Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

benh bach hau nguy hiem nhu the nao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.92 KB, 5 trang )

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh bạch hầu tưởng chừng đã “biến mất” cách đây vài năm nhưng gầy đây
căn bệnh nguy hiểm này lại bùng phát ở mọi lứa tuổi, đặc biệt xảy ra với trẻ
em không được tiêm chủng đầy đủ. Bệnh có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng
nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium
diphtheriae gây ra. Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và
cơ quan của cơ thể.
Bệnh bạch hầu gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, mũi, thanh quản, ở da và
các vùng niêm mạc khác...

Bệnh có thể lây truyền truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường
hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập
qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân
có thể gây lây nhiễm cho người khác.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


1. Triệu chứng của bệnh
Bệnh bạch hầu thường gặp với những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng,
ho, khàn tiếng, chán ăn; Đặc biệt là viêm họng, có lớp màng giả màu trắng do các
tế bào bị viêm bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị, màng này lan rộng
lấp đầy đường hô hấp khiến bệnh nhân ngạt thở.
Triệu chứng bệnh thay đổi tùy vị trí, thời gian và sự phân bố độc tố vi khuẩn trong
cơ thể và tình trạng miễn dịch của đứa trẻ. Thời kỳ ủ bệnh chừng 2-4 ngày. Đây là
dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên
trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu
hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim,
liệt.

Tùy vị trí vi khuẩn phát sinh ở mũi, họng hay thanh quản mà có các biểu hiện lâm


sàng khác nhau:
Bạch hầu mũi
Thường bắt đầu bằng chảy nước mũi nhẹ một hoặc hai bên, kéo dài mấy ngày liền,
có khi nước mũi lẫn máu làm loét môi và có mùi hôi. Triệu chứng toàn thân có thể
nhẹ nhưng vẫn có thể hình thành một màng ở vách mũi. Bệnh thường gặp ở trẻ còn
bú.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bệnh hầu họng
Đứa trẻ đột ngột đau họng, nhức đầu và khó chịu, đồng thời mạch quá nhanh so
với tình trạng sốt nhẹ. Khám họng có thể dễ dàng nhìn thấy màng giả màu trắng
xám ở họng. Nếu bóc lớp màng này sẽ gây chảy máu (đó chính là một đặc điểm
của màng giả bạch hầu).
Bạch hầu thanh quản
Thường do bạch hầu họng lan xuống, bệnh gặp ở trẻ còn bú. Triệu chứng bắt đầu
là tiếng ho khàn, rồi thở rít, co kéo hõm ức, vẻ mặt sợ hãi. Dấu hiệu khó thở ngày
càng tăng, nếu không xử lý kịp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể gây tổn thương ở mắt, tai, âm đạo và ngoài da.
Những tổn thương ngoài da là nguồn lây bệnh quan trọng từ người này sang người
khác.
2. Biến chứng của bệnh
Biến chứng của bệnh bạch hầu: Là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Biến chứng tim mạch:
Đó là viêm cơ tim do nhiễm độc thường xảy ra vào ngày thứ hai đến ngày thứ bảy.
Biểu hiện: nhịp tim nhanh, tim có tiếng thổi, đặc biệt có thể rối loạn dẫn truyền

dẫn tới ngừng tim và tử vong.
Biến chứng thần kinh:
Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh sọ (số 4, số 10), xuất hiện sớm nhất vào
ngày thứ 5, có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt, nói giọng mũi... Có thể xuất hiện suy
tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch
vào tuần lễ thứ hai hoặc thứ 3 sau phát bệnh.
Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên:
Đây là biến chứng muộn có khi xảy ra 12 tuần lễ sau thương tổn cục bộ. Có khi
liệt toàn thể hoặc đồng thời liệt dây thần kinh hoành, viêm dạ dày và viêm gan.
3. Cách phòng tránh bệnh
Cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu là tiêm vacxin cho trẻ theo lịch tiêm chủng.
Trẻ nên tiêm vacxin 3 lần khi mới sinh ra, mỗi lần cách nhau 1 tháng, sau đó 1
năm sau nhắc lại và sau 5 năm nhắc lại một lần nữa. Tuy nhiên, tiêm vacxin không
phải bao giờ cũng có kết quả hoàn toàn nhưng nếu đã tiêm thì khi nhiễm bệnh sẽ
nhẹ hơn và ít biến chứng hơn. Đồng thời tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu – ho gà –
uốn ván khi trẻ 18 tháng tuổi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Đối với người nhiễm bệnh Bạch hầu, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều
trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc.
Ngoài ra cần:


Đảm bảo nơi sinh hoạt, học tập của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, có ánh sáng.



Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.




Che miệng khi ho, hắt hơi.



Giữ vệ sinh thân thể, nhất là mũi, họng hằng ngày.



Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh.



Nếu nghi ngờ, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×