Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

cach phan biet thit lon co chat tao nac rat don gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.07 KB, 4 trang )

Cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc đơn giản
Gần đây, người tiêu dùng hết sức hoang mang về chất tạo nạc trong thịt có
ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy làm thế nào để nhận biết được thịt lợn an toàn?
Chất tạo nạc - chất cấm sử dụng trong chăn nuôi

Ths. Lê Hồng Dũng Viện Dinh dưỡng cho biết, Clenbuterol là một loại thuốc thú y
chủ yếu được sử dụng để điều trị co thắt phế quản ở ngựa. Nó thuộc về nhóm các
chất tổng hợp được gọi là beta-agonist (β-agonist). Vì các chất β-agonist có thể
làm tăng tỷ lệ cơ bắp nên chúng được sử dụng như là một chất kích thích tăng
trưởng để tăng phần nạc của vật nuôi, và do đó thường được gọi là tác nhân tạo
nạc.
Clenbuterol và Salbutamol là hai chất phổ biến nhất trong nhóm β-agonist, bị cấm
sử dụng trong thức ăn gia súc tại nhiều nước.
Việc sử dụng clenbuterol trong chăn nuôi có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại đối
với sức khỏe người dùng. Do clenbuterol khá bền với nhiệt độ, chỉ bị phân hủy ở
nhiệt độ trên 172oC, vì vậy khi nấu thông thường khó có thể loại bỏ hết độc tính
của clenbuterol.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trong các thử nghiệm trên động vật ăn cỏ thì
khi vào cơ thể, lượng clenbuterol tập trung cao nhất ở gan và thận. Dư lượng của
clenbuterol tồn tại trong võng mạc mắt và trong tóc có thể lâu tới vài tháng.
Những người ăn thịt có chứa tồn dư clenbuterol có thể gặp các triệu chứng bao
gồm nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, run, căng thẳng, và thậm chí có thể gây
chết người nếu có nồng độ clenbuterol cao.
Theo Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) các triệu chứng
ngộ độc clenbuterol được xem là nhẹ nhưng chúng ta cũng không nên xem thường.
Những người đang sử dụng các loại thuốc giao cảm như epinephrine (adrenaline)
có thể bị ảnh hưởng nặng hơn trong trường hợp ngộ độc clenbuterol.


Cách nhận biết thịt lợn chứa chất tạo nạc
Màu sắc của miếng thịt
Một miếng thịt bình thường có màu hồng, hồng nhạt trông rất đẹp. Trong khi thịt
có chất tạo nạc thường có màu đỏ bóng, sáng hoặc đỏ sậm trông rất thiếu tự nhiên.
Sau khi rửa thịt, màu đỏ sậm đó lại mất đi, trông miếng thịt bị nhợt nhạt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Quan sát lớp mỡ
Người dân nuôi heo theo cách bình thường sẽ mất rất nhiều thời gian, chính vì lẽ
đó mà lớp mỡ và da heo sẽ dày, còn thịt tạo nạc thì ngược lại, lớp mỡ rất mỏng. Để
an toàn, hãy lựa những miếng thịt có lớp mỡ dày trên 1,5 cm. Lớp mở lỏng lẻo,
dưới 1cm chắc chắn là thịt không an toàn.
Một lưu ý nữa, phần nạc và phần mỡ mà tách rời nhau rõ rệt, có nước dịch màu
vàng hơi rỉ ra chỗ đó thì biết ngay đó là thịt có chất tạo nạc.
Độ đàn hồi

Miếng thịt bình thường có độ đàn hồi rất tốt, thớ thịt trông rõ ràng, không để lại
vết lõm khi lấy tay ấn vào.
Miếng thịt siêu nạc lại mềm hơn, ấn vào thấy hơi nhũn và không có độ đàn hồi.
Nhận biết khi chế biến
Thái miếng thịt dày khoảng 2-3 ngón tay, nếu thấy miếng thịt bị mềm và không tự
đứng được trên thớt thì rất có thể thịt này có chất tạo nạc.
Thịt bình thường nấu lên có mùi thêm, không tạo váng, không ra nhiều nước.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Ngược lại, thịt có chất tạo nạc thường ra nhiều nước, khi nấu lên cũng có mùi

không thơm như tự nhiên, khi ăn có cảm giác bị khô. Khi ăn thường có cảm giác
khô, không có vị béo của thịt.
Lưu ý:
- Tránh mua thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng,
màng ngoài nhớt.
Trên thị trường vốn có loại thịt nuôi từ giống heo siêu nạc, loại này rất dễ bị nhầm
lẫn với heo nuôi dùng chất tạo nạc nên đôi khi các mẹ sẽ rất khó để phân biệt 2
loại này. Tuy nhiên cơ bản thịt heo bình thường và thịt heo có chất tạo nạc khác
nhau như vậy, hy vọng những điều trên sẽ giúp được các mẹ trong việc đi chợ
hàng ngày.
Mình chỉ đi mua ở siêu thị hay các cửa hàng có đóng dấu uy tín hẳn hoi thôi, thật
sự là sợ luôn đó các mẹ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×