọi hình thức.
Trƣớc sự bóc lột tàn tệ, đàn áp dã man của giai cấp phong kiến, mâu thuẫn giữa
địa chủ nông dân diễn ra gay gắt. Những cuộc đấu tranh của nông dân chống tô, thuế,
sƣu dịch, chống đàn áp về chính trị, văn hoá bùng nổ khắp nơi, liên tục, ngày càng có
đông đảo quần chúng hƣởng ứng tham gia. Các cuộc đấu tranh của nông dân, thƣơng
nhân, dân nghèo thành thị tuy cuối cùng đều thất bại, nhƣng đã giáng một đòn mạnh
vào nền thống trị phong kiến đƣơng thời, đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy lực
lƣợng sản xuất phát triển ít nhiều.
Tình trạng suy yếu về mọi mặt của các nƣớc phƣơng Đông trong thời kỳ này là
điều kiện thuận lợi cho tƣ bản phƣơng Tây bành trƣớng thuộc địa. Phƣơng Đông trì
trệ, nhƣng vẫn là một hòn ngọc của Viễn Đông. Vàng bạc, sản vật địa phƣơng, nguyên
liệu của các nƣớc phƣơng Đông kích thích sự thèm khát của các nƣớc tƣ bản phƣơng
Tây. Chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây đua nhau tràn sang phƣơng Đông kiếm thị trƣờng
5


không chỉ để tiêu thụ hàng hoá, mà còn cả đất đầu tƣ và nơi khai thác nguyên liệu cho
công nghiệp chính quốc, vì mục đích siêu lợi nhuận.
Vào đầu thời cận đại ở phƣơng Đông cũng có những nƣớc Châu Á đã đạt tới
một trình độ phát triển nhất định, nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Ở những nƣớc
này đã xuất hiện những yếu tố tƣ bản chủ nghĩa. Tuy vậy, trong xu thế phát triển của

chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây, các nƣớc thuộc khu vực Châu Á, ở những mức độ và
thời gian khác nhau, đều không tránh khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa thực dân phƣơng
Tây.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây đã kéo theo luôn sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật quân sự. Đồng thời là cả một làn
sóng chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây bành trƣớng xâm lƣợc các dân tộc phƣơng Đông.
Trong tình hình đó, nhiều nƣớc lần lƣợt bị các nƣớc thực dân phƣơng Tây thôn tính.
Việt Nam là một dải đất hẹp nằm ở phía đông bán đảo Đông Dƣơng, ở mỏm
đông nam của lục địa Châu Á, phía đông và phía nam trông ra biển Đông. Do đó Việt
Nam vừa chịu ảnh hƣởng nhiều mặt của lục địa Châu Á, vừa của Ấn Độ Dƣơng và
Thái Bình Dƣơng. Ở vị trí nhƣ vậy, Việt Nam có đƣờng giao thông thuận lợi vừa bằng
đƣờng bộ với các nƣớc trong châu lục, vừa bằng đƣờng thủy với các nƣớc khác trên
thế giới. Trong khu vực, Việt Nam giữ vị trí chiến lƣợc rất quan trọng, là bàn đạp để
đi sâu vào lục địa dẫn tới các nƣớc Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Trung Quốc, xa hơn
nữa tới Ấn Độ, Malaisia, Singapo, Indonexia...
Với một diện tích chiếm gần một nửa diện tích đất cả nƣớc, rừng nhiệt đới cho
ta nhiều lâm sản quý, nhiều động vật hiếm. Đồi núi chiếm 4/5 diện tích, có nhiều
khoáng sản với điều kiện khai thác dễ dàng, hoặc lộ thiên hoặc ở vị trí khai thác thuận
lợi. Các khoáng sản quan trọng là than, sắt, bôxít, crômít, thiếc, apatit. Vùng đất đỏ
cao nguyên miền Tây đủ điều kiện phát triển cây công nghiệp. Đồng bằng phù sa phì
nhiêu Bắc Bộ và Nam Bộ là những vựa thóc khổng lồ.
Việt Nam là bán đảo lớn với đƣờng bờ biển dài hơn 3000 kilômet, có đoạn
bằng phẳng, có đoạn khúc khuỷu, thuận lợi để phát triển vừa giao thông đƣờng biển,
vừa hải cảng... Thềm lục địa Việt Nam có nhiều mỏ dầu. Trong biển có nhiều đảo,
quần đảo lớn, có quần đảo đá vôi ở Vịnh Hạ Long đẹp nhất thế giới...
Rõ ràng Việt Nam không những có vị trí chiến lƣợc về quân sự, mà về kinh tế
là “rừng vàng biển bạc”, điều kiện thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú. Vì vậy
quân xâm lƣợc phƣơng Tây đại diện cho thế lực thƣơng mại, công nghiệp của giai cấp
tƣ sản, trong khi đua nhau tìm đất mới ở phƣơng trời xa xăm, đã sớm phát hiện ra Việt
Nam và tất cả đều nuôi dã tâm xâm lƣợc. Thực dân Pháp không phải là kẻ đầu tiên đặt

chân lên Việt Nam. Thời đại của chủ nghĩa tƣ bản thực dân phƣơng Tây gắn liền với
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, hai nƣớc tƣ bản đầu tiên ở Châu Âu phát hiện ra những
6


miền đất mới trên thế giới cũng là hai nƣớc tƣ bản thực dân đầu tiên có nhiều thuộc
địa.
Chủ nghĩa tƣ bản thực dân, trong quá trình tích luỹ nguyên thủy đã dùng bạo
lực quân sự để tiến hành cƣớp bóc trắng trợn, tƣớc đoạt quyền độc lập của các dân tộc.
Việc khai thác và ăn cƣớp ở Châu Mỹ và phƣơng Đông thế kỷ XVI làm cho Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha trở lên giàu mạnh. Các trung tâm thƣơng mại quốc tế đƣợc chuyển
từ ven Địa Trung Hải tới các cảng Tây Âu bên bờ Đại Tây Dƣơng.
Bằng công cụ đạo Thiên Chúa, trong thập niên đầu của thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha
đã chiếm Goa (1510), Malacca (1511). Sau đó chúng dòm ngó Trung Quốc (1514),
Philippin (1521). Cùng trong thời gian đó, lần đầu tiên vào năm 1524 Bồ Đào Nha đã
dòm ngó Việt Nam.Vào nửa cuối thế kỷ XVI, sau khi chiếm Áo Môn (Trung Quốc) vào
năm 1563, các tầu buôn và giáo sĩ Bồ Đào Nha có điều kiện thăm dò Việt Nam. Hội An
là một trong những thƣơng cảng quan trọng đầu tiên Bồ Đào Nha đến buôn bán. Năm
1614, ngƣời Bồ Đào Nha lập lò đúc súng ở Thuận Hoá (Huế). Sau Bồ Đào Nha là Hà
Lan. Với ƣu thế trên biển, trong nửa đầu của thế kỷ XVII, Hà Lan không những chỉ đặt
thƣơng điếm ở Hội An (1636), Phố Hiến (1637), mà còn có những hoạt động quân sự,
đứng về phía chúa Trịnh để tiến công chúa Nguyễn. Nhƣng các cuộc tấn công xuất phát
từ quần đảo Nam Dƣơng trong những năm 1642-1643 nhằm tiêu diệt quân Nguyễn đều
thất bại.
Bƣớc sang thế kỷ XVIII, bọn thực dân Anh, Pháp đã đẩy Hà Lan về phía sau,
độc chiếm quyền đặt thƣơng điếm ở Phố Hiến, Thăng Long (Hà Nội). Từng bƣớc một,
Anh đã lộ rõ ý đồ kết hợp giữa buôn bán với quân sự. Để có một bàn đạp trên đƣờng
hàng hải nối liền Ấn Độ Dƣơng với Thái Bình Dƣơng, năm 1702 Công ty Đông Ấn
của Anh chiếm đảo Côn Lôn của Việt Nam. Hơn một năm sau, đến cuối năm 1703,
dân đảo nổi dậy tiêu diệt quân Anh, thu hồi lại đảo.

Nhƣ vậy, cho đến thế kỷ XVIII thực đân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh đã từ chỗ
nhòm ngó, đặt thƣơng điếm đến xâm lƣợc vũ trang đối với Việt Nam, nhƣng cuối
cùng đã không thực hiện đƣợc tham vọng của chúng. Trong thời gian đó, chỉ có tƣ bản
Pháp và Tây Ban Nha, bằng nhiều thủ đoạn hoạt động xảo trá cuối cùng đã trở thành
những kẻ xâm lƣợc trực tiếp của nhân dân Việt Nam.
* Nước Việt Nam trước khi bị CNTD Pháp xâm chiếm
Tƣ bản Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam vào đúng lúc chế độ phong kiến
nƣớc ta đang đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Sự thật thì chế độ phong
kiến Việt Nam đã khủng hoảng từ cuối thế kỷ XVIII. Biểu hiện ở nhiều mặt, nhƣ nền
kinh tế tiểu nông đang cần đƣợc phát triển, nhƣng lại bị chế độ chiếm hữu và bóc lột
phong kiến uy hiếp nghiêm trọng; các mầm mống đầu tiên của chế độ tƣ bản trong
nƣớc đã xuất hiện và ngày càng mâu thuẫn đối kháng với quan hệ kinh tế phong kiến
7


lỗi thời từng thống trị xã hội Việt Nam; chiến tranh nông dân bộc phát trên phạm vi cả
nƣớc; lúc này cũng là lúc đất nƣớc đòi hỏi sớm đƣợc thống nhất để trên đà đó ngày
càng phát triển và tiến lên. Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn thắng lợi năm
1772 đã mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển của lực lƣợng sản xuất theo hƣớng
mới tƣ bản chủ nghĩa. Nhƣng dựa vào thế lực tƣ bản Pháp, sau khi đánh bại triều Tây
Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài, Nguyễn Ánh lên ngôi vua
năm 1802, đặt niên hiệu là Gia Long lập ra triều Nguyễn. Các vua nhà Nguyễn từ Gia
Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) đến Tự Đức
(1848-1883) kế tiếp nhau xây dựng, củng cố và bảo vệ chế độ phong kiến và quyền
thống trị của mình. Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại dƣới triều Nguyễn, xã hội
Việt Nam không phát triển lên theo chiều hƣớng tiến bộ của thời đại. Mâu thuẫn xã
hội sâu sắc là nguyên nhân làm bùng lên hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của nông
dân, của các dân tộc ít ngƣời, và cuối cùng Việt Nam trở thành đối tƣợng xâm lƣợc
của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây.
Nông dân Việt Nam đứng lên chống các tập đoàn phong kiến thối nát trong

khung cảnh quan hệ phong kiến siết chặt khắp nơi, chƣa có một tầng lớp thị dân, tƣ
sản làm bạn đồng minh. Ở Việt Nam, ngƣời nông dân là lực lƣợng chủ chốt trong
cộng đồng dân tộc xây đắp nên nền văn minh Việt Nam. Thế kỷ XVII-XVIII, họ vùng
dậy trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đồng thời chứng minh sức sống vĩ đại của
dân tộc. Những thế kỷ đó hiện lên, một bên là sự suy sụp của chế độ phong kiến
chuyên chế, một bên là sự trỗi dậy của quần chúng nông dân, sự quật khởi của cả dân
tộc.
Tiêu biểu nhất là phong trào nông dân Tây Sơn. Từ mục tiêu ban đầu là giành
bát cơm manh áo, phong trào đã vƣơn tới những mục tiêu có quan hệ đến vận mệnh
toàn dân tộc: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đánh đổ
các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, tiêu diệt bọn xâm lƣợc Xiêm và
Thanh, giành lại chủ quyền dân tộc, khôi phục thống nhất đất nƣớc và đề ra những cải
cách tiến bộ. Phong trào nông dân Tây Sơn mang tính chất CMXH mà không có giai
cấp tƣ sản lãnh đạo và đã thể hiện sức sống của dân tộc Việt Nam đang cố vƣợt ra
khỏi “đêm trƣờng trung cổ„. Nhƣng triều Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi nên chƣa tạo
ra đƣợc những điều kiện vật chất tối thiểu có thể thoát khỏi sự ràng buộc của quan hệ
phong kiến trung cổ, xã hội Việt Nam vẫn là xã hội phong kiến với nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu.
+ Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, có những dòng họ lập vƣơng
triều mới sau khi lãnh đạo nhân dân đánh đổ ách thống trị của ngoại bang hoặc thay
thế một vƣơng triều đã thoái hóa. Nhƣng triều Nguyễn đƣợc dựng lên là kết quả của
cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến suy đồi đƣợc TB Pháp giúp sức, phản
8


kích lại phong trào Tây Sơn, một phong trào đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân và
dân tộc.
Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong một bối cảnh đặc biệt của đất
nƣớc, mà còn trong tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn. Thắng lợi của chủ
nghĩa tƣ bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển chủ nghĩa thực dân và sự giao lƣu

buôn bán quốc tế. Hàng loạt nƣớc Châu Á lần lƣợt rơi vào ách đô hộ thực dân, và Việt
Nam cũng không tránh khỏi mối đe dọa đó.
Thừa hƣởng thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự
nghiệp thống nhất đất nƣớc, sau khi lên ngôi nhà Nguyễn đã làm chủ một lãnh thổ trải
dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Năm 1803, Gia Long cử sứ bộ do Lê Quang
Định đứng đầu sang nhà Thanh xin quốc hiệu và đầu năm 1894 chính thức công bố
tên nƣớc Việt Nam, năm 1813 lại đặt tên nƣớc là Đại Việt, đến năm 1838 Minh Mạng
lại đổi thành Đại Nam. Kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế).
Sau khi lấy đƣợc toàn bộ Bắc Hà, Nguyễn Ánh xƣng vƣơng, kiểm kê lại hệ
thống các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản. Lúc đầu, Gia Long giữ
nguyên cách tổ chức cũ, ở Đàng Ngoài vẫn là trấn, phủ, huyện, xã; ở Đàng Trong là
trấn, dinh, huyện, xã. Sau đó ít lâu, nhà Nguyễn nâng tổng thành một cấp hành chính
trung gian giữa huyện và xã. Ngoài ra, 11 trấn Bắc thành (tƣơng ứng với Bắc Bộ ngày
nay) đƣợc hợp thành một tổng trấn, 5 trấn cực Nam cũng hợp thành một tổng trấn gọi
là Gia Định thành. Để thống nhất các đơn vị hành chính trong nƣớc, năm 1831-1832
Minh Mạng bỏ hai tổng trấn, chia cả nƣớc thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (trực
thuộc triều đình trung ƣơng). Dƣới tỉnh có phủ, huyện, châu rồi đến tổng, xã. Theo
thống kê năm 1840, cả nƣớc có 90 phủ, 20 phân phủ, 379 huyện, 1.742 tổng, 18.265
xã, thôn, phƣờng, ấp. Cách chia đơn vị hành chính này đƣợc giữ nguyên cho đến cuối
thời Nguyễn.
Về chính quyền trung ƣơng, Gia Long, Minh Mạng giữ nguyên hệ thống tổ
chức bộ máy của triều đại trƣớc. Vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. Giúp
vua việc giải quyết giấy tờ và ghi chép có Thị thƣ viện (thời Gia Long), sang thời
Minh Mạng gọi là Văn thƣ phòng, và năm 1829 thì chuyển thành Nội các, sau chính
thức hoá thành Viện Cơ mật (1834). Ngoài ra, nhà Nguyễn đặt thêm Tôn nhân phủ
phụ trách các việc của Hoàng gia.
Bên dƣới là 6 Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) chịu trách nhiệm chỉ đạo các
công việc chung của Nhà nƣớc và Ngũ quân đô thống phủ phụ trách quân đội. Bên
cạnh đó có Đô sát viện phụ trách thanh tra quan lại; Hàn lâm viện phụ trách sắc dụ,
công văn; phủ Nội vụ phụ trách kho tàng; Quốc tử giám phụ trách giáo dục; Thái y

viện phụ trách thuốc thang, chữa bệnh...

9


Để đề cao hơn nữa uy quyền của nhà vua, Gia Long đặt lệ “Tứ bất” (không đặt
Tể tƣớng, không lập Hoàng hậu, không lấy Trạng nguyên, không phong tƣớc Vƣơng
cho ngƣời ngoài họ vua).
Một khó khăn lớn của nhà Nguyễn là xây dựng chính quyền địa phƣơng. Năm
1802, khi làm chủ đƣợc Bắc Hà và quyết định chọn Phú Xuân làm kinh đô, Gia Long
phải hợp 11 trấn phía Bắc thành một tổng trấn với tên cũ là Bắc Thành, do Tổng trấn
đứng đầu (ngƣời đầu tiên là Nguyễn Văn Thành), “ban cho sắc, ấn, 11 nội, ngoại trấn
đều lệ thuộc. Phàm việc cất bãi quan lại, xử quyết kiện tụng đều đƣợc tuỳ tiện mà làm,
rồi sau mới tâu...”. Giúp việc có 3 tào: Hộ tào kiêm chức của Công phòng; Binh tào
kiêm chức của Lại phòng; Hình tào kiêm chức của Lễ phòng. Năm 1808, 5 trấn cực
Nam cũng đƣợc hợp thành tổng trấn với tên Gia Định thành, quan chức tƣơng tự nhƣ
Bắc Thành (Tổng trấn đầu tiên của Gia Định thành là Nguyễn Văn Nhân). Bên dƣới,
ban đầu ở các trấn Đàng Ngoài, Gia Long đặt Trấn thủ đứng đầu, giúp việc có hai ti:
Tả thừa gồm 3 phòng là Lại, Binh, Hình và Hữu thừa gồm 3 phòng là Hộ, Lễ, Công.
Năm 1804, đối với các dinh trấn Đàng Trong, Gia Long bỏ các ti Xá sai, Lệnh sử để
theo đúng hệ thống cơ quan nhƣ các trấn Đàng Ngoài. Ngoài ra còn 3 đạo (chƣa đƣợc
nâng thành trấn) là Long Xuyên, Kiên Giang, Thanh Bình (Ninh Bình ngày nay) đều
chỉ đặt một ti Lại thuộc gồm cả 6 phòng.
Nhƣ vậy, bên cạnh sự nhất thể hoá về tổ chức chính quyền địa phƣơng, có sự
tồn tại của hai khu vực gần nhƣ độc lập ở Bắc và Nam. Để đảm bảo sự lãnh đạo thống
nhất và đảm bảo quyền lực nhà vua, Gia Long cho sửa sang và làm mới hệ thống
đƣờng giao thông chính từ các địa phƣơng về trung ƣơng và đặt một hệ thống trạm
dịch nhằm chuyển công văn, giấy tờ (thời Gia Long là 98, thời Minh Mạng là 147).
Năm 1831-1832, Minh Mạng đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa
phƣơng, xoá bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh. Bấy giờ cả nƣớc có 30 tỉnh

và một phủ Thừa Thiên. Năm 1831, đổi các dinh trấn phía Bắc thành 18 tỉnh: Quảng
Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội,
Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hƣng Hoá,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng.
Năm 1832, đổi các dinh trấn phía Nam thành 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phiên An, Biên Hoà, An Giang,
Vĩnh Long, Định Tƣờng, Hà Tiên.
Đứng đầu tỉnh là các chức Tổng đốc (phụ trách 2-3 tỉnh) và Tuần phủ (phụ
trách một tỉnh, dƣới quyền Tổng đốc). Giúp việc có hai ti là Bố chánh sứ ti và Án sát
sứ ti. Về quân sự có chức Lãnh binh. Quan chức địa phƣơng chủ yếu do triều đình bổ
nhiệm và chịu trách nhiệm trƣớc hai cấp: Tổng đốc-Tuần phủ và Triều đình. Hệ thống
hành chính trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc phân biệt rõ ràng, quyền hành tập trung
10


hơn nữa vào tay nhà vua. Điều đáng chú ý là các chức đứng đầu tỉnh thƣờng là võ
quan cao cấp.
Dƣới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã. Chính quyền tổng và xã đƣợc tổ
chức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lực Nhà nƣớc và giải quyết mọi công việc một
cách kịp thời.
Đối với vùng miền núi, chủ yếu là 6 ngoại trấn của Bắc Thành, Minh Mạng chủ
trƣơng nhất thể hoá về mặt hành chính cùng với miền xuôi. Năm 1829, Nhà nƣớc bãi
bỏ tục lệ thế tập các thổ ti ở vùng dân tộc ít ngƣời, cho quan địa phƣơng chọn cử
những “thổ ti, hào mục... thanh liêm, tài năng, cần cán đƣợc dân tin phục” làm Thổ tri
châu, Thổ tri huyện. Tiếp đó, nhà Nguyễn cũng phân chia lại thành châu, huyện lớn
nhỏ theo diện tích và dân số. Sau khi tổ chức lại chính quyền địa phƣơng miền xuôi,
Minh Mạng cho đặt chế độ lƣu quan ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Cao Bằng... nhằm trực tiếp khống chế các thổ quan và tiến hành thu thuế các loại
nhƣ miền xuôi. Chế độ lƣu quan vốn đƣợc thực hiện thử ở miền núi Nghệ An, nay
đƣợc đƣa ra thực hiện ở đây. Do sự bất mãn của các lƣu quan, vào những năm trƣớc

khi thực dân Pháp xâm lƣợc, nhà Nguyễn đã bỏ chế độ này.
Ban đầu, quan lại chủ yếu bao gồm những ngƣời có công theo Nguyễn Ánh
chống Tây Sơn (bao gồm cả một số ngƣời Pháp nhƣ Chaigneau, Vannier), một số cựu
thần nhà Lê hoặc đỗ đạt ở thời Lê. Về sau, thông qua thi cử, nhà Nguyễn mới tuyển
thêm ngƣời để bổ dụng. Tuy nhiên, năm 1807 mới có khoa thi Hƣơng, năm 1822 mới
mở khoa thi Hội đầu tiên. Ngƣời đi thi ít nên quan chức không thể chỉ dùng số ngƣời
có thi cử đỗ đạt.
Bộ máy quan lại thời Nguyễn nói chung không cồng kềnh, cũng không đông
đảo, song không vì thế mà bớt tệ tham nhũng.
Ý thức đƣợc sự gia tăng mâu thuẫn giữa Nhà nƣớc và nhân dân, các vua Gia
Long, Minh Mạng đã xử rất nặng hàng loạt quan to, trong đó có ít nhất là 11 Trấn thủ
và Hiệp trấn tham nhũng bị cách chức hoặc xử tử.
Nhà Nguyễn thiết lập nền cai trị bằng những hình phạt khắc nghiệt, dã man
không kém gì thời trung cổ. Bộ Luật Gia Long tuy đã tham khảo bộ luật Hồng Đức
thời Lê, nhƣng thực chất đã gạt bỏ hết những điều tiến bộ của luật Hồng Đức, sao
chép gần nhƣ nguyên vẹn luật Mãn Thanh, một bộ luật có tính chất phản động bậc
nhất châu Á lúc bấy giờ.
Lời tựa của bộ luật viết: “Mở xem sách Hình thư các đời nƣớc Việt ta, mỗi
triều Lý, Trần, Lê nổi lên, đời nào có chế độ của đời ấy, mà đầy đủ vào đời Hồng
Đức... Nên nay sai đình thần chuẩn theo lệ các triều, tham khảo điều luật Hồng Đức và
triều Thanh... biên tập thành sách. Trẫm thân tự hiệu đính, rồi ban hành trong thiên
hạ”.
11


Luật Gia Long gồm 398 điều, chia thành 7 chƣơng, ngoài ra còn có 30 điều
“Tạp tụng”. Mặc dù nói là tham khảo cả luật Hồng Đức và luật nhà Thanh, nhƣng nhƣ
trên đã nói, sao chép luật nhà Thanh là chính, trong đó chƣơng Hộ luật có 66 điều,
chƣơng Công luật có 10 điều, chƣơng Hình luật có 166 điều. Các điều luật phản ánh
thực tiễn nƣớc ta trong Luật Hồng Đức đều không còn, thay vào đó là những điều luật

rất hà khắc về cái tội gọi là “phản nghịch”, tuyên truyền “yêu ngôn, yêu thƣ”. Hình
phạt đày làm nô tì đƣợc đặt lại. Tuy nhiên, tệ tham nhũng của quan lại cũng đƣợc xem
là một nội dung quan trọng của luật pháp.
Vào các triều vua sau, đặc biệt là đời Minh Mạng, những hạn chế của luật Gia
Long đƣợc sửa chữa ít nhiều, tuy vậy nó vẫn là bộ luật chính thống đƣợc thực hiện
hầu nhƣ suốt thời Nguyễn.
Về quân sự, ngay từ sớm, trong cuộc chiến tranh chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh
đã cố gắng xây dựng một lực lƣợng quân sự mạnh. Tinh thần đó đƣợc phát huy trong
nửa đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là trong những năm phong trào khởi nghĩa của nông dân
phát triển.
Quân đội chia thành 3 bộ phận: Thân binh (hộ vệ vua), Cấm binh (phòng thủ
hoàng thành), Tinh binh hay Biền binh (ở kinh đô và các địa phƣơng). Ngoài ra có
một số Thuộc binh (lính lệ) phục vụ ở các cơ quan. Theo Đại Nam thực lục thì tổng số
quân năm 1820 là hơn 204.220 ngƣời; năm 1840 là hơn 212.290 ngƣời. Ngoài ra còn
có một đạo Tƣợng binh mạnh (riêng ở kinh thành có 105 thớt voi với hơn 500 quân,
Bình Định có 15 thớt voi với 119 quân, Hà Nội 13 thớt voi với 122 quân, Quảng Nam
có 25 thớt voi với 223 quân...) và một lực lƣợng Pháo binh lớn (các thành tỉnh đều có
đại bác).
Chế độ binh dịch năng nề, hầu nhƣ cứ 3-4 đinh thì lấy một. Theo thống kê, số
đinh năm 1820 là 620.240, năm 1840 là 970.516, nhƣng số lính lại nhiều nhƣ ta thấy ở
trên. Để giữ vững lòng trung thành của binh lính, nhà Nguyễn đặt chế độ ruộng lƣơng
rất hậu (7sào-1mẫu/ngƣời), thêm vào đó là mức ruộng khẩu phần cao. Tuy vậy, tinh
thần và chất lƣợng quân đội vẫn sa sút và lạc hậu so với các nƣớc phƣơng Tây.
Về ngoại giao, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh cử sứ đoàn do Lê
Quang Định cầm đầu sang nhà Thanh xin cầu phong, quốc ấn và quốc hiệu. Đầu năm
1804, sứ đoàn nhà Thanh sang phong vƣơng, Gia Long cùng một số đại thần ra Thăng
Long làm lễ đón nhận sắc phong ở điện Kính Thiên (cũ). Từ đó, cứ 4 năm một lần,
nhà Nguyễn cử sứ bộ sang nộp 2 lần lễ cống. Lễ đón nhận sắc phong rất tốn kém,
nhƣng nhà Nguyễn vẫn phải tổ chức ở Hà Nội, sứ giả nhà Thanh không chịu vào Huế,
mãi đến năm 1849 họ mới đồng ý vào Huế sắc phong. Thái độ của nhà Nguyễn trong

quan hệ với nhà Thanh là thần phục.

12


Trong lúc đó, nhà Nguyễn lại dùng lực lƣợng quân sự khống chế Cao Miên, đặt
thành Trấn Tây; bắt Lào thần phục; quan hệ với Xiêm cũng rất thất thƣờng, lúc thân
thiện, hoà hoãn, lúc tranh chấp; quan hệ với các nƣớc Đông Nam Á hải đảo chỉ dừng
ở việc buôn bán nhỏ.
Đối với các nƣớc phƣơng Tây, từ thế kỷ XVII, các giáo sĩ và thƣơng nhân
phƣơng Tây đã đến Việt Nam truyền đạo, buôn bán. Quan hệ này yếu đi vào nửa sau
thế kỷ XVIII, mặc dầu các giáo sĩ đạo Thiên Chúa vẫn lén lút tăng cƣờng hoạt động.
Trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã nhờ giám mục Adran (còn gọi là
Bá Đa Lộc) đƣa Hoàng tử Cảnh sang Pháp xin viện trợ quân sự. Hiệp ƣớc Versailles
giữa hai bên đã đƣợc ký kết (1787), nhƣng sau đó không thực hiện đƣợc vì sự bùng nổ
của cuộc cách mạng tƣ sản Pháp. Mặc dù vậy, Bá Đa Lộc vẫn cố gắng thực hiện ý đồ
của mình, mua một số khí giới và tàu chiến, mộ một số binh lính và chỉ huy đƣa sang
giúp. Gia Long lên ngôi, chịu ơn Bá Đa Lộc, buộc phải giữ quan hệ tốt với nƣớc Pháp,
nhƣng lạnh nhạt dần với Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, với triết lý “từ ngày xƣa đã răn dạy
rằng đừng có vời những ngƣời ở nơi xa xôi đến”. Vả lại, thực tiễn các nƣớc xung
quanh cũng làm cho Gia Long lo lắng. Điều này thể hiện rõ lúc cuối đời Gia Long đã
chọn Minh Mạng làm ngƣời kế vị (không chọn con của hoàng tử Cảnh đã chết). Trong
giờ phút hấp hối Gia Long đã trối lại với Minh Mạng: “Việc khủng bố tín ngƣỡng bao
giờ cũng tạo cơ hội cho những cuộc biến động và gây thù oán trong dân gian, lại
thƣờng khi làm sụp đổ ngôi vua”. Hiểu đƣợc ý cha, Minh Mạng tỏ ra dứt khoát trong
việc khƣớc từ ngƣời phƣơng Tây, kể cả Pháp. Năm 1819, Chaigneau xin về nƣớc để
báo cáo tình hình Việt Nam cho vua Pháp, khi trở lại vào đầu đời Minh Mạng đã bị
đối xử lạnh nhạt, nghi ngờ, buộc đến năm 1824 cả Chaigneau và Vannier đều phải xin
về Pháp. Năm 1825, Pháp xin đặt lãnh sự ở Việt Nam, nhƣng Minh Mạng từ chối.
Năm 1830, Pháp đặt vấn đề một lần nữa vẫn không đạt kết quả. Hai nƣớc Anh, Mỹ

nhân đó cố nhảy vào nhƣng cũng không đƣợc. Hành động “đóng cửa”, cự tuyệt quan
hệ với các nƣớc phƣơng Tây đƣợc duy trì cho đến lúc bùng nổ cuộc xâm lƣợc của
thực dân Pháp.
Các vua nhà Nguyễn ra sức bảo vệ nền chuyên chế. Vua là con trời, là ngƣời
có uy quyền tuyệt đối. Giai cấp địa chủ và hệ thống quan lại phong kiến là rƣờng cột
của chế độ chuyên chế.
Chế độ sở hữu ruộng đất nhà nƣớc, nền tảng của chế độ phong kiến tập quyền
Việt Nam, trong quá trình chuyển từ thịnh đạt sang suy yếu, đã thu hẹp. Sở hữu ruộng
đất tƣ nhân là của giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng lấn vào ruộng đất công của
thôn xã và của nhà nƣớc. Mọi nhu cầu vật chất của nhà nƣớc, cùng với sự cƣớp đoạt,
bóc lột, hà lạm của giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng đè nặng lên đầu nông dân.

13


Để giải quyết những khó khăn về kinh tế tài chính, nhà Nguyễn chú trọng khai
hoang. Từ 1802 đến 1855, triều đình ban hành 25 quyết định về khai hoang. Hình thức
chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khai hoang lập ấp, xã. Hình thức đồn điền phát
triển mạnh ở Lục tỉnh, hoặc nhà nƣớc dùng binh lính và tù nhân bị lƣu đày để khai
hoang, hoặc giao cho tƣ nhân chiêu mộ dân lập đồn điền, dân đồn điền đƣợc tổ chức
thành cơ ngũ. Một số quan lại chỉ đạo việc khai hoang có kết quả nhƣ Nguyễn Công
Trứ lập ra hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải và mấy tổng ở Nam Định, Nguyễn Văn Thoại
đào kênh Núi Sập Thoại Hà, Trƣơng Minh Giảng lập đƣợc 25 thôn ở vùng biên giới
Việt Nam – Campuchia, Nguyễn Tri Phƣơng lập đƣợc 21 cơ đồn điền và tổ chức 124
ấp ở Lục tỉnh... Công việc khai hoang tuy có kết quả, nhƣng thành quả khai hoang
trƣớc hết lọt vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.
Cũng nhƣ nhiều triều đại trƣớc, triều Nguyễn muốn giữ chế độ sở hữu ruộng
đất của nhà nƣớc. Nhƣng cả ruộng công lẫn ruộng tƣ đều bị địa chủ cƣờng hào lũng
đoạn. Chính quyền phong kiến trung ƣơng không có ruộng đất để phong cấp cho hệ
thống quan lại nhƣ trƣớc, mà phải thu tô thuế để phát lƣơng và chi dùng cho các

khoản khác của nhà nƣớc, nhất là chi phí về quân sự. Gia Long đặt nhiều ngạch thuế
mới, dƣới thời Nguyễn, thuế rất nặng, trong đó thuế ruộng công nặng hơn thuế ruộng
tƣ, tức là đánh nặng hơn vào tầng lớp nông dân nghèo không ruộng...
Công thƣơng nghiệp cũng rơi vào tình trạng bế tắc. Lúc ấy tƣ bản phƣơng Tây
đang tràn sang phƣơng Đông. Việt Nam có nhiều nguyên liệu sản vật nhiệt đới, hàng
thủ công vốn nổi tiếng từ lâu. Nhà Nguyễn có cử một số đoàn sang các nƣớc láng
giềng ở Đông Nam Á để giao thiệp mua bán. Triều đình cũng đã có lần cho đóng
thuyền máy, mà tài năng của ngƣời thợ Việt Nam đến mức viên đại tá hải quân Hoa
Kỳ Oai-tơ phải nhận xét: “Ngƣời Việt Nam quả là những nhà đóng tàu thành thạo
nhất, họ hoàn thành công trình với một kỹ thuật hết sức chính xác”. Nhƣng tài năng
đó chỉ biến thành trò tiêu khiển của nhà vua, nền công nghiệp cơ khí không thể ra đời.
Việt Nam không thể gia nhập thành một bộ phận tích cực của thị trƣờng thế giới. Nhà
nƣớc độc quyền ngoại thƣơng và thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, khƣớc từ quan
hệ buôn bán với các nƣớc TB phƣơng Tây. Triều đình nắm những công xƣởng lớn
nhƣ đúc súng, đúc tiền, đóng tàu, xây dịnh thự. Chế độ công tƣợng vẫn đƣợc thi hành:
các thợ giỏi bị nhà nƣớc trƣng tập, phiên chế thành đội ngũ, làm việc dƣới sự giám sát
của quan lại. Các thợ thủ công địa phƣơng cũng bị nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ bằng
các tổ chức phƣờng, hội, ty, cục. Thuế công thƣơng nghiệp rất nặng. Thủ công nghiệp
chƣa tách khỏi nông nghiệp.
Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến chuyên chế, không còn
khả năng mở mang kinh tế và phát huy đƣợc tiềm lực nhân dân trong xây dựng đất
nƣớc. Mâu thuẫn xã hội bùng nổ gay gắt. Chiến tranh nông dân nổ ra liên tiếp, tiêu
14


biểu có khởi nghĩa Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát... các
vua nhà Nguyễn đã thẳng tay đàn áp. Triều Nguyễn hủy hoại sinh lực dân tộc đúng
vào lúc thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lƣợc Việt Nam.
* Âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây và Pháp
Cũng nhƣ lịch sử các nƣớc châu Á khác, lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX là thời

kỳ đầy biến động. Để thoả mãn nhu cầu về thị trƣờng và nguyên liệu, các nƣớc tƣ bản
phƣơng Tây ồ ạt kéo sang phƣơng Đông. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nƣớc tƣ
bản thực dân đầu tiên đến Việt Nam vào thế kỷ XVI. Sang thế kỷ XVII, có Hà Lan,
Anh. Và trong cuộc chạy đua của tƣ bản phƣơng Tây xâm nhập vào phƣơng Đông, tƣ
bản Pháp đã có âm mƣu xâm lƣợc Việt Nam từ thế kỷ XVII, ngày càng ăn sâu bám
chắc. Việt Nam không chỉ là một thuộc địa béo bở vào hạng nhất ở Đông Nam Á, mà
còn là một bàn đạp để xâm nhập Trung Quốc và thôn tính Đông Dƣơng. Âm mƣu sâu
xa của Pháp là thiết lập một vùng thuộc địa rộng lớn trên bán đảo Ấn – Trun. Mâu
thuẫn kịch liệt giữa Pháp và Anh cũng nhƣ tham vọng và dã tâm chiếm Việt Nam của
Pháp bộc lộ một phần qua báo cáo của một ngƣời Pháp gửi về cho vua Lui XVI nhƣ
sau: “Hình nhƣ chỉ còn sót lại Nam Kỳ là xứ mà ngƣời Anh chƣa để ý đến, nhƣng có
thể nào tin rằng họ không gấp rút dòm ngó đến chăng? Nếu họ quyết định điều đó
trƣớc chúng ta thì chúng ta sẽ bị vĩnh viễn loại khỏi vùng này, chúng ta sẽ mất một
căn cứ quan trọng ở vùng Á Châu này; với nó, một khi chiến tranh xảy ra, chúng ta sẽ
là chúa tể để cắt đứt con đƣờng thƣơng mại của họ với Trung Quốc, làm cho họ lui tới
không yên. Ngƣợc lại, nếu ngƣời Anh chiếm cứ nơi này, họ sẽ xem ta nhƣ phụ thuộc
họ trên khắp các miền duyên hải châu Á và sẽ không xem ta ra gì nữa”.
Sự thắng bại trong cuộc chạy đua đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa giữa các
nƣớc tƣ bản, cụ thể là giữa Anh với Pháp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài lực lƣợng
quân sự, phƣơng tiện giao thông..., còn phải tính đến thủ đoạn của kẻ đi xâm lƣợc.
Nếu Anh có lợi thế về chiến hạm thì Pháp thông qua hai con đƣờng truyền giáo và
buôn bán từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX đã đi sâu vào hậu phƣơng nƣớc ta, đặt
đƣợc nhiều cơ sở trong nhân dân nhiều địa phƣơng để chờ ngày hành động.
Công cụ đầu tiên và cũng đắc lực nhất phục vụ tƣ bản Pháp xâm lƣợc Việt
Nam là Hội truyền giáo nước ngoài Pháp ra đời vào năm 1664. Giáo sĩ Alêchxăng Đờ
Rốt là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho những hoạt động của ngƣời Pháp trên đất Việt
Nam. Sau gần 30 năm hoạt động ở phƣơng Đông, trong đó có 17 năm ở Việt Nam,
năm 1645, Đờ Rốt đệ trình lên Giáo hoàng La Mã một dự án thành lập ở Viễn Đông
các toà giám mục Pháp và hệ thống công giáo bản xứ. Đờ Rốt còn về Pháp vận động
và đƣợc triều đình Pháp ủng hộ.

Công cuộc truyền bá đạo Công giáo vào các nƣớc phƣơng Đông ngay từ đầu đã
không mang ý nghĩa thuần túy tôn giáo. Sứ mạng “thiêng liêng” của tôn giáo ngày
15


càng gắn chặt với tính chất thời đại và tình hình đặc điểm của khu vực, của quốc gia
mà các giáo sĩ tới truyền giáo.
Sau những phát kiến địa lý từ cuối thế kỷ XV là thời đại phát sinh và phát triển
của chủ nghĩa tƣ bản. Một triển vọng phát triển mới đã mở ra cho phƣơng Tây, trong
đó có hoạt động truyền giáo đến các miền đất lạ. Việc truyền giáo vì vậy từ đầu đã gắn
liền với việc tìm kiếm thị trƣờng độc chiếm nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá. Hoạt
động truyền giáo không thể tách rời những hoạt động chính trị. Sự dính líu giữa Giáo
hội với chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây là tất yếu, tuy không thuộc về bản chất của sự
truyền giáo. Trong tác phẩm Lịch sử quân sự Đông Pháp có viết: “Thành lập năm
1664, Công ty Đông Ấn vừa có mục đích truyền giáo vừa có mục đích buôn bán.
Những thƣơng điếm của công ty là căn cứ, cơ sở của Hội Truyền Giáo”. Với sự kiện
thành lập Công ty Đông Ấn, Giám mục P. Louvet viết: “Nó cho phép đặt nền tảng cho
chính sách thuộc địa của chúng ta và đƣa chúng ta lên ngang hàng với các nƣớc khác
ở Châu Âu”.
Lúc đầu là những hoạt động trinh sát, thăm dò, rồi viết: “báo cáo” gửi về
phƣơng Tây, do các giáo sĩ đảm nhận. Trong số này không ít giáo sĩ trực tiếp đề nghị
chính phủ nƣớc mình thực hiện cuộc viễn chinh xâm lƣợc Việt Nam. Giáo sĩ Lambert
de la Motte đề nghị với thủ tƣớng Pháp Colbert liên minh với Nga hoàng để tranh
quyền buôn bán với Hà Lan và Anh. Còn giáo sĩ Pallu liên tục cung cấp thông tin về
Việt Nam cho Colbert và yêu cầu quân đội Pháp “chiếm lấy lƣu vực sông Hồng”.
Với việc giám mục Pigneau de Behaine giúp Nguyễn Ánh về quân sự để khôi
phục đƣợc cơ đồ vào năm 1802, cùng với việc đẩy mạnh truyền giáo trong vùng, ảnh
hƣởng của các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris ngày càng lớn đã đóng góp tích cực vào việc
môi giới cho thƣơng nhân Pháp mở rộng hoạt động, đồng thời cũng cung cấp nhiều
thông tin quan trọng về Việt Nam có lợi cho tƣ bản Pháp. Giám mục Pallu, ngƣời tích

cực cổ vũ cho ngành hàng hải Pháp, đã có công lớn trong việc thúc đẩy Công ty Đông
Ấn của Pháp năm 1664. Giám mục Deydier đƣợc vua Louis XIV ủy quyền giao thiệp
với vua Lê, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để thiết lập thƣơng điếm Pháp trên lƣu vực
sông Hồng. Giám mục Bérythe đến miền Bắc nƣớc ta năm 1669 với danh nghĩa một
nhân viên của Công ty Đông Ấn. Giám mục Bennetat xin chúa Nguyễn cho mở
thƣơng điếm ở Đàng Trong v.v...
Thủ đoạn “mềm dẻo” đó của tƣ bản Pháp, “áo choàng thụng đen đi trƣớc” tiến
nhanh đến thủ đoạn “lính xâm lƣợc theo sau”. Năm 1686, phái viên Verret của Công
ty Đông Ấn Pháp báo cáo với chính phủ Pháp: “Chiếm đƣợc đảo Côn Lôn thì có lợi
nhƣ chiếm đƣợc cả hai eo biển Sonde và Malacca vậy”. Năm 1737, Toàn quyền Pháp
ở Pôngđisêri (thuộc Ấn Độ) trình với vua Pháp một dự án xâm nhập Đàng Ngoài.

16


Năm 1748, Giám đốc Công ty Đông Ấn Pháp đề ra kế hoạch chiếm cù lao Chàm gần
cửa Hội An.
Cho dù là thƣơng mại hay truyền giáo, hoặc kết hợp thƣơng mại với truyền
giáo, thì tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng tối thƣợng là hành động xâm lƣợc và
xâm chiếm thuộc địa. Charles Gosselin đã thừa nhận: “Việc cấm đạo thực ra chỉ là cái
cớ để chúng ta ra tay hành động đối với nƣớc Nam. Việc mất Ấn Độ hồi thế kỷ XVIII,
việc nƣớc Anh địch thủ của chúng ta phát triển lực lƣợng ngày càng nhanh ở Viễn
Đông, buộc chúng ta phải đặt chân vào vùng biển Trung Hoa, nếu không thì tất bị suy
đồi, bị sa vào một tình trạng thấp kém đáng khinh. Nƣớc Nam đã giúp chúng ta cơ hội
đó. Việc họ giết các giáo sĩ Tây Ban Nha, Pháp đã cho chúng ta cái cớ để can thiệp và
chúng ta đã nắm ngay lấy cơ hội đó một cách vội vàng, dễ hiểu”. Đây là “nguyên lý”
chung của chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây với các nƣớc phƣơng Đông trong quá trình
bành trƣớng thế lực và xâm chiếm thuộc địa. Giám mục Launay nhận định nhƣ sau:
“Thực ra Bồ Đào Nha muốn dùng đạo Thiên Chúa để đạt đƣợc mục đích xâm lƣợc.
Họ coi những vùng đất đai mà các giáo sĩ truyền giáo đặt chân tới là thuộc phạm vi

ảnh hƣởng của họ... Khi biết rằng có một số giáo sĩ Pháp đƣợc phong giám mục, họ
rất lo sợ các giáo sĩ Pháp sẽ thọc tay vào Viễn Đông, sẽ “phỗng” mất những thuộc địa
mà họ chƣa chiếm đƣợc, sẽ hủy hoại ảnh hƣởng của họ và phá hoại nền thƣơng mại
của họ”. Cũng Launay viết trong cuốn Bản đồ các Hội Truyền Giáo: “Nhờ sáng kiến
của các giáo sĩ này (Francois Palluy và Lambert de Lamotte) mà dây liên lạc giữa
Pháp và Xiêm (Thái Lan ngày nay) đƣợc nối liền. Sứ thần đƣợc trao đổi. Hiệp ƣớc
đƣợc ký kết. Một đạo quân viễn chinh Pháp đƣợc đóng ở Băng Cốc... Nƣớc Pháp
bƣớc vào thời kỳ thành lập một vùng thuộc địa rộng lớn ở bán đảo Đông Dƣơng”.
Tình hình cũng tƣơng tự nhƣ khi Tây Ban Nha, kẻ sau này vào hùa với Pháp trong
cuộc đánh chiếm Việt Nam hồi nửa cuối thế kỷ XIX, dùng tôn giáo và vũ khí tấn công
vào Nhật Bản cuối thế kỷ XVI. Khi bị thất bại do tàu bị đắm và đƣợc hỏi về nguyên
nhân chiếm đƣợc nhiều đất đai nhƣ vậy, tên lái tàu Yedo trả lời: “Bằng tôn giáo và vũ
khí. Các giáo sĩ “dọn đƣờng” bằng cách cải giáo cho nhân dân của các nƣớc ấy đi theo
Thiên Chúa giáo, tiếp đó là một sự khuất phục dễ dàng”.
Ở Việt Nam, trƣớc khi Nguyễn Ánh “rƣớc voi về giày mả tổ”, thực dân tƣ bản
phƣơng Tây đã có thời gian khoảng một trăm năm điều tra do thám Việt Nam. Khi
thời cơ tới nhờ sự suy yếu trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam, tƣ bản Pháp
đã nhanh chóng can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam để phỗng mối lợi lớn trên tay
các đối thủ khác.
Giữa thế kỷ XVII, mâu thuẫn giữa Anh-Pháp bùng nổ thành cuộc chiến tranh 7
năm (1756-1763). Pháp bại trận, mất các thuộc địa ở Canađa, Mitsisipi, Ấn Độ nên
càng muốn có thuộc địa ở Viễn Đông.
17


Lúc đó ở Việt Nam, phong trào Tây Sơn dấy lên (1771), chiến tranh nông dân
phát triển nhƣ vũ bão. Sau hơn một năm điều tra, do thám Việt Nam, Pháp thấy cơ hội
của chúng đã tới nhờ sự suy yếu trầm trọng của chế độ phong kiến chuyên chế Việt
Nam. Chúng tìm đƣợc chỗ dựa là cuộc chiến tranh phản cách mạng và tên chúa phong
kiến Nguyễn Ánh. Giám mục Bá Đa Lộc là ngƣời đã nắm lấy cơ hội cho tƣ bản Pháp

can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang giúp hắn thoả
mãn mƣu đồ phục thù giai cấp. Cuối năm 1784, nhằm bảo vệ quyền lợi ích kỷ của
dòng họ, Nguyễn Ánh sau nhiều lần cầu cứu vua Xiêm (Thái Lan ngày nay), thực dân
Tây Ban Nha tiêu diệt Tây Sơn không đƣợc, đã quyết định cầu viện Pháp. Nguyễn
Ánh đã nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), ngƣời cầm đầu Hội Truyền
Giáo nước ngoài và từng phụ trách một chủng viện ở Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang),
mang theo con trai của mình mới 4 tuổi đi sang Pháp cầu viện Chính phủ Pháp.
Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà” đã nhờ thế lực ngoại bang để thoả mãn sự
phục thù giai cấp, bám lấy quyền lợi ích kỷ của một dòng họ, đã bị thực dân Pháp lợi
dụng cho mƣu đồ xâm lƣợc. Tƣ bản Pháp đã chộp ngay lấy Nguyễn Ánh, dùng
Nguyễn Ánh nhƣ một con bài để nhảy vào cuộc nội chiến. Thực dân Pháp đã “bắt
mạch” đƣợc bản chất phản động của triều Nguyễn trƣớc khi chìa tay ra cho Nguyễn
Ánh, đúng vào lúc Nguyễn Ánh đang tuyệt vọng, để thực hiện tham vọng xâm lƣợc đã
bao lâu chúng từng ôm ấp. Nên nhớ rằng thời gian này nền tài chính Pháp đang kiệt
quệ, chính trƣờng Pháp đang rối ren, cách mạng Pháp sắp bùng nổ, chiếc ngai vàng
của vua Lui XVI đang chênh vênh, thế mà bá tƣớc Montmorin đại diện cho phía Pháp
vẫn kí với Nguyễn Ánh, do Giám mục Bá Đa Lộc đại diện bản Hiệp ƣớc Versailles
(28-11-1787). Hiệp ƣớc Versailles trƣớc hết là một hiệp ƣớc của Nguyễn Ánh bán
nƣớc cho thực dân Pháp. Còn về phía Pháp, với những nội dung cơ bản đƣợc kí kết
nhƣ hứa giúp Nguyễn Ánh khôi phục lại đất đai cai trị, giúp 4 tàu chiến, 1650 binh
lính và vũ khí trang bị, đặt một số căn cứ trên đất liền nếu thấy cần thiết... thì âm mƣu
xâm lƣợc Việt Nam của chúng đã bộc lộ quá rõ. Với Hiệp ƣớc Versailles, Pháp đã
xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt
Nam. Chính bản thân Nguyễn Ánh mấy năm sau sự kiện Versailles cũng nhận thấy rõ
thủ đoạn và ý đồ xâm lƣợc của Pháp. Cho nên năm 1802 khi lên ngôi, lập ra triều
Nguyễn, ông đã sớm tỏ ra lạnh nhạt với ngƣời Pháp, và hai năm sau (1804) đã ban
hành đạo dụ cấm đạo Thiên Chúa.
Hiệp ƣớc Versailles mặc dầu không đƣợc thi hành do Cách mạng tƣ sản Pháp
(1789-1794) bùng nổ, nhƣng bản chất và tham vọng xâm lƣợc của Pháp vẫn không
thay đổi. Cách mạng tƣ sản Pháp năm 1789 về khách quan có làm chậm bƣớc tiến

trong ý đồ xâm lƣợc Việt Nam của Pháp. Đối với giai cấp tƣ sản Pháp, việc đánh

18


chiếm Việt Nam là “một quốc sách đã đƣợc hết chính phủ này đến chính phủ khác đeo
đuổi qua các cuộc cách mạng”.
Âm mƣu xâm lƣợc Việt Nam của thực dân Pháp là cả một quá trình. Trong
chiều dài của lịch sử xâm lăng đó, nhiều gƣơng mặt thực dân đã đƣợc các sử gia Pháp
cực lực đề cao. Giám mục xứ Adran (Pigneau de Béhaine)-tức giám mục Bá Đa Lộc,
đƣợc đánh giá là “nhà yêu nƣớc”, “vai trò chính trị của giáo sĩ Béhaine đƣợc tất cả
những ngƣời nghiên cứu vấn đề bành trƣớng thuộc địa của chúng ta đánh giá cao và
cả những địch thủ của chúng ta cũng xác nhận cho ông ta về điều đó”. Một ngƣời Anh
đã viết về Béhaine nhƣ sau: “Adran là một con ngƣời phi thƣờng, chỉ thiếu chút nữa
thì ông ta đã xây dựng đƣợc ở Châu Á một đế quốc rộng lớn hơn đế quốc của chúng
ta”.
Trở lại quá trình và thủ đoạn xâm lƣợc của Pháp sau sự gián đoạn vì cuộc cách
mạng tƣ sản 1789, năm 1812 Napôlêông I (Napoléon I) ra lệnh cho nghiên cứu lại
Hiệp ƣớc Versailles 1787 để tìm cớ tiếp tục can thiệp vào Việt Nam. Sáu năm sau, vào
năm 1818, Lu-i XVIII cử phái đoàn sang Việt Nam yêu cầu Gia Long nhƣợng cho
Pháp cửa biển Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Lúc này Pháp gặp lại đối thủ cũ của mình là
Anh. Năm 1819, sau khi chiếm Singapore, Anh cử sứ thần đến Huế yêu cầu mở cửa
biển cho Anh vào buôn bán. Sự xuất hiện của Anh đẩy nhanh quá trình thực hiện âm
mƣu xâm lƣợc Việt Nam của Pháp.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ 30, 40 của thế kỷ XIX, tình hình nƣớc Pháp
cũng nhƣ mối quan hệ Pháp-Anh đã có những thay đổi. Nếu thập kỷ 30 nƣớc Pháp
bƣớc nhanh trên con đƣờng đại công nghiệp thì nƣớc Anh đã đi trƣớc nƣớc Pháp nửa
thế kỷ. Nếu nƣớc Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lƣợc Việt Nam thì nƣớc Anh từ cuối
những năm 30 đã sẵn sàng cuộc tiến công vào lục địa Trung Quốc v.v...
Tuy nhiên, đến thời Louis Philippe (1830-1848), nƣớc Pháp đã có những khởi

sắc về kinh tế. Vì vậy cho dù Anh có xúc tiến mạnh mẽ sự can thiệp vào Trung Quốc
và Việt Nam, thì Pháp vẫn không hề nao núng thực hiện ý đồ xâm lƣợc của mình.
Năm 1843, thủ tƣớng Pháp Guizot tuyên bố nƣớc Pháp cần có hai đảm bảo ở Viễn
Đông là một căn cứ quân sự ở biển Trung Quốc và một thuộc địa ở gần Trung Quốc.
Để làm đƣợc việc đó, thủ đoạn của Pháp không dừng lại ở những hoạt động
điều tra gián điệp chuẩn bị hành động nhƣ ở các thế kỷ trƣớc, mà đã tiến thêm một
bƣớc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Trong thời gian này, một mặt
Pháp muốn con trai của Nguyễn Ánh là Đông cung Hoàng tử Cảnh có tƣ tƣởng thân
Pháp lên nối ngôi cha, tạo chỗ dựa bên trong cho chúng. Mặt khác, lợi dụng sự bất
mãn của nhân dân ta với chế độ nhà Nguyễn, chúng tìm cách xen vào nhiều cuộc khởi
nghĩa nông dân với nhiều thủ đoạn gian trá hòng đánh lạc hƣớng hành động, ráo riết
chuẩn bị chiến tranh xâm lƣợc. Năm 1826, Pháp nhúng tay vào một cuộc khởi nghĩa ở
19


Bắc thành, trong khoảng thời gian 1833-1836 vào khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở thành
Gia Định1.
Bƣớc sang thế kỷ XIX, thủ đoạn của Pháp càng nham hiểm hơn. Đó là kích
động, gây chia rẽ hận thù giữa giáo và lƣơng, từ đó gây chia rẽ nội bộ dân tộc, thủ tiêu
tinh thần kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Một mặt Hội truyền giáo nước ngoài
Pháp đã có trong tay một số lƣợng giáo dân gần 50 vạn ngƣời. Mặt khác, do chính
sách cấm giết đạo của triều đình Huế, bọn gián điệp Pháp đội lốt giáo sĩ đã nắm lấy cơ
hội để đẩy mạnh chia rẽ và khoét sâu mâu thuẫn giữa giáo và lƣơng.
Để đạt đƣợc mục đích thôn tính Việt Nam, cùng một lúc thực dân Pháp sử
dụng nhiều thủ đoạn thâm độc để cuối cùng đi tới hành động uy hiếp, khiêu khích
bằng quân sự. Trong hai năm 1822 và 1825, Pháp cho tàu chiến vào Đà Nẵng đòi triều
đình Huế thả các giáo sĩ bị bắt, đòi đƣợc tự do buôn bán. Năm 1845, hai lần tàu chiến
Pháp vào thị uy ở cửa biển Đà Nẵng. Trong năm 1847, tàu chiến Pháp liên tiếp khiêu
khích Việt Nam. Tháng 3-1847, hai tàu chiến Pháp vào Đà Nẵng, thuyền trƣởng cùng
giáo sĩ Pháp ngang nhiên đi vào công quán hăm dọa. Ngày 15-4-1847, tàu chiến Pháp

lại vào Đà Nẵng bắn phá chiến thuyền của triều đình Huế. Ở trong đất liền, giáo sĩ
Pháp ép buộc một số con chiên làm tay sai cho chúng. Thực dân Pháp đã bộc lộ trắng
trợn ý đồ xâm chiếm Việt Nam: “Đánh chiếm Việt Nam sẽ dễ dàng hết sức, sẽ không
gây phí tổn gì cho nƣớc Pháp. Dân chúng hiền lành, cần cù, rất thuận lợi cho việc
tuyên truyền lòng tin Thiên Chúa giáo, đang rên xiết dƣới sự bạo tàn đến tột độ. Họ sẽ
đón tiếp chúng ta nhƣ những ngƣời giải phóng và những ân nhân” (Thƣ của giáo sĩ E.
Huc gửi Napoléon III, tháng 1-1857). Trong khi đó thì trái lại chính ngƣời dân lúc này
đã gọi ngƣời Pháp là “bọn giặc”. Họ thấy rõ binh thuyền của giặc Tây đã liên kết một
cách chặt chẽ với những ngƣời theo đạo: “Bọn giặc ngày càng hoạnh hoẹ, thƣờng
ngày lên bờ, ra vào thôn ổ. Có kẻ từ trƣớc đã theo tà đạo, thƣờng đi lại nhòm ngó,
ngầm báo tin tức cho giặc. Binh thuyền Tây ở ngoài bến cảng ràng buộc, thúc giục
chúng”.
Mặc dù vậy, cho đến những năm cuối cùng của thập kỷ 40 thế kỷ XIX, thực
dân Pháp vẫn chƣa thực hiện đƣợc ý đồ xâm lƣợc. Điều đó không phải do Pháp nản
lòng mà do những điều kiện khách quan quyết định.
Dồn dập những sự kiện lớn xảy ra đã làm chậm tham vọng của Pháp, tháng 21848 cuộc cách mạng tƣ sản Pháp nổ ra, lật đổ Louis Philippe, lập chính thể cộng hoà.
Tháng 12-1848, Louis Bonaparte nắm quyền giải tán Quốc Hội, xƣng Napoléon III,
lập Đế chế thứ 2 (1852).
Cùng với việc Napoléon III lên ngôi thiết lập “Đế chế xâm lƣợc”, một thời kỳ
mới trong toàn bộ âm mƣu xâm lƣợc Việt Nam của thực dân Pháp đƣợc mở ra. Đây là

20


thời kỳ mới của cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản
Pháp. Thời trị vì của Napoléon III là thời của “con ngựa thực dân”. Bản chất độc tài
của nền chuyên chính của giai cấp tƣ sản đƣợc dựng lên bằng súng và lƣỡi lê. Louis
Bonaparte là một con ngƣời đầy tham vọng cá nhân. Ông ta lên nắm quyền nhờ những
lá phiếu của Công giáo. Vì vậy, dƣới chiêu bài “truyền bá Công giáo” Louis
Bonaparte ra sức mở rộng thuộc địa. Trong khi đó thì từ nửa cuối thế kỷ XIX, chế độ

phong kiến nhà Nguyễn ngày càng lao sâu vào con đƣờng khủng hoảng suy vong. Đến
khi triều đình phong kiến Mãn Thanh ký Hiệp ƣớc Thiên Tân (27-6-1858), càng tạo
điều kiện cho Pháp rảnh tay xâm lƣợc Việt Nam. Hiệp ƣớc Versailles ký gần một thế
kỷ trƣớc (1787) vẫn là một “văn kiện” quan trọng để Pháp bám víu vào, xem đây là
“sự trung thành với đƣờng lối quốc sách đã đƣợc vạch ra trƣớc đây dƣới các triều
đại”. Tháng 10-1856, chiến thuyền Catinat của Pháp đến trình quốc thƣ cho triều đình
Huế, nhƣng không đƣợc triều đình chấp nhận. Lại thêm một cớ để Pháp trả thù triều
đình bằng cách đem quân xâm lƣợc.
Giữa thế kỷ XIX, lúc các tàu chiến Pháp lảng vảng ở ven biển Việt Nam thì các
giáo sĩ Pháp cũng hoạt động ráo riết, tới tấp yêu cầu Napoléon III gấp rút hành động.
Đó là các giám mục Retord, Pellerin, Huc... Giám mục Pellerin ở địa phận Tây Nam
Kỳ, tháng 10 năm 1856 đã ra gặp tàu Capricieuse của Hải quân Pháp do Collier chỉ
huy để báo cáo tình hình, rồi sau đó theo tàu Pháp sang Hồng Kông. Từ Hồng Kông,
Pellerin nhận thƣ của đại diện ngoại giao của Pháp ở Trung Quốc là Bourboulon ủy
nhiệm ông về Pháp để đề nghị với Napoléon III can thiệp vào Việt Nam. Ở Pháp,
Pellerin mở một cuộc vận động lớn cho cuộc vũ trang xâm lƣợc Việt Nam và gặp
Napoléon III để khẩn thiết xin nhà vua can thiệp vào Việt Nam. Khi Uỷ ban xét vấn
đề Nam Kỳ nhóm họp, Pellerin là một trong những báo cáo viên quan trọng. Ông ta
hứa với Napoléon III: “Những ngƣời Công giáo An Nam sẽ nổi lên hàng loạt khi
ngƣời Pháp tới, và sẽ đi theo những ngƣời giải phóng họ để trong một ít ngày kết thúc
cuộc hành binh”. Đầu năm 1857, Pháp lập Uỷ ban nghiên cứu vấn đề Việt Nam đã đi
đến quyết định gấp rút chiếm Việt Nam. Sau đó Napoléon III cử sứ thần đến Huế đòi
“truyền đạo tự do, buôn bán tự do”. Bộ trƣởng bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp tăng
viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dƣơng để cùng Anh Mỹ xâm lƣợc Trung Quốc,
đồng thời ra lệnh cho thiếu tƣớng hải quân Rigault de Genouilly thống lĩnh quân đội
viễn chinh Pháp sau khi chiếm đƣợc Quảng Châu (Trung Quốc) phải đƣa hạm đội đó
xuống vùng biển phía Nam để đánh chiếm Việt Nam. Tiếng súng xâm lƣợc của kẻ thù
sắp vang nổ.
Năm 1812, Napôlêông I cho nghiên cứu lại Hiệp ƣớc Vecxây để tìm cớ can
thiệp vào Việt Nam. Năm 1818, Lui XVIII cử phái đoàn sang Việt Nam yêu cầu Gia

Long nhƣợng cho Pháp cửa biển Đà Nẵng và đảo Côn Lôn.
21


Năm 1819, Anh chiếm Xingapo, sau đó cử sứ thần đến Huế yêu cầu mở cửa
biển cho Anh vào buôn bán (1822). Pháp đã bị Anh gạt ra khỏi Ấn Độ, không khỏi lo
lắng lại sẽ bị mất thị trƣờng Việt Nam. Những năm 30 thế kỷ XIX, Pháp tiến nhanh
trên con đƣờng đại công nghiệp. Nhƣng địch thủ của Pháp là Anh thì đã bắt đầu cuộc
cách mạng công nghiệp trƣớc Pháp nửa thế kỷ. Cuối những năm 30, Anh đã sẵn sàng
cuộc tiến công vào lục địa Trung Quốc. Trƣớc tình hình đó, Pháp càng ráo riết chuẩn
bị xâm lƣợc Việt Nam.
Tập đoàn phong kiến Nguyễn không phải là không hay biết gì về ý đồ xâm lăng
của Pháp, nhƣng họ không đủ năng lực để bảo vệ chủ quyền và lợi ích dân tộc. Đầu
thế kỷ XIX, các giáo sĩ của Hội truyền giáo nƣớc ngoài Pháp không dừng lại ở những
hoạt động điều tra gián điệp nhƣ thế kỷ trƣớc, mà đã tiến thêm một bƣớc can thiệp vào
công việc nội bộ của Việt Nam. Chúng ủng hộ một số viên đại thần đã vận động cho
con trai Đông cung Cảnh lên nối ngôi Gia Long, khuyến khích sự chống đối của Lê
Văn Duyệt với Minh Mệnh, kích động sự bất mãn của Hồng Bảo – con trƣởng của
Thiệu Trị - để gây ra vụ âm mƣu bạo động chống Tự Đức (1848). Mƣu đồ của chúng
là tìm con bài dự trũ cho Pháp, trƣớc mắt là cô lập triều đình Huế. Lợi dụng sự bất
mãn của nhân dân ta với triều Nguyễn, chúng xen vào nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân
mong muốn gây ảnh hƣởng trong quần chúng và đánh lạc hƣớng về những hành động
chuẩn bị chiến tranh xâm lƣợc của Pháp.
Hội truyền giáo nƣớc ngoài tập trung hoạt động vào các giáo dân, kích động
một số giáo dân lạc hậu để gây hận thù giữa giáo và lƣơng. Chúng lƣờng gạt bằng
thần quyền và ép buộc một số con chiên làm việc do thám cho chúng. Chúng xúi giục
giáo dân vi phạm luật lệ của triều đình, tạo ra những vụ rối loạn. Chúng chủ trƣơng
làm ruỗng nát xã hội Việt Nam từ bên trong nhằm chia rẽ nội bộ dân tộc ta, hòng thủ
tiêu tinh thần kháng chiến của nhân dân Việt Nam trƣớc khi Pháp đem quân sang.
Rơi vào cái bẫy khiêu khích của Pháp, triều đình Huế ra các sắc chỉ cấm đạo.

Bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ nắm lấy cơ hội này đẩy mạnh việc chia rẽ mâu thuẫn giữa
giáo và lƣơng. Đồng thời với những hoạt động can thiệp, phá hoại về chính trị, thực
dân Pháp tiến hành những vụ khiêu khích về quân sự. Ngày 31-8-1858, thực dân Pháp
nổ súng xâm lƣợc Việt Nam với lí do triều đình Huế ngƣợc đãi các giáo sĩ và cự tuyệt
không nhận quốc thƣ của Pháp đòi tự do buôn bán.
1. 2. Chống Pháp đánh chiếm Đà nẵng từ 1858 đến 1859
Từ chiều ngày 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã kéo tới dàn trận tại
cửa biển Đà Nẵng (Quảng Nam). Kế hoạch của chúng là "đánh nhanh thắng nhanh”
để cấp tốc chiếm Đà Nẵng, rồi dùng làm căn cứ bàn đạp mở đƣờng vào nội địa, tiêu
diệt quân triều đình Huế tại đây, sau đó vƣợt đèo Hải Vân đánh thọc sâu vào kinh

22


thành Huế bóp chết sức kháng chiến của phong kiến triều Nguyễn tại chỗ buộc phải
đầu hàng.
Tờ mờ sáng ngày hôm sau (1-9-1858), chúng cho ngƣời đƣa tối hậu thƣ buộc
trấn thủ Quảng Nam là Trần Hoàng phải trả lời ngay trong vòng hai giờ. Không đợi
hết hạn, chúng đã ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn quân của triều đình
đóng trên bờ biển suốt trong ngày, rồi đến sáng hôm sau cho quân đổ bộ lên bán đảo
Sơn Trà (2-9-1858).
Chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên, tƣ bản Pháp nhằm đạt các mục
đích sau: cửa biển nơi đây tƣơng đối sâu rộng nên tàu chiến có thể ra vào dễ dàng; hậu
phƣơng vùng này gồm hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi giàu có và đông dân, có thể
giúp chúng sớm thực hiện đƣợc việc lấy chiến tranh nuôi chiến tranh; trông chờ vào
sự ủng hộ của giáo dân mà bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ hoạt động trong vùng báo cáo
về là khá mạnh.
Đƣợc cấp báo bán đảo Sơn Trà đã mất, triều đình Huế vội đƣa thêm nhiều quân
vào tăng cƣờng cho lực lƣợng phòng thủ. Nguyễn Tri Phƣơng đƣợc cử làm Tổng chỉ
huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. "Ông đã duy trì đƣợc kỷ luật trong

hàng mấy vạn quân từ các tỉnh gửi đến, và thậm chí ông đã thành công trong việc đào
chiến hào bao vây càng ngày càng áp sát gần các vị trí địch". Nhƣng Nguyễn Tri
Phƣơng không chủ động tấn công tiêu diệt địch, mà chỉ huy động quân dân đắp lũy
chạy dài từ bờ biển vào bên trong để bao vây ngăn chặn địch, không cho chúng đi sâu
vào nội địa. Còn đối với nhân dân trong vùng thì ra lệnh thực hiện vƣờn không nhà
trống, rồi tản cƣ vào sâu phía trong để khỏi bị giặc bắt đi lính, nộp lƣơng hay cung cấp
tin tức.
Chiến thuật này đã có hiệu quả, mấy lần liên quân Pháp-Tây tìm cách đánh sâu
vào nội địa đều bị quan quân triều đình đánh bật trở lại, thiệt hại khá nặng về ngƣời và
vũ khí. Kết quả là sau 5 tháng chiến tranh, quân địch hầu nhƣ dẫm chân tại chỗ.
Trong khi đó thì khó khăn của chúng lại mỗi ngày một tăng, phần do không hợp khí
hậu nên binh lính bị ốm đau và chết khá nhiều mà thuốc men lại thiếu, phần việc tiếp
tế thực phẩm cho quân lính rất khó khăn.
Tiến lui đều khó, cuối cùng chỉ huy giặc Regault de Genouilly phải quyết định
chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lƣợng nhỏ để cầm chân quân đội triều đình Huế, số còn
lại lợi dụng mùa gió bấc kéo vào đánh Gia Định (2-1859). Quân dân ta đã cầm chân
đƣợc giặc, làm thất bại cuộc hành quân lớn đầu tiên của chúng trên chiến trƣờng
Quảng Nam-Đà Nẵng.
1. 3. Chống Pháp đánh chiếm Nam Kỳ (1859 - 1867)
1. 3. 1. Cuộc kháng chiến ở Gia Định (1858 – 1859)

23


Âm mƣu của địch lần này kéo quân vào đánh Gia Định, so với lúc đánh Đà
Nẵng có nhiều điểm khác. Chúng muốn đánh chiếm Sài Gòn và Nam Kỳ để cắt đứt
con đƣờng tiếp tế lúa gạo của triều đình Huế mà qua các báo cáo của các giáo sĩ nằm
vùng gửi về chúng biết là kho dự trữ lớn của triều đình Huế; tránh sức tiếp viện của
triều đình Huế mà sau mấy trận đụng độ ban đầu chúng đã thấy là không phải hèn kém
nhƣ các giáo sĩ Pháp báo cáo về nƣớc; đánh chiếm Sài Gòn xong chúng sẽ theo đƣờng

sông Cửu Long ngƣợc lên đánh chiếm nƣớc Cao Miên từ lâu cũng nằm trong âm mƣu
bành trƣớng của chúng. Hơn nữa, lúc này tƣ bản Pháp cần phải hành động gấp vì tƣ
bản Anh sau khi chiếm Singapore và Hƣơng Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài
Gòn để nối liền hai cửa biển quan trọng trên, thiết lập một hành lang giao thông trên
mặt biển có lợi cho chúng.
Mặt khác, Gia Định có nhiều sông ngòi, thuận tiện cho thuyền đi lại, lại là vựa
lúa, hậu cần tại chỗ rất tốt cho quân đội viễn chinh.
Ngày 9-2-1859, hạm đội Pháp đã tập trung đầy đủ ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau,
chúng bắt đầu bắn đại bác công phá các pháo đài Phúc Thắng, Lƣơng Thiện, Phúc
Mỹ, Danh Nghĩa thuộc hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa. Sau đó, tàu chiến Pháp ngƣợc
sông Cần Giờ, vừa tiến vừa nổ súng bắn phá các đồn của quân ta trên hai bờ. Giặc
Pháp tiến rất chậm, từ cửa Cần Giờ vào tới gần thành Gia Định (tức Sài Gòn) phải mất
6 ngày, vì vấp phải sự chống cự quyết liệt của quan quân triều đình đóng trên hai bờ,
kết hợp với việc trên dòng sông quân dân ta trƣớc đó đã đắp nhiều cản để chặn tàu
chiến địch. Mãi tới sáng ngày 16, địch mới đổ bộ chiếm đƣợc hai pháo đài bảo vệ trực
tiếp thành Gia Định, rồi cho tàu vƣợt sông Bến Nghé vào đậu ngay trƣớc mặt thành.
Để đến sáng ngày 17-2-1859 tàu chiến địch tập trung hỏa lực bắn vào thành, đến trƣa
cho quân đổ bộ đánh thành.
Trƣớc sức tấn công mạnh mẽ của địch có ƣu thế về hỏa pháo, trấn thủ Vũ Duy
Ninh phải ra lệnh rút quân, bỏ lại trong thành nhiều súng ống các loại và lƣơng thực.
Lúc đó, trong thành Gia Định có 1000 quân với đầy đủ khí giới, còn lƣơng thực thì
triều đình đã cho tích lũy đủ cho một vạn quân đóng giữ trong một năm. Điều đó cho
thấy triều đình Huế biết trƣớc rằng thế nào giặc Pháp cũng đánh thành Gia Định nên
đã có sự chuẩn bị về ngƣời và vũ khí, lƣơng thực, nhƣng đến khi quân Pháp kéo tới
đánh thì trấn thủ Vũ Duy Ninh đã cho rút quân chạy dài, sau đó tự sát để trốn trách
nhiệm trƣớc triều đình và sự công phẫn của nhân dân. Tuy chiếm đƣợc thành Gia
Định, nhƣng tƣớng giặc Genouilly lƣợng sức không đủ giữ thành nên ngày 8-3 đã
quyết định dùng thuốc nổ phá tòa thành lớn, rồi rút quân xuống đóng dƣới tàu chiến
đậu giữa sông để tránh bị quân dân ta tập kích từ hai bên bờ. Sau đó, chỉ để lại một số
ít quân ở Gia Định, còn lại thì cấp tốc kéo ra tiếp viện cho số quân Pháp đóng lại ở

mặt trận Đà Nẵng tình hình lúc đó đang rất khốn đốn, phần vì số lƣợng có ít, phần vì
24


tiếp tế thất thƣờng, phần vì bệnh tật chết chóc nên đang có nguy cơ bị quân ta tiêu
diệt. Ra tới Đà Nẵng, để củng cố tinh thần quân lính, Genouilly mở một cuộc tấn
công lớn vào ngày 8-5-1859, cùng lúc cho quân đánh các đồn Điện Hải, Phúc Ninh,
Thạch Giản, rồi tiến sâu vào nội địa buộc quân sĩ triều đình phải lui về phía sau cố
thủ. Nhƣng chúng cũng tổn thất nặng nên sau đó phải rút lui về các vị trí cũ. Hơn
nữa, tình thế quân Pháp lúc đó cũng có nhiều khó khăn lớn. Từ tháng 4-1859, tƣ bản
Pháp bị vƣớng vào cuộc chiến tranh với Áo trên nƣớc Ý nên phải dồn lực lƣợng quân
sự vào chiến trƣờng Châu Âu, không thể tiếp viện nhiều cho đội quân viễn chinh ở
Việt Nam. Mâu thuẫn Anh-Pháp lúc này cũng trở nên gay gắt và chiến tranh có thể
bùng nổ vào bất cứ lúc nào giữa hai nƣớc. Trong tình thế đó, chính phủ Pháp buộc
phải ra lệnh cho Genouilly nghị hòa với triều đình Huế. Trƣớc khi bƣớc vào điều
đình, để làm áp lực, hắn cho tàu chiến bắn phá các pháo đài, tàu bè, thuyền buồm của
ta dọc theo bờ biển các tỉnh Bình Định, Quảng Trị, Quảng Bình. Nhƣng thái độ triều
đình lừng chừng đã không dám đánh mạnh mà hòa cũng không dứt khoát nên cuối
cùng việc hòa nghị không thành. Genouilly bị gọi về Pháp, đô đốc Page đƣợc cử sang
thay (19-10-1859).
Vừa sang tới nơi nhận nhiệm vụ, Page đã liều lĩnh áp dụng kế hoạch cũ của
Genouilly là dốc lực lƣợng đánh mạnh vào phía bắc vịnh Đà Nẵng để làm chủ con
đƣờng đèo Hải Vân, sau đó sẽ đánh thẳng vào kinh thành Huế. Nhƣng một lần nữa,
chúng lại bị đánh bại, số quân lính chết và bị thƣơng lên tới 300 ngƣời. Thất bại trong
âm mƣu tấn công vào kinh thành Huế, cuối cùng Page phải quyết định rút dần quân
vào Gia Định, và đến cuối tháng 3-1860 thì toàn bộ số quân Pháp đóng ở Đà Nẵng đã
rút hết vào Gia Định sau 19 tháng chiếm đóng. Hiện nay tại bán đảo Sơn Trà còn một
số mộ hoang phế của binh lính cùng chỉ huy Pháp và Tây Ban Nha ghi dấu ấn sự thảm
bại của chúng.
Về Gia Định, Page một mặt chủ động đƣa ra các điều khoản nghị hòa với triều

đình Huế, mặt khác ráo riết chuẩn bị các mặt để khi có thời cơ là nổ súng. Lần này
cuộc nghị hòa vẫn thất bại, một phần cũng vì thái độ cố chấp của triều đình Huế
không chịu tranh thủ nghị hòa với Pháp trên những điều kiện có lợi để tranh thủ thời
cơ củng cố lực lƣợng tiêu diệt chúng về sau. Trong khi đó giặc Pháp mới đƣợc tăng
viện thêm một số quân rút từ Đà Nẵng vào nên chúng lại ra sức mở rộng phạm vi
chiếm đóng xung quanh thành Gia Định, lần lƣợt đánh chiếm Chợ Lớn, lập một phòng
tuyến kéo dài từ chùa Khải Tƣờng (gần Trƣờng Thi) vào tới chùa Cây Mai (7-1860).
Nhƣng liền sau đó, số lớn quân Pháp trên mặt trận Gia Định lại bị điều động sang mặt
trận Hoa Bắc (Trung Quốc). Lúc đó ở Gia Định, số quân địch không tới 1000 dƣới
quyền đại tá hải quân Ariès, lại rải ra trên một phòng tuyến mỏng và dài trên dƣới 10
cây số, thế mà triều đình vẫn không hay biết gì về tình hình địch, cứ một mực bao vây,
25


×