Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giao an mon lich su lop 12 bai 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 3 trang )

Ngày soạn:..../..../20.....
Chương VI

Ngày giảng:12A: ..../...../20....
12B :..../...../20....
12C : ..../..../20....

CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
Tiết PPCT: 13
BÀI 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU
HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc:
- Nắm vững nguồn gốc, đặc điểm và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng KH –CN từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai.
- Như một hệ quả tất yếu của cuộc CMKH – CN, xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trong
những năm cuối TK XX.
2. Về tư tưởng:
- Cảm phục ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con
người đã tạo nên nhiều thành tựu kì diệu, nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng chất lượng cao
của con người.
- Từ đó, nhận thức: Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cố gắng học tập, rèn luyện, có ý chí và
hoài bão vươn lên để trở thành những con người được đào tạo chất lượng, đáp ứng những yêu
cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước.
3. Về kĩ năng: Các kĩ năng tư duy phân tích liện hệ, so sánh.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
Tranh ảnh, tư liệu về thành tựu khoa học – công nghệ.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm ta bài cũ:


* Câu hỏi: Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh?
3. Dẫn dắt vào bài mới
4. Tổ chức các hoạt động dạy - học


Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Cá nhân
- GV thuyết trình: cho đến nay, loài
người đã trải qua 2 cuộc cách mạng
trong lĩnh vực KH – KT.
+ Cách mạng công nghiệp ở thế kỉ
XVIII và XIX (CMKHKT lần 1).
+ CMKHKT bắt đầu từ những năm
40 của TK XX (CMKHKT lần 2).
* Hoạt động 2: Cả lớp và nhân
- GV đặt câu hỏi: Xuất phát từ nhu
cầu đòi hỏi nào mà con người cần
phát minh KH- KT?
- HS suy nghĩ, liên hệ thực tiễn trả
lời.
- HV nhận xét, bổ sung, lấy ví dụ
minh hoạ.
* Hoạt động 3: cả lớp
- GV trình bày về đặc điểm của cuộc
CMKH – KT công nghệ lần 2.
+ Đặc điểm lớn nhất của KHKT
ngày nay là KH trở thành LLSX trực

tiếp, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt
nguồn từ những nghiên cứu KH, KH
gắn liền với KT, đến lượt mình, KH
lại mở đường cho sản xuất. Như
vậy, KH đã tham gia trực tiếp vào
sản xuất và trở thành nguồn gốc
chính của những tiến bộ kĩ thuật và
công nghệ.KH và KT có sự gắn bó
chặt chẽ;

I. Cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ
1. Nguồn gốc và đặc điểm
- Cuộc CMKH –KT ngày nay bắt nguồn từ
những năm 40 của TK XX.
* Nguồn gốc: xuất phát từ đòi hỏi của cuộc
sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu
về vật chất và tinh thần ngày càng cao của
con người.
* Đặc điểm:
- Đặc điểm lớn nhất là khoa học kĩ thuật trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. KH và
KT có sự liên kết chặt chẽ, mọi phát minh
khoa học đều bắt nguồn từ nghiên cứu
khoa học.
- Chia là 2 giai đoạn:
+ Từ thập kỉ 40 đến nửa đầu những năm
70: diễn ra trên cả lĩnh vực KH và KT.
+ Từ 1973 đến nay: diễn ra chủ yếu trên
lĩnh vực công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu
(Đọc thêm)

II. Xu hướng toàn cầu hoá và ảnh hưởng
* Hoạt động 4: Cả lớp và nhân
GV: Toàn cầu hoá là gì? (GV yêu của nó.
cầu học sinh lấy ví dụ về những vấn - Từ đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau
chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá đã
đề toàn cầu)
xuất hiện.
-HS: trả lời
- Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình tăng
- GV: nhân xét chốt lại.
lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh

TG


hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn
nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới.
* Hoạt động 5: Cả lớp và nhân
- GV: yêu cầu học sinh theo dõi sgk
để thấy được những biểu hiện của xu
hướng toàn cầu hoá, tích cực và hạn
chế của nó.

- Biểu hiện:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương
mại quốc tế.

+Sự phát triển to lớn của các chương trình
xuyên quốc gia.
- HS theo dõi SGK, sau đó trình bày. + Sự sáp nhập hợp nhất các công ty thành
những tập đoàn khổng lồ.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế,
thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
- GV: nhận xét kết luận.
- Tích cực (sgk)
- Hạn chế (sgk)
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể
đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách thức
đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
5. Sơ kết bài học
- Củng cố: Thành tựu và tác động của cách mạng KHCN.
- Dặn dò: Hs về soạn bài tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000).



×