Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.85 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NGHỆ AN
Trêng phæ th«ng trung häc Th¸i Hßa

Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO
HỌC SINH THPT

Môn ngữ văn
Gi¸o viªn: Th¸i ThÞ Vinh
Điện thoại: 0919 099 445
Năm học 2016-2017


PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – PHẠM VI ĐỀ TÀI
1, Đọc hiểu là nội dung học tập và cũng là kỹ năng cơ bản của học sinh trong chương
trình ngữ văn lớp 10, 11,12. Nó là thước đo để đáng giá và rèn luyện các năng lực
của học sinh PTTH: năng lực tư duy, vận dụng, giải quyết vấn đề, giải quyết tình
huống…
2, Thực tế học sinh rất ngại đọc hiểu vì không có kiến thức đã học sẵn và chưa có
hướng, chưa biết cách tư duy. Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,
phần được coi là cứu điểm này thực tế lại là phần học sinh mất rất nhiều điểm.
3, Phạm vi đọc hiểu rất rộng:
- Đọc hiểu các văn bản văn học trong sách giáo khoa ở các tiết đọc văn.
- Đọc hiểu các văn bản khoa học trong chương trình ngữ văn bậc ptth.
- Đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa trong kiểm tra định kỳ, học kỳ, thi học
sinh giỏi, thi THQG…
4, Đề tài này chỉ tập trung giải quyết vấn đề : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPT TRONG KIỂM TRA ĐỊNH
KỲ VÀ THI THQG
5, Đề tài chủ yếu mang tính kinh nghiệm.

PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG:
- Giáo viên hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh dựa vào đề thi
THQG hàng năm, theo các đề minh họa, các đề thi thử, sách tài liệu tham khảo…
- Giáo viên dạy bổ trợ những kiến thức của môn học thường gặp trong các đề thi,
cách trình bày, trả lời câu hỏi…
Ưu điểm:
+ Dạy học bám sát đề thi, hình thành được kỹ năng làm bài thi cho học sinh phần đọc
hiểu.
+ Giúp học sinh khôi phục và nắm vững những kiến thức thường gặp trong thi kiểm
tra đánh giá, thi THQG…
Hạn chế:
+ Thiếu tính hệ thống, tính liên kết chuỗi kiến thức thường gặp trong thi kiểm tra.
+ Không bao quát hết những dạng đề và kiến thức thường gặp.
+ Dạy kỹ năng cho học sinh không thật đạt yêu cầu vì chưa bài bản, chưa chú trọng
dạy đủ 4 kỹ năng: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.


II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY MỚI:
A/ Hệ thống phạm vi kiến thức, các dạng câu hỏi đọc hiểu:
1, Nêu khái quát nội dung, tìm câu chủ đề của văn bản.
2, Trình bày cách hiểu một câu, cảm nhận về một hình ảnh… điều tâm đắc nhất của
bản thân trong đoạn văn bản…
3, Trả lời câu hỏi về những kiến thức đã học trong chương trình THPT có liên quan
đến văn bản đọc hiểu.
4, Xác định phương thức biểu đạt

5, Xác định thao tác lập luận
6, Xác định phong cách ngôn ngữ
7, Xác định biện pháp tu từ
8, Xác định thể loại văn bản
9, Các phương tiện liên kết câu
10, Các nhân tố giao tiếp
11,Nghĩa của từ, tìm và sửa lỗi câu…)
B/ Kỹ năng đọc hiểu đối với từng dạng câu hỏi:
1, Nêu khái quát nội dung, tìm câu chủ đề của văn bản.
a, Nêu khái quát nội dung:
*Cách xác định nội dung của văn bản:
- Văn bản thơ :
+ Hồi ức về điều gì ?
+ Miêu tả cái gì ? Kể lại câu chuyện gì ?
+ Thể hiện tình cảm, tâm trạng gì ?
- Văn bản tự sự :
+ Kể về sự việc gì ? của nhân vật nào?
+ Miêu tả cái gì?
- Văn bản thuyết minh :
Thuyết minh về đối tượng nào, gồm những đặc điểm gì ?
- Văn bản nghị luận :
Bàn về vấn đề gì ?
* Phân biệt cho học sinh nội dung và ý nghĩa :
- Nội dung : xác định như trên
- Ý nghĩa : Qua nội dung của văn bản tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì ?
* Cách trình bày :
Diễn đạt thành câu, đoạn :
- Bài thơ là hồi ức của tác giả về...
- Bài thơ miêu tả...
- Bài thơ thể hiện tâm trạng...

- Bài thơ là câu chuyện...


- Văn bản kể lại ... của nhân vật...
- Văn bản thuyết minh về...
- Văn bản bàn về...
=> Cho xác định qua một số văn bản ...( Phô tô, chép lên bảng phụ, máy
chiếu màn hình rộng.)
b, Cách tìm câu chủ đề của văn bản.
Đọc kỹ và xác định :
+ Câu mở đầu
+ Câu cuối
->ghi trọn vẹn cả câu
=> Cho xác định qua văn bản (Phô tô, chép lên bảng phụ)
2, Trình bày cách hiểu một câu, … điều tâm đắc nhất của bản thân trong đoạn văn
bản…
a, Trình bày cách hiểu một câu :
- Nêu cách hiểu về hình thức của câu : Là ẩn dụ , hoán dụ, phóng đại...(Đây là cách
nói...)
- Giải thích nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn và nêu cách hiểu về nội dung của câu –
Câu đó nói về điều gì ?
b, Trình bày điều tâm đắc nhất của bản thân trong đoạn văn bản…
- Câu 1 : Câu chủ đề : Chọn và Nêu đúng điều mình tâm đắc nhất
- Các câu còn lại :
+ Giải thích
+ Trả lời vì sao mình tâm đắc nhất là điều đó ?Vì nó như thế nào... ?
3, Trả lời câu hỏi về những kiến thức đã học trong chương trình THPT có liên quan
đến văn bản đọc hiểu.
- Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời thành câu :
Ví dụ :

...Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
...
( Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)
Kể tên các tác phẩm văn học dân gian trong khổ thơ(1) ?
->Các tác phẩm văn học dân gian trong khổ thơ(1)là Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây
khế.
4, Xác định phương thức biểu đạt
- Viết ra đủ 6 PTBĐ -> đối chiếu để xác định, dùng phép loại trừ.
TỰ SỰ


MIÊU TẢ
BIỂU CẢM
THUYẾT MINH
NGHỊ LUẬN
HÀNH CHÍNH
- ? Xác định phương thức biểu đạt chinh? -> nêu 1 Phương thức biểu đạt chính
- ? Xác định các (những) phương thức biểu đạt? -> Nêu phương thức biểu đạt A,
B, …
- ? Xác định phương thức biểu đạt …-> ngầm hiểu chỉ có 1 PTBĐ
=> Cho nhận diện qua các văn bản
5, Xác định thao tác lập luận => 4 THAO TÁC LẬP LUẬN
PHÂN TÍCH
SO SÁNH
BÌNH LUẬN
BÁC BỎ
* Cách nhận diện

- Thao tác lập luận phân tích
+ Chia nhỏ đối tượng để xem xét
+ Lấy dẫn chứng để phân tích
- Thao tác lập luận so sánh:
+ Có 2 đối tượng được đưa ra so sánh
+ So sánh để làm rõ 1 luận điểm.
- Thao tác lập luận bác bỏ:
+ Có luận điểm, ý kiến bị bác bỏ
+ Dùng dẫn chứng và lý lẽ để bác bỏ
- Thao tác lập luận bình luận
+ Đánh giá đúng, sai, khen, chê...
+ Dùng từ ngữ bình luận: chỉ mức độ, sự đánh giá…
 Ghi lại 4 thao tác, dùng cách loại trừ
 Phân biệt: Phương pháp lập luận: Quy nạp, diễn dịch...Cho nhận
diện qua các văn bản (Phô tô)
6, Xác định phong cách ngôn ngữ
6 PCNN: SINH HOẠT, NGHỆ THUẬT, CHÍNH LUẬN, BÁO CHÍ, KHOA HỌC,
HÀNH CHÍNH


PCNNSH
Lĩnh vực sử
dụng:
-Dùng trong
giao tiếp hàng
ngày,
-Ngôn ngữ
đối thoại của
nhân vật trong
vbnt-> dạng

tái hiện
PCNNSH
Lý giải
-Tính cụ thể
-Tính cảm xúc
-Tính cá thể

PCNNNT
Dùng trong
văn bản văn
học (Nghệ
thuật): Thơ,
truyện...

PCNNCL
Dùng trong
lĩnh vực chính
trị

PCNNBC
Dùng trong
lĩnh vực báo
chí

PCNNKH
Dùng trong
lĩnh vực khoa
học: phổ cập,
giáo khoa,
chuyên sâu


PCNNHC
Dùng trong
lĩnh vực hành
chính-công vụ

- Tính hình
tượng
-Tính truyền
cảm
-Tính cá thể

- Tính thông
tin, thời sự
-Tính ngắn
gọn
-Tính sinh
động, hấp
dẫn.

-Dùng nhiều
thuật ngữ
khoa học
-Tính khái
quát, trừu
tượng, tính lý
trí, logic, tính
khách quan
phi cá thể


- Tính khuôn
mẫu
-Tính minh
xác
-Tính công vụ

-VD: Nói:
Đoạn Lan gọi
Hùng đi học
(Nói)
- VD viết:
Thư
Nhật ký

VD: Trích
trong tpvh:
thơ, truyện
,tùy bút

-Dùng nhiều
từ ngữ chính
trị
-công khai
QĐ chính trị
- Chặt chẽ
trong diễn đạt,
suy luận,
truyền cảm,
thuyết phục
- Hịch, cáo,

chiếu...
- Tuyên
ngôn...
- Lời kêu
gọi...
- Về luân lý
xã hội...
- Tiếng mẹ
đẻ...
- Bình luận
chính trị...

bản tin, phóng
sự, tiểu phẩm,
bình luận thời
sự, bình luận
một vấn đề xã
hội... phỏng
vấn

-SGK, tài liệu,
luận văn
-Bài khái
quát, tổng
kết...kiến thức
-Nguyễn Đình
chiểu...
- Mấy ý nghĩ
về thơ
- Một thời đại

trong thi ca...
Ba cống
hiến...
Nhìn về vốn
văn hóa...

-Đơn, biên
bản, ...báo cáo
tổng kết hoạt
động...Phươn
g hướng...
- nghị quyết...
-học bạ, giấy
khaisinh, bắng
tốt nghiệp...

Chú ý:
+ Văn chính luận (Nghị luận về một vấn đề chính trị) -> PCNNCL
+ Nghị luận văn học, xã hội -> PCNNKH
-> Đều dùng các thao tác lập luận.
=> CHO NHẬN DIỆN QUA CÁC VĂN BẢN (PHÔ TÔ)
7, Xác định biện pháp tu từ
* Nhận diện các biện pháp tu từ:
(Lớp yếu phải dạy lại những kiến thức này)
- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, phóng đại(cường điệu)...


- Phép điệp: Điệp âm, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu
- Phép đối (Đối từ loại, đối ý, đối thanh)
- Liệt kê, chêm xen(nằm sau dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn)

* Chú ý: Đối lập là một thủ pháp nghệ thuật, từ láy thuộc về cấu tạo từ, không xếp
vào biện pháp tu từ. Trong trường hợp đối lập mà đối cân mới là BPTT)
=> CHO NHẬN DIỆN QUA CÁC VĂN BẢN (PHÔ TÔ)
8, Xác định thể loại văn bản:
- Chủ yêu đề ? văn bản thơ
- GV Hướng dẫn HS đếm số câu, số chữ để xác định.
9, CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT CÂU:
- Phép nối (Do đó, cho nên, Vì thế...
-Phép thế (Nó, Đó, Họ, Chúng...Tất cả,,,)
- Phép lặp: Lặp lại 1 từ nào đó
- Phép liên tưởng: Dùng từ cùng trường, có quan hệ gần gũi, tương đồng...
10, NGHĨA CỦA TỪ NGỮ, NGHĨA CỦA CÂU, XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂU,
TÌM VÀ SỬA LỖI CÂU:
- NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
+ Nghĩa gốc
+Nghĩa chuyển, nghĩa trong văn cảnh (Nghĩa của từ Bệnh trong bài Tương tư -> quy
luật của tự nhiên, của tình yêu)
- NGHĨA CỦA CÂU
+ Nghĩa thông tin, nghĩa sự việc
+ Nghĩa tình thái
+ Hàm ý
VD:
Tôi mù, xin hãy rủ lòng thương
Hôm nay trời đẹp nhưng tôi không nhìn thấy gì
Câu 1:
+ Nghĩa thông tin, nghĩa sự việc: Người viết khẳng định mình bị mù, xin được mọi
người rủ lòng thương – xin tiền
+ Nghĩa tình thái: Người viết bộc lộ thái độ đối với người đọc : cầu xin
+ Hàm ý: Không có.
-> Dùng đúng

Câu 2
+ Nghĩa thông tin, nghĩa sự việc: Người viết khẳng định trời đẹp và mình bị mù
không nhìn thấy gì.
+ Nghĩa tình thái: Người viết bộc lộ thái độ đối với sự việc được nói tới trong câu trời đẹp và bản thân không nhìn thấy - vừa thể hiện khát vọng vừa thể hiện sự bất
hạnh của bản thân.


+ Hàm ý: xin tiền
-> Dùng hay
 Giống nhau: Nghĩa sự việc –bị mù, mục đích giao tiếp: xin tiền
 Khác nhau: Nghĩa tình thái, cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ.
XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂU THEO MỤC ĐÍC SỬ DỤNG.
+Câu tường thuật
+Câu hỏi
+Câu nghi vấn...
- TÌM VÀ SỬA LỖI CÂU:
+ Qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy số phận bi thảm của
người nông dân trước Cách Mạng
+ Vì tôi muốn như vậy nên đem gửi các con tôi.
+Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ trường kỳ gian khổ mà vĩ
đại của dân tộc.
+ Những con người mang vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, giàu lòng căm thù giặc
sâu sắc và yêu quê hương tha thiết.
+ Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là xây
dựng hình tượng “Đất Nước” bằng chất liệu văn hóa dân gian từ đời sống hàng
ngày cho đến phong tục tập quán của dân tộc
11, CÁC NHÂN TỐ GIAO TIẾP
- NV giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nội dung giao tiếp

- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện, cách thức giao tiếp.
CHO HS NHẬN DIỆN TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ TRÊN QUA 12 VĂN BẢN SAU:
1
Trước hết, văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và
sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian
khác nhau. Những tác phẩm của một thời đã xa như Truyện Kiều, Hoàng Lê nhất
thống chí, Chiến tranh và hòa bình…có thể đưa con người trở về với quá khứ dân tộc
và nhân loại, khi đó “văn học là tiếng nói của các thời đại, là cuộc đối thoại chứa
chan tình nghĩa giữa người xưa và người nay”(Nguyễn Khánh Toàn). Những tác


phẩm của thời hiện đại như Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Những đứa con trong gia
đình,…mở ra trước mắt người đọc bao hiểu biết phong phú về cuộc sống trên đất
nước mình với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến đấu, sản xuất đến phong tục, tập
quán, hoàn cảnh địa lí,…; lại có tác phẩm dẫn người đọc tới những miền đất xa lạ
nào đó trên thế giới (Tam quốc diễn nghĩa, Chiếc lá cuối cùng, Số phận con người,
…). Đó chính là quá trình nhận thức cuộc sống của văn học. Thông qua cuộc sống
và hình ảnh của nhiều người khác nhau được trình bày trong các tác phẩm văn học
cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói
chung (Đâu là mục đích tồn tại của con người?v.v…). Đồng thời chính từ cuộc đời
của người khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản
thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân. Đó chính là quá trình tự nhận
thức mà văn học mang tới cho mọi người
2
Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế,
thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ, không biết gì là gì. Thương hại thay!
Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến
cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp mỗi khi
người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của

một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị
oai, vận dụng kì cho đến đượccông bình mới nghe.
Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức
biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén
người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau
lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kỹ thấy xa như thế, còn người nước
mình thì sao? Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị
tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị
nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.
Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến. Cho
nên mới có câu: “Không ai bẻ đũa cả nắm” và “Nhiều tay làm nên bộp”. Thế thì dân
tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão,
giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay.
(Về luân lý xã hội ở nước ta – Phan Chu Trinh)
3
Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào
cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải
như vậy. Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói
hàng ngày nôm na mách qué đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và


Nguyễn du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh
thần”mà còn viết:
“Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao!”
Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các
cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước
Cách mạng. Nhà thơ Pháp Bô -đơ - le đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết
đầy dòi bọ, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba-dô-ca, cho đến cái ba lô trên vai
chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc,... đề có thể đem nói trong thơ. Nhà

thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con
người...
( Nguyễn Đình Thi – Mấy ý nghĩ về thơ)
4
“...Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng
hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì
thế, nó cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xâu đến chính trị, kinh tế, đạo đức...
và nhiều mặt của đời sống,, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá
nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn
ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Faceboook
những ngô ngữ tục tĩu, bẩn thỉu, nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa
kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, ký hiệu đén kỳ quặc tùy tiện
đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt,
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...”
( Trích “Bàn về Faceboook với học sinh” Lomonoxop. Edu.vn)
5
…(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân
cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ
cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại
biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm
xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể
trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm
ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi
hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình,
người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn
có nghĩa là đội ơn.


(2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin
lỗi". Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có

ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên.
Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin
lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi
biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi.
Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực
sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn
là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng
lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không
biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.
…(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa
thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để
cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng
ta.
(Bài viết tham khảo)
6,
Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt
giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt
Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam,
vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người
dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân
tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông,
hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện
trường vụ việc.
Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi
một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết
tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ
những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình
hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra
trên Biển Đông để có hành động phù hợp.

(Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước - Nguyễn Thế Hanh,
Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)


7
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
( Hồ Chí Minh)
8
“Năm nay, chúng ta kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước đúng vào thời điểm Đảng ta tiến hành đại hội đảng bộ các cấp,
tiến tới Đại hội XII của Đảng. Đây là một sự kiện trọng đại đối với Đảng ta, dân tộc
ta; đồng thời, cũng là dịp để Đảng ta nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, hoàn thiện đường lối đổi mới, thực hiện thắng
lợi sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
Bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước cần phải được tiếp tục kế thừa, phát huy trong tình hình mới. Đó là bài học
kiên định đường lối, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên
định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững
bản chất giai cấp công nhân và củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Trên
cơ sở đó, xác định đường lối, chủ trương, giải pháp lãnh đạo đúng đắn, sát yêu cầu
phát triển của cách mạng; tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn, tìm ra quy luật khách quan bảo đảm cho sự lãnh đạo của
Đảng mang lại hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.”
( Trích bài viết “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng
lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng
tạo của Đảng”của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 40 năm chiến thắng
30-4-1975_30-4-2015)

9
Tuy nhiên, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông công dân như vậy lại
làm tăng thêm nỗi lo ngại về tính chính xác, lành mạnh của các thông tin được cung
cấp từ các phương thức truyền thông mới, đặc biệt là từ các trang cá nhân. Thiết
nghĩ, truyền thông mới, bản thân nó là một khái niệm trung lập và không ngừng biến
đổi. Vì thế, nó trở nên tốt hay xấu là phụ thuộc vào mục đích và cách thức của mỗi cá
nhân sử dụng. Trên thực tế chúng ta đã được chứng kiến việc nhiều người sử dụng
mạng xã hội tỏ ra thiếu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin sai sự thật, do họ
không dành thời gian kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi công bố. Bên
cạnh thông tin sai sự thật là những thông tin, trò chơi thiếu lành mạnh, nhiều tính
bạo lực, khiêu dâm... Chưa kể một số không nhỏ người sử dụng mạng xã hội nhằm


cập nhật nhiều thông tin không khách quan, thậm chí mang đậm thiên kiến cá nhân.
Những người sử dụng khác, nếu không có sự chọn lọc và cẩn trọng trước các thông
tin kiểu như vậy, sẽ không tránh khỏi những cách nhìn sai lệch về nhiều vấn đề kinh
tế, chính trị, xã hội. Nghiêm trọng hơn, sự phát triển nở rộ và thịnh hành truyền
thông mới nói chung và của mạng xã hội nói riêng vô hình trung có thể sẽ trở thành
công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh, chính trị, xã hội
và ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi.
Cần khẳng định rằng, việc phát triển truyền thông mới là cần thiết, nhưng
song hành với phát triển phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng
đối với người sử dụng để khai thác truyền thông mới một cách có hiệu quả và có lợi
ích thiết thực lành mạnh. Vì thế, để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại
hình truyền thông mới,….
(Dẫn theo )
10
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân
thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện
nguyện của những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam",

đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và
có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang
trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được
khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng
6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước
và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần
này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học,
dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm
2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn
của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng
cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm
nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi
người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt
Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được


xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh
nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
11
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội
nghiệp bèn rủ dế mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim
Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hại đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm
vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì
phải ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ
này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và

nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
( Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa Học Trò)
12
Mùa xuân chín
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát bên đồi:
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy.
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
(Hàn Mặc Tử)


III/ ĐỀ MINH HỌA:
ĐÊ 1. Đọc hiểu (2,5 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi Câu 1 đến Câu 4:
Giá trị của con người không nằm tiền bạc, ở vẻ bề ngoài của bạn. Giá trị của mỗi
người được đo bởi năng lực, đạo đức, tri thức, nghị lực, lòng nhân hậu, đức hi
sinh… những điều đó nằm ở trong bản thân mỗi người và không điều gì có thể thay
đổi được trừ khi bạn lựa chọn một cách sống sai lầm. Hiểu được giá trị của bản thân

mình, bạn sẽ không bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống. Cho dù ngày hôm nay bạn
phải chịu muôn vàn khổ nhục, nhưng nếu bền gan, vững chí, mọi khó khăn trên đời
rồi cũng sẽ qua. Giống như những con mưa, dù có tầm tã đến đâu rồi cũng sẽ phải
tạnh. Cho dù ngày mai bạn là một người giàu có, được bao người tán tụng, bạn cũng
sẽ không vì vậy mà đánh mất chính mình, chạy theo những xa hoa phù phiếm… vì
những thứ đó chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài, dù có lộng lẫy đến đâu cũng không thể tỏa
sáng cho bằng giá trị bên trong con người của bạn được(Theo CAPRO vn
@gmail.com-13.8.2015).
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?
3. Hình ảnh ẩn dụ: Giống như những con mưa, dù có tầm tã đến đâu rồi cũng
sẽ phải tạnh được tác giả sử dụng để nói lên điều gì?
4. Theo anh/chị, trong thực tế, nói Giá trị của con người không nằm tiền bạc, ở vẻ
bề ngoài của bạn là đúng hay sai?
Hướng dẫn chấm
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nghị luận (0.25 điểm)
Câu 2: Đoạn văn bàn về giá trị của bản thân mỗi người, đó là giá trị bên trong,
thể hiện ở tâm hồn, nhân cách… (1,0 điểm)
Câu 3: Hình ảnh ẩn dụ: Giống như những con mưa, dù có tầm tã đến đâu
rồi cũng sẽ phải tạnh được tác giả sử dụng để nói lên dù cuộc sống khó khăn đế mấy
rồi cũng sẽ qua đi…hãy tin tưởng vào tương lai và bản thân mình.(0,25 điểm)
Câu 4. Học sinh có thể trả lời đúng hoặc sai, hoặc cả hai nhưng lập luận phải chặt
chẽ. (1.0 điểm)
ĐỀ 2. Đọc hiểu (2,5 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi Câu 1 đến Câu 4:
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng


Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải

Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em.
Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin.
Em trở về đúng nghĩa trái- tim- em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu.
Mùa thu này sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm lòng anh.
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn.
Em trở về đúng nghĩa trái- tim- em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
(Tự hát – Xuân Quỳnh)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)
Câu 2: Nội dung chủ yếu của văn bản là gì? (1,0 điểm)
Câu 3: Chép lại 1 đến 3 câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ trong văn bản? (0,25
điểm)



Câu 4: Viết đoạn văn trình bày tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong những câu thơ
mà anh chị đã chép đó? (1,0 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: * Mức đầy đủ: 0,25 điểm
Học sinh xác định được những phương thức biểu đạt của đoạn văn: Biểu cảm
Câu 2:
* Mức đầy đủ: 1,0 điểm
- Mã 2: HS nêu được nội dung bài thơ: Là lời tự bạch của người con gái khao khát
tình yêu, biết yêu và được yêu đúng nghĩa, da diết, khắc khoải nỗi lo âu và khát
khao hạnh phúc đời thường, là tiếng hát của một trái tim yêu hết mình, quên mình,
một tình yêu còn mãi với thời gian.
* Mức không đầy đủ: 0,5 điểm
-Mã 1: Câu trả lời diễn đạt bằng cách khác nhau nhưng chạm được phần nội dung.
* Mức không tính điểm: -Mã 0: Có câu trả lời khác.-Mã 9: Không trả lời.
Câu 3:
* Mức đầy đủ: 0,25 điểm
Chép lại 1 đến 3 câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ trong văn bản
Câu 4: 1,0 điểm
Viết đoạn văn trình bày đúng tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong những câu thơ đã
chép, đúng câu, từ, chính tả.
ĐỀ 3- Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc


Biển một bên và em một bên....
1981.
(Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh
như con tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” (0,5 điểm)
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ (1,0
điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về nội dung và hình thức dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ.
(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng -1,0 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1
- 0,5 điểm : Trả lời đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức
biểu cảm/biểu cảm.
- 0 điểm : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2
- 0,5 điểm: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ: so sánh (ở dòng thơ Anh như con tàu…),
ẩn dụ/điệp ngữ (trong câu Biển một bên…).
- 0 điểm : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3
- 0,5 điểm: - Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là anh – người lính.
- 0,5 điểm: Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật
anh, của tác giả với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển.

Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương ; đồng thời,
nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương.
(Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục)
- 0 điểm : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4
- 1,0 điểm: Nhận xét về các dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ: Biển một bên và em một
bên.
+ NT: Có thể trả lời theo các cách: lặp câu/ điệp khúc/ láy lại/ lặp nguyên vẹn ý
+ ND: Nhấn mạnh tình cảm cá nhân hòa vào vào tình cảm cộng đồng.
- 0 điểm: Với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có
sức thuyết phục;


+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.
ĐỀ 4. Đọc- hiểu: 2,5 điểm
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Cho dù bạn là ai, bạn đang ở trong hoàn cảnh như thế nào
Hãy đặt ra mục tiêu, kế hoạch và nỗ lực để theo đuổi nó, nếu không bạn sẽ rơi ngay
vào kết hoạch của người khác và họ sẽ thành công chứ không phải bạn
Tại sao bạn lười biếng? Bạn lười biếng vì bạn sợ
Bạn sợ cơn đau đầu mỗi khi phải giải toán
Bạn sợ mệt mỏi khi phải thức khuya
Bạn sợ đau cơ mỗi khi phải tập thể dục
Bạn sợ đói mỗi khi phải ăn kiêng
Bạn sợ áp lực khi bạn phải hoàn thành mục tiêu nào đó
Cơn đau là tạm thời !!!!!!! Cuối cùng nó sẽ qua đi và thành tựu sẽ được tạo ra
Sau những bài toán khó là những bài khó hơn được giải
Sau những ngày thức khuya là sự thành công

Sau những buổi tập thể dục là thân hình mong muốn
Sau tạ 5 ký là tạ 10 ký và hơn thế nữa
Không đau đớn, không thành tựu
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Nêu khái quát nội dung đoạn trích đã cho?
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn văn bản?
Câu 3: Hãy chỉ ra nghĩa của từ lười biếng trong đoạn trích?
Câu 4: Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến Không đau đớn, không thành tựu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
*Mức đầy đủ: 1,0 điểm
- Đoạn văn phân tích nguyên nhân của sự lười biếng và chỉ rõ vượt lên sự lười biếng
sẽ thành công.
Câu 2:
*Mức đầy đủ: 0,25 điểm: PTBĐ: nghị luận
Câu 3:
*Mức đầy đủ: 0,25 điểm: Lười biếng là không suy nghĩ, không hành động, không làm
viêc…
Câu 4:
*Mức đầy đủ: 1,0 điểm
Học sinh viết được đoạn văn ngắn có câu chủ đề, triển khai đúng hướng, đúng câu,
từ, chính tả.


ĐỀ 5. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Sáng điểm tâm tô bún
Có ướp tí hàn the
Xong uống li hóa chất
Được gọi là cà phê

Trưa ghé tiệm cơm bụi
Ăn bột nở trộn cơm
Lợn siêu nạc kho trứng
Chiều nấu cơm hạt nhựa
Với thịt bò “lên đời”
Heo tẩm thuốc Trung Quốc
Thành miếng bò đỏ tươi
Làm tô canh rau muống
Tưới dầu nhớt xanh um
Thêm tí cồn pha nước
Mặt cũng đỏ phừng phừng
Tối bạn rủ đi nhậu
Uống hóa chất ủ men
Khô mực cao su nướng
Vẫn tê tái say mèm
Bốn mươi khám tổng quát
Bác sĩ cấp văn bằng
Ung thư giai đoạn cuối
Ra đồng nằm ngắm trăng .
(Thực đơn trong ngày - Sưu tầm – Nguồn Facebook Trương Minh Cường)

Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Thực đơn trong ngày bao gồm những món gì? Nêu hiệu quả của biện pháp
nghệ thuật liệt kê được sử dụng trong bài thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 3. Khái quát nội dung của bài thơ? (0,5 điểm)
Câu 4. Ấn tượng sâu đậm nhất của anh/chị về bài thơ Thực đơn trong ngày? (Trình
bày khoảng 7 đến 10 dòng – 1,0 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ: 5 chữ/ ngũ ngôn
2 Thực đơn trong ngày bao gồm những món: Bún ướp hàn the, cà

Điểm
3.0
0,5
0,5


3
4

phê hóa chất, cơm trộn bột nở, lợn siêu nạc, cơm hạt nhựa, thịt bò
làm từ thịt lợn tẩm hóa chất, canh rau muống tưới dầu nhớt, rượu
cồn pha nước, rượu ủ men hóa chất, mực khô làm từ cao su…:
- Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật liệt kê
+ liệt kê về thời gian, không gian
+ liệt kê các loại thực phẩm “bẩn”
Thực phẩm bẩn không chỉ đa dạng, phong phú về chủng loại mà
còn được sử dụng mọi nơi, mọi lúc trong đời sống của con người
Khái quát nội dung của bài thơ: thực phẩm bẩn, thực trạng sử dụng
thực phẩm và hậu quả của nó
Nêu được ấn tượng sâu đậm nhất của anh/chị về bài thơ Thực đơn
trong ngày một cách hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo các gợi
ý sau:
- Ám ảnh ghê sợ về thực trạng thực phẩm bẩn và hậu quả của nó

- Ấn tượng về giọng điệu của bài thơ: hóm hỉnh, hài hước mà thâm
thúy,…

0,5

0,5
1,0

PHẦN KẾT LUẬN
- Đề tài này bao quát và hệ thống hết những kiến thức, những dạng đề đọc hiểu
thường gặp dành cho học sinh THPT, giúp học sinh có sức nhớ bền và khả năng
vận dụng, có kỹ năng, phương pháp làm bài, giúp giáo viên có thêm một cách dạy
hiệu quả.
- Đề tài mang tính kinh nghiệm, có tính thực tiễn, tính ứng dụng.
- Đề tài có phạm vi, đối tượng áp dụng: học sinh yếu, trung bình, khá giỏi lớp 10,11,
12.
- Kết quả áp dụng đã được người dạy kiểm nghiệm năm học 2015-2016:
+ Lớp 11A1: Giỏi: 15, khá 25, trung bình: 5, không có yếu kém.
+ Lớp 11C6: Giỏi: 3, khá: 5, trung bình: 21 , yếu: 5
-------------------------------------------------------------------Thái Hòa, tháng 3, năm 2017
Thái Thị Vinh



×