Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 225 trang )

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

bé tµi chÝnh

häc viÖn tµi chÝnh


TRẦN VIỆT PHƯƠNG

QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

hµ néi – 2017


bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

bé tµi chÝnh

häc viÖn tµi chÝnh


TRẦN VIỆT PHƯƠNG

QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS Nguyễn Trọng Thản
2. TS. Lê Thu Huyền

hµ néi – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án với đề tài: “ Quản lý tài sản công
tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công ở Việt Nam ” là công
trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết uận khoa học của Luận
án chưa từng được ai công bố.

Tác giả Luận án

Trần Việt Phương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Lời cam đoan
Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP……....…..15
1.1. TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP……………………........................................................15
1.1.1. Cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.................................15
1.1.2. Tài sản và quan hệ về tài sản……………………...............................……17
1.1.3. Khái niệm và nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập………………............................……………………………19
1.1.4. Đặc điểm tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
lập.....……......................................................................................…………..22
1.1.5. Vai trò của tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập ................................................……………………………………….28
1.1.6. Phân loại tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
lập...................................................................................................................29
1.2. QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP………………..........................................………...31
1.2.1. Khái niệm quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp


công lập….............................................................................................................31
1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập..................................................................................................................32
1.2.3. Phân cấp quản lý tài sản công………….............…………………………34
1.2.4. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công….………….........................36
1.2.5. Nội dung quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập.................................................................................................................38
1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI


QUAN


NHÀ

NƯỚC



ĐƠN

VỊ

SỰ

NGHIỆP

CÔNG

LẬP……………...................................................................................................48
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập .......................................................................48
1.3.2. Hiệu quả quản lý tài sản công……………………………………………49
1.3.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập ….....................................................................................51
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài sản công tại cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập ……..…........................................................61
1.4. QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ...........63
1.4.1. Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở
một số nước………………..…........................................……………………….63
1.4.2. Kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam………….........................................73
Kết luận Chương 1…………..........................................................................…...75

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN


NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT
NAM……………………….............................................................................76
2.1. TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN

NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM......................................................……76
2.1.1. T ng quan về tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
lập ở Việt Nam hiện nay……………..……………………………….................76
2.1.2. T chức bộ máy quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập……………..…............................................................................79
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ
NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
T

N M2

ĐẾN NA ……………………………………………………...80

2.2.1. Cơ chế quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
lập………….…................................................................................................80
2.2.2. Phân cấp quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập..................................................................................................................85
2.2.3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập………..............................................................................…87
2.2.4. Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và sắp xếp lại trụ sở làm việc…………96
2.2.5. Mua sắm tài sản công


……………………....……………….…………99

2.2.6. Cơ sở dữ liệu về tài sản công....................................................................106
2.2.7. Khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập...........................112
2.2.8. ử lý bán, điều chuyển, thanh lý) tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập..........................................................................................113
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ


QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN T

N M2

ĐẾN NA …………………………………….114

2.3.1. Kết quả đã đạt được……………...............…………………………...….114
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế…………………............………………………...125
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại………………...………………..…….134
Kết luận Chương 2..............................................................................................141
Chương 3: GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN
CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
TRONG THỜI GIAN TỚI…..................……………………………………142
3.1. MỤC TIÊU, YÊU CẦU QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP………...….....142
3.1.1. Mục tiêu………………………………………………………..........…...142
3.1.2. Yêu cầu……………………………………………..................................145
3.2. GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

TRONG THỜI GIAN TỚI.........................................................................149
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách……………………….….149
3.2.2. Nhóm giải pháp về t chức thực hiện…………………………………....191
Kết luận chương 3…………………………………………………...................202
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….204
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

BTC

Bộ Tài chính

CP

Chính phủ

CQHC

Cơ quan hành chính

CSTQ

Cộng sản Trung Quốc


CQHC

Cơ quan Hành chính

ĐH

Đại học

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

HCSN

Hành chính sự nghiệp

NCS

Nghiên cứu sinh

NSNN

Ngân sách nhà nước

PTĐL

Phương tiện đi lại

QLCS


Quản lý công sản

STC

Sở tài chính

TSC

Tài sản công

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCP

Thủ tướng Chính phủ

TSNN

Tài sản nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLV

Trụ sở làm việc


TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân


1

LỜI MỞ DẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản công là nguồn lực nội sinh của đất nước, góp phần quan trọng
vào quá trình sản xuất cũng như quản lý xã hội, cung cấp nguồn lực tài
chính cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Tất cả Tài sản công đều do Nhà nước là chủ sở hữu, và Nhà nước
giao quản lý trực tiếp sử dụng tài sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy
nhà nước. Tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
bao gồm trụ sở làm việc, phương tiện đi lại và tài sản khác gắn liền với đất;
quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt
động sự nghiệp của cơ quan, t chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải,
trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định. TSC là cơ
sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt
động sự nghiệp công và các hoạt động xã hội khác. Cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập không có quyền sở hữu tài sản công mà chỉ có quyền
quản lý, sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các cơ

quan trên không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh, và mục
đích khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác mà phải sử dụng tài
sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước
quy định.
Nhà nước là một chủ thể đặc biệt của xã hội, là người đại diện cho tất
cả các thành viên trong cộng đồng, do đó nhà nước có chủ quyền đối với tài
sản quốc gia, là người đại diện chủ sở hữu tài sản công. Với vai trò là đại
diện chủ sở hữu đối với tài sản công, Nhà nước có quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về tài sản và


2
giao cho các cơ quan, t chức, đơn vị quản lý và sử dụng để phục vụ công
tác cho bộ máy của Nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả quản lý TSC trong
các CQNN và ĐVSN công lập là cần thiết do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập chiếm một tỷ
trọng và giá trị rất lớn là tiền đề, là yếu tố vật chất để Nhà nước có thể t
chức thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra. Thực tế chỉ ra rằng tài sản
công phản ánh sức mạnh kinh tế của đất nước. Tuy nhiên tài sản công
không phải là vô hạn vì vậy đối với một quốc gia việc quản lý, tạo lập, khai
thác và sử dụng TSC một cách có hiệu quả là đòi hỏi cần thiết là nhiệm vụ
quan trọng của Nhà nước ở mọi quốc gia góp phần không nhỏ vào việc hỗ
trợ việc xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai, góp phần kích thích quá trình phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia. Những yếu kém trong quản lý và sử dụng TSC trong các CQNN
và ĐVSN công lập dẫn đến thất thoát, lãng phí từ đó làm suy giảm nguồn
nội lực của đất nước. Do đó cần thiết phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý TSC từ đó hướng hoạt động sử dụng TSC phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Thứ ba, Quản lý tốt TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập sẽ đảm

bảo việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao qua đó thể hiện
được trình độ hiện đại hoá nền hành chính quốc gia. Do TSC hình thành
chủ yếu từ nguồn chi tiêu công, do vậy việc sử dụng tiết kiệm, chống thất
thoát lãng phí là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mọi cán bộ công chức trong
CQHC, ĐVSN công lập.


3
Thứ tư, Việc quản lý TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập hiệu
quả, tiết kiệm sẽ góp phần nâng cao uy tín của Nhà nước cũng như các cán
bộ công chức nhà nước. Mang lại ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội to lớn.
Qua đó củng cố niềm tin, đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của mọi công
dân.
Hiện nay, cùng với quá trình đ i mới quản lý tài chính trong thời gian
qua, công tác quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công tại Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể như: Đã tạo lập được khuôn
kh pháp lý tương đối đầy đủ cho công tác quản lý, sử dụng TSC tại CQNN
và ĐVSN công lập; Đã xác định tương đối cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm
trong công tác quản lý nhà nước đối với TSC, quyền và nghĩa vụ của các cơ
quan, t chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng TSC; Cơ sở dữ liệu quốc gia
về TSC được hình thành, cập nhật kịp thời, tương đối chính xác về số
lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản nhà nước; Triển khai mua sắm tài sản
th o phương thức tập trung; Từng bước hình thành các khu hành chính tập
trung...
Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như: Tình trạng sử dụng
vượt tiêu chuẩn định mức gây lãng phí, cho thuê, mượn tài sản công không
đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát tài sản; Đầu tư xây dựng
trụ sở làm việc còn xa hoa, lãng phí, việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc
chưa hiệu qua, sai mục đích; Việc triển khai mua sắm TSC th o phương
thức tập trung còn chậm... đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý

hiệu quả lượng tài sản này.


4
Tài sản công nói chung và tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập nói riêng cần phải được quản lý khoa học, chặt chẽ
qua đó góp phần sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đáp ứng tốt các yêu cầu
hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Mặc dù đã có những tiến bộ trong quá trình quản lý TSC ở Việt Nam trong
thời gian qua tuy nhiên tình trạng thất thoát, lãng phí, sử dụng không đúng
quy định ... vẫn tiếp tục diễn ra.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết đặt
ra hiện nay, do đó Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý Tài
sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam”
làm luận án bảo vệ học vị tiến sĩ kinh tế.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích tổng quát: Nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam.
Mục đích cụ thể:
Thứ nhất: Làm rõ khái niệm, nội hàm về các thuật ngữ “tài sản nhà
nước”, “tài sản thuộc sở hữu nhà nước”, “tài sản thuộc sở hữu toàn dân”,
“tài sản công).... để có cơ chế quản lý phù hợp. Tài sản công là tài sản do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nên cần xác định và
cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của những "chủ sở hữu" khác nhau trong việc
quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập. Giao quyền quản lý gắn với
trách nhiệm cho các bộ, cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nguồn TSC của

họ dựa vào một số đánh giá hiệu quả đơn giản.


5
Thứ hai: Cải cách quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập là vấn
đề cần thiết: Việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công
lập ở một nước là vấn đề đặt ra rất cấp thiết. Thông qua hệ thống pháp luật,
tạo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý TSC giám sát, kiểm tra cơ quan sử
dụng TSC, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương,
các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý TSC. Hệ thống pháp luật về TSC tại
CQNN và ĐVSN công lập ở Việt Nam cũng đang dần được hoàn thiện cho
phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Trước thực trạng, TSC tại CQNN
và ĐVSN công lập còn bị sử dụng sai mục đích, lãng phí và hệ thống pháp
luật có liên quan đã được sửa đ i, b sung như Hiến pháp, Luật Đấu thầu,
Luật Đầu tư công, Luật NSNN; Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC
ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề cấp thiết để khắc phục những tồn tại
của cơ chế hiện hành và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật.
Thứ ba: Chuyển dịch cơ chế quản lý tài sản công tại CQNN và
ĐVSN công lập từ hình thức mua sắm, đầu tư xây dựng để trang bị bằng
hiện vật sang cơ chế thuê tài sản, khoán kinh phí tự túc tài sản để phục vụ
công tác.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu:

TSC là một bộ phận không thể tách rời trong công tác quản lý tài

chính công ở nước ta hiện nay. Luận án đã tập trung nghiên cứu công tác
quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập bao gồm cơ chế chính sách và t chức thực hiện quản lý tài sản
công.


6


Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về quản lý tài sản công trong phạm vi các CQNN và
ĐVSN công lập tại Việt Nam từ năm 2009 ngày Luật Quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước có hiệu lực) đến năm 2015.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận nghiên cứu phân tích những vấn đề cơ bản về TSC
tại CQNN và ĐVSN công lập, cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN
công lập, kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN
công lập và khả năng vận dụng cho Việt nam; những nghiên cứu và phân
tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập
ở Việt Nam từ th o Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 và hệ thống
văn bản có liên quan; Luận án đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập. Các giải pháp này được
đưa ra trên cơ sở đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra của Nhà nước ta trong
việc quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập thời gian tới. Để quản lý
TSC hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách được ban hành phù hợp, một yếu tố
quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý TSC, đó là việc t chức thực hiện.
Vì vậy, các giải pháp đưa ra được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công: Trên cơ
sở đánh giá tồn tại, hạn chế của hệ thống chính sách hiện hành, Luận án đã

đề xuất những giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế đó với các biện pháp
thực hiện cụ thể. Trong đó, chủ yếu tập trung hoàn thiện các quy định tại
Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 và một số văn bản có liên quan
trong lĩnh vực quản lý ngành của một số Bộ như Bộ Tư pháp, Bộ xây dựng,
Bộ Kế hoạch – Đầu tư.


7
- Nhóm giải pháp t chức thực hiện: Tập trung các giải pháp về i)
tuyên truyền, ph biến cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng TSC; ii) tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; iii) hoàn thiện t chức bộ máy
và nâng cao năng lực cán bộ quản lý TSC.
Các nhóm giải pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một
số giải pháp được đưa ra với mong muốn sẽ được các nhà quản lý nghiên
cứu trong quá trình xây dựng, x m xét và ban hành Luật Quản lý, sử dụng
TSC thay thế Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008) và hệ thống văn bản
hướng dẫn thi hành Luật và pháp luật có liên quan. Đồng thời nâng cao
trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý TSC./.
4.

Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu định tính:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu và phân
tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập
ở Việt Nam từ th o Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 và hệ thống
văn bản có liên quan. Trong đó đã đi sâu phân tích, đánh giá về thực hiện
các cơ chế mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC gồm: phân
cấp quản lý TSC, các nội dung quản lý TSC, như: đầu tư xây dựng trụ sở
làm việc, mua sắm TSC, hạch toán, cơ sở dữ liệu về TSC, xử lý TSC bán,

thanh lý, điều chuyển) và quản lý TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập....
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng:
ây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên những số liệu thu
thập được. Trên cơ sở đó, đã có những đánh giá về kết quả đã đạt được,
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; để làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp


8
nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập trong thời
gian tới.
Bên cạnh sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn trực tiếp, NCS
còn nhận được những góp ý và đánh giá chuyên sâu từ các thầy cô giáo
của Học viện tài chính. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của các cán bộ công tác
tại Cục quản lý Công sản Bộ Tài chính dưới góc độ cơ quan quản lý để
NCS có cái nhìn đa chiều hơn về đề tài nghiên cứu.
Nguồn số liệu sử dụng bao gồm: các số liệu thứ cấp từ các báo cáo,
kết quả công bố của một số cuộc điều tra, t ng kiểm kê tài sản trên cả
nước, số liệu nghiên cứu, điều tra của CP, Bộ Tài chính… Các báo cáo qua
các đợt khảo sát phối với làm việc cũng như hội thảo quốc tế của Cục
Quản lý Công sản…
5.

Tổng quan nghiên cứu

5.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
-

Đề tài “ Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà công sở tại các cơ

quan hành chính nhà nước” của PGS.TS. Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu [37]

-

Đề tài “ Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý, sử

dụng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở Việt
Nam”, 2006” của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương. [43]
-

Đề tài “ Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan hành

chính ở Việt Nam”, 2006 của tác giả Trần Diệu An. [44]
Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát thực trạng quản lý tài sản
công tại Việt Nam, đưa ra được những đánh giá và giải pháp mang tính
khuyến nghị. Tuy nhiên các đề tài chỉ nghiên cứu về cơ chế chính sách và


9
nghiên cứu đối tượng hẹp là 1 loại TSC trụ sở làm việc). Bên cạnh đó giai
đoạn nghiên cứu lại trước khi ban hành Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước năm 2008. Do đó số liệu, chính sách chưa được cập nhật để có thể bao
quát hết thực trạng hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
-

Đề tài “ Chiến lược đ i mới cơ chế quản lý TSC giai đoạn

2001-2010”,2000 của PGS.TS Nguyễn Văn a. [39]
-

Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị


sự nghiệp” 2002, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội của TS Phạm
Đức Phong. [40]
Hai đề tài trên đã đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng TSC trong đó
bao gồm cả TSC tại đơn vị sự nghiệp từ năm 1995 đến 2002 từ đó đề ra
những giải pháp nằm đ i mới cơ chế quản lý TSC tuy nhiên do thời gian
nghiên cứu đã lâu, số liệu của đề tài đã trở nên lạc hậu.
Đề tài của TS Phạm Đức Phong chỉ nghiên cứu cơ chế quản lý TSC
phục vụ trực tiếp cho các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa
học công nghệ… song lại chưa đánh giá được hiệu quả của cơ chế quản lý
TSC tại CQNN và ĐVSN công lập.
-

Đề tài “TSC và sử dụng TSC ở Việt Nam hiện nay, 2005” của

tác giả Nguyễn Mạnh Hùng. [41]
-

Đề tài “ Sử dụng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp ở

Việt nam thực trạng và giải pháp, 2006” của tác giả La Văn Thịnh. [42]
Các công trình trên về cơ bản đã đưa ra những khái quát về tình hình
quản lý tài sản nhà nước của nước ta. Với hệ thống số liệu phong phú, các
công trình đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về thực trạng quản lý


10
TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 1995 đến năm 2005. Có nhiều giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm
đ i mới cơ chế quản lý tài sản công, sử dụng khai thác có hiệu quả đến năm
2010 được đưa ra. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu của các công trình

trên là trước khi ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008
nên chưa bao quảt được hết thực trạng hiện nay. Các số liệu thống kê đã trở
nên lạc hậu.
-

Đề tài “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính

nhà nước ở Việt Nam”, 2009 của tiến sỹ Phan Hữu Nghị. [45]
Luận án đã đề cập đến yêu cầu cải cách hành chính và tài chính công
và đã đưa ra những nguyên tắc chung, những vấn đề cần quan tâm quán
triệt khi đ i mới. Bên cạnh đó đã đề xuất hệ thống nhóm giải pháp cho
công tác quản lý bất động sản công. Trong đó đưa ra kỳ vọng Luật quản lý
sử dung TSNN được ban hành, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí
triển khai sâu rộng, các quyết định của chính phủ về công tác quản lý trụ
sở làm việc nói riêng và TSC nói chung sẽ khắc phục được những hạn
chế, yếu kém thông qua việc thực hiện các giải pháp và mô hình được t ng
hợp nghiên cứu của các cơ quan chức năng.
-

Đề tài “ Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính

sự nghiệp ở Việt Nam” của tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng. [47]
Đề tài đã khẳng định vai trò, vị trí của cơ chế quản lý TSC trong khu
vực HCSN trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luận
án đã chỉ ra những yếu kém, bất cập trong quản lý TSC đó là hệ thống cơ
chế, chính sách quản lý TSC trong khu vực HCSN vừa thiếu, vừa chưa
đồng bộ, tính pháp lý chưa cao, còn nhiều sơ hở, có những chính sách


11

pháp luật bất hợp lý, không phù hợp với thực tế chậm được sửa đ i, b
sung, xây dựng văn bản mới; Hiệu lực và hiệu quả của cơ chế quản lý
TSC trong khu vực HCSN chưa cao... Tác giả đã đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế quản lư TSC trong khu vực HCSN ở Việt Nam
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cũng như các công trình nghiên cứu nêu trên 2 Luận án tiến sỹ đã
khái quát thực trạng quản lý tài sản công, đưa ra những giải pháp tuy nhiên
do thời gian nghiên cứu tương đối xa so với thời điểm hiện này khi mà
chưa ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và Trung
tâm dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước chưa được thành lập nên số liệu
thống kê chưa thật sự đẩy đủ các đánh giá mới dừng lại ở định tính.
5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Công trình nghiên cứu nước ngoài
-

Đề tài “Managing Gov rnm nt Prop rty Ass ts: Sharing

International Experienc s”, 2006, Th Urban Institut Pr ss, Washington
DC; [34]
Công trình đã nghiên cứu và đánh giá cơ chế quản lý TSC trong khu
vực hành chính sự nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ,
Trung Quốc, Pháp, Thụy Sĩ, Canada, Úc… qua đó chỉ ra được những tồn
tại, thách thức trong cơ chế quản lý TSC tập trung ở việc giải quyết mối
quan hệ giữa cải cách kế toán và cải cách cơ chế quản lý TSC; cách thức
phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản công trong khu vực hành
chính sự nghiệp; hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin quản lý TSC.
-

“C ntral Gov rnm nt Ass t Manag m nt R forms”; [35]



12

-

“Prop rty- Related Public-Privat Partn rships” [36] của hai

tác giả là Olga Kaganova, Ph.D., giáo sư tại Th Urban Institut cùng với
Giáo sư Jam s Mc K llar.
-

GS. Pi rr

P.Tr mblay 2004), Giáo trình “Politiqu

d

finances publiques » (Chính sách tài chính công), UQAM 2004. [17]
Các công trình trên đưa ra rất nhiều kinh nghiệm tham khảo cho
Việt Nam từ những lý thuyết chung về TSC đến những cải cách và quản lý
bất động sản công, trụ sở làm việc được hệ thống hoá qua kinh nghiệm cải
cách của các nước trong đó có những nước với nhiều nét tương đồng Việt
Nam như Trung quốc, Nga…
Các nghiên cứu đã góp phần đưa ra các giải pháp thực tiễn tại các
quốc gia trên thế giới qua đó x m xét đề xuất vận dụng vào Việt Nam như
chuyển dịch cơ chế quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập từ
hình thức mua sắm, đầu tư xây dựng để trang bị bằng hiện vật sang cơ chế
thuê tài sản, khoán kinh phí tự túc tài sản để phục vụ công tác. Đưa ra các
mô hình cơ quan chuyên quản lý TSC đang được nhiều nước áp dụng đ m
lại hiệu quả quản lý tài sản công cao hơn. Đồng thời hình thành các t chức

dịch vụ công để thực hiện: mua sắm tập trung, quản lý, sử dụng, bảo dưỡng,
sửa chữa tài sản, cho CQHC, ĐVSN thuê tài sản th o hợp đồng kinh tế...
Thông qua đó sẽ làm cho TSC tại CQNN và ĐVSN công lập phát huy được
hiệu quả cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
6.

Những đóng góp của luận án

Một là, Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống những lý luận
cơ bản TSC tại CQNN và ĐVSN công lập như: khái niệm, đặc điểm, vai trò
của TSC trong đời sống kinh tế; Nội dung quản lý tài sản công tại CQNN


13
và ĐVSN công lập; Hiệu quả quản lý tài sản công CQNN và ĐVSN công
lập, với các chỉ tiêu để đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập.
Hai là, Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới, để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tiếp tục tăng cường công tác
quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập ở Việt Nam.
Ba là, Luận án đã khái quát về cơ chế quản lý TSC tại CQNN và
ĐVSN công lập ở Việt Nam qua các thời kỳ và tập trung phân tích, đánh
giá thực trạng quản lý, sử dụng TSNN từ năm 2009 đến nay (theo Luật
Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009).
Bốn là, Phân tích, đánh giá về thực hiện các cơ chế mới được quy
định tại Luật Quản lý, sử dụng TSNN, gồm: phân cấp quản lý TSNN, các
nội dung quản lý TSNN, như: đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm
TSNN, hạch toán, cơ sở dữ liệu về TSNN về TSNN, xử lý TSNN (bán,
thanh lý, điều chuyển) và quản lý TSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập....
Năm là, Đánh giá về kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên

nhân; để làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
TSC tại CQNN và ĐVSN công lập trong thời gian tới.
Sáu là, Đưa ra hai nhóm giải pháp để quản lý TSC hiệu quả bao gồm:
(i)

Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý TSC thông qua
việc khắc phục những tồn tại hạn trong hệ thống chính sách
hiện nay.


14

(ii)

Nhóm giải pháp t chức thực hiện như tuyên truyền, ph
biến cơ chế chính sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra giám
sát nhằm nâng cao năng lực cán bộ quản lý TSC.

Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và các tài liệu tham khảo,
luận án được trình bày th o 03 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý tài sản công tại cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại cơ
quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới


15


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1. TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1.1. Cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1.1. Cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước (CQNN) là hệ thống các cơ quan thực hiện
chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức từ trung ương
dến địa phương.
Hệ thống Cơ quan nhà nước bao gồm:
- Cơ quan lập pháp: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội,
đối ngoại; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; những
nguyên tắc chủ yếu về t chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan
hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối
cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Các cơ quan của Quốc hội
gồm: Ủy ban thường vụ quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội. Hội đồng nhân dân được quy định là cơ quan quyền lực địa
phương không có quyền lập pháp.
- Cơ quan tư pháp: là các cơ quan có quyền phán xét tính hợp hiến,
hợp pháp của các quyết định pháp luật và sự phán quyết về hành vi phạm
tội, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Hệ thống cơ quan tư
pháp gồm các cơ quan thuộc Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.


16
- Cơ quan hành pháp: đó là các cơ quan thực hiện quyền hành pháp

của nhà nước, quản lý chung hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành
pháp luật và chỉ đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà nước. Hệ thống
các cơ quan hành pháp bao gồm: các cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở
trung ương như Chính phủ, Bộ, ngành...; cơ quan thực hiện quyền hành
pháp ở địa phương là UBND các cấp và các CQHC giúp việc có chức năng
quản lý nhà nước ở địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất quản lý của
ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở ( như cơ quan tài
chính, giáo dục, y tế, tài nguyên - môi trường, xây dựng...). Các cơ quan
chuyên môn chịu sự chỉ đạo và quản lý của UBND đồng cấp, đồng thời
chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.
1.1.1.2. Đơn vị sự nghiệp công lập
- Đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSN) là đơn vị do Nhà nước thành lập
để hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và
các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế
quốc dân.
- Lĩnh vực hoạt động của các ĐVSN bao gồm: giáo dục đào tạo, y tế,
văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, nông lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi ….
Th o quy định về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập quy
định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp công lập có 4 loại :
(i) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;(ii)
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; (iii) Đơn vị sự nghiệp
công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; và vi) Đơn vị sự nghiệp công
lập do Nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên.


17
Th o quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại
Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ĐVSN công lập gồm 2 loại: ĐVSN công lập
tự chủ tài chính và ĐVSN công lập chưa chủ tài chính.
Như vậy, cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được

nghiên cứu trong quản lý tài sản công là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập do Nhà nước trang bị tài sản để hoạt động.
1.1.2. Tài sản và quan hệ về tài sản
Với một xã hội phát triển, tài sản ngày càng phong phú về chủng loại,
giàu có về số lượng và giá trị, đa dạng về hình thức sở hữu: Tài sản của cá
nhân, tài sản của hộ gia đình, tài sản của cộng đồng, tài sản của dòng họ, tài
sản của tập thể (t chức), tài sản của quốc gia (tài sản quốc dân).v.v... Vậy,
tài sản là gì? Có rất nhiều cách quan niệm về tài sản:
- Có quan niệm cho rằng, tài sản là tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt có giá trị kinh tế mà chủ thể quyền lợi dân sự có thể chi phối; bao gồm
mọi tư liệu vật chất tồn tại trong thiên nhiên và con người lao động sản xuất
ra, bao gồm cả tiền tệ và chứng khoán có giá.
- Trung Quốc quan niệm tài sản là t ng hoà của tiền bạc, của cải và
quyền lợi, nghĩa vụ dân sự.
- “Tài sản: thuật ngữ kế toán kinh doanh chỉ tất cả những gì có giá trị
tiền tệ thuộc sở hữu của một cá nhân, một đơn vị hoặc của Nhà nước; có thể
được dùng để trả nợ, sản xuất ra hàng hoá hay tạo ra lợi nhuận bằng cách
nào đó. Một tài sản có ba đặc tính không thể thiếu: lợi nhuận kinh tế có thể
xảy ra trong tương lai; do một thực thể hợp pháp kiểm soát; thu được kết
quả ngay từ hợp đồng kinh doanh hoặc giao dịch đầu tiên” [9,4].


×