Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.49 KB, 5 trang )
Tâm lý chối bỏ bệnh đái tháo
đường như thế nào?
Với xã hội hiện nay, thành kiến về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) còn khá
nặng nề. Bệnh ĐTĐ đồng nghĩa với chế độ ăn khổ hạnh khác người, đầy rẫy biến
chứng và không thể sống được lâu. Thật dễ hiểu khi bạn hoặc người thân phát hiện
ra bệnh ĐTĐ, với đa số trường hợp đều cảm thấy choáng, sốc về tâm lý.
Không muốn tin rằng điều không may này lại xảy đến với mình, bạn tự hỏi:
không biết thầy thuốc, phòng xét nghiệm có nhầm không? Đặc biệt những người
khi được khám xét định kỳ ngẫu nhiên phát hiện đường máu tăng cao, khả năng
chối bỏ bệnh càng lớn với lý do mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có triệu chứng
đâu? Các bác sĩ nhìn đâu chẳng thấy vi khuẩn?
Bạn vẫn tiếp tục lạc quan không chút đề phòng (không đến khám bệnh,
không muốn làm thêm các xét nghiệm vì sợ thêm bệnh tốn tiền). Rồi năm tháng
qua đi, dù bạn không muốn tin thì bệnh tật vẫn ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc
sống của bạn, khi bạn không thể chối bỏ sự thực là mình mắc bệnh ĐTĐ thì biến
chứng đã nặng nề. Quá tự tin vào bản thân, tinh thần lạc quan thiếu thực tế, không
cần đến sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn đã khiến bạn phải trả giá.
Một loại tâm lý thứ hai thường rơi vào những người có hiểu biết khá tốt,
khi biết mình mắc bệnh, bạn tìm hiểu tài liệu, hỏi han những người đồng bệnh...
Sau khi có được những thông tin về bệnh, bạn luôn sống trong nỗi ám ảnh bệnh
tật, biến chứng. Bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong cơ thể (ngày thường không
hề để ý đến) nay được nhân lên gấp bội: ngồi lâu một chút gây tê chân do thiếu
máu tạm thời được quy kết do biến chứng thần kinh; mắt mờ đi do tăng, giảm
đường huyết quá nhanh luôn được coi là biến chứng mắt.
Sự lo lắng thái quá gặm nhấm sinh lực của bạn, khiến bạn mất ăn, mất ngủ,
cả gia đình phải lo lắng theo bạn và bạn cảm thấy mình có lỗi.
Trong trường hợp này, bạn hãy tìm đến các nhà chuyên môn, làm các xét
nghiệm cần thiết, tin tưởng vào sự tư vấn của họ. Hãy bình tĩnh trở lại vì mọi sự
mới chỉ bắt đầu, người ĐTĐ không phải là người tàn phế.
Bạn vẫn có thể tiếp tục công tác, vẫn tiếp tục sáng tạo ra nhiều điều có ích