Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

giao an mon lich su lop 12 bai 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.13 KB, 4 trang )

Ngày soạn:..../..../20.....

Ngày giảng:12A: ..../...../201... 12A: ..../...../201...
12B :..../...../201... 12B :..../...../201...
12C : ..../..../201... 12C : ..../..../201...

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945.

Tiết PPCT: 21, 22

Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935

I. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: Sau khi học xong bài học, học sinh nắm được:
- Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933.
- Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930-1931.
- Sự ra đời và hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
- Hoàn cảnh, nội dung hội nghị làn thứ nhất BCH TW lâm thời ĐCSVN.
2/ Giáo dục tư tưởng:
Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc về sự nghiệp đấu tranh của Đảng, niềm tin
về sức sống mãnh liệt, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đưa sự nhiệp cách mạng dân tộc đi
lên.
3/ Kĩ năng:
- Xác định kiến thức cơ bản của bài “Xô Viết Nghệ – Tĩnh”
- Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
II. Tư liệu đồ dùng dạy học
- Bản đồ Xô Viết Nghệ - Tĩnh
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng?


3/ Dẫn nhập vào bài mới:
4/ Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân.
- Giáo viên nhắc lại KHKT thế
giới (lớp 11) bắt đầu từ Mỹ Lan
sang các nước TB.
Khủng hoảng ở VN diễn ra ở giữa
năm 1930
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề
(nhất là nông – công – thương
nghiệp)
- Giá lúa từ 1929-1934 hạ 68%
- Giá nông sản bằng 2-3/10 so với
trước
- GV: Biểu hiện của sự suy thoái?
- HS theo dõi SGK trả lời.

Nội dung học sinh cần nắm
I. Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế
thế giới 1929-1933
1/ Tình hình kinh tế.
- Từ 1930: Kinh tế suy thoái.
+ Nông nghiệp: lúa gạo sụt giá, ruộng đất bị bỏ
hoang.
+ Công nghiệp: suy giảm .
+ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng
khan hiếm, giá cả đắt đỏ
=> Kinh tế VN suy yếu trầm trọng.


2/ Tình hình xã hội:


- Các tầng lớp xã hội bị đẩy vào tình trạng đói khổ
Hoạt động 2: cả lớp – cá nhân.
- Công nhân bị thất nghiệp, lương giảm
- GV khẳng định sự suy thoái KT - Nông dân bị bần cùng hoá: do sưu thuế cao, giá
làm trầm trọng thêm tình trạng đói nông phẩm hạ, vay nợ ...
khổ của nhân dân VN.
- Các nghề thủ công bị phá sản, nhà buôn đóng cửa,
-GV yêu cầu hs theo dõi SGK về viên chức bị sa thải, tư sản khó khăn trong kinh doanh
tình hình các giai cấp.
=> Làm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc dẫn
- sau đó GV gọi 1 hs trình bày.
tới cao trào cách mạng 1930-1931.
- GV mở rộng:
- Nông dân và công nhân là hai giai
cấp chịu hậu quả nặng nề nhất
+ 1929 một suất sưu là 50 kg gạo
+ 1932 một suất sưu là
100 kg gạo
+ 1933 một suất sưu là
300 kg gạo
-GV: Tình hình KTXH như vậy dẫn
tới hậu quả gi?
-HS trả lời.
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết
Hoạt động 3: cả lớp – cá nhân
Nghệ – Tĩnh.
GV: Nguyên nhân phong trào cách 1/ Phong trào cách mạng 1930-1931.

mạng 1930-1931?
- Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
HS: trả lời.
- KN Yên Bái thất bại, PTCM bị đàn áp dã man.
- ĐCSVN ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
- PTCM bùng nổ:
+ Đầu 1930: diễn ra các cuộc đấu tranh của công
nhân, nông dân. Mục tiêu: đòi các quyền lợi về kinh
tế
+ 1/5/1930: phong trào nổ ra trên phạm vi cả nước ->
Bước ngoặt của phong trào cách mạng
+ Phong trào tiếp tục phát triển trong tháng 6, 7, 8. Ở
- GV yêu cầu hs theo dõi sgk tìm hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh phong trào diễn ra quyết
hiểu diễn biến phong trào CM liệt.
1930-1931.
- Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 800 công nhân Hưng
-HS theo dõi sgk
Nguyên ngày 12/9/1930. Pháp đàn áp dã man -> Quần
- GV gọi 1, 2 hs trình bày.
chúng kéo đến huyện lỵ phá nhà lao, đốt huyện
- GV nhận xét kết luận.
đường, vây đồn lính -> Chính quyền thực dân, phong
kiến bị tê liệt và tan rã nhiều huyện, xã. Cấp uỷ đảng
đã lãnh đạo nhân dân thành lập chính quyền Xô Viết.
Phong trào của nhân dân cả nước ủng hộ Xô Viết
Nghệ – Tĩnh.

Hoạt động 3: cả lớp

Tiết: 22



- GV giải thích “Xô Viết”: uỷ ban
tự quản của nhân dân....
Hoạt động 4: cả lớp – cá nhân
- GV trình bày sự thành lập các Xô
Viết.
- GV: Em hãy nêu và phân tích các
chính sách tiến bộ của chính quyền
Xô Viết Nghệ – Tĩnh?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV: Qua viêc tìm hiểu những hoạt
động của XVNT em hãy nêu bản
chất của chính quyền này?
-HS trả lời.
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của PTCM
1930-1931 và PTXVNT?
- HS trả lời
- GV nhận xét chốt lại.

Hoạt động 5: cả lớp – cá nhân
- GV: Hội nghị lần thứ nhất của
Đảng diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Nội dung của hội nghị.
- Học sinh dựa vào sgk trả lời
- Giáo viên giới thiệu về tiểu sử và
hoạt động của đồng chí Trần
Phú ......
- GV: Trình bày nội dung cơ bản
của Luận cương, so sánh với cương

lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
Điểm sáng tạo và hạn chế của luận
cương.
-HS chú ý nghe, ghi chép.
-GV: Hãy nêu ý nghĩa của PTCM
1930-1931 và XVNT?
- HS dựa vào sgk trả lời.

5/ Sơ kết bài học:

2/ Xô Viết Nghệ Tĩnh:
a- Chính quyền Xô Viết ra đời
từ sau 9/1930 chính quyền địch ở nhiều thôn xã tan
vỡ. Trước tình hình đó Đảng lãnh đạo quần chúng
thành lập các Xô Viết.
b- Hoạt động của XVNT
Chính quyền Xô Viết đã thực hiện các chính sách
tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội (Trang
100 sgk)
=> Xô Viết Nghệ – Tĩnh là hình thức chính quyền
mới lần đầu tiên xuất hiện ở Nghệ - Tĩnh là chính
quyền của dân, do dân, vì dân.
- Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 và
Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
+ Hình thành khối liên minh công – nông qua phong
trào
+ Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng
chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám
+ Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm.

3/ Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung
ương Đảng lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (101930).
- 10/1930, hội nghị lần thứ nhất BCHTW Đảng lâm
thời được triệu tập tại Hương Cảng – Trung Quốc.
- Nội dung:
+ Đổi tên Đảng: Đảng cộng sản Đông Dương
+ Bầu BCHTW chính thức: Đồng chí Trần Phú làm
tổng bí thư.
+ Thông qua “Luận cương chính trị” do Trần Phú
soạn thảo:
- Nội dung Luận cương: (sgk)
- Điểm hạn chế: (sgk)
4. Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 và
Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
+ Hình thành khối liên minh công – nông qua phong
trào
+ Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng
chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám
+ Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm.
III. Phong trào cách mạng 1932-1935.( GT)


Củng cố bài học:
-Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931.
-Phong trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ tĩnh.
-Ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của cao trào cách mạng 1930-1931 và XVNT
Dặn dò:
Học sinh chuẩn bị phần: luận cương chính trị 1930




×