Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giao an mon dia ly lop 11 bai 5 tiet 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.09 KB, 3 trang )

Tiết 6. Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA M Ĩ LA TINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nhận thức được Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế.
- Biết và giải thích được tình trạng nền kinh tế Mĩ La Tinh thiếu ổn định và
những biện pháp để giải quyết những khó khăn.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu, bảng thông tin.
3. Thái độ:
Có ý thức ủng hộ các biện pháp của các nước Mĩ La Tinh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên các nước Mĩ La Tinh.
- Bản đồ kinh tế các nước Mĩ La Tinh.
- Tranh ảnh về cảnh quan, con người và các hoạt động kinh tế tiêu biểu của Mĩ
La Tinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.3
1. Tự nhiên:
SGK, lược đồ tự nhiên của Mĩ La Tinh trả
- Cảnh quan chủ yếu: Rừng nhiệt đới ẩm và xa van cỏ.


lời các câu hỏi:
- Khoáng sản: đa dạng: Kim loại màu, kim loại quý và
- Nêu vị trí địa lí của Mĩ La Tinh?
năng lượng.
- Mĩ la Tinh bao gồm những bộ phận nào
- Đất đai, khí hậu thuận lợi trồng cây nhiệt đới, chăn
cấu thành?
nuôi gia súc lớn.
- Tại sao người ta gọi là Mĩ La Tinh?
- Khó khăn: Tự nhiên giàu có, tuy nhiên đại bộ phận
- Đặc điểm khí hậu, cảnh quan, tài nguyên
dân cư không được hưởng các nguồn lợi này.
Mĩ La Tinh như thế nào?
2. Dân cư và xã hội:
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
- Cải cách ruộng đất không triệt để.
- Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã
hội rất lớn.
- Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn 37%62%.
- Đô thị hoá tự phát.
Hoạt động 2: Cặp đôi
Bước 1: HS dựa vào bảng 5.3 hãy:
- Phân tích và nhận xét tỉ trọng thu nhập

II. Một số vấn đề về kinh tế
1. Thực trạng:
- Nền kinh phát triển thiếu ổn định: Tốc độ tăng


của các nhóm dân cư trong GDP của của 4

nước? Từ đó rút ra kết luận.
- Giải thích vì sao có sự chênh lệch GDP
của 2 nhóm dân ở mỗi nước?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
GV bổ sung thêm về trình trạng đô thị hoá
tự phát và hậu quả của nó.
Hoạt đông 3: Cả lớp/ nhóm
Bước 1: HS dựa vào hình 6.4 SGK, giải
thích ý nghĩa của biểu đồ và rút ra kết luận
cần thiết?
Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu
cầu các nhóm tính tỉ lệ nợ nước ngoài so
với GDP của các nước:
- Nhóm 1: Achentina và Braxin.
- Nhóm 2: Chilê và Êcuađo.
- Nhóm 3: Hamaica và Mêhicô.
- Nhóm 4: Panama và Paragoay.
Từ kết quả tính toán, rút ra nhận xét.
Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

trưởng GDP thấp, dao động mạnh.
- Phần lớn các nước Mĩ La Tinh nợ nước ngoài lớn.
- Phụ thuộc vào nước ngoài.
2. Nguyên nhân:
- Tình hình chính trị thiếu ổn định.
- Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Duy trì chế độ phong kiến lâu.
- Các thế lực thiên chúa giáo cản trở.
- Đường lối phát triển kinh tế- xã hội.
3. Biện pháp:

- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục.
- Quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế.
- Tiến hành công nghiệp hoá.
-Tăng cường và mở rộng buôn bán với thế giới.

Hoạt động 4: Cả lớp
Bước 1: GV nêu câu hỏi:
- Tại sao các nước Mĩ La Tinh có nền kinh
tế thiếu ổn định và phải vay nợ của nước
ngoài
nhiều?
- Giải pháp để thoát khỏi tình trạng trên?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
GV liên hệ với Việt Nam.
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ:
A. Trắc nghiệm:
1. Chọn ý đúng trong các câu sau: Mĩ La Tinh không giàu có về các loại tài
nguyên:
a. Kim loại màu.
b. Kim loại đen
c.. Kim loại quý.
d. Than đá.
2. Số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ La Tinh còn khá đông chủ yếu do:
a. Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.
b. Người dân không càn cù.
c. Điều kiện tự nhiên khó khăn.
d. Hiện trạng đô thị hoá tự phát.



B. Tự luận:
1. Nêu một số đặc trưng về tự nhiên của Mĩ La Tinh?
2. Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực lại cao?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
HS trả lời câu hỏi trong SGK.



×