Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giao an ngu van lop 9 bai luyen tap phep phan tich va tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.64 KB, 3 trang )

Tuần 21Ngày dạy: ……………..
Bài: LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp
2.Kĩ năng:
- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và
tổng hợp.
- Sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi Đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
3.Thái độ:
Vận dụng có hiệu quả hai phép lập luận này khi viết văn nghị luận.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: Đọc trước bài, soạn bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG


Hoạt động 1: ÔN tập lại lý thuyết
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học
- HS Trình bày và nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn (a) và
thảo luận chỉ ra trình tự phân tích của đoạn
văn?


?Đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân
tích?

Giáo viên: Hiện nay có một số học sinh học
qua loa, đối phó, không học thật sự.
?Em hãy phân tích bản chất của lối học đối
phó để nêu lên những tác hại của nó?

?Hãy phân tích các lí do bắt buộc mọi người
phải đọc sách?
Gợi ý: Học sinh làm dàn ý phân tích vào
giấy.
Giáo viên gọi 1 số học sinh đọc và sửa chữa
chung trước lớp, học sinh khác bổ sung.
?Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân
tích trong bài “Bàn về đọc sách”?
Gợi ý: Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối
phó.
?Tổng hợp theo yêu cầu bài tập 4?

I Ôn tập lý thuyết:
1. Kiến thức cơ bản về phép phân tích
tổng hợp
- Đặc điểm
- Công dụng
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a)Từ cái “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”,
tác giả chỉ ra từng cái hay, hợp thành cái hay
cả bài.

- Cái hay ở:
+Các điệu xanh
+Những cử động
+Các vần thơ.
+Các chữ không non ép.
b)- Đoạn nhỏ mở đầu nêu cái quan niệm mấu
chốt của sự thành đạt.
- Đoạn thơ tiếp theo phân tích từng quan
niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân
tích bản thân chủ quan của mỗi người.
2. Bài tập 2:
- Học đối phó là học mà không lấy việc học
làm mục đích xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với
thầy cô, thi cử.
- Do học bị động nên không thấy hứng thú chán học hiệu quả thấp.
- Không đi sâu vào thực- Dù có bằng cấp
nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
3. Bài tập 3:
Lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách:
*Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã
tích lũy từ xưa đến nay .
*Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách
để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
*Đọc sách không cần đọc nhiều, mà cần đọc
kĩ, hiểu sâu đọc quyển nào nắm chắc được
quyển đó.
*Bên cạnh đọc sách chuyên sâu cần đọc
rộng.
4. Bài tập 4

- Học đối phó là lối học bị động, hình thức,
không lấy việc học làm mục đích chính. Lối
học đó chẳng những làm cho người học mệt
mỏi, mà còn không tạo ra được những nhân


tài đích thực cho đất nước.
- Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải
chọn những sách quan trọng nhất mà đọc
cho kĩ, đồng thời chú trọng đọc rộng thích
đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên
sâu.

IV.CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Khái niệm, vai trò, mối quan hệ của hai phép phân tích và lập luận?
*HD: Học bài, Làm lại bài tập SGK, chuẩn bị bài Tiếng nói của văn nghệ.



×