Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giao an lich su 7 bai 19 tiet 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.06 KB, 3 trang )

Giáo án Lịch sử 7
Tuần: 20
Tiết : 38

Ngày sọan: 03/ 01/ 2017
Ngày dạy: 06/ 01/ 2017

Bài 19. CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa từ miền Tây Thanh Hóa chuyển căn cứ vào Nghệ An, giải phóng
Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426).
2 Thái độ:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
3. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: chuyển
căn cứ vào Nghệ An, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426).
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, máy chiếu
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài soạn, vở bài học.
- Học bài theo hướng dẫn giáo viên tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1………………………………………………; 7A2………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?
- Em nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?


3. Giới thiệu bài: (1/)
Nhà Minh đồng ý hoà hoãn năm 1423 với âm mưu mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng
thất bại. Chúng đã trở mặt tấn công nghĩa quân Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang
một thời kỳ mới, cuộc khởi nghĩa tiếp diễn như thế nào  Bài mới.
4. Bài mới: (34/)
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC
(1424 – 1426)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu quá trình giải phóng Nghệ an 1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
(năm 1424). (10/)
? Cuối 1424, quân Minh trở mặt tấn công, trước tình - Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê
hình đó, nghĩa quân Lam Sơn đã đưa ra kế hoạch như Lợi chấp thuận, chuyển quân vào Nghệ An.
thế nào?
HS: đọc phần chữ nhỏ SGK về thân thế của Nguyễn
Chích.
? Vì sao kế hoạch của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp
thuận?
GV: (Giáo dục tích hợp môi trường)
GV: 1418 - 1423 ở Thanh Hóa luôn bị bao vây  lực
lượng không phát triển nên phải chuyển để tránh sự bao
vây và tấn công của kẻ thù. Nghệ An là nơi hiểm yếu,
đất rộng, người đông, có thể đưa vào đây để xây dựng và


Giáo án Lịch sử 7
phát triển lực lượng từ đó quay ra đánh lấy Đông đô.
- Nguyễn Chích cũng đã từng lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa của nông dân chống quân Minh, hoạt động ở vùng
Nam Thanh Hóa và Bắc Nghệ An nên ông đã hiểu khá

rõ về vùng Nghệ An này.
GV: dùng lược đồ phân tích và trình bày quá trình nghĩa
quân tiến vào giải phóng Nghệ An
- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân mở
cuộc hành quân chiến lược: theo đường núi tiến vào
phía Tây Nghệ An: Mở đầu cuộc hành quân:
+ Ngày 12/10/1424: Tập kích đồn Đa Căng, thắng lợi
giòn giã.
+ Tiến xuống vây thành Trà Lân, sau 2 tháng quân giặc
ra hàng
+ Trên đà thắng lợi, nghĩa quân ta dùng kế nghi
binhđánh bại quân giặc do Trần Trí chỉ huy ở Khả Lưu
và Bồ Ai.
+ Sau những thắng lợi, nghĩa quân ta tiến xuống đồng
bằng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng vùng lên giải
phóng các Châu, Huyện. Toàn phủ Nghệ An được giải
phóng, quân giặc phải rút vào cố thủ trong thành. Lê Lợi
cho quân bao vây xiết chặt thành Nghệ An.
+ Tháng 6 -1425, tiến ra giải phóng phủ Diễn Châu 
Thừa thắng tiến ra Thanh Hóa được ND hưởng ứng nhất
tề nổi dậy.
Trong vòng chưa đầy 1 tháng nền thống trị của giặc ở
Thanh Hóa hoàn toàn sụp đổ, quân giặc phải rút vào cố
thủ trong thành Tây Đô.
? Qua những chiến thắng mà ta giành được thì việc thực
hiện kế hoạch của Nguyễn Chích đem lại kết quả gì?
HS: Thoát ra khỏi thế bị bao vây, lực lượng của nghĩa
quân được bảo toàn và phát triển, địa bàn hoạt động và
kiểm soát được mở rộng : Nghệ An, Thanh Hóa ; đó là
cơ sở đưa cuộc kháng chiến tiến lên làm bàn đạp giải

phóng xuống phía Nam và ra Bắc
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình giải phóng Tân
Bình, Thuận Hóa (năm 1425). (10/)
? Trình bày quá trình giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá?
GV: (Giáo dục tích hợp môi trường)
? Nhận xét về tình hình quân Minh đến tháng 8/1425?
? Tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ
cuối năm 1424 đến cuối năm 1425?
HS: Tháng 8-1425: Lê Lợi sai tướng Trần Nguyên Hãn
và Lê Ngân chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An
tiến vào Tân Bình – Thuận Hóa, nghĩa quân đã nhanh
chóng đập tan sự kháng cự của quân giặc, giải phóng
Tân Bình, Thuận Hóa

- Ngày 12/10/1424 nghĩa quân bất ngờ tấn công
Đa Căng (Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân
(Nghệ An). Trên đà chiến thắng, nghĩa quân
đánh Khả Lưu (Anh Sơn – Nghệ An)  Phần
lớn Nghệ An được giải phóng.

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm
1425)

- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân
chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân
Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận


Giáo án Lịch sử 7
GV: Trong vòng 10 tháng: từ tháng 10 –1424 đến tháng

8 - 1425 nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng từ Thanh
Hóa đến đèo Hải Vân.

Hoá (Thừa Thiên – Huế).
→ Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ
Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ
còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân
vây hãm.
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt
động (cuối 1426)

Hoạt động 3: Tìm hiểu qua trình tiến quân ra Bắc mở
rộng phạn vi hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
(cuối 1426). (14/)
? Trình bày trên lược đồ đường tiến quân của nghĩa
quân Lam Sơn?
GV: Tháng 9-1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định - Tháng 9/1426 nghĩa quân chia 3 đạo tiến ra
Bắc:
mở cuộc tấn công ra Bắc theo kế hoạch – 3 đạo:
Đạo 1: tiến quân giải phòng miền Tây Bắc và chặn + Đạo 1: tiến quân giải phòng miền Tây Bắc và
chặn viện binh từ Vân Nam sang.
viện binh từ Vân Nam sang.
Đạo 2: nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị + Đạo 2: nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông
(sông Hồng) và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút quân từ
Nghệ An về Đông Quan.
Đông Quan.
+ Đạo 3: tiến thẳng ra Đông Quan.
Đạo 3: tiến thẳng ra Đông Quan.
? Nhiệm vụ của 3 đạo quân?
? Nhận xét về kế hoạch tiến quân của Lê Lợi?

HS: đọc từ “Nhiều tấm gương … xuống sông”
HS thảo luận nhóm 3 phút: Nêu những dẫn chứng về - Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân
ủng hộ về mọi mặt. Nghĩa quân chiến thắng
sự ủng hộ của nhân dân ta đối với cuộc khởi nghĩa?
nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành
GV: (Giáo dục tích hợp môi trường)
Nguyễn Trãi đã từng viết: “Chật đất người theo, đầy Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyên
đường rượu bày” Cuộc tấn công của Lê Lợi đã trở sang giai đoạn phản công.
thành cuộc nổi dậy của nhân dân.
GV nhấn mạnh: Do lực lượng của quân ta đã lớn
mạnh, có hậu phương bao la từ Thuận Hóa ra tới Thanh
Hóa làm hậu thuẫn vững chắc
5. Củng cố: (3/)
- Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 đến 1426?
- Những chi tiết nào chứng tỏ sự ủng hộ của nhân dân trong giai đoạn của cuộc kháng chiến.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Học bài theo câu hỏi phần cũng cố.
- Soạn phần III dựa vào các câu hỏi mực xanh sách giáo khoa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………
..………………………………………………………………………………………………………………..
…..……………………………………………………………………………………………………………..



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×