Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 217 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

LƢU HOÀI BẢO

TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 62.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ


TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................. 11
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 19
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................... 23
CHƢƠNG 2 TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN GIAI ĐOẠN 2006-2016 .......................................................................................... 29
2.1. Những vấn đề lý luận chung về tình hình tội giết người .......................................... 29
2.2. Các thông số của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...................... 31
2.3.Phần hiện của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn ............ 32
2.4.Phần ẩn của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến
năm 2016 ......................................................................................................................... 49
CHƢƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT
NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............................................................... 56
3.1. Nhận thức chung về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người ở
Nghệ An .......................................................................................................................... 56
3.2. Hệ thống các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.................................................................................................................... 58
CHƢƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT
NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............................................................. 107
4.1. Nhận thức lý luận và thực tiễn về phòng ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.................................................................................................................. 107
4.2. Dự báo về tình hình, nguyên nhân tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới. ................................................................................................................... 120
4.4. Các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.................................................................................................................. 125
KẾT LUẬN................................................................................................................... 150


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt


TT

Từ giải nghĩa

1

BLHS

Bộ luật hình sự

2

Nxb

Nhà xuất bản

3

PGS

Phó giáo sư

4

TAND

Tòa án nhân dân

5


THTP

Tình hình tội phạm

6

Tr.

Trang

7

TS

Tiến sỹ

8

XXST

Xét xử sở thẩm

9

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

10


HĐND

Hội đồng nhân dân


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng số liệu - Biểu đồ 2.1a. Mức độ tổng quan tuyệt đối và tương đối của tình
hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2016
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.1b. Mức độ tổng quan tuyệt đối và tương đối của tình
hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2016
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.2. Cơ số tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong 10 năm 2006 – 2016
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.3.a. Cơ số vụ án giết người trên địa bàn Nghệ An so
với cả nước, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội và TP. HCM
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.3.b. Cơ số bị cáo giết người trên địa bàn Nghệ An so
với cả nước, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội và TP. HCM
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.4.a. Mức độ của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006- 2016 xét trong nhóm tội “xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.4.b. Mức độ của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006- 2016 xét trong nhóm tội “xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.5.a. Số liệu mức độ của tình hình tội giết người theo
vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2016 xét theo mức độ hành vi
phạm tội
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.5.b. Số liệu mức độ của tình hình tội giết người theo
bị cáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2016 theo mức độ hành vi
phạm tội

Bảng số liệu - Biểu đồ 2.6. Xu hướng của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 qua so sánh định gốc
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.7. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016, trên cơ sở dân cư và diện tích tự nhiên


Bảng số liệu - Biểu đồ 2.8. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo các bước thực hiện tội phạm
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.9. Cơ cấu của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo công cụ, phương tiện phạm tội
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.10. Cơ cấu của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo hình phạt
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.11. Cơ cấu của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo giới tính của người phạm tội
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.12. Cơ cấu của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo độ tuổi người phạm tội
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.13. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo trình độ học vấn
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.14. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo nghề nghiệp và thành phần phạm tội
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.15. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo hộ khẩu cư trú của bị cáo
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.16. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo động cơ gây án
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.17. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo mối quan hệ giữa người phạm tội và
nạn nhân theo số vụ án trong từng năm
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.18. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo tái phạm của bị cáo
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.19. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh

Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo thành phần dân tộc
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.20.a. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo đặc điểm giới tính nạn nhân
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.20.b. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo đặc điểm độ tuổi nạn nhân


Bảng số liệu - Biểu đồ 2.20.c. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo trình độ học vấn nạn nhân
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.20.d. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo đặc điểm nghề nghiệp nạn nhân
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.20.e. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo đặc điểm mối quan hệ nạn nhân và
người phạm tội trong số nạn nhân từng năm
Bảng số liệu - Biểu đồ 2.21. Cơ cấu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016 theo hình thức phạm tội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc trung bộ, đất rộng, người đông với
diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người đứng thứ tư cả
nước; là nơi hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng
không, đường biển, đường thủy nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như
một Việt Nam thu nhỏ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,
phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 419 km đường biên giới trên
bộ; bờ biển ở phía đông dài 82km. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc –
Nam; các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông
qua các cửa khẩu và có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua; nằm trong
hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Mianma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển

Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò và nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc
tế. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội
Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác
quốc tế. Tỉnh Nghệ An có 01 thành phố loại 01, 02 thị xã và 17 huyện: 10 huyện miền
núi và 7 huyện đồng bằng. Tỉnh có 80% là diện tích miền núi, khí hậu khắc nghiệt,
nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa rất cao: Mùa hè có thể lên đến 41, 42 độ C kèm theo
gió lào thổi nóng và khô hanh, mùa đông có thể xuống 7 - 8 độ C. Nghệ An là một tỉnh
đa dân tộc, hiện có 26 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc
sắc, góp phần làm phong phú và làm đậm đà hơn bản sắc văn hóa của Nghệ An.
Những điều kiện có tính đặc thù về vị trí địa lý, tự nhiên và dân cư là những yếu
tố cơ bản trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Trong
những năm gần đây nhờ sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, cùng sự nỗ lực của cấp
ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành các Nghị quyết đưa ra
những chủ trương phù hợp, xây dựng các chương trình hành động cụ thể và phân công
phân nhiệm rõ ràng cho các cấp, các ngành, kịp thời xây dựng các chính sách phù hợp,
đồng bộ vừa phát huy nội lực, vừa thu hút được nguồn lực từ bên ngoài phục vụ đầu tư
phát triển; chủ động phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn. Tuy vậy, vào thời điểm
này so với cả nước, Nghệ An vẫn còn là tỉnh nghèo, mức tăng trưởng kinh tế chưa
tương xứng với tiềm năng và chưa bền vững, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn rất
thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm;
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; một số vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực văn

1


hóa xã hội chưa được giải quyết như lao động thiếu việc làm lớn, tệ nạn xã hội còn
diễn biến phức tạp, đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là ở vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, đặc biệt là ở miền tây Nghệ An còn nhiều khó khăn, nguy cơ tái đói
nghèo ở vùng này còn cao; chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, chênh lệch giữa
miền núi và miền xuôi còn lớn...

Trong những mặt hạn chế đó, đặc biệt phải kể đến tình hình tội phạm nói chung
và tội giết người nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn được đặt trong tình trạng
báo động. So với tình hình tội phạm cả nước, Nghệ An là một điểm nóng về tội giết
người với diễn biến hết sức phức tạp và có những nét đặc trưng riêng thông qua những
điều kiện về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội. Sự khác biệt còn biệt còn thể
hiện ở về quy mô, địa bàn phạm tội, thủ đoạn, động cơ, thói quen, và cả những chỉ số
về cơ cấu tình hình tội phạm. Trên thực tế có nhiều vụ án giết người xảy ra một cách
tàn ác, dã man, hành vi giết người xảy ra chủ yếu là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân. Tội giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính
mạng của con người. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực
kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương
tâm. Bởi vậy, hiện nay rất cần đến những giải pháp phòng ngừa tới mức tối đa tội
phạm xảy ra lấy lại lòng tin, bảo đảm sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.
Để đảm bảo cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Nghệ An ngày
càng tốt hơn, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ An những năm qua đã triển khai thực
hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực phòng, chống tội phạm. Trên lĩnh vực này, để thực hiện Chỉ
thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới [16]; Chỉ thị
09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban bí thư Trung ương về “tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình
mới” [2] và triển khai thực hiện Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2011 về kế hoạch thực
hiện chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Đảng bộ và
Chính quyền tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản như: Quyết định số: 30/2011/QĐUBND ngày 29 tháng 06 năm 2011, ban hành “Quy chế phối hợp giữa lực lượng công
an, quân sự, bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng” [83]; Quyết định số
6484/QĐ -UBND-NC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sáp nhập

2



Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và Ban Chỉ đạo thực hiện
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tội
phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc [86].
Trong những năm qua các cấp, các ngành mà nòng cốt là lực lượng cơ quan tư
pháp tỉnh Nghệ An đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm, tỷ lệ điều tra phá án giải quyết các vụ án giết người hàng năm chiếm tỷ lệ
gần 100% tuy nhiên số vụ án và bị cáo giết người hàng năm vẫn không giảm. Vì vậy,
việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa làm giảm các vụ án giết người là nhiệm vụ
cấp thiết đã được lãnh đạo Bộ công an và các cấp ủy, chính quyền địa phương đặt ra
cho các cơ quan tư pháp ở Nghệ An từ nhiều năm nay. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ quan trọng này đã gặp rất nhiều khó khăn về cả mặt lý luận và thực tiễn do
tính những đặc thù của các vụ án giết người ở Nghệ An như thiếu tính phối hợp đồng
bộ trong công tác đấu tranh, phòng chống tội giết người của các cơ quan, ban ngành,
nhân dân ở nhiều địa phương thuộc các vùng miền khác nhau trong tỉnh. Sự tác động
của các yếu tố thuộc môi trường tiêu cực về kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố
phát sinh tội phạm và làm phức tạp diễn biến tội giết người ở Nghệ An. Bên cạnh đó
người dân địa bàn miền núi do ảnh hưởng của một số phong tục lạc hậu, địa bàn vùng
rừng núi với mật độ dân cư quá thưa thớt, hiểu biết pháp luật hạn chế, thiếu kỹ năng
sống, thanh niên thiếu việc làm và kết hôn sớm, nghiện ma túy... Ở địa bàn đồng bằng,
miền biển tỉ lệ lao động tự do chiếm tỷ lệ cao, số người nghiện ma túy nhiều, cơ cấu
thành phần kinh tế chủ yếu tập trung vào nông – ngư nghiệp, tình trạng việc làm không
ổn định... Các giải pháp phòng ngừa nghiệp vụ truyền thống của các lực lượng tư pháp
ở Nghệ An không phát huy được hiệu quả dẫn đến các vụ án giết người vẫn xảy ra và
ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng với động cơ, mục đích, phương thức, thủ
đoạn phạm tội và che dấu tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt và nguy hiểm. Theo
báo cáo hàng năm công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An số vụ án giết
người và bị cáo được đưa ra xét xử cũng có những biến động, thay đổi. Từ năm 2006
đến năm 2016 số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử có nhiều biến động: Năm

2006: có 29 vụ án/ 58 bị cáo, năm 2007: 33 vụ án/ 62 bị cáo, năm 2008: 27vụ án/65 bị
cáo, năm 2009: 31vụ án/105 bị cáo, năm 2010: 33 vụ án/68 bị cáo, năm 2011: 58 vụ
án/139 bị cáo, năm 2012: 40 vụ án/69 bị cáo, năm 2013: 49 vụ án/129 bị cáo, năm
2014: 44 vụ án/184 bị cáo, năm 2015: 32/84 bị cáo, năm 2016: 35/118.
Từ những vấn đề cấp bách về tình hình và thực tiễn phòng ngừa tội phạm đã
được nêu trên, việc nghiên cứu về tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3


đang là vấn đề hết sức cấp thiết nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện
hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào
việc nâng cao tính hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội
giết người nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới. Vì vậy, muốn triển
khai phòng ngừa tội phạm phải có những nghiên cứu cơ bản tội giết người dưới góc độ
tội phạm học theo mô hình đầy đủ của tội phạm học là nghiên cứu về tình hình nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tội phạm. Để góp phần nâng cao hiệu quả trong
công tác đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người viết
chọn đề tài: “Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tình hình, nguyên nhân và
giải pháp phòng ngừa” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án này cũng giống như mục đích của tội phạm
học, đó là phòng ngừa tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của tình hình tội
giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2016, nguyên nhân và điều kiện
của hiện tượng tiêu cực này, nghiên cứu thực trạng những biện pháp phòng ngừa vốn
đang được thực hiện ở địa phương, luận án hướng đến mục đích kiến nghị một hệ
thống các biện pháp phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của mình, luận án xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây cần phải thực hiện:

Một là: Tìm, thu thập và nghiên cứu những tài liệu về tội phạm học, về pháp
luật hình sự và những tài liệu chính trị - pháp lý khác liên quan đến đề tài luận án làm
cơ sở cho việc nhận thức thống nhất, rõ ràng phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho phù hợp. Cụ thể là nghiên cứu đánh giá kết
quả của những công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài luận án để xác định rõ những tri thức mà tác giả luận án có thể kế thừa trong quá
trình nghiên cứu và xác định cụ thể những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong khuôn
khổ luận án.
Hai là: Tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê của một
số cơ quan tư pháp, đặc biệt là số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 2006
đến năm 2016 của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An về tội giết
người; Tìm, thu thập các bản án xét xử sơ thẩm hình sự về tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 và xử lý, phân tích so

4


sánh theo các tiêu chí tội phạm học cần thiết; Làm rõ thực trạng của tình hình tội giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2016.
Ba là: Xác định các yếu tố thuộc về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
giết người trên địa bàn nghiên cứu.
Bốn là: Tìm, thu thập, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng ủy và

y Ban

nhân dân tỉnh Nghệ An về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và
đánh giá thực trạng các biện pháp phòng ngừa tội phạm đã và đang được áp dụng trên
địa bàn tỉnh; Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những
năm tới; Tìm ra các giải pháp phòng ngừa tội giết người cho tỉnh Nghệ An trong thời
gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nếu xem thực trạng của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An và
thực trạng công tác phòng ngừa tội giết người ở địa bàn tỉnh là khách thể nghiên cứu,
thì đối tượng nghiên cứu của luận án là quy luật của sự phạm tội giết người trên địa
bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2016. Quy luật này được làm rõ thông qua việc
nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm giết người, về phòng
ngừa tội phạm, dự báo tình hình tội giết người, thực tiễn phòng ngừa tội giết người
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, đề tài được giới hạn nghiên cứu trong tội danh là tội giết
người trong phạm vi tội phạm học thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa
tội phạm
Về mặt thời gian, các chất liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2006 đến năm
2016.
Về mặt không gian, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, các
quy định của Nhà nước về tội phạm và đấu tranh phòng chống tình hình tội phạm nói
chung, tình hình tội giết người nói riêng. Luận án nghiên cứu dựa trên các phương
pháp tiếp cận cơ bản, như phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận lịch

5


sử, phương pháp tiếp cận liên ngành... nhằm giải quyết một cách tốt nhất những nội
dung cơ bản của luận án.
Dựa trên nền tảng lý luận về tội phạm học, luận án được triển khai với hàng loạt

câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, như sau:
 Vì sao phải nghiên cứu đề tài “Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”? Mục đích nghiên cứu đề tài này để
làm gì? Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay như thế nào?
Công tác đấu tranh của các cơ quan có thẩm quyền và lực lượng chức năng như thế
nào? Nguyên nhân và điều kiện nào làm phát sinh tình hình tội giết người ở tỉnh Nghệ
An? Các biện pháp phòng ngừa tội giết người trong thời gian tới như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu là: Những nền tảng về tư tưởng chính trị, về kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục, pháp luật đặc trưng của công tác đấu tranh với các tội phạm
giết người, tính tất yếu khách quan phải có sự điều chỉnh của Nhà nước, các ngành,
các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực này chưa được làm rõ và tổng thể
trong các đề tài nghiên cứu, nhất là trên phương diện tội phạm học; trong khi tình hình
tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay diễn biến rất phức tạp. Do vậy, cần
phải tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình, nguyên nhân để kịp thời đưa ra giải
pháp phòng ngừa một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Đưa ra những vấn đề về lý luận một cách hệ
thống, đầy đủ, rõ ràng và logic, trên cơ sở đó đánh giá tình hình, nguyên nhân nhằm
xây dựng hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ
An phù hợp.
 Câu hỏi nghiên cứu có tính cụ thể về tội giết người và tình hình tội giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Mức độ của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An hiện nay như thế nào? Diễn biến tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An hiện nay như thế nào? Tỷ lệ các tội giết người so với tình hình tội phạm
chung như thế nào? Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, các vấn đề cụ thể được đưa ra trên đây chưa
có nghiên cứu, đánh giá phù hợp dưới góc độ tội phạm học. Việc đánh giá tình hình tội
giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần tập trung vào xem xét phần hiện và phần ẩn
của tình hình tội phạm giết người, bao gồm những vấn đề cơ bản như: mức độ, diễn
biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm giết người; tội phạm ẩn khách quan, chủ
quan và thống kê. Tuy cùng hướng vào mục đích chung, thống nhất song chủ thể, nội

dung, hình thức, phương pháp… của hoạt động đấu tranh với tội phạm nói chung và

6


các tội giết người nói riêng không hoàn toàn giống nhau, trong khi tỷ lệ tội giết người
so với tình hình tội phạm chung chiếm một số lượng lớn.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Phân tích, phản ánh bức tranh toàn cảnh về tình
hình thực tế tội giết người tác động tiêu cực tới đời sống xã hội và công tác đấu tranh
với các tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể về thực trạng những yếu tố nào làm phát sinh tội
giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An? Những yếu tố nào làm phát sinh các tội giết
người thuộc chủ thể có hành vi phạm tội?
Giả thuyết nghiên cứu: Nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội
phạm là vấn đề then chốt của quá trình nghiên cứu tội phạm học, nhưng hiện nay, chưa
có một kết quả nghiên cứu nào đưa ra quy luật của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.
Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra hệ thống các yếu tố làm phát sinh tình
hình tội giết người, trong đó xác định rõ: nguyên nhân và điều kiện thuộc môi trường
sống, nguyên nhân và điều kiện thuộc chủ thể hành vi phạm tội - nhân thân người
phạm tội, nguyên nhân và điều kiện từ phía nạn nhân của tội giết người.
 Câu hỏi nghiên cứu có tính cụ thể về các biện pháp phòng ngừa tội giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An như thế nào? Dựa trên cơ sở và nội dung dự báo tình
hình tội giết người như thế nào? Cần phải có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả
của công tác đấu tranh, phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An?
Giả thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở nền tảng kết quả nghiên cứu về tình hình,
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, thấy rằng còn thiếu những giải pháp then chốt trong công tác đấu tranh tội giết
người trên địa bàn tỉnh. Hệ thống các giải pháp phù hợp cần được đưa ra và phải triển
khai thực hiện ngay, đồng thời có các giải pháp mang tính đấu tranh lâu dài, bền vững.

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội cùng
với những phương pháp đặc thù của tội phạm học như: phương pháp kế thừa; phương
phân tích quy phạm; phương pháp hệ thống; phương pháp thống kê; phương pháp tổng
hợp; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp so sánh định gốc;
phương pháp xác định hệ đặc điểm chuyên biệt; phương pháp giải thích; phương pháp
mô tả; phương pháp dự báo; phương pháp lịch sử; phương pháp quy nạp, diễn dịch;
phương pháp nghiên cứu hồ sơ… Trong quá trình hoàn thành luận án, các phương
pháp này sẽ được kết hợp áp dụng. Cụ thể được dự kiến như sau:

7


- Mục 2.1. Chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, kế thừa,
phân tích quy phạm và tổng hợp để làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tình hình
tội giết người.
- Mục 2.2. Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, nghiên cứu hồ sơ,
thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, giải thích, mô tả, xác định đặc điểm chuyên biệt
để làm rõ thực trạng tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Mục 3.1; 3.2 và 3.3 Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích,
phân tích quy nạp, so sánh, mô tả để khái quát và phân tích, chỉ ra những nguyên nhân và
điều kiện chủ yếu dẫn đến thực trạng tình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, dự báo, giải thích, diễn
dịch để đưa ra giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội giết
người trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
5. Những điểm mới của luận án
5.1. Điểm mới về quan điểm tiếp cận
Bằng quan điểm tiếp cận một cách toàn diện, đa chiều để nghiên cứu mối quan
hệ tác động qua lại giữa những quá trình, hiện tượng xã hội tiêu cực thuộc về môi
trường sống và cá nhân người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An; làm rõ
những điểm có tính đặc trưng về tình hình tội giết người tại Nghệ An; luận án làm rõ

quy luật của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tìm ra kiến nghị hệ
thống các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội giết người có tính khả thi,
hiệu quả bởi quan điểm tiếp cận mang tính tổng thể, toàn diện và đa chiều về chúng.
5.2. Điểm mới về phương pháp tiếp cận
Bằng cách sử dụng phương pháp đa ngành, liên ngành luật học, đặc biệt là
phương pháp của luật học so sánh, triết học pháp luật, xã hội học pháp luật, tâm lý học
pháp luật, luận án làm rõ tính quyết định xã hội của tình hình tội giết người, nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội này trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến
năm 2016, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp tăng cường phòng ngừa có tính
khả thi và hiệu quả cao.
5.3. Điểm mới mang tính tổng quát
Thứ nhất, tác giả đánh giá những nghiên cứu liên quan đến đề tài ở ngoài nước,
tình hình nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt là công trình nghiên cứu cụ thể trên địa bàn
tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá mức độ nghiên cứu chuyên sâu về tình
hình nghiên cứu tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa cụ thể và đầy đủ. Với
tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm gần biến động phức tạp

8


thì cần có sự nghiên cứu làm rõ “tính địa lý học tội phạm” của tỉnh Nghệ An trong
luận án, đánh giá, tiếp thu những giải pháp tổng thể mà các nghiên cứu ở nước ngoài
đã đưa ra, vận dụng vào thực tế của tỉnh Nghệ An một cách phù hợp.
Thứ hai, làm rõ thực trạng của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ
An trong những năm gần đây; ở phần hiện của tình hình tội giết người sẽ tập trung làm
rõ mức độ, diễn biến, cơ cấu, tính chất; ở phần ẩn của tình hình tội giết người sẽ tập
trung làm rõ tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn thống kê.
Thứ ba, xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa
bàn tỉnh Nghệ An trên cơ sở làm rõ: nhận thức chung về vấn đề nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An; các yếu tố tiêu cực thuộc

môi trường sống; những yếu tố tiêu cực thuộc chủ thể hành vi phạm tội và nạn nhân
với những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội ở Nghệ An.
Thứ tư, luận án đưa ra dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
và xác lập một hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An một cách phù hợp và toàn diện. Chú trọng các mục tiêu, nhiệm vụ, phương
hướng, yêu cầu cấp thiết trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm mang tính đặc
thù trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần thực hiện ngay và định hướng thời gian tới.
Thứ năm, về phương pháp nghiên cứu mới: Xác định cấp độ nguy hiểm của tình
hình tội giết người trên địa bản tỉnh Nghệ An theo cơ số tội phạm và mật độ tội phạm
trong giai đoạn 2006 – 2016.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình khoa học luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu tình hình tội
giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An dưới góc độ tội phạm học; luận án làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Với các kết quả nghiên cứu, luận cứ khoa học cụ thể được chứng minh, phản
ánh và phát triển thêm một bước trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Luận án cung cấp luận cứ, gợi mở cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội giết người nói
riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ công
tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực tội phạm học, luật hình sự, luật
tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự...
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị như một tài liệu hướng dẫn thực tế
cho hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội giết người trên địa

9


bàn tỉnh Nghệ An nói riêng với hệ thống giải pháp mang tính đặc thù cần áp dụng trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.
7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của các tác giả
đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án bố cục gồm
có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2016
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
Chương 4: Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An

10


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tội giết người là loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng,
hậu quả của nó để lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội của đất nước. Để nghiên cứu được sâu sắc hơn về tình hình tội giết người
trên một địa bàn cụ thể không chỉ dựa vào kết quả nghiên cứu của một ngành khoa học
mà nó phải là kiến thức tổng hợp đa ngành, liên ngành như: tội phạm học, luật hình sự,
xã hội học, tâm lý học, địa lý học tội phạm... Do đó, đối với đề tài luận án tiến sĩ: “Tội
giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An - tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa” được tác giả tập trung nghiên cứu những công trình khoa học liên quan đã được
công bố trong và ngoài nước. Cụ thể như sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận của tội phạm
học tạo nền tảng lý luận cho đề tài luận án
“Giáo trình tội phạm học”, Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân. Công
trình này xuất bản lần đầu tiên năm 2003 [159], tái bản vào các năm 2008, 2013; Tác

giả công trình đã nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm học Việt
Nam, trong đó có rất nhiều vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài của
luận án như lý luận về tình hình tội phạm, đặc điểm của tình hình tội phạm, các thông
số (chỉ số) của tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm, lý luận về nhân thân người phạm tội và lý luận cơ bản về phòng ngừa tội
phạm. Những nội dung trên tạo nền tảng cho việc tiếp cận hướng nghiên cứu và nội
dung của đề tài luận án.
“Giáo trình tội phạm học”, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân
dân, năm 2006 [139]. Công trình này nhóm tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận
cơ bản của tội phạm học như: lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân
và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận về nhân thân và phòng ngừa tội phạm.
Những kiến thức về lý luận trong cuốn sách này cung cấp cho tác giả có những nội
dung cơ bản về tội phạm học để áp dụng vào luận án mà cụ thể là nghiên cứu về tội
giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An dưới góc độc tội phạm học với mục đích là
phòng ngừa tội phạm.
Sách chuyên khảo “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt
Nam”, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1994

11


[145]. Công trình này của tập thể tác giả do tiến sĩ Đào Trí Úc làm chủ biên. Cuốn
sách này bao gồm 3 phần, trong đó phần thứ nhất là kiến thức về tội phạm phạm đề
cập đến nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học trong đó có các
vấn đề về khái niệm “tình hình tội phạm”, các thông số của tình hình tội phạm, các
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phòng ngừa tình hình tội phạm,
dự báo kế hoạch và kế hoạch hóa các hoạt động đấu tranh tình hình tội phạm. Với
những nội dung cơ bản về khái niệm tình hình tội phạm, các thông số phản ánh
phân hiện của tội phạm (tội phạm rõ) và tội phạm ẩn của tình hình tội phạm ở nước
ta từ năm 1986 đến năm 1992; dự báo và kế hoạch hóa hoạt động đấu tranh phòng

chống tội phạm nói chung.
Sách chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt
Nam”, tác giả PGS.TS Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tư pháp, năm 2007 [117]. Cuốn sách
này đi sâu vào việc nghiên cứu và phân tích đặc điểm định lượng và đặc điểm định
tính của tình hình tội phạm ở Việt Nam, tổng hợp thành các nhóm cơ cấu khác nhau
như nhóm cơ cấu của tình hình tội phạm xét theo hình phạt và nhóm cơ cấu của tình
hình tội phạm xét theo nhân thân của người phạm tội... Từ cuốn sách này, tác giả biết
cách sử dụng phân tích trong chương 2 và chương 4 luận án từ những chỉ số cơ bản
có khả năng để diễn giải; biết cách tiếp cận phòng ngừa của tình hình tội phạm cụ thể
bắt nguồn từ việc đánh giá tình hình tội phạm đó qua các đặc điểm định lượng, định
tính của tình hình tội phạm. Từ công trình này củng cố thêm nhận thức của tác giả
luận án về việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tội giết
người nói riêng phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất với tình hình kinh tế, chính
trị, giáo dục, văn hóa xã hội.
Sách chuyên khảo “Tội phạm học Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” xuất bản năm 2000 của tập thể tác giả Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật
[146]. Cuốn sách này nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học
Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam, phương pháp nghiên cứu
tội phạm học và các vấn đề về phòng ngừa tội phạm, những vấn đề lý luận chung về
phòng ngừa tội phạm như khái niệm phòng ngừa, phân loại và nội dung các biện pháp
phòng ngừa, chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm. Những tri thức trong sách
chuyên khảo này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu những đề tài liên quan
thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
Sách chuyên khảo “Nạn nhân của tội phạm”, Trần Hữu Tráng, Nxb Giáo dục
Việt Nam, năm 2011 [129]. Công trình này tác giả nghiên cứu những vấn đề liên quan

12


đến nạn nhân trong tội phạm học, đi vào nghiên cứu các dấu hiệu cụ thể, chuyên biệt

của nạn nhân như: khái niệm nạn nhân của tội phạm; các yếu tố, những hoàn cảnh cụ
thể trở thành nạn nhân của tội phạm. Qua đó, cũng đưa ra những những lập luận cụ thể
về nguyên nhân của tình hình tội phạm trong đó có một phần nguyên nhân là do nạn
nhân. Ở cuốn sách này hỗ trợ tác giả rất nhiều về cách tiếp cận về nạn nhân của tội
phạm. Cụ thể là được nêu một phần ở chương 2, chương 3 về nguyên nhân và điều
kiện và một phần ở chương 4 của luận án.
“Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay - mô
hình lý luận”, Phạm Văn Tỉnh, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2008 [113]. Trong
bài viết tác giả đã đi vào phân tích khái niệm về nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm và phân tích, đánh giá trong xu thế hiện nay – xu thế hội nhập có những
nguyên nhân và điều kiện cụ thể cho sự phát sinh tội phạm ở Việt Nam. Qua đó, tác
giả đánh giá những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trong giai đoạn
mới là phức tạp, biến hóa khó lường.
“Cơ chế hành vi phạm tội – cơ sở để xác định nguyên nhân và biện pháp phòng
ngừa tội phạm”, Phạm Văn Tỉnh, tạp chí Kiểm sát, số 03/1996 [120]. Tác giả bài viết
đã nghiên cứu cơ chế phát sinh của hành vi phạm tội, nghiên cứu những cơ sở đề xác
định đúng các nguyên nhân của tội phạm, muốn tìm ra nguyên nhân của tội phạm phải
xác định đúng cơ chế hình thành của hành vi phạm tội, đó cũng là cơ sở cho việc đưa
ra những giải pháp phòng tội phạm ngừa hiệu quả.
Những công trình khoa học nêu trên đi vào những vấn đề về pháp luật hình sự,
tố tụng hình sự với những mức độ khác nhau khi đề cập các khía cạnh về nguyên
nhân của tội phạm, nhân thân người phạm tội, đề xuất các kiến nghị về phòng ngừa
tội phạm. Những công trình đã nêu không chỉ giúp cho tác giả có được nhận thức đầy
đủ về tội phạm học với tính chất là một khoa học pháp lý hình sự độc lập, nền tảng lý
luận về phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa tội phạm về tội giết người nói
riêng, mà còn chỉ rõ phương pháp luận nghiên cứu thực tế các vấn đề cơ bản do đề
tài luận án đặt ra, như vấn đề tình hình tội giết người ở một đơn vị hành chính cấp
tỉnh; vấn đề nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người; vấn đề mối quan
hệ giữa tội phạm và tình hình tội phạm; vấn đề cơ sở thực tế của các biện pháp phòng
ngừa tội phạm và bản thân vấn đề phòng ngừa tội giết người áp dụng cho tỉnh Nghệ

An. Đi theo hướng này, ngoài những công trình ở dạng sách nói trên, còn phải kể đến
các bài viết về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, về nhân thân người phạm tội,
về phòng ngừa tội phạm được đăng tải trong những năm qua trên các tạp chí: Nhà

13


nước và Pháp luật, Cảnh sát nhân dân, Công an nhân dân, Tòa án nhân dân và tạp chí
Kiểm sát, tạp chí Khoa học và Nhân Lực, tạp chí Luật học.
Môn tội phạm học đã được đưa vào chương trình giảng dạy với việc xuất bản
các tập giáo trình tại các khoa và Trường Đại học Luật. Ví dụ giáo trình tội phạm học
của khoa Luật trường Đại học tổng hợp (nay là trường Đại học Quốc gia) xuất bản
năm 1993, của Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 1994. Gần đây môn tội
phạm học đã được đưa vào khung chương trình đào tạo cử nhân luật của các cơ cở đào
tạo luật trên cả nước.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và từng tội phạm cụ thể
Để có thêm kinh nghiệm nghiên cứu, cũng như thông tin và số liệu thực tế cho
đề tài luận án, các công trình được hoàn thành ở dạng luận án và luận văn có đề tài đề
cập đến tội giết người cũng đã được nghiên cứu, tham khảo. Cụ thể là những công
trình sau:
Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Ngọc Bình,“Đấu tranh phòng, chống tội
phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam hiện nay”, bảo vệ năm 2010 [14]. Luận án này
tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm, đưa ra các quan điểm
của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và
các tội phạm sử dụng bạo lực nói riêng. Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu làm rõ
thực trạng của tình hình tội phạm sử dụng bạo lực Việt Nam trong giai đoạn năm 1999
đến năm 2008 thông qua phân tích thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình
hình tội phạm. Luận án đề xuất được một số giải pháp tăng cường phòng, chống ngăn
chặn kịp thời những hậu quả do hành vi sử dụng bạo lực gây ra.

Luận án tiến sĩ luật học của Lê Hữu Du,“Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm
trẻ em trong giai đoạn hiện nay”, bảo vệ năm 2015 [27]. Tác giả luận án đã đưa ra
những khái niệm về tình hình tội phạm nói chung, những nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm, những giải pháp phòng ngừa tội phạm. Xuất phát từ thực tiễn
tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam, tính cấp thiết của đề tài luận án, tác giả tập trung
nghiên cứu về tình hình tội hiếp dâm trẻ em trong giai đoạn 2017 – 2013, từ đó tìm ra
quy luật của loại tội phạm hiếp dâm, tìm ra nguyên nhân, điều kiện đồng thời đưa ra
những giải pháp phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em trong thời gian tới.
Luận án tiến sĩ luật học của Huỳnh Văn Em,“Đấu tranh, chống các tội phạm về
ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, bảo vệ năm 2015 [34]. Từ thực tiễn đặc
thù ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn với số lượng vụ án và bị cáo về

14


tội ma túy chiếm tỷ lệ cao, tác giả luận án đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về
đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng. Qua đó, tác
giả nghiên cứu thực trạng nhóm tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
tìm ra những nguyên nhân và điều kiện đặc thù phát sinh loại tội phạm này; tìm ra
những giải pháp cơ bản gắn liền với tình hình, nguyên nhân ở địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh để nhằm hạn chế, phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn thành phố. Ở
đề tài này tác giả tập trung nhiều vào nội dung chương 4 là phòng chống tội phạm ma
túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Huỳnh Ngọc Ánh, bảo vệ năm 2015
“phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” [1]. Thông qua việc phân tích nội dung cơ bản
của khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận
về đấu tranh, phòng chống tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện, những hạn
chế, bất cập luận án đã đề xuất những giải pháp phòng chống loại tội này phù hợp với

thực tiễn, nguyên nhân phát sinh tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh là loại tội xảy ra rất phổ biến. Tác giả luận án đã sử dụng cách tiếp cận là
nghiên cứu sự tác động qua lại giữa những hiện tượng tiêu cực của xã hội thuộc môi
trường sống ở thành phố Hồ Chí Minh và các hiện tượng tiêu cực thuộc cá nhân con
người mà trong những tình huống xã hội nhất định dẫn đến việc hình thành hành vi
phạm tội. Cách tiếp cập như vậy đã cung cấp cho tác giả đang thực hiện luận luận án
tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An có một cách nhìn nhận hợp lý thuộc về
nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tình hình tội phạm nói chung và tình hình loại
tội xâm phạm về nhân thân nói riêng. Cách tiếp cận này sẽ được tác giả kế thừa và
phát triển trong nội dung của công trình luận án nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đỗ Thị Kim Tuyến, “Đấu tranh phòng,
chống tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”, bảo vệ năm 2001 [126]. Luận
án này tác giả cũng đi sâu nghiên cứu tội cướp tài sản theo mô hình đầy đủ: tình tình –
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, cụ thể ở địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt,
tác giả tập trung vào hệ thống các giải pháp phòng ngừa loại tội này trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Hà Công Tuấn, “Quản lý Nhà nước bằng
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”, bảo vệ năm 2006 [123].

15


Tác giả luận án đã chỉ ra những vai trò chủ yếu của các cơ quan trong việc sử dụng
pháp luật để bảo vệ rừng và phát triển bền vững rừng; luận án chỉ ra những phong tục
tập quán của nhân dân trong việc khai thác và bảo vệ rừng. Trong đó, tác giả luận án
đã chỉ ra được vai trò rất quan trọng của các cơ quan trong việc bảo vệ và phát triển
rừng như Tổng cục lâm nghiệp, Cục kiểm lâm; luận án đã đưa ra một số giải pháp
trong việc nâng cao quản lý Nhà nước bằng pháp luật và hoàn thiện pháp luật bảo vệ
rừng trong thời gian tới, hướng tới phát triển rừng bền vững. Đây là một công trình

nghiên cứu thiên về lĩnh vực tài nguyên rừng ở Việt Nam, tuy nhiên đối với tác giả
đang nghiên cứu về luận án cũng có ý nghĩa quan trọng về “địa lý học tội phạm” về
nguyên nhân dẫn đến việc hình thành hành vi giết người. Ở Nghệ An là một tỉnh có
80% diện tích đồi núi, có đường biên giới giáp Lào, cơ cấu kinh tế thiên về phát triển
nông – lâm – ngư nên dưới góc độ tiếp cận này luận án cũng giúp tác giả có cái nhìn
tổng quan về công tác quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam và ở Nghệ An còn có
những hạn chế và yếu kém. Điều này dẫn đến những phát sinh hành vi khai thác rừng
bừa bãi, tự phát dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột, là điều kiện phát sinh một số loại
tội, đặc biệt là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, tội
giết người ở Nghệ An.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn cả nước và trên địa bàn từng địa phương
Luận án Tiến sĩ luật học “Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam và đấu
tranh phòng chống tội phạm này” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, người hướng dẫn:
PGS. TS. Lê Thị Sơn và TS. Đặng Quang Phương, bảo vệ năm 2007 [47]. Luận án là
một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phương diện lý luận tội giết người trong luật
hình sự cũng như thực tiễn về tình hình tội giết người ở Việt Nam giai đoạn 1996 2005. Đề tài đã tìm ra nguyên nhân và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
tội giết người ở Việt Nam.
Luận án Phó tiến sĩ của Trịnh Hồng Dương (Đại học tổng hợp Matxcơva 1978)
khi nghiên cứu về đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa
[29] đã đề cập đến các nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các tội xâm phạm về sở
hữu ở nước ta giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 60 và đầu những năm
70 ở miền Bắc. Những phân tích về khía cạnh tội phạm học đó có tác dụng làm sáng rõ
khía cạnh pháp lý hình sự mà tác giả theo đuổi trong luận án.

16


Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Bá Cỡ, “Đấu tranh phòng, chống người chưa
thành niên phạm tội thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn” bảo vệ năm

1996 [26]. Luận văn đã nghiên cứu những quy định pháp lý của Bộ luật hình sự về
trách nhiệm hình sự của những người chưa thành niên phạm tội; bên cạnh đó nghiên
cứu về thực trạng, diễn biến của loại tội này trên địa bàn cả nước. Từ đó, tìm ra những
nguyên nhân và giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện.
Luận văn thạc sĩ luật học của Cao Thị Oanh, “Đấu tranh phòng, chống các tội
cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội”, bảo vệ năm 2002 [73]. Xuất phát từ thực tiễn
ở địa bàn thành phố Hà Nội ở giai đoạn này các tội cờ bạc và những hành vi biến
tướng của cờ bạc diễn ra rất nhiều và rất khó để giải quyết và gây hoang mang trong
dư luận. Để làm sáng tỏ được mục đích của luận văn, trước hết tác giả đã nghiên cứu
những vấn rất cơ bản về công tác đấu tranh phòng chống tội cờ bạc ở Việt nam nói
chung và đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, tác giả nghiên cứu thực
trạng của tình hình tội phạm này, tìm ra nguyên nhân và điều kiện cho việc phát sinh
tội phạm, đồng thời đưa ra được các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn các tội cờ
bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ luật học, “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn
tỉnh Hà Nam” của tác giả Bùi Trọng Tuệ, bảo vệ năm 2004 [125]. Luận văn đi sâu
vào nghiên cứu nguyên nhân tội giết người giai đoạn từ 1999 đến 2004 và đặc biệt là
đưa ra các giải pháp phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà, “Đấu tranh phòng
chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, bảo vệ năm 2006 [51]. Đề tài làm rõ
tình hình tội giết người ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An, những nguyên nhân của tình hình
tội phạm giết người. Từ đó đưa ra những luận cứ khoa học của các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Về phạm vi nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu về tội giết người trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2006.
Luận văn thạc sĩ luật học, “Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam và đấu
tranh phòng chống tội giết người” của tác giả Hoàng Công Huấn, bảo vệ năm 1997
[61]. Đề tài tập trung nghiên cứu về tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
trước khi pháp điển hoá (1945 - 1985), theo Bộ luật hình sự hiện hành. Phân biệt tội

giết người với một số tội phạm có cấu thành gần giống. Thực trạng tội giết người, đặc
điểm tình hình tội giết người ở Việt Nam. Các loại hình tội giết người, đặc điểm

17


phương thức gây án, nguyên nhân và điều kiện, một số biện pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng chống tội giết người. Một số giải pháp cơ bản đấu tranh phòng, chống
tội giết người.
Luận văn thạc sĩ luật học “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn
Hà Nội” của tác giả Ngô Hữu Long, bảo vệ năm 1996 [67]. Đề tài này nghiên cứu về
tội giết người dưới góc độ là một đề tài luận văn thạc sĩ là tương đối sớm đặc biệt ở
dưới góc độ tội phạm học. Đề tài này tác giả tâp trung vào hai phần cơ bản nhất là nội
dung pháp lý của tội giết người theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam và tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa loại tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ “Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh” của tác giả Tô Mạnh Hà, học viện Khoa học xã hội, bảo vệ năm 2013
[52]. Luận văn đi sâu vào nghiên về nguyên nhân của tình hình tội phạm và tìm ra các
chùm giải pháp hiệu quả trong khắc phục tồn tại, đấu tranh và phòng ngừa tội giết
người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013, tác giả Lưu Hoài Bảo đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ luật học
với đề tài:“Phương pháp điều tra tội giết người” tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc
gia Tula, Liên Bang Nga thuộc chuyên ngành tội phạm học và khoa học điều tra tội
phạm [9]. Đề tài đi vào nghiên cứu về một số vấn đề lý luận về phương pháp điều tra
tội giết người và đặc biệt là đi sâu vào nghiên cứu phương pháp, cách thức điều tra tội
giết người theo pháp luật hình sự của tại Liên Bang Nga.
Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy: do góc độ nghiên cứu, thời điểm
nghiên cứu, phạm vi đề tài nghiên cứu nên cơ sở lý luận của các vấn đề tội phạm học
cơ bản như tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện và vấn đề phòng ngừa còn có
những tồn tại, hạn chế về sự khách quan, toàn diện; một số công trình có phạm vi

nghiên cứu rộng về tội giết người trên địa bàn cả nước nên chưa được phân tích sâu về
mặt lý luận và thực tiễn; có nhiều công trình xem xét tội giết dưới góc độ pháp lý luật
hình sự để bình luận các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt. Qua tìm hiểu, nghiên
cứu thấy rằng đến thời điểm hiện tại chưa có công trình luận án tiến sĩ nào hoàn toàn
nghiên cứu tội giết người dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm ở địa bàn
một tỉnh, thành phố. Đặc biệt là nghiên cứu một cách cụ thể tại Nghệ An dưới góc độ
tội phạm học với đề tài luận án: “Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” mà tác giả đang nghiên cứu.
Như vậy có thể nói về tài liệu lý luận, các công trình ở trong nước cho đến nay
đã tạo được nền tảng rất cơ bản về lý luận cho việc thực hiện đề tài. Đó là vấn đề lý

18


×