Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bản tóm tắt dự án Xây dựng Khả năng Chống chịu ở Đô thị thông qua Giáo dục Lồng ghép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.58 KB, 17 trang )

TỔNG QUAN DỰ ÁN
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1 Tên dự án
“Xây dựng Khả năng Chống chịu ở Đô thị thông qua Giáo dục Lồng ghép”
1.2 Mục tiêu dự án
Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức, kiến thức, và cải thiện hành vi và kỹ năng ứng phó với biến
đổi khí hậu (BĐKH) của học sinh, giáo viên và phụ huynh để họ có thể chủ động góp
phần vào quá trình chống chịu với BĐKH của quận Cẩm Lệ cũng như thành phố Đà
Nẵng.
Mục tiêu cụ thể
(i)

Xây dựng các mô hình giáo dục lồng ghép phục vụ công tác giáo dục chống
chịu với BĐKH ở đô thị cho quận Cẩm Lệ của thành phố Đà Nẵng;

(ii)

Xây dựng các hướng dẫn về lồng ghép giáo dục chống chịu với BĐKH ở đô
thị vào chương trình học đối với ba môn học và hai khối lớp của mỗi cấp giáo
dục (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông);

(iii)

Tăng cường năng lực cho đội ngũ giáo viên trong thiết kế bài giảng, xây dựng
nội dung các bài học về chống chịu với BĐKH ở đô thị, thực hiện giáo dục
lồng ghép về chống chịu với BĐKH ở đô thị tại các trường học;

(iv)

Nhân rộng và tăng cường quy mô cho các mô hình giáo dục lồng ghép về


chống chịu với BĐKH ở đô thị từ những trường thí điểm ra tất cả các trường
học của quận Cẩm Lệ và thành phố Đà Nẵng;

(v)

Chia sẻ các bài học từ kinh nghiệm này với Bộ GDĐT để đẩy mạnh nhân rộng
các điển hình thành công ra các địa phương khác trong cả nước.

1.3 Tổng quan
Việc cung cấp kiến thức và đưa ra cách ứng phó với BĐKH trong hệ thống giáo
dục quốc gia được xem là một phần không thể thiếu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia
Việt Nam (NTP) về ứng phó với BĐKH. Đây là một nhu cầu lớn đối với hơn 21 triệu học
sinh, chiếm gần một phần tư dân số cả nước 1. Thế hệ trẻ Việt Nam sẽ phải gánh lấy gánh
nặng từ những ảnh hưởng của BĐKH, và sẽ là những nhà vận động cho việc cải thiện
hành vi trong tương lai. Vì giá trị cao của giáo dục đối với văn hóa Việt Nam, việc giáo
dục thế hệ trẻ cũng có thể tác động tới hành vi của các thệ hệ trên họ. Học sinh ở các
vùng dễ bị tổn thương đứng trước nguy cơ lớn hơn so với các bộ phận dân số khác từ
những mối đe dọa về khí hậu trong tương lai gần. Vì vậy, một nhu cầu thực tiễn rất bức
thiết đó là học sinh và giáo viên phải hiểu biết nhiều hơn về thay đổi thời tiết, khoa học
về khí hậu, và các tác động của BĐKH, để từ đó tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa các quyết
định về thích ứng và phát triển mang tính độc lập của địa phương với các ứng phó thích
hợp với BĐKH. Tuy nhiên, kiến thức về BĐKH và các ứng phó với BĐKH hiện vẫn
1

Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2015


chưa được đưa vào hệ thống giáo dục.
Dựa trên các số liệu thống kê cho 34 năm gần đây, hàng năm Đà Nẵng phải hứng
chịu khoảng ba đến bốn đợt lụt do bão và áp thấp nhiệt đới liên tiếp, kết hợp với không

khí lạnh và gió đông hay gió mùa gây ra. Từ năm 1990 đến 1999, đã có bốn trận lụt
nghiêm trọng xảy ra ở đây, trong đó cơn lụt vào đầu tháng 11/1999 đã gây ngập hầu như
cả thành phố. Mưa lớn khác thường đã không chỉ gây ngập lụt mà còn sinh ra lũ quét
nguy hiểm do hệ thống sông dốc và ngắn ở đây.
Trung bình cứ mỗi năm ở đây lại xảy ra một trận bão lớn. Trong vòng 12 năm
qua, con số này đã tăng lên hơn hai lần. Cơn bão Xangsane tấn công Đà Nẵng vào tháng
1/2006 đã làm 5 em học sinh thiệt mạng, một học sinh bị thương nghiêm trọng, và 8 cán
bộ giáo viên bị thương. Hàng năm, những thiên tai do thay đổi khí hậu gây ra đã phá hủy
nhiều trường học, trang thiết bị giáo dục, gây nguy hiểm cho học sinh và làm gián đoạn
việc học hành của các em.
Cẩm Lệ là một quận dễ bị tổn thương nhất với BĐKH của thành phố Đà Nẵng.
Quận này nằm trong khu vực đồng bằng ven sông với độ cao trung bình từ 0-2m so với
mực nước biển. Nơi đây thường chịu tác động của các thiên tai do khí hậu, và ngành giáo
dục là một trong những ngành dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của BĐKH.
Sau mỗi trận bão hay lũ lụt, hầu hết các trường học ở quận Cẩm Lệ đều bị ngập chìm
trong nước từ 1,5-1,8m. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và cơ sở vật chất
trường học bị hư hại nặng nề, dẫn đến việc gián đoạn trong công tác giáo dục, ảnh hưởng
không nhỏ đến lịch trình cũng như chất lượng giảng dạy.
Năng lực ứng phó với BĐKH liên quan đến thiên tai của học sinh và giáo viên
quận Cẩm Lệ còn thấp, đặc biệt là trong công tác khắc phục nhằm trở về với hoạt động
dạy học bình thường sau một thiên tai. Cẩm Lệ thường mất nhiều thời gian hơn so với
các quận khác. Thêm vào đó, năng lực ứng phó với BĐKH của học sinh còn hạn chế, và
phần đông giáo viên trong quận là giáo viên nữ, nhiều người trong số họ lại là chủ hộ. Số
lượng học sinh và giáo viên của 16 trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông ở quận
Cẩm Lệ là 11.500 học sinh và 575 giáo viên trong đó 84% là giáo viên nữ.
Kinh nghiệm từ các dự án giáo dục về thiên tai và môi trường đã thực hiện ở
thành phố Đà Nẵng đã chỉ ra rằng các gia đình, cộng đồng và nhà trường đều là những
nhân tố liên hệ chặt chẽ với nhau, góp phần vào việc giáo dục trẻ em và gia đình. Giáo
dục về những chủ đề còn lạ lẫm như BĐKH có thể bắt đầu từ nhà trường và các học sinh,
và dần dần mở rộng ra các gia đình, khu dân cư và cộng đồng để tạo cho họ khả năng

ứng phó với BĐKH trong tương lai. Dự án đề xuất này hy vọng rằng kiến thức về nâng
cao năng lực thích ứng sẽ được truyền từ các giáo viên và học sinh tới các thành viên
khác trong cộng đồng. Dự án sẽ được thực hiện tại quận Cẩm Lệ của thành phố Đà Nẵng.
1.4 Kết quả dự án
Thông qua các phương pháp giáo dục lồng ghép về khả năng chống chịu với
BĐKH ở đô thị như phương pháp có sự tham gia và phương pháp tương tác trong xây
dựng các bài học, và thông qua phương pháp Học hỏi – Chia sẻ - Đối thoại (SLD) để xây
dựng hướng dẫn cho việc lồng ghép giáo dục về BĐKH vào chương trình học và các
hoạt động ngoại khóa, hy vọng sẽ xây dựng được một phương pháp giáo dục hiệu quả và
gắn với bối cảnh thích hợp cho việc lồng ghép các vấn đề về BĐKH vào trường học, với
các kết quả mong đợi như sau:
2


- Kiến thức về BĐKH và năng lực thực hiện các hành động thích ứng của học sinh
và giáo viên được cải thiện;
- Năng lực của giáo viên trong việc thực hiện giáo dục lồng ghép về chống chịu
với BĐKH ở đô thị được củng cố và tăng cường;
- Các kỹ năng thiết yếu để ứng phó với BĐKH và các hiện tượng khí hậu cực
đoan được thực hành trong giáo viên và học sinh, và phổ biến tới gia đình và cộng đồng;
- Cơ sở vật chất cho giáo dục chống chịu với BĐKH ở đô thị và các thiết bị ứng
cứu khẩn cấp tại trường học được nâng cấp;
- Các nội dung giáo dục chống chịu với BĐKH ở đô thị, sách hướng dẫn, tài liệu
bổ trợ và tài liệu đào đạo được kiểm tra, phân phát và sử dụng rộng rãi trong các trường
học của thành phố và các tỉnh thành khác.
Để đạt được các kết quả trên, công tác thực thi dự án bao gồm một quá trình tự
học để phát triển và cải thiện các phương pháp giáo dục lồng ghép về chống chịu với
BĐKH ở đô thị, cũng như các công cụ để giáo viên và học sinh áp dụng hiệu quả nhằm
nâng cao năng lực và xây dựng kỹ năng cần thiết cho bản thân. Các hoạt động ngoại
khóa tạo cơ hội cho học sinh tương tác với các cộng đồng địa phương để hiểu được các

vấn đề thực tiễn của BĐKH, xây dựng và thực hành các kỹ năng cần thiết nhằm thích
ứng với BĐKH.
Can thiệp này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho 580 giáo viên và 11.584 học sinh ở
quận Cẩm Lệ, và lợi ích gián tiếp cho ngành giáo dục toàn thành phố. Sẽ có sự phối hợp
với các dự án khác về chống chịu với BĐKH đang thực hiện cũng như đang dự kiến của
thành phố – chẳng hạn như dự án “Mô hình Mô phỏng Thủy văn và Phát triển Đô thị Đà
Nẵng” và “Nhà ở Chống bão cho người nghèo” – để sử dụng các kết quả, lồng ghép vào
các môn học thích hợp cũng như tạo cơ hội cho các hoạt động ngoại khóa như thăm nhà
ở được gia cố, đánh giá nhà ở dễ bị tổn thương cùng các nhà thầu địa phương, v.v.
1.5 Phương pháp đề xuất
Dự án có 5 nhiệm vụ chính: i) Đánh giá kiến thức và kỹ năng của giáo viên và học
sinh cũng như các hoạt động giáo dục hiện nay liên quan đến BĐKH; ii) Xây dựng nội
dung để lồng ghép vào các bài học/môn học hiện có liên quan đến BĐKH và phát triển
các công cụ giảng dạy và học tập về BĐKH và ứng phó với BĐKH; iii) Thực hiện giáo
dục lồng ghép về BĐKH ở đô thị tại ba trường thí điểm tại quận Cẩm Lệ; iv) Nhân rộng
hoạt động giáo dục lồng ghép này ra tất cả các trường khác trong địa bàn quận; v) Thông
qua các mô hình và công cụ để áp dụng rộng rãi hơn và phát triển quy mô. Có bốn
phương pháp tiếp cận chính được sử dụng trong dự án này.
Phương pháp có sự tham gia và tương tác
Đánh giá năng lực sẽ được thực hiện qua các bảng câu hỏi điều tra ngẫu nhiên và
thảo luận nhóm với các giáo viên, trẻ em và cộng đồng. Dựa trên những khuyết thiếu về
kiến thức và kỹ năng xác định được đối với cả giáo viên và học sinh để xây dựng các bài
học về BĐKH và hoạt động ngoại khóa thích hợp, lồng ghép vào hoạt động giáo dục tại
nhà trường nhằm bổ khuyết những kiến thức và kỹ năng đó. Những thông tin khác liên
quan đến quy hoạch đô thị, phát triển đô thị, phát triển kinh tế xã hội sẽ được thu thập
thông qua các chuyên gia địa phương và quốc gia để đưa vào hoạt động đánh giá năng
lực và tính dễ bị tổn thương.
3



Giáo dục lồng ghép
Giáo dục về khả năng chống chịu với BĐKH ở đô thị là nhằm cung cấp cho học
sinh kiến thức cơ bản về môi trường, BĐKH, kiến thức khoa học cũng như truyền thống
để ứng phó với BĐKH trong bối cảnh đô thị thông qua các hoạt động chính khóa cũng
như ngoại khóa. Phương pháp này sẽ đưa đến các nội dung giáo dục về khả năng chống
chịu với BĐKH ở đô thị phù hợp với các bài học hiện có mà không tạo thêm môn học
nào mới trong chương trình học vốn đã quá tải của các em. Các yếu tố đô thị và khả
năng chống chịu sẽ là trung tâm trong thiết kế bài giảng. Các bài học lồng ghép sẽ được
thiết kế dựa trên kiến thức và kỹ năng thực tiễn của giáo viên và học sinh và các bài học
thực tiễn trong cộng đồng để thay thế hoặc cải tiến những nội dung đã lạc hậu liên quan
đến khí hậu trong chương trình học hiện nay. Đô thị và khả năng chống chịu sẽ là trọng
tâm chính vì những lý do sau:
- Địa bàn dự án là vùng đô thị điển hình có xu hướng gặp nhiều nguy cơ liên quan
đến BĐKH như: mật độ dân số cao sinh sống trong các vùng có nguy cơ xảy ra bão lụt,
và quận Cẩm Lệ đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng;
- Học sinh, giáo viên và cộng đồng địa phương hàng năm phải đối mặt với nguy
cơ đô thị và các ứng phó của họ sẽ được xét đến trong quá trình thiết kế bài học để lồng
ghép vào chương trình giảng dạy và các hoạt động tại nhà trường.
Bằng việc mang đến cho học sinh một môi trường học tập mang tính cộng tác
như: làm việc với các cộng đồng địa phương để xác định vị trí các khu vực rủi ro khí
hậu, lập danh sách những người già sống trong khu vực cần được trợ giúp trong trường
hợp di tản, hoặc thăm các ngôi nhà chống bão do nhà thầu địa phương xây dựng, điều
này được mong đợi sẽ mang đến nền tảng kiến thức thực tiễn cho giới trẻ, những người
sau này sẽ đóng vai trò trung tâm trong công tác thích ứng với BĐKH tại cộng đồng của
mình. Từ đó, năng lực của học sinh và giáo viên sẽ được phát triển, và quan trọng hơn,
văn hóa chống chịu với BĐKH sẽ được nuôi dưỡng khuyến khích. Chúng tôi tin rằng
phương pháp này sẽ không chỉ đóng góp một cách làm mới trong việc xây dựng nội dung
giáo dục về BĐKH và phương pháp giảng dạy, mà còn giúp phát triển nguồn nhân lực
địa phương trong lĩnh vực xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu.
Hội thảo tập huấn

Một trong những hợp phần chính của dự án là xây dựng năng lực và kiến thức cho
giáo viên quận Cẩm Lệ để họ có thể trở thành đội ngũ đào tào nhằm nhân rộng các mô
hình giáo dục chống chịu với BĐKH ở đô thị và các công cụ cho các giáo viên khác
trong quận để mở rộng quy mô sang các quận huyện khác trong tương lai. Nội dung của
hội thảo tập huấn bao gồm:
- Kiến thức về BĐKH
- Các phương pháp và kỹ năng lồng ghép giáo dục về chống chịu với BĐKH ở đô
thị vào các môn học đã có trong chương trình giảng dạy
- Các phương pháp và kỹ năng lồng ghép giáo dục về chống chịu với BĐKH ở đô
thị vào các hoạt động ngoại khóa.
Học sinh sẽ được nâng cao kiến thức về BĐKH thông qua giáo dục lồng ghép do các
giáo viên được tập huấn cung cấp. Các em sẽ xây dựng kiến thức và các kỹ năng cần
thiết thông qua:
4


- Các bài giảng trên lớp do giáo viên cung cấp
- Thông tin, các bài học đã rút ra
- Các hoạt động ngoại khóa với cộng đồng địa phương và các dự án về BĐKH có
liên quan
Hội thảo Chia sẻ - Học hỏi – Đối thoại (SLD)
Dự án đề xuất mang tính duy nhất ở chỗ nó tập trung vào các tương tác giữa
trường học, gia đình và cộng đồng thông qua các hội thảo SLD với thành phần tham dự
đa dạng, từ học sinh, giáo viên, gia đình, cộng đồng đến các chuyên gia về giáo dục và
khí hậu để tìm hiểu kiến thức của địa phương về các nguy cơ khí hậu và chiến lược thích
ứng, đặc biệt là việc thích ứng đối với thế hệ trẻ. Các giáo viên sẽ tài liệu hóa các thực
hành tốt và bài học từ các hội thảo SLD để lồng ghép vào chương trình học, hoạt động
chính khóa tại trường và ngoại khóa tại cộng đồng hiện có. Các kết quả và bài học rút ra
từ quá trình thực hiện dự án sẽ được chia sẻ và cải thiện thông qua các hội thảo SLD. Dự
án sẽ thực hiện ba hội thảo SLD: hội thảo thứ nhất tập trung vào đánh giá năng lực và

tính dễ bị tổn thương của học sinh và giáo viên trong việc thích ứng với các thiên tai liên
quan đến khí hậu và các ảnh hưởng của BĐKH; hội thảo thứ hai dành cho các mô hình
giáo dục lồng ghép về BĐKH và phát triển công cụ; và hội thảo cuối cùng tập trung vào
các bài học rút ra từ tập huấn và việc nhân rộng.
1.6 Cơ hội
Ngày 12/10/2010, Bộ GDĐT đã ban hành quyết định số 4620/QĐ-BGDDT về
Ban hành Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục giai đoạn 20112015. Chương trình Mục tiêu Quốc gia của ngành giáo dục được dự kiến sẽ thí điểm tại
thành phố Đà Nẵng, và dự án đề xuất này là hoàn toàn nhất quán với Kế hoạch Hành
động của Bộ GDĐT, nhưng có phương pháp tiếp cận khác. Các phương pháp mang tính
đổi mới áp dụng trong dự án này sẽ cung cấp căn cứ cho những thay đổi trong phương
pháp giáo dục truyền thống có thể không còn phù hợp trong một bối cảnh phức tạp như
giáo dục về BĐKH. Hơn nữa, kế hoạch chống chịu với BĐKH của Đà Nẵng đề cập đến
nhu cầu nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng như một trong những ưu tiên hàng
đầu cho hoạt động tại địa phương. Tại cấp khu vực và toàn cầu, dự án này là phù hợp với
chiến dịch Chương trình Chiến lược Liên hợp quốc về Giảm nhẹ Thiên tai (UNISDR) về
An toàn Đô thị giai đoạn 2010-2011, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc giảm nhẹ
rủi ro thiên tai và giáo dục thích ứng với BĐKH đối với an toàn đô thị. Đà Nẵng là một
thành viên tích cực trong chiến dịch này thông qua các hoạt động của CITYNET (Mạng
lưới các chính quyền địa phương về quản lý dân cư), do đó có thể dễ dàng tiếp cận với
các tài liệu và chuyên môn hỗ trợ. Đề xuất này cũng có tiềm năng kết nối với các thông
tin từ dự án HUDSIM (Mô hình mô phỏng thủy văn thủy lực), cung cấp một diễn đàn
chia sẻ và áp dụng các kết quả mô hình hóa đối với quận Cẩm Lệ; và với dự án nhà ở
chống bão có thể sẽ được thực hiện ở Đà Nẵng như đã nêu ở trên.
Sự tham gia của chính quyền và các đơn vị chuyên môn của địa phương: Lãnh
đạo thành phố đã yêu cầu các sở ngành chuyên môn chuẩn bị một kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH. Vào ngày 7/4, các lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã bày tỏ mối quan
tâm và yêu cầu sự trợ giúp từ Quỹ Rockefeller (RF) để nâng cao khả năng chống chịu
của thành phố Đà Nẵng trong ứng phó với BĐKH. Vì vậy, các vấn đề về BĐKH đã được
ghi nhận và quan tâm nhiều hơn bởi các chính quyền và các ngành các cấp của thành phố
5



Đà Nẵng. Trong ngành giáo dục, Bộ GDĐT đã thực hiện các chương trình thí điểm về
BĐKH. Sở GDĐT Đà Nẵng đã yêu cầu sự phối hợp và hỗ trợ từ phía Ban chỉ đạo về
BĐKH của Bộ trong quá trình xây dựng đề xuất này nhằm tìm kiếm sự hợp tác sâu hơn
và nhằm mở rộng quy mô cho dự án.
Cộng tác với các cơ quan và dự án khác: Sở GDĐT đã cộng tác với SEEDS
Asia ; Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; và Viện Quản lý Giáo dục để thực hiện các dự án
giáo dục về môi trường và thiên tai tại Đà Nẵng. Sở GDĐT cũng là một thành viên của
nhóm công tác về khí hậu do chương trình ACCCRN tại thành phố Đà Nẵng thành lập.
Vì vậy, dự án đề xuất này có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và cộng tác với các đối tác khác.
2

Tạo khả năng về môi trường: Thành phố Đà Nẵng đã và đang xây dựng Kế hoạch
Hành động ứng phó với BĐKH và Nước Biển Dâng cho giai đoạn 2011-2015 và Chiến
lược đến năm 2020. Văn phòng CCCO thành phố đã được thành lập với tư cách là văn
phòng thường trực Ban Chỉ đạo về BĐKH của thành phố, và chịu trách nhiệm điều phối
tất cả các hoạt động của chương trình ACCCRN. Ở cấp quốc gia, ngành giáo dục có kế
hoạch hành động ứng phó với các tác động của BĐKH, và giáo dục lồng ghép là một
trong những dự án ưu tiên của ngành. Do đó dự án này là nhất quán với các chính sách
và ưu tiên cơ bản của quốc gia và địa phương.
Phương pháp lồng ghép và các bài học rút ra của dự án này sẽ có cơ hội rất to lớn
được nhân rộng và phát triển về quy mô ra các quận huyện khác của thành phố Đà Nẵng
thông qua Kế hoạch Hành động về Khí hậu và các Dự án Ưu tiên của ngành giáo dục.
II. THỰC HIỆN
(Tóm tắt: Khung logic dự án)

2

SEEDS Asia là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Kobe, Nhật Bản. Các hoạt động chính của nó tập trung vào

tăng cường tính an toàn và bền vững của người dân và các cộng đồng để đối phó với thiên tai và các vấn đề môi
trường thông qua các chương trình giáo dục. SEEDS Asia đang cộng tác với Sở GDĐT thực hiện dự án giáo dục
Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai ở Đà Nẵng do JICA tài trợ.

6


Bảng 1: Khung logic dự án
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, kiến thức và củng cố hành vi và kỹ năng ứng phó với BĐKH cho học sinh, giáo viên và phụ huynh để họ có thể tích cực
đóng góp vào khả năng chống chịu với BĐKH của quận Cẩm Lệ và thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể
Mô hình giáo dục
lồng ghép phục vụ
công tác giáo dục
chống chịu với
BĐKH ở đô thị được
xây dựng và thử
nghiệm

Hoạt động
Nhiệm vụ 1: Đánh giá kiến thức
và kỹ năng của giáo viên và học
sinh cũng như các hoạt động giáo
dục hiện nay liên quan đến
BĐKH
Nhiệm vụ 2: Phát triển nội dung
liên quan đến BĐKH để lồng
ghép vào các bài học/môn học
hiện có, cũng như công cụ dạy và
học về BĐKH và ứng phó với

BĐKH

Giáo dục về BĐKH ở
đô thị được lồng ghép
vào chương trình giáo
dục hiện hành

Nhiệm vụ 3: Thực hiện giáo dục
lồng ghép về BĐKH ở ba trường
thí điểm tại quận Cẩm Lệ

Sản phẩm
Hội thảo khởi động được tổ chức
Báo cáo tổng hợp cuối cùng của
nhiệm vụ 1
Hội thảo SLD 1 ngày để chia sẻ
các kết quả của nhiệm vụ 1 được
tổ chức
09 tài liệu hướng dẫn (với nội
dung giáo dục về BĐKH) phục
vụ cho giáo dục lồng ghép về
BĐKH cho ba cấp giáo dục được
phát triển
09 học phần hoạt động ngoại
khóa cho ba cấp giáo dục được
xây dựng
Hội thảo SLD 1 ngày về các nội
dung và công cụ được tổ chức
Hội thảo tham vấn 1 ngày được
tổ chức

Các mô hình và công cụ lồng
ghép BĐKH được thử nghiệm ở
ba trường và phê duyệt để nhân
rộng
54 đội giáo viên được thành lập
và đào tạo về giáo dục lồng ghép
về BĐKH
Hội thảo SLD 1 ngày được tổ

Kết quả mong đợi
Giáo viên có thể lồng
ghép BĐKH vào
chương trình học
Kiến thức, thái độ và
kỹ năng của học sinh
trong việc ứng phó
với BĐKH được nâng
cao

Kết quả đầu ra
Giáo viên mở rộng nội
dung lồng ghép sang các
môn học mới ngoài phạm vi
của dự án
Học sinh có thể xác định
được các nguy cơ về khí
hậu ở nhà, khu vực sinh
sống và trường học
Hành vi của học sinh về
BĐKH thay đổi (từ thụ

động sang chủ động, từ các
tác động do hiểm họa gây
ra sang các tác động lấy con
người làm đầu)

Giáo viên hài lòng về
quá trình và có thể
nhân rộng ra các chủ
đề và trường khác
Học sinh hứng thú
với chủ đề về BĐKH
và các hoạt động
ngoại khóa liên quan

Các bài học về BĐKH ở đô
thị được giáo viên xây dựng
Các tài liệu và hướng dẫn
từ các trường thí điểm được
đề cập và sử dụng để nhân
rộng
Số lượng giáo viên có thể
đào tạo giáo viên khác


Năng lực của giáo
viên cho việc thực
hiện giáo dục lồng
ghép về khả năng
chống chịu với
BĐKH ở đô thị trong

trường họp được tăng
cường

Nhiệm vụ 4: Nhân rộng giáo dục
lồng ghép về BĐKH ra tất cả các
trường học ở quận Cẩm Lệ

Các mô hình giáo dục
lồng ghép về BĐKH
được nhân rộng và
phát triển ra các thành
phố khác

Nhiệm vụ 5: Giám sát đánh giá
và chia sẻ bài học

chức

mà không bị tăng
thêm gánh nặng trong
chương trình học

Giáo dục lồng ghép về BĐKH
được áp dụng cho tất cả các
trường học ở quận Cẩm Lệ
100% học sinh từ các khối lớp
được chọn được đào tạo về
BĐKH
100% giáo viên dạy các môn
được chọn được đào tạo về giáo

dục lồng ghép về BĐKH
Báo cáo giám sát và đánh giá
Báo cáo điển hình thực hiện
Báo cáo về môi trường tạo khả
năng cho giáo dục lồng ghép về
BĐKH
Báo cáo tổng kết được xây dựng
Hội thảo cuối kỳ được tổ chức

Giáo viên có thể thiết
kế và xây dựng nội
dung cho các bài học
về chống chịu với
BĐKH ở đô thị, và
triển khai giáo dục
lồng ghép về BĐKH
tại các trường học

8

Các thành phố và
trường học trong dự
án ưu tiên của Bộ
GDĐT về giáo dục
BĐKH áp dụng mô
hình giáo dục lồng
ghép về khả năng
chống chịu với
BĐKH ở đô thị


nhằm nhân rộng ra các
trường khác
Ý kiến phản hồi của học
sinh về nội dung và mức độ
hấp dẫn của các nội dung
lồng ghép
Số lượng giáo viên tham gia
và chia sẻ các bài học rút ra
của Đà Nẵng trong các cuộc
họp thường niên ở cấp quốc
gia do Bộ GDĐ tổ chức
Số giáo viên có thể xây
dựng nội dung về BĐKH để
lồng ghép vào các môn học
mà họ giảng dạy
Các phương pháp của mô
hình giáo dục về khả năng
chống chịu với BĐKH được
Bộ GDĐT áp dụng
Các tài liệu và hướng dẫn
từ các mô hình giáo dục
lồng ghép về khả năng
chống chịu với BĐKH ở đô
thị được đề cập và sử dụng
tại các tỉnh thành khác


2.2 Đối tác triển khai dự án
Chủ dự án
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi Khí hậu và Nước Biển

Dâng Thành phố Đà Nẵng. Văn phòng thường trực sẽ phối hợp với các sở ngành
chuyên môn có liên quan của thành phố để triển khai dự án. Văn phòng cũng sẽ đóng
vai trò phổ biến kết quả dự án và cộng tác với Sở GDĐT và Bộ GDĐT tạo thêm cơ hội
giúp nhân rộng dự án ra các trường khác.
Cơ quan thực hiện
- Sở Giáo dục Đào tạo thành phố Đà Nẵng
- CCCO Đà Nẵng.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đối tác hỗ trợ
- Các sở ngành chuyên môn của thành phố Đà Nẵng: Sở Ngoại vụ, Sở TNMT,
Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), sở Y tế
- Các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ GDĐT như: Vụ Khoa học Công nghệ và
Môi trường, Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo dục Trung học;
- Các trường đại học: Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường của trường Đại
học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kyoto;
- Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: ISET, SEEDS Asia
- Các tổ chức xã hội dân sự: Hội Thanh niên, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập
đỏ, SEEDS Asia
Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thực hiện
Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng và Phòng GDĐT quận Cẩm Lệ là những đối tác
thực hiện chính của dự án tại địa phương. Phòng GDĐT quận Cẩm Lệ sẽ chịu trách
nhiệm nhân rộng các mô hình giáo dục lồng ghép thí điểm ra các trường khác trong
quận, đồng thời Sở GDĐT sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong việc nhân rộng các hoạt động
dự án tới các quận huyện khác của thành phố thông qua các hội thảo SLD và quá trình
triển khai thực tế. CCCO Đà Nẵng sẽ chỉ đạo việc phổ biến các kết quả dự án để nâng
cao nhận thức về giáo dục lồng ghép không chỉ trong ngành giáo dục mà còn tới nhiều
đối tượng rộng rãi hơn. Sở GDĐT chịu trách nhiệm thành lập các ban và nhóm như
sau:
Ban Quản lý Dự án (BQLDA)
Sở GDĐT sẽ thành lập BQLDA, bao gồm lãnh đạo từ văn phòng CCCO, lãnh

đạo Sở GDĐT, lãnh đạo các đơn vị liên quan trong Sở GDĐT, và lãnh đạo Phòng
GDĐT quận Cẩm Lệ. Đại diện Văn phòng Thường trực Ứng phó với BĐKH của Bộ
GDĐT sẽ được mời với tư cách là cố vấn dự án để đảm bảo rằng dự án sẽ đóng góp
vào các mục tiêu trong kế hoạch hành động của ngành giáo dục nhằm ứng phó với
BĐKH, và các bài học và phương pháp của dự án sẽ được chia sẻ rộng rãi trong ngành


giáo dục. BQLDA cũng sẽ đảm bảo rằng toàn bộ quá trình xây dựng nội dung, lồng
ghép và thực hiện giáo dục về BĐKH ở Đà Nẵng sẽ được tài liệu hóa một cách đầy đủ
nhằm chia sẻ với Bộ GDĐT để nhân rộng ra các tỉnh thành khác.
Đội hỗ trợ kỹ thuật
Đội hỗ trợ kỹ thuật do BQLDA thành lập bao gồm các thành viên được lựa
chọn từ BQLDA, cán bộ CCCO, và cán bộ Phòng GDĐT quận Cẩm Lệ. Đội hỗ trợ kỹ
thuật hỗ trợ BQLDA trong việc xây dựng kế hoạch hành động của dự án, quản lý các
hoạt động dự án, và giám sát đánh giá các hoạt động đã đề ra.
Đội nghiên cứu
Đội nghiên cứu bao gồm những giáo viên ưu tú và giàu kiến thức chuyên môn,
sẽ đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ 1 và 2 thông qua các hỗ trợ kỹ thuật của nhóm
chuyên gia.
Nhóm chuyên gia
Nhóm chuyên gia bao gồm các chuyên gia giáo dục về BĐKH đến từ Bộ
GDĐT, các giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
và Đại học Kyoto, cán bộ kỹ thuật đến từ Sở TNMT, Sở NN&PTNT, Sở Y tế, và các
chuyên gia từ các tổ chức quốc tế như ISET và SEEDS Asia. Nhóm sẽ cung cấp các hỗ
trợ kỹ thuật, chuyển giao bài học từ các kinh nghiệm về cải cách chương trình dạy học
và giáo dục môi trường, hướng dẫn việc xây dựng nội dung và các hoạt động triển khai
cho công tác giáo dục về BĐKH, rà soát lại các bài học được ghi lại từ các hội thảo
SLD và các hoạt động ngoại khóa nhằm lồng ghép vào chương trình học hiện nay, và
để tập huấn cho các giáo viên cốt cán. Dưới đây là chi tiết các hoạt độngvà ngân sách
cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật phía ISET.

Ban giám sát cộng đồng
Ban giám sát cộng đồng bao gồm thành viên CCCO, các thành viên được lược
chọn từ tổ công tác về BĐKH để thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá cho dự
án.
Vai trò và trách nhiệm của các đối tác hỗ trợ
Các sở ngành chuyên môn của thành phố Đà Nẵng
Vai trò của các sở ngành chuyên môn của thành phố là cung cấp thông tin liên
quan đến BĐKH của ngành có thể đưa vào hoạt động giáo dục về BĐKH, tham gia
vào các hội thảo SLD có liên quan và đưa ý kiến phản hồi về tiến độ và kết quả dự án,
và kết hợp giáo dục về BĐKH vào hoạt động của ngành mình.
Bộ GDĐT và các trường đại học
Vai trò của Bộ GDĐT và các trường đại học là cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về
phương pháp giáo dục lồng ghép, tài liệu hóa các bài học đã rút ra, và đánh giá cũng
như phổ biến kết quả của dự án.
10


ISET
ISET cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm kết nối hoạt động giáo dục về BĐKH để
tạo dựng khả năng chống chịu chung của thành phố với BĐKH thông qua
khung chống chịu với BĐKH ở đô thị, ngoài ra còn mang đến các chuyên gia
quốc tế cho dự án.

11


2.3 Mốc mục tiêu – Tiến độ và Đầu ra
STT

Nhiệm vụ


Ngày

Kết quả mong muốn (Mốc mục tiêu)

I

Hội thảo khởi động dự án

1/2012

Hội thảo khởi động được tổ chức

II

Nhiệm vụ 1: Đánh giá kiến thức và kỹ năng của
giáo viên và học sinh cũng như các hoạt động giáo
dục hiện nay liên quan đến BĐKH

4/2012

Báo cáo tổng kết cuối cùng của nhiệm vụ 1 và hội thảo SLD 1 ngày được tổ chức

III

Nhiệm vụ 2: Phát triển nội dung liên quan đến
BĐKH để lồng ghép vào các bài học/môn học hiện
nay, cũng như công cụ dạy và học về BĐKH và ứng
phó với BĐKH


12/2012

09 hướng dẫn (với nội dung giáo dục BĐKH) để phục vụ cho giáo dục lồng ghép về BĐKH cho ba cấp
giáo dục và 9 khung hoạt động ngoại khóa
Hội thảo SLD 1 ngày được tổ chức; Hội thảo tham vấn 1 ngày được tổ chức

Nhiệm vụ 3: Thực hiện giáo dục lồng ghép về
BĐKH tại ba trường thí điểm ở quận Cẩm Lệ

7/2013

V

Nhiệm vụ 4: Nhân rộng giáo dục về BĐKH ra tất cả
các trường học ở quận Cẩm Lệ

2/2014

VI

Nhiệm vụ 5: Giám sát và đánh giá

9-11/2014

VII

Hội thảo tổng kết

10-12/2014


IV

2.4 Kế hoạch thực hiện dự án
-

Thời hạn dự án: 36 tháng
Ngày khởi đầu: 1/2012
Ngày kết thúc: 12/2014

Các mô hình và công cụ lồng ghép về BĐKH được thử nghiệm tại ba trường và được thông qua để nhân
rộng
54 đội giáo viên được thành lập và đào tạo về giáo dục lồng ghép về BĐKH; hội thảo SLD 1 ngày được tổ
chức
Giáo dục lồng ghép về BĐKH được áp dụng ở tất cả các trường trong quận Cẩm Lệ
100% học sinh ở các khối lớp được chọn sẽ được giảng dạy về BĐKH;
100% giáo viên các môn được chọn sẽ được đào tạo về giáo dục lồng ghép về BĐKH
Báo cáo giám sát và đánh giá cho nhiệm vụ 1, 2, 3 và 4
Báo cáo về điển hình thực hiện và môi trường thúc đẩy giáo dục lồng ghép về BĐKH
Báo cáo tổng kết; Hội thảo tổng kết dự án được tổ chức


Bảng 2: Kế hoạch thực hiện dự án và mốc mục tiêu
STT

Hoạt động/Nhiệm vụ

I

Hội thảo khởi động dự án


II
1
2

Nhiệm vụ 1: Đánh giá kiến thức và kỹ năng của giáo viên và học
sinh cũng như các hoạt động giáo dục hiện nay liên quan đến
BĐKH
Xây dựng các công cụ điều tra
Thực hiện điều tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của giáo viên và
học sinh liên quan đến BĐKH và ứng phó với BĐKH
Thực hiện điều tra đánh giá các hoạt động giáo dục liên quan đến
BĐKH trong trường học

Khung thời
gian

Số tháng

1/2012

1

Hội thảo khởi động được tổ chức

1/2012-4/2012

4

Báo cáo tổng kết cuối cùng của nhiệm vụ 1 và hội thảo
SLD 1 ngày được tổ chức


1/2012

1

1/2012-2/2012

2

3

Phân tích và tổng hợp các kết quả điều tra

3/2012

1

4

Tổ chức hội thảo SLD về kết quả điều tra cho các bên liên quan ở
phạm vi rộng hơn bao gồm cộng đồng địa phương, phụ huynh, giáo
viên, các nhà quản lý giáo dục và các chuyên gia

4/2012

1

III

Nhiệm vụ 2: Phát triển nội dung liên quan đến BĐKH để lồng ghép

vào các bài học/môn học hiện có, cũng như công cụ dạy và học về
BĐKH và ứng phó với BĐKH

5/201212/2012

8

Lập đội nghiên cứu cho từng môn học để lồng ghép vào giáo dục
về BĐKH

5/2012

1

6/2012

1

6-9/2012

4

6-9/2012

4

1

2
3

4

Tổ chức tập huấn cho các đội nghiên cứu về phương pháp luận để
xây dựng các nội dung giáo dục chống chịu với BĐKH ở đô thị, và
phương pháp lồng ghép các nội dung này vào các môn học và hoạt
động ngoại khóa hiện nay
Xây dựng các nội dung giáo dục về chống chịu với BĐKH ở đô thị
để lồng ghép vào các môn học và hoạt động ngoại khóa hiện nay
Phát triển và chuẩn bị các công cụ, cơ sở vật chất để lồng ghép
giáo dục về BĐKH

Kết quả mong muốn (Mốc mục tiêu)

13

09 hướng dẫn (với nội dung giáo dục BĐKH) để phục
vụ cho giáo dục lồng ghép về BĐKH cho ba cấp giáo
dục và 9 khung hoạt động ngoại khóa
Hội thảo SLD 1 ngày được tổ chức; Hội thảo tham vấn
1 ngày được tổ chức


5

6
7
IV

1


2
3
4

Tổ chức hội thảo tham vấn để cải thiện các nội dung giáo dục về
chống chịu với BĐKH ở đô thị và các hoạt động giáo dục về
BĐKH như làm thế nào để đưa vào các kiến thức ở địa phương liên
quan đến BĐKH do các cộng đồng địa phương đóng góp, và để xác
định các đối tác địa phương cho việc thực hiện các hoạt động ngoại
khóa
Tổ chức các cuộc họp giữa các nhóm nghiên cứu và giáo viên về
phương pháp giáo dục lồng ghép
Tổ chức hội thảo về giáo dục lồng ghép về BĐKH và tổng kết các
hướng dẫn và công cụ cho giáo dục lồng ghép về BĐKH
Nhiệm vụ 3: Thực hiện giáo dục lồng ghép về BĐKH ở ba trường
thí điểm ở quận Cẩm Lệ
Thiết lập các nhóm giáo viên chủ chốt có khả năng áp dụng
phương pháp giáo dục lồng ghép về chống chịu với BĐKH ở đô thị
để tổ chức và thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục về BĐKH
cho cả các hoạt động chính khóa và ngoại khóa
Tổ chức các tập huấn về phương pháp luận của giáo dục lồng ghép
và việc sử dụng các tài liệu giáo dục về chống chịu với BĐKH cho
các nhóm giáo viên chủ chốt
Áp dụng các khung học phần hoạt động ngoại khóa để xây dựng kỹ
năng cho học sinh và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa
phương
Thử nghiệm các tài liệu giáo dục lồng ghép tại các trường thí điểm
trước khi áp dụng rộng rãi trong toàn quận

10-12/2012


3

1/2013

1

2/2013

2

3/201311/2013

8

3/2013

1

3/2013-5/2013

3

6/2013-8/2013

3

9/2013

1


5

Thử nghiệm các tài liệu giáo dục lồng ghép tại ba trường thí điểm

10/2013

1

6

Tổ chức các hội thảo về kết quả hoạt động thí điểm và xây dựng kế
hoạch nhân rộng tới tất cả các trường khác trong quận Cẩm Lệ

11/2013

1

V

1
2

Nhiệm vụ 4: Nhân rộng giáo dục về BĐKH ra tất cả các trường
học ở quận Cẩm Lệ

1/2014-5/2014

Tổ chức tập huấn về giáo dục lồng ghép về chống chịu với BĐKH
cho các giáo viên ở 13 trường

Thực hiện giáo dục lồng ghép về chống chịu với BĐKH ở 13
trường

1/2014 3/2014
1/2014 3/2014

14

5

3
3

Các mô hình và công cụ lồng ghép về BĐKH được thử
nghiệm tại ba trường và được thông qua để nhân rộng;
54 đội giáo viên được thành lập và đào tạo về giáo dục
lồng ghép về BĐKH; hội thảo SLD 1 ngày được tổ chức

Giáo dục lồng ghép về BĐKH được áp dụng ở tất cả các
trường trong quận Cẩm Lệ; 100% học sinh ở các khối
lớp được chọn sẽ được giảng dạy về BĐKH; 100% giáo
viên các môn được chọn sẽ được đào tạo về giáo dục
lồng ghép về BĐKH


4

Thực hiện các hoạt động ngoại khóa để xây dựng kỹ năng cho học
sinh và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương
Đánh giá kết quả các hoạt động


5

Tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả

6

Phối hợp với CCCO để đưa công tác lồng ghép giáo dục về BĐKH
vào kế hoạch chống chịu của thành phố và các dự án/chương trình
về BĐKH của các ngành khác; Phối hợp với SEEDS Asia,
UNESCO, và Bộ GDĐT để chia sẻ bài học và phổ biến kết quả dự
án nhằm nhân rộng tới các trường khác trong thành phố

1/2014 7/2014

VI

Nhiệm vụ 5: Giám sát và đánh giá

1/2011-3/2014

1

Tổ chức giám sát thường xuyên hoạt động của nhiệm vụ 1, 2, 3, 4

1/2012-8/2014

32

2


Thực hiện hai đánh giá độc lập cho dự án
Tài liệu hóa các điển hình thực hiện, các sáng kiến, tiến bộ và các
nhân tố thúc đẩy dự án cũng như các thách thức để chia sẻ với các
bên liên quan khác

1/2012-8/2014

32

1/2012-8/2014

32

3

3
VII

Hội thảo tổng kết

1
2

Tổng kết kết quả dự án
Tổ chức hội thảo tổng kết

5-6/2014

2


7/2014
1/2014 7/2014

1

9/201412/2014
9-11/2014
11-12/2014

15

7

7
Báo cáo giám sát và đánh giá cho nhiệm vụ 1, 2, 3 và 4;
Báo cáo về điển hình thực hiện và môi trường thúc đẩy
giáo dục lồng ghép về BĐKH

4
2
2

Báo cáo tổng kết; Hội thảo tổng kết dự án được tổ chức


2.5 Đánh giá nguy cơ
Chương trình học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa trong hệ thống giáo dục
Việt Nam hiện nay được cho là quá tải. Thời gian cho học sinh và cả các thầy cô học thêm
cái mới ngoài chương trình chính khóa thường xuyên là rất hạn hẹp. Hơn thế nữa, hiện đã

có rất nhiều hoạt động được lồng ghép vào lịch học vốn đã quá tải của các em, như
HIV/AIDS, môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn giao thông. Do đó, cả giáo viên và
học sinh sẽ cảm thấy bị ngập chìm trong chương trình học nếu lại có các hoạt động và nội
dung mới thêm vào chương trình hiện nay. Vì vậy, dự án này cần có được một cách tiếp cận
mới mẻ, phù hợp với lứa tuổi đến trường và đáp ứng nhu cầu cốt yếu của cả giáo viên và
học sinh để vừa ứng phó được với các tác động của BĐKH, lại vừa không tạo thêm gánh
nặng cho việc dạy và học của thầy cô và các em. Việc vạch ra một lịch trình phù hợp cho
các hoạt động dự án là rất quan trọng. Ví dụ như, các hoạt động ngoại khóa và đào tạo giáo
viên nên được xếp vào thời gian nghỉ hè, và hoạt động giáo dục lồng ghép về BĐKH nên
được xếp vào trong năm học nhưng trước mùa mưa bão.
Cơ sở vật chất cho giáo dục lồng ghép về BĐKH trang bị cho tất cả các trường học
của quận Cẩm Lệ còn yếu kém. Phụ cấp cho các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục
lồng ghép như giáo dục về môi trường, HIV/AIDS và an toàn giao thông là tương đối thấp
và không đủ để bù đắp cho thời gian các thầy cô phải dành thêm, ngoài khối lượng công
việc vốn đã rất nặng của họ. Vì vậy, một việc rất quan trọng là cần nâng cao nhận thức về
các vấn đề BĐKH trong ngành giáo dục để có được sự khuyến khích kịp thời, có phần
thưởng cho những thực hành tốt, và phụ cấp cơ bản cho các giáo viên tham gia vào dự án.
Về mặt điều phối, một vấn đề phức tạp như giáo dục lồng ghép về BĐKH sẽ đòi hỏi
có cách tiếp cận đa ngành. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động hiện nay liên quan đến giáo dục
về BĐKH đang áp dụng các phương pháp dựa trên cơ sở dự án và mang tính đơn lẻ. Dự án
này nhất thiết phải có được các phương pháp mang tính hệ thống và phối hợp cao.
2.6 Kế hoạch giám sát và đánh giá
Đánh giá ban đầu
Nhiệm vụ đầu tiên đối với giám sát và đánh giá sẽ là phối hợp với đội nghiên cứu và
chuyên gia để xây dựng các chỉ số thích hợp nhằm giám sát tiến độ và hiệu quả của từng
nhiệm vụ. Những chỉ số này cần tương đối đơn giản và dễ hiểu để tất cả những người tham
gia dự án có thể chia sẻ chúng một cách rộng rãi như một công cụ học hỏi. Các chỉ số sẽ
được áp dụng trong đánh giá ban đầu. Việc đánh giá này sẽ diễn ra sau khi hoàn thành
nhiệm vụ 1, nhằm xác định các cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Các biện pháp khắc phục thách thức và tận dụng cơ hội sẽ được phát triển. Đánh giá ban

đầu sẽ giúp điều chỉnh lại kế hoạch hành động của dự án nhằm đảm bảo đạt được các đầu ra
và kết quả mong muốn.
Đánh giá giữa kỳ
Đánh giá này sẽ được thực hiện để rà soát tiến độ và tài liệu hóa các bài học, đề xuất
biện pháp khắc phục các thách thức và trở ngại, giúp mang lại kết quả mong muốn cho các
hoạt động sau này của dự án.


Đánh giá cuối kỳ
Hoạt động này là nhằm đánh giá các thành quả chung của dự án, phát triển các bài
học để xây dựng kế hoạch nhân rộng và tăng quy mô dự án. Đánh giá cuối kỳ sẽ được thực
hiện bởi một đối tác thứ ba chẳng hạn như Bộ GDĐT hoặc một tổ chức quốc tế.
Tiến độ dự án sẽ được báo cáo cho Ban Chỉ đạo Thành phố về BĐKH và nước biển
dâng thông qua CCCO. Văn phòng CCCO sẽ đưa ra hướng dẫn và chỉ đạo cho các sở ban
ngành liên quan tham gia vào dự án.
2.7 Tính bền vững
Dự án này cung cấp một cách tiếp cận khác với phương pháp truyền thống trong việc
nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực thích ứng trong cộng đồng thông qua hệ thống
giáo dục công lập. Dự án sẽ có sự tham gia của các giáo viên, học sinh và lãnh đạo cộng
đồng trong việc xác định các vấn đề khí hậu của địa phương, giảm thiểu nguy cơ cho trẻ em
và tăng cường nhận thức của người dân về các mối nguy lâu dài về khí hậu. Các kinh
nghiệm và bài học thu được, đặc biệt là quá trình và phương pháp giảng dạy của dự án sẽ có
nhiều tiềm năng nhân rộng và phát triển quy mô ở các địa phương khác trong cả nước cũng
đứng trước những mối nguy về khí hậu. Thêm vào đó, do Đà Nẵng là thành phố thí điểm
của hợp phần giáo dục thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, dự án
mang tính sáng kiến này đóng vai trò bổ trợ cho các hoạt động thí điểm khác và, nếu thành
công, có thể tác động mạnh mẽ tới phương pháp dạy và học về đề tài này trên cả nước. Sự
tham gia của SEEDS Asia và vai trò thành viên tích cực của Đà Nẵng trong CITYNET cũng
sẽ giúp các bài học được chia sẻ với các tỉnh thành khác trong khu vực.


17



×