Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài 3 clo và các hợp chất của clo trần thị hoài nhi k37

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.59 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA HÓA HỌC
-----------Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ HOÀI NHI

NGÀY 16/09/2014

Nhóm: 1
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3:
CLO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CLO
1.Thí nghiệm 1: Điều chế khí Clo
a. Hiện tượng quan sát
Khi cho vài giọt HCl đặc vào ống nghiệm chứa tinh thể MnO 2 thì thấy MnO2
tan ra. Tiếp tục đun nhẹ thấy khí thoát ra có màu vàng nhạt, có mùi hắc và xốc.
b. Phương trình phản ứng
4 HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
c. Giải thích
MnO2 là chất oxi hóa mạnh nên khi tác dụng với dung dịch HCl đặc thì sẽ
sinh ra khí Clo có màu vàng nhạt và có mùi xốc khó chịu.
Trong phản ứng trên MnO2 đóng vai trò là chất oxi hóa: Mn4+ + 2e Mn2+. Có
thể thay MnO2 bằng các hợp chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO 4, KClO3,
K2Cr2O7…
2. Thí nghiệm 2: Điều chế khí Clo
a. Hiện tượng quan sát
Cho vào ống nghiệm một ít clorua vôi, sau đó thêm vài giọt HCl 20 thấy
dung dịch sôi, clorua vôi tan ra, có hiện tượng sủi bọt khí, dung dịch chuyển
sang màu trắng đục và có khí mùi hắc.
b. Phương trình phản ứng
CaOCl2 + 2 HCl CaCl2 + Cl2 + H2O

c. Giải thích



Clorua vôi CaOCl2 là chất oxi hóa mạnh nên khi tác dụng với dung dịch HCl
sinh ra khí Clo gây ra hiện tượng sủi bọt khí và khí Cl2 có mùi hắc khó chịu.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất của Clo
a. Hiện tượng quan sát
Khi nung nóng sợi dây đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì dây đồng cháy sáng,
sau đó đưa nhanh dây đồng vào bình tam giác chứa khí Cl 2 thì dây đồng cháy
sáng hơn, phản ứng xảy ra mạnh làm cho đồng bị nóng chảy rớt xuống đáy bình
đồng thời thu được sản phẩm là CuCl2. Sau khi thêm nước cất vào ống nghiệm,
lắc kĩ thì tinh thể CuCl2 bị hòa tan tạo thành dung dịch màu xanh đặc trưng.
b. Phương trình phản ứng
2 Cu + O2 2 CuO
Cu + Cl2 CuCl2
c. Giải thích
Khi nung nóng sợi dây đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì một phần Cu sẽ tác
dụng với oxi trong không khí tạo thành CuO.
Clo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nên ở nhiệt độ cao, phản ứng xảy ra
mạnh làm dây Cu nóng chảy trong khí Clo tạo thành muối khan đồng (II) clorua.
Khi phun nước vào bình phản ứng thì tinh thể CuCl 2 bị hòa tan tạo thành dung
dịch có màu xanh đặc trưng.
4. Thí nghiệm 4: Tính chất của Clo
a. Hiện tượng quan sát
Châm lửa đốt cháy khí H2 trong không khí cho ngọn lửa màu xanh nhạt, đưa
đầu ống dẫn chứa khí H2 đang cháy vào bình tam giác chứa khí Cl 2 thì khí H2
tiếp tục cháy cho ngọn lửa có màu sáng trắng. Nhúng đầu đũa thủy tinh vào
dung dịch NH3 đậm đặc và đưa vào bình tam giác vừa đốt cháy khí H 2 trong Cl2
thì ngay lập tức sinh ra khói trắng.
b. Phương trình phản ứng
H2 + Cl2 2 HCl
NH3 + HCl NH4Cl

c. Giải thích


Ở nhiệt độ thường, H2 rất kém hoạt động nên khi đốt cháy, H 2 cháy cho ngọn
lửa màu xanh nhạt. Clo có tính oxi hóa mạnh nên ở nhiệt độ cao H 2 cháy trong
bình chứa khí Cl2 cho ngọn lửa màu trắng sáng, sản phẩm thu được là khí Hidro
clorua.
Cho dung dịch NH3 vào bình phản ứng ngay lập tức sinh ra khói trắng, đó là
các tinh thể nhỏ amoni clorua.
5. Thí nghiệm 5: Điều chế khí Hidro Clorua
a. Hiện tượng quan sát
Giọt dung dịch H2SO4 vào bình chứa NaCl thì thấy NaCl tan, có khí không
màu thoát ra.
b. Phương trình phản ứng
H2SO4 + 2 NaCl 2 HCl + Na2SO4
c. Giải thích
Khi giọt dung dịch H2SO4 vào bình thì ngay lập tức xảy ra phản ứng acid –
bazơ của dung dịch H2SO4 đậm đặc và NaCl sinh ra khí Hidro clorua không
màu.
Dùng giấy chỉ thị pH tẩm ướt để nhận biết khí này, khi cho vào khí này thì
giấy chỉ thị pH chuyển sang màu đỏ.
6. Thí nghiệm 6: Tính chất của khí Hidro Clorua
a. Hiện tượng quan sát
Chậu thủy tinh chứa nước, dung dịch NaOH loãng và phenolphtalein có màu
hồng của phenophtalein. Khi úp ngược ống dẫn khí vào chậu thủy tinh thì dung
dịch màu hồng trong chậu theo ống dẫn khí phun vào bình cầu chứa khí HCl
những tia nước không màu.
b. Giải thích
Khí HCl trong bình hòa tan vào nước làm giảm áp suất trong bình nên nước
bị hút vào bình, khí HCl tan trong nước tạo thành acid clodiric, do môi trường

acid nên những tia nước có chứa phenolphalein khi phun vào bình cầu chứa khí
HCl sẽ bị mất màu.
7. Thí nghiệm 7: Nước Clo


a. Hiện tượng quan sát
Sục khí Cl2 vào ống nghiệm chứa nước cất thì thấy nước Clo trong ống
nghiệm có màu vàng lục và có mùi hắc. Khi cho nước Clo tác dụng với dung
dịch chàm thì màu xanh của dung dịch chàm nhạt dần.
b. Phương trình phản ứng
Cl2 + H2O HCl + HClO
c. Giải thích
Khi sục khí Cl2 vào nước thì thu được nước Clo có màu vàng lục và có mùi
hắc. Dung dịch nước Clo là dung dịch hỗn hợp giữa Cl 2, HCl và HClO nên có
màu vàng lục, mùi hắc của Clo. HClO là axit hipoclorơ có tính oxi hóa mạnh, nó
oxi hóa tất cả các chất màu nên làm mất màu dung dịch chàm.
8. Thí nghiệm 8: Điều chế nước Javel
a. Hiện tượng quan sát
Sục khí Cl2 vào cốc thủy tinh chứa dung dịch NaOH 1M, dung dịch thu
được có mùi xốc.
b. Phương trình phản ứng
Cl2 + 2 NaOH NaCl + NaClO + H2O
c. Giải thích
Khí Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch 2 muối Natri
clorua (NaCl), Natri hipoclorit (NaClO) và nước. Dung dịch này được gọi là
nước Javel.
9. Thí nghiệm : Tính chất của nước Javel
a. Hiện tượng quan sát
Khi cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch chàm và vài giọt dung dịch nước
Javel thì màu xanh của dung dịch chàm nhạt dần sau đó mất màu.

b. Phương trình phản ứng
NaClO NaCl + O*

c. Giải thích


Tương tự như HClO, NaClO là chất oxi hóa mạnh, natri hypolorit là muối
của acid yếu (HClO) nên khi giọt vào dung dịch chàm nó bị phân hủy thành oxi
nguyên tử O*. O* nguyên tử là chất oxi hóa mạnh nên làm mất màu dung dịch
chàm.
10. Thí nghiệm 10: Tính chất của nước Javel
a. Hiện tượng quan sát
Khi thêm dung dịch nước Javen vào ống nghiệm chứa dung dịch MnSO 4 thì
thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xám đen.
b. Giải thích




Từ các thí nghiệm trên cho thấy nước Javel là chất có tính oxi hóa mạnh, có tác
dụng tẩy trắng, muối natri hypoclorit trong dung dịch quyết định tính chất đó.
Dung dịch natri hypoclorit không bền vững vì đây là muối của acid yếu (HClO)
nên dễ bị phân hủy thành NaCl và O*.
Axit cacbonic có thể đẩy được axit hypoclorơ ra khỏi dung dịch muối
hypoclorit.
NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HClO
11. Thí nghiệm 11: Tính chất của KClO3
a. Hiện tượng quan sát
Khi giọt HCl đậm đặc vào ống nghiệm chứa tinh thể KClO 3 thì các tinh thể
này tan ra, đồng thời có khí màu vàng và mùi hắc thoát ra.

b. Phương trình phản ứng
KClO3 + 6 HCl KCl + 3 Cl2 + 3 H2O
c. Giải thích
KClO3 là hợp chất oxi hóa mạnh nên khi tác dụng với HCl đậm đặc thì giải
phóng khí Clo có màu vàng và mùi hắc. Có thể nhận biết khí Clo bằng giấy chỉ
thị pH tẩm ướt.

12. Thí nghiệm 12: Tính chất của KClO3
a. Hiện tượng quan sát


Ban đầu, khi cho vào ống nghiệm dung dịch KClO 3 bão hòa, tinh thể I2 và
dung dịch H2SO4 đậm đặc thì trong ống nghiệm cso dung dịch màu trắng. Đun
nhẹ ống nghiệm và dùng giấy lọc tẩm dung dịch KI thì dung dịch trong ống
nghiệm chuyển sang màu vàng xanh.
b. Phương trình phản ứng
2 KClO3 + I2 2 KIO3 + Cl2
c. Giải thích

13. Thí nghiệm 13: Tính chất của KClO3
a. Hiện tượng quan sát
Khi trộn hỗn hợp bột KClO3 và bột S vào mảnh giấy rồi dùng búa đập thì lập
tức sẽ có tiếng nổ lớn và có khí mùi khai bay lên.
b. Phương trình phản ứng
KClO3 + S KCl + SO2 + Cl2
c. Giải thích
Hỗn hợp bột KClO3 và bột S được trộn kĩ nên diện tích tiếp xúc lớn. Khi
dùng búa đạp mạnh thì KClO3 phản ứng với S, sinh ra khí SO 2 và Cl2, đồng thời
phát nhiệt ra môi trường, vì phản ứng xảy ra nhanh lại phát nhiệt lớn làm cho
khí bị giản nở đột ngột nên gây nổ.

14. Thí nghiệm 14: Tính chất của KClO3
a. Hiện tượng quan sát
Khi cho H2SO4 đậm đặc vào chén sứ chứa tinh thể KClO 3 thì tinh thể đó tan
ra và chuyển sang màu vàng, đồng thời có khí bay lên.
b. Phương trình phản ứng
4 KClO3 + 4 H2SO4 4 KHSO4 + O2 + 4 ClO2 + 2 H2O

c. Giải thích
KClO3 là chất có tính oxi hóa mạnh nên khi tác dụng với dung dịch H 2SO4
đậm đặc thì giải phóng khí ClO2 có màu vàng.


15. Thí nghiệm 15: Tính chất của Clorua vôi
a. Hiện tượng quan sát
Cho kết tủa CaOCl2 vào dung dịch HCl loãng thì dung dịch trở nên trong
suốt, có hiện tượng sủi bọt khí và mùi hắc, dần dần thì dung dịch chuyển sang
màu vàng.
b. Phương trình phản ứng
CaOCl2 + 2 HCl CaCl2 + Cl2 + H2O
c. Giải thích
Dung dịch HCl loãng tác dụng với kết tủa CaOCl 2 làm kết tủa tan ra, khi kết
tủa tan hết thì dung dịch trở nên trong suốt. Đồng thời giải phóng khí clo nên có
hiện tượng sủi bọt khí, khí clo có mùi hắc và có màu vàng.
16. Thí nghiệm 16: Tính chất của Clorua vôi
a. Hiện tượng quan sát
Cho vào ống nghiệm dung dịch Pb(CH 3COO)2 và tinh thể CaOCl2 rồi đun
nóng thì thấy có khí bay lên và kết tủa màu vàng nhạt dưới đáy ống nghiệm.
b. Phương trình phản ứng
2 Pb(CH3COO)2 + 2 CaOCl2 + 2 H2O 4 CH3COOH + 2 CaCl2 + Pb2O4
c. Giải thích

Khi đun nóng hỗn hợp dung dịch thì có khí Cl2 bay lên
17. Thí nghiệm 17: Tính chất của Clorua vôi
a. Hiện tượng quan sát
Ban đầu khi cho dung dịch Co 2+ vào ống nghiệm chứa dung dịch clorua vôi
bão hòa thì dung dịch có màu hồng. Khi đun nóng dung dịch trên thì màu hồng
nhạt đi và để một lúc thì dung dịch mất màu.

b. Phương trình phản ứng
Co(NO3)2 + CaOCl2 + H2O CoO2 + CaCl2 + 2 HNO3
18. Thí nghiệm 18: Tính chất của Clorua vôi


a. Hiện tượng quan sát
Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể FeSO4 và một ít dung dịch NaOH loãng
thì tạo thành kết tủa màu trắng xanh. Thêm vào đó dung dịch clorua vôi bão hòa
thì xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
b. Phương trình phản ứng
FeSO4 + 2 NaOH Fe(OH)2 + Na2SO4
2 Fe(OH)2 + O2 + H2O 2 Fe(OH)3
19. Thí nghiệm 19: Tính chất của Clorua vôi
a. Hiện tượng quan sát
Cho dung dịch fuchsin tác dụng với clorua vôi trong nước thì xuất hiện kết
tủa màu vàng nhạt.
c. Giải thích
Clorua vôi trong nước có gốc ClO - của acid yếu HClO nên khi tác dụng
dung dịch fuchsin nó bị phân hủy thành oxi nguyên tử O*.


3. Thí nghiệm 3: Tính chất của Clo
a. Hiện tượng quan sát

Khi nung nóng sợi dây đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì dây đồng cháy sáng,
sau đó đưa nhanh dây đồng vào bình tam giác chứa khí Cl 2 thì dây đồng cháy
sáng hơn, phản ứng xảy ra mạnh làm cho đồng bị nóng chảy rớt xuống đáy bình
đồng thời thu được sản phẩm là CuCl2. Sau khi thêm nước cất vào ống nghiệm,
lắc kĩ thì tinh thể CuCl2 bị hòa tan tạo thành dung dịch màu xanh đặc trưng.
b. Phương trình phản ứng
2 Cu + O2 2 CuO
Cu + Cl2 CuCl2
c. Giải thích
Khi nung nóng sợi dây đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì một phần Cu sẽ tác
dụng với oxi trong không khí tạo thành CuO.
Clo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nên ở nhiệt độ cao, phản ứng xảy ra
mạnh làm dây Cu nóng chảy trong khí Clo tạo thành muối khan đồng (II) clorua.
Khi phun nước vào bình phản ứng thì tinh thể CuCl 2 bị hòa tan tạo thành dung
dịch có màu xanh đặc trưng.




×