Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đường viền nhân thân qua các sáng tác của Kapka

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.52 KB, 3 trang )

Về đờng viền nhân thân các nhân
vật
trong sáng tác của Franz Kafka
ThS. Nguyễn Văn Tấn
P. HT trng THPT chuyờn Nguyn Bnh Khiờm,
tnh Qung Nam
Franz Kafka - một nhà văn có tiếng nói đại diện cho những con ngời dới đáy xã
hội. Nói đến sáng tác của Kafka là nói đến thân phận con ngời thể hiện qua sự bi quan
và nghệ thuật huyền thoại. Trong đó, cái bi và cái hài đợc sử dụng một cách có nghệ
thuật, đợc đẩy lên đỉnh điểm để tạo nên sự phi lý, kệch cởm. Có thể nói rằng, với số l-
ợng sáng tác không nhiều, nhng những gì mà Kafka để lại đã chứng tỏ ông là một đại
văn hào của thế kỷ, một nhà cách tân lớn trong văn chơng hiện đại và Franz Kafka còn
đợc xem là ông tổ của tiểu thuyết hiện đại phơng Tây. Đóng góp lớn nhất của ông là sự
cách tân ở phơng diện xây dựng nhân vật mà đặc biệt là đờng viền nhân thân của nhân
vật.
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Kafka có gì lạ mà ngời ta cho rằng: ông là
một trong những ngời xây dựng nhân vật cách tân một cách thành công? Cho nên khi
nói đến nghệ thuật cách tân trong tiểu thuyết của Kafka, đầu tiên ngời ta nói việc xây
dựng nhân vật, một cách xây dựng nhân vật với đờng viền nhân thân rất mới lạ, thú vị,
ấn tợng và mang đậm phong cách một nhà văn.
Nếu trong tiểu thuyết truyền thống, nhất là trong các tiểu thuyết của Banzăc,
nhân vật đợc xây dựng rõ nét, khắc họa rất cụ thể qua việc sử dụng bút pháp đặc tả, thì
cách xây dựng nhân vật trong các tác phẩm của Kafka lại hoàn toàn khác... Đặc điểm
của Kafka là có khi không đặt tên cho nhân vật, hoặc cho nhân vật một cái tên rõ ràng,
dứt khoát, một cái tên cho ra "ngời". Joseph K. trong "Vụ án", K. trong "Lâu đài",
Joseph K. trong truyện ngắn "Giấc mộng", điều này là một dụng ý triết học, đồng thời
tạo nên đờng viền nhân thân trong thế giới nhân vật của riêng mình. Từ sự khác biệt đó
đã tạo nên nét độc đáo, một phong cách mới tiêu biểu cho sự cách tân về phơng thức
xây dựng nhân vật của Kafka.
Để xét về đờng viền nhân thân nhân vật, ta xét từ 3 mặt: tên gọi, nghề nghiệp và
diện mạo. Đầu tiên, xét về tên gọi của nhân vật, ta thấy, nếu các nhân vật của Banzăc là


những con ngời với những cái tên gọi cụ thể nh tên các tác phẩm: Lão Gôriô, ơgiêri
Crăngđê (Lão hà tiện), Đơ-Raxtinhăc, Đơ-Cađinhăng, Đơ-Rextô...gắn liền với những
cái tên cụ thể trong những gia đình và hoàn cảnh xuất thân cụ thể. Thậm chí, có những
cái tên khi đọc lên là ngời ta biết ngay đấy là những con ngời thuộc tầng lớp, giai cấp
nào trong xã hội, ví nh Đơ-Rextô, Đơ-Cacđinhăng... rõ ràng họ là những con ngời
thuộc tầng lớp quý tộc..., tên gọi của nhân vật trong những tác phẩm truyền thống là
vậy, còn các nhân vật trong tác phẩm của Kafka thì sao? Thật quái lạ! ngời đọc không
thể không bất ngờ về tên gọi của nhân vật khi đọc các tác phẩm của Kafka, nó rất ấn t-
1
ợng và hết sức đặc biệt. Nh ở trên đã nói, qua các tác phẩm thì tên nhân vật dờng nh có
sự biến đổi và ngắn dần. Từ một cái tên và cuối cùng chỉ còn là một ký tự. Trong tác
phẩm "Hóa thân", nhân vật chính là Grêgoa Xamxa, đến "Vụ án" thì nhân vật là Joseph
K. và sang "Lâu đài" thì nhân vật chỉ còn là K. - một ký tự hết sức ngắn gọn, cô đúc và
đơn giản. Phải chăng qua việc đặt tên cho các nhân vật, Kafka tỏ ra không quan tâm
nhiều đến tên gọi là có một dụng ý nghệ thuật? Từ cái tên gọi của nhân vật, Kafka
muốn nói lên mối quan hệ giữa các nhân vật với ngời thân và gia đình? Ví nh Grêgoa
Xamxa trong "Hóa thân", một tên gọi đầy đủ là biểu hiện của một gia đình đầy đủ với
bố, mẹ và em. Rồi đến Joseph K., một cái tên nhân vật hơi khác thờng, ngắn gọn, chỉ
có cái tên là Joseph, còn họ chỉ là K., phải chăng là biểu hiện của một nhân vật của một
gia đình không mấy toàn vẹn. Hình ảnh gia đình mờ đi, chỉ còn một ông chú và một cô
em họ xa. Và nữa, nhân vật K. trong tác phẩm "Lâu đài" là biểu hiện của một K. trơ
trọi, cô đơn trớc cuộc đời; không ngời thân thích. ở đây, gia đình không còn bóng dáng
nữa, chỉ còn lại K. và chỉ là K. đơn độc nh chính cái tên anh vậy!
Nếu trong văn học truyền thống, có khi cái tên nhân vật đại diện cho một giai
cấp, một tầng lớp cụ thể trong xã hội hay gợi cho ngời ta nghĩ đến một điều gì đó trong
ý nghĩa của chính cái tên ấy thì đến những cái tên trong thế giới nhân vật của Kafka,
cái tên đã không còn đại diện cho một giai cấp, tầng lớp nào cả mà chỉ là tên của
những con ngời nói chung, có tính chất biểu tợng khái quát và nó là "tổng số của
những vấn đề", nó đem lại cho các tác phẩm một chất lợng phản ánh mới.
Ngoài tên nhân vật thì về nghề nghiệp của các nhân vật trong tác phẩm của

Kafka cũng khác với các nhân vật trong các tác phẩm truyền thống. Trong khi nghề
nghiệp của các nhân vật trong các tác phẩm truyền thống rõ ràng, ổn định, họ sống và
làm việc với nghề nghiệp của mình và làm giàu lên từ nghề nghiệp ấy: nh lão Gôriô
làm nghề buôn bột và lão đã kinh doanh, làm giàu từ cái nghề ấy; hay Vôn-kê - một bà
chủ nhà trọ, suốt ngày cũng chỉ thể hiện vai trò của một bà chủ nhà trọ mà thôi..., thì
nghề nghiệp của các nhân vật trong sáng tác của Kafka nh thế nào? các nhân vật của
Kafka tuy mỗi ngời vẫn có một nghề nghiệp nhất định, nh: K. trong "Lâu đài" là một
anh chàng làm nghề đo đạt hay Joseph K. trong "Vụ án" là một thanh niên làm việc
trong ngân hàng; hoặc Grêgoa Xamxa thì là một nhân viên chào hàng của một công
ty... nhng các nhân vật của ông dờng nh họ không hề suy nghĩ và làm theo nghề nghiệp
của mình bao giờ. Ngời đọc cha tìm thấy cái công việc đạt điền cụ thể của anh chàng
làm nghề đạt điền K. hay công việc chào hàng hoặc làm việc tại ngân hàng của Grêgoa
Xamxa và Joseph K., mặc dù ngời ta vẫn biết Grêgoa Xamxa là ngời rất có ý thức trách
nhiệm với công việc của mình hay với Joseph K. làm việc lúc nào cũng đến 9 giờ đêm.
Tên gọi và nghề nghiệp của nhân vật là vậy thì liệu diện mạo của các nhân vật
có đợc Kafka khắc họa đầy đủ nh việc khắc họa diện mạo các nhân vật truyền thống
trong các tác phẩm truyền thống không? Không - diện mạo của các nhân vật của Kafka
nhìn chung không đợc chú trọng và mô tả đầy đủ nh trong các tác phẩm truyền thống.
Nếu các nhân vật của Banzăc, mỗi nhân vật là một con ngời rất riêng với những nét
hình thức và tính cách đợc khắc họa khác nhau một cách cụ thể, rõ ràng nh: một lão
Gôriô khi còn sung túc thì quần áo lúc nào cũng chỉnh tề, t trang không thiếu... Mắt
2
luôn ớt, mũi dài và vuông, tóc dựng lên nh cánh chim bồ câu, một thứ ngời cờng tráng
có khả năng "dốc hết trí lực vào tình cảm", có một cái trán thấp..., một ông lão đã góa
vợ và tha thiết giữ kỷ niệm của ngời đã mất..., một ngời cha thơng con với tình thơng
gần nh mê muội...; hay một Vôntơranh với vai rộng, ngực nở, hai bàn tay dày dặn, hình
vuông và ở các đốt có túm lông rậm, màu hung đỏ. Hắn nói những câu đanh thép và
bộc lộ một nhân sinh quan thiết thực không vớng mắc ảo tởng nào... Còn nữa, một Đơ-
Raxtinhăc - một chàng thanh niên nớc da trắng, tóc đen, mắt xanh. Tuy dòng dõi quý
tộc nhng nghèo, anh lên Pari để học luật và hy vọng sau này sẽ trở thành luật s, thẩm

phán...
Đó là diện mạo của những nhân vật truyền thống, còn những diện mạo nhân vật
của các tác phẩm của Kafka lại không đợc khắc họa rõ ràng. Ngời ta cũng chỉ biết đợc
một Grêgoa Xamxa, một Joseph K. qua những cái tên không mấy bình thờng ấy thôi.
Có chăng về Joseph K. cũng chỉ biết ở nhân vật này không hơn là một thanh niên 30
tuổi, có địa vị tại ngân hàng và đợc ngời xung quanh kính trọng. Anh ta ở nhà trọ, ăn
tại quán ăn tĩnh mịch và làm việc đến 9 giờ mỗi đêm. Nhìn anh, ai cũng biết đó là một
ngời khô khan, trống trải, một kẻ độc thân chẳng bạn bè, thân thiết với ai... Chỉ có thế!
Liệu ngời đọc có ai biết đợc cụ thể hơn, đầy đủ hơn về hình dáng và tính cách của
Jôseph K., các nhân vật khác nữa mà Kafka đã xây dựng nên?
Nhìn chung, trong cái xã hội bị tha hóa, các nhân vật của Kafka chỉ còn nh là
một cái bóng vật vờ, một hồ sơ, một con số, một cái tên viết tắt: Jôseph K., K. làm cho
ta nghĩ đến một Kafka và hớng ta về một cách giải mã khác. Một cái tên viết tắt còn có
thể hiểu là bất cứ ai, nh khi ta nói đến một ông A. hoc bà B. nào đó. Nhìn từ góc độ
ấy, tiểu thuyết của Kafka đã viết về "thân phận con ngời, phảng phất màu sắc của tiểu
thuyết hiện sinh. Và tóm lại, chính những điều riêng có của Kafka phải chăng chính lại
là những nét cách tân hết sức độc đáo trong sự nghiệp sáng tác của mình. Ông đã tạo ra
trong tác phẩm của mình một sự đổi mới, khác lạ, kế thừa nhng phát huy truyền thống,
cũng nh cách tân về xây dựng nhân vật trong các sáng tác của Kafka, nhất là về đờng
viền nhân thân của nhân vật là một sự cách tân đáng chú ý. Nó đã tạo nên trong độc giả
nhiều thế hệ những ấn tợng hết sức độc đáo, sâu sắc và thú vị về Kafka - một Franz
Kafka xứng đáng đặt cạnh Dostoievsky, James Joyce, William Faulkner mấy "vị lớn"
của nền tiểu thuyết viết về "thân phận con ngời" ./.

3

×