Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giao an lich su 7 bai 14 tiet 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.48 KB, 3 trang )

Giáo án Lịch sử 7
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
(Thế kỷ XIII) (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Âm mưu quyết tâm xâm lược Đại việt lần thứ ba của nhà Nguyên.
- Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống nhà Nguyên với các trận đánh lớn:
Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc và tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ để tóm tắt sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, kết hợp bài giảng điện tử.
- Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1………………………………………………; 7A2………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
Em hãy trình bày diễn biến chính và kết quả cuộc kháng chiến lần thứ hai?
3. Giới thiệu bài: (1/)
Sau thất bại thảm hại trong hai lần xâm lược, vua Nguyên rất tức tối, quyết tâm xâm lược bằng
được nước ta để rửa nhục và thực hiện tham vọng mở rộng ách đô hộ đối với các quốc gia phía Nam
Trung Quốc. Vậy, nhân dân ta đã đối phó ra sao? → bài mới.
4. Bài mới: (34/)
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN
(1287 – 1288)


Họat động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị của 1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
nhà Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt a. Chuẩn bị của giặc:
- Đình chỉ xâm lược Nhật Bản.
lần thứ ba. (10/)
? Hai lần xâm lược Đại Việt bị thất bại, vua - Tập trung tướng giỏi.
Nguyên đã làm gì?
? Trong lần thứ 3 nhà Nguyên đã chuẩn bị - Huy động 30 vạn quân, 600 chiến thuyền và 17 vạn
lực lượng như thế nào?
thạch lương.
=> GV nhấn mạnh câu dặn của Hốt Tất
Liệt: “Không được cho Giao Chỉ là nước
nhỏ mà coi thường”
? Trước nguy cơ đó nhà Trần đã làm gì?
b. Chuẩn bị của ta:
GV: Nhắc lại câu nói của Trần Quốc Tuấn - Khẩn trương đánh giặc.
trong Hịch tướng sĩ.
- Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy.
* Giáo viên dùng lược đồ cuộc kháng chiến c. Diễn biến:
chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 3 để - Tháng 12 – 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta


Giáo án Lịch sử 7
chỉ đường tiến quân của quân giặc.
+ Đường bộ do Thóat Hoan chỉ huy đánh
vào Lạng Sơn, Bắc Giang →Vạn Kiếp.
+ Đường thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy →
đường biển → Sông Bạch Đằng → Vạn
Kiếp.

Về phía ta: sau một vài trận chặn giặc ở cửa
ải, Trần Quốc Tuấn cho quân rút lui về Vạn
Kiếp → Về sông Đuống chặn đường tiến
quân của giặc vào Thăng Long.
? Trong 2 lần k/c trước khi vào nước ta
quân Nguyên gặp phải khó khăn gì?
→ chuyển ý qua mục 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu trận Vân Đồn tiêu
diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn
Hổ. (10/)
? Ô Mã Nhi được giao bảo vệ đoàn thuyền
lương, nhưng tại sao lại tiến về Vạn Kiếp
với Thóat Hoan?
*GV dùng lược đồ để miêu tả chiến thắng ở
Vân Đồn.
? Kết quả của trận đánh ở Vân Đồn ra sao?
→ Học sinh đọc phần chữ in nghiêng trong
Sgk.
- HS thảo luận:Theo em chiến thắng Vân
Đồn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc
kháng chiến?
(làm cho quân giặc rơi vào tình trạng khốn
đốn, tinh thần của chúng hoang mang)
Hoạt đông 3: Tìm hiểu chiến thắng Bạch
Đằng. (14/)
? Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân
Nguyên như thế nào? (thiếu lương thực trầm
trọng)
? Đợi mãi không thấy đòan thuyền lương
đến, Thóat Hoan đã làm gì?

* Gọi học sinh đọc phần chữ in nghiêng
Sgk trang 64.
? Trước tình hình đó quân Nguyên đã làm
gì?
(binh lính tàn phá …nhân dân ta đuổi đánh)
GV: sử dụng lược đồ chỉ hướng rút quân của
địch.
? Nhà trần đã có những chủ trương gì?
? Dựa vào đâu ta lại quyết định chọn sông
Bạch Đằng làm nơi mai phục?

theo 2 đường thuỷ, bộ.

- Đầu năm 1288, Thoát Hoan cho xây dựng căn cứ Vạn
Kiếp.

2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của
Trương Văn Hổ
a. Diễn biến:
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn.
- Khi đoàn thuyền của địch tới, quân ta từ nhiều phía đánh
ra dữ dội.
b. Kết quả: phần lớn thuyền giặc bị đắm, số còn lại bị ta
chiếm giữ.

3. Chiến thắng Bạch Đằng
a. Hoàn cảnh:
* Địch:

- Tháng 1 – 1288, Thóat Hoan cho quân chiếm Thăng

Long → Bị động → Rút quân về nước.

* Ta:
Mở cuộc phản công và mai phục giặc trên sông Bạch
Đằng.


Giáo án Lịch sử 7
HS: dựa vào đoạn in nghiêng trong sgk trả
lời.
? Tại sông Bạch Đằng quân ta đã mấy lần
chiến thắng quân xâm lược? Đó là những
chiến thắng nào?
* Giáo viên dùng lược đồ: chiến thắng b. Diễn biến:
Bạch Đằng năm 1288 để tường thuật.
- 4/1288 đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút theo sông Bạch Đằng
? Hãy nêu ý nghĩa của trận Bạch Đằng  đến gần bãi cọc  ta khiêu chiến và vờ thua  giặc
năm1288? (Đập tan mộng xâm lược của đuổi theo lọt vào trận địa mai phục, cùng lúc nước triều
quân Nguyên)
xuống nhanh ta phản công quyết liệt  toàn bộ thuỷ binh
GV nhấn mạnh và giáo dục môi trường: giặc bị diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
đến đây lần thứ 3 sông Bạch Đằng lại ghi lên - Quân bộ của Thoát Hoan trên đường rút lui cũng bị
những trang sử hào hùng. Nhà thơ Hoàng quân ta tập kích liên tiếp.
Trung Thông có câu:
c. Kết quả:
“Sáng sớm nay rửa mặt Bạch Đằng 30 vạn quân Nguyên bị ta tiêu diệt.
giang
Nghe sôi máu anh hùng trong huyết quản”
d. Ý nghĩa:
→ Sông nước, rừng núi rất gần gũi và cần Đập tan ý đồ xâm lược của đế chế Mông Nguyên.

thiết đối với con người (Rừng là lá phổi của
trái đất) → Chúng ta cần bảo vệ.
* GV phát phiếu học tập.
* Học sinh thảo luận nhóm: cách đánh giặc
lần 3 có giống và khác so với lần 1, 2?
5.Củng cố: (3/)
* Bài tập:
1. Vì sao Vua Trần và Trần Quốc Tuấn lại chọn Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với giặc?
2. Chiến thắng ở Vân Đồn có ý nghĩa như thế nào?
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Học bài kết hợp Sgk trả lời các câu hỏi 1, 2 trang 65.
- Soạn phần IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông –
Nguyên.

IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………… …….



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×